Tốt nghiệp
sư phạm Vĩnh-Long năm 1974, Lành được phân
công về vùng nầy dạy, tuy vùng quê, nhưng cách xa
trung-tâm tỉnh lỵ chỉ 2 cây số đường chim
bay. Dù xa nhà nhưng đồng lương thừa
sống, dần dần cũng quen với bà con nơi
đây và rồi Lành lập gia-đ́nh với một
đồng nghiệp, ổn định cuộc sống.
Sau 1975, thời kỳ bao
cấp, cuộc sống vợ chồng Lành vô cùng
khó-khăn, đồng lương không đủ sống,
nhưng lại nhận không thường xuyên, có khi đến
ba hoặc năm tháng mới được nhận
lương. Nói là lương nhưng đúng hơn th́ dùng
từ “lương danh nghĩa”, hay “gọi là lương”
nên hầu hết các thầy cô phải sống thêm nghề
tay trái, chủ yếu là bán hàng tại trường cho
học-tṛ của ḿnh, nhưng mà cũng có sự
tinh-tế, hầu như có sự thỏa-thuận ngầm
lẫn nhau cô nào bán thức ăn ǵ sao không cho trùng
để tránh sự tranh giành học-tṛ (khách hàng) của
ḿnh và học-tṛ học cô nào th́ mua (ăn) hàng của cô
ấy.
Lành dạy lớp năm, gia
đ́nh đă có một con nên cuộc sống vợ
chồng Lành đă khó-khăn lại càng khó-khăn hơn,
nhất là 3 tháng hè không có học-sinh
đi học. Đến mùa tựu
trường vợ chồng Lành quyết định
nấu thêm nồi khoai-lang để ngoài giờ dạy,
Lành c̣n kiếm thêm vài đồng để lo thêm cho con.
-----
Thùng, thùng, thùng …
Tiếng trống báo hiệu
giờ ra chơi, học sinh tủa ra, chúng chia nhau từng
tốp đến cô giáo của ḿnh để mua
nước đá, cóc, ổi, khoai lang,…chúng
vừa nói, vừa chạy làm ồn-ào cả sân. Lành
cũng nhanh chóng xếp giáo-án, sổ điểm và
bước ra xịa khoai lang của ḿnh
để bán cho học-tṛ.
Nghĩa đứng bên
Cường:
- Cô ơi bán cho con 1.000
đồng khoai lang.
- Ủa, em mua nhiều
vậy, ăn sao hết?
- Dạ, em chỉ ăn phân nửa, c̣n phân nửa là của
bạn Cường.
- Sao vậy?
- Dạ, Cô đừng nói
lớn, bạn Cường đă mua trái cóc của cô Hà
rồi, nhưng nó bị hư răng
ăn không được, nên nó dấu đem cóc về nhà
cho em nó, c̣n ở đây nó ăn khoai-lang với em.
- Vậy sao? !
Lành cứ ung-dung vô tư bán
cho học tṛ, chợt nh́n xéo phía trước cách khoảng
5 thước th́ thấy tṛ Hùng chặn tṛ Trung và Tùng
lạI, nói nho nhỏ:
- Tụi mầy đừng
mua khoai-lang của cô, hồi nảy cô phạt tao đó.
Bất thần,
Lành đỏ mặt, cay mắt v́ tự-ái, v́
sĩ-diện.
Tức quá mà không nói nên lời, ngày xưa Lành yêu nghề bao
nhiêu th́ bây giờ chán nghề bấy nhiêu, Lành tự
nghĩ: “thôi được, tôi chấp nhận cuộc
đời khổ-cực, nhưng phải giữ cho
được bản lĩnh người thầy”. Lành
xếp xịa khoai lang nghỉ bán mà
nước mắt ràn-rụa!
Được chồng
hiểu, chia-sẻ, Lành quyết định chuyển sang
nghề tay trái “trị bệnh cho heo” v́ trước đây
cha mẹ Lành nuôi nhiều heo, những lúc phụ giúp gia
đ́nh Lành đă có kinh nghiệm, cộng với sách vở
thế là sau giờ dạy, Lành đạp xe với túi
thuốc đi khắp trong làng trị bệnh cho heo.
Ngày tháng cũng trôi qua, con
của Lành thành-đạt, Lành và chồng vẫn yêu
nghề đến lúc hưu!
Trở về Truyện Ngắn