Những phong tục đẹp trong ngày Tết

Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón Tết khác nhau, có phong tục tồn tại và phát triển, có phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của xă hội. Riêng phong tục đón Tết của dân tộc ta bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xa xa xem ra có vẻ như huyền bí. Nhưng nếu chúng ta t́m hiểu kỹ sẽ thấy nó mang nhiều ư nghĩa thực tế.

Tục cúng ông táo

 

Thường lệ, hàng năm vào ngày 23 tháng chạp âm lịch từ thành thị đến thôn quê, khắp nơi trong nước ta dân chúng làm lễ đón đưa ông táo. Người xưa cho rằng ngày ấy vua bếp lên chầu trời để tâu việc làm ăn, cư xử của gia đ́nh trong năm. Qua đó nói lên t́nh cảm và lư trí của nhân dân ta đối vớI việc bếp núc, nhằm đánh giá cao việc chăm sóc dinh dưỡng của đời sống con người và đánh giá việc ăn ở của ḿnh trước khi bước sang năm mới.

Tục dựng cây nêu

Một cổ tục của ngày Tết VIỆT NAM là tục dựng cây nêu. Cây nêu là cây tre dài chừng 2.5 đến 3m  dựng trứơc nhà vào tối đêm giao thừa.Trên ngọn nêu có buộc một cái bùa bát  quái vẽ trên giấy đỏ, một chiếc giỏ con đựng trầu cau và những ống sáo, những miếng kim khí lớn nhỏ…Khi có gió va chạm vào nhau chúng phát ra những tiếng leng keng nghe rất vui tai, ở đây chỉ riêng cái việc dựng cây nêu trong sân để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đ́nh đă nói lên được tính dân tộc, thể hiện t́nh cảm “uống nước nhớ nguồn” Giỏ trầu cau treo ở cây nêu nói lên ư nghĩa lân bang, t́nh nghĩa xóm làng (miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu mời khách đến nhà)và ḷng yêu âm nhạc thể hiện ở những nhạc cụ mua vui đầu xuân treo trên cây nêu.

 

Tục chơi hoa kiểng

 

Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa th́ c̣n ǵ là ngày Tết nữa. V́ vậy chưng hoa kiểng là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xa,hơn nữa nó c̣n mang đậm nhiều ư nghĩa.
Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường sanh,…với sắc hoa vàng rực đă nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đ́nh, của tổ quốc, thể hiện phong cách lạc quan tự tin.

 

Tục chưng mâm ngủ quả

 

Ngày Tết ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngủ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngủ quả thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại c̣n lại phụ thuộc th́ tuỳ loại qủa có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại mâm ngủ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của con người. V́ vậy, chưng mâm ngủ quả ngày tết là một ư nghĩa nói lên ước vọng của gia đ́nh bước sang năm mới đựơc no đủ.

Tục chúc Tết

Tết Nguyên đáng là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp để mọi nguời có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ, ông bà, chú bác, học tṛ thăm hỏi thầy cô, gặp mặt bạn bè chúc tụng…Đây là một nét đẹp văn hoá  thể hịên được ḷng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân  và tặng nhau ư lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.
Sau cùng những kiêng cữ ngày tết như: cha mẹ nhịn quở mắng , anh em nhịn cải nhau, vợ chồng nhịn cay đắng…là những ư muốn tốt lành, nhân ái thể hiện nếp sống văn minh và gia đ́nh có văn hoá.

Phong tục mùa xuân là những nét đẹp của đất nuớc, của dân tộc luôn sống măi với thời gian. Đây là những phong tục của nhân dân ta đă coi trọng ân sâu và thái độ ứng xữ tinh tế có ư nghĩa, có t́nh trong đời sống.

 

NAM ÍCH

 

 

Trở về Trang Xuân Mậu Tý 2008