KHI NHÂN CHỨNG LÀ NHÀ THƠ
Vô Thường Niệm

 


Khi nền văn minh cơ khí với sức quyến rũ và sự tàn phá khủng khiếp của nó chưa xuất hiện trên đất Việt, một đất nước nhỏ bé và hiền ḥa vốn thấm nhuần tư tưởng, triết lư, học thuật Nho giáo, th́ mỗi lần hoa đào nở báo hiệu một cái tết nữa sắp về với muôn nhà, người ta lại bắt gặp h́nh ảnh các cụ đồ già bày nghiên mực Tàu và những tờ giấy Hồng đơn đỏ thắm tại các góc phố tấp nập người tất bật tới lui mua sắm chuẩn bị đón xuân.

Mỗi năm hoa đào nớ
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua


Cụ đồ ngồi đấy, thanh thản chờ đợi người đến mua chữ.
Thuở ấy, dịp này, người mua chữ nhiều lắm, bao nhiêu là người. Những câu đối truyền thống, kinh điển có khả năng đáp ứng hầu hết nguyện vọng, hoài bảo, chí khí của người đời h́nh như đều nằm sẵn trong đầu các cụ đồ. Muốn ǵ được nấy. Vừa nghe xong yêu cầu, cụ đồ lập tức nhúng khẻ đầu ngọn bút lông vào nghiên mực, rồi vung tay. Thoăn thoắt những nét bút sắc xảo, tài hoa đen tuyền chạy lướt trên mặt giấy đỏ thắm. Rồng bay, phượng múa trên những tờ hồng đơn. Người mua chữ và đám đông hiếu kỳ vây quanh không ai là không xuưt xoa, trầm trồ tán thưởng.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay


Nhưng nét đẹp văn hóa ngày xuân ấy nhanh chóng, nhanh chóng lắm, lùi dần về dỉ văng khi văn minh bơ sữa phương Tây bắt đầu thống trị. Khi bàn tay người ta đă cầm ng̣i bút sắt thay cho ngọn bút lông, th́ ḷng người cũng bắt đầu đoạn tuyệt với ngay cả những giá trị ngàn đời của dân tộc. Người ta c̣n lo săn lùng , sữa, thuốc lá và rượu vang Tây. Mấy ai c̣n nhớ đến cái đẹp, cái hồn của những câu đối đỏ. Mấy ai c̣n giữ được cái tâm biết trân quư những nét bút phượng, rồng ? Người mua chữ chẳng đi đâu xa, vẫn c̣n đâu đấy trong đám đông lại qua trên đường phố. Chẳng qua ḷng họ đă nhạt, như những tờ giấy hồng đơn phơi ḿnh lâu dưới nắng không c̣n giữ được sắc thắm. Và trong nghiên, từng giọt mực đen tuyền đọng măi, đọng măi thành một nỗi buồn đen

Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...


Ông đồ già vẫn ngồi đấy, lặng lẽ như một lời nhắc nhở. Ông đồ già vẫn ngồi đấy, vô h́nh trước con mắt thế nhân. C̣n nhớ ông chăng chỉ là những chiếc lá vàng cuối cùng, trong cơn mưa bụi đầu xuân, nhẹ nhàng chao ḿnh xuống nằm bên nghiên mực Tàu giưa những tờ giấy hồng đơn đă nhạt phai màu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay


Nhà thơ Vũ đ́nh Liên, với tư cách một chứng nhân lịch sử, đă lặng lẽ quan sát sự chuyển biến của xă hội và của ḷng người, năm qua năm. Rồi một năm kia ! Hoa đào lại nở. Lá vàng lại rơi. Mưa bụi lại rắc đầy trời. Chỉ vắng bóng những ông đồ già, bởi không c̣n ai mua chữ. Một nền văn minh vừa hoàn tất cuộc thảm sát một nền văn minh ! Không nén được ḷng ḿnh, nhà thơ bật lên tiếng kêu trầm thống:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Và thế là kho tàng văn học Việt Nam sống măi một bài thơ !

 

 

Trở về Trang Xuân Mậu Tư 2008