Ngày mai ra sao ?

Lê văn Si

 

Đă hơn 6 giờ chiều, nhà nhà đă lên đèn, Tuấn thong-thả điều chỉnh tay ga cho xe honda chạy chậm chậm về cuối con đường quê, xe rời tuyến dân cư được một đoạn, đang hướng về con lộ chuẩn bị băng ngang cánh đồng lúa. Đường đất gồ-ghề, trăng đă lên tự chiều, ánh trăng thượng tuần chưa tṛn hẵn, côn-trùng đă bắt đầu trỗi tiếng, hương-vị đồng lúa đang trổ như ban tặng cho người đi đường mùi đồng-nội trong sự thanh-tịnh và trữ-t́nh! Những khi trời trăng, không mưa và nhất là những lúc căng-thẳng thần-kinh, Tuấn thường một ḿnh rong chơi ṿng ṿng một đoạn đường quê cả chục cây số để thư-giăn. Xe đang chạy th́ trước mặt Tuấn là một cháu học-sinh nữ, tóc ngắn, tay ôm cặp khoát tay ra hiệu dừng xe với lời van xin:

- Chú ơi! làm ơn cho cháu “có dang”?

Tuấn thắng xe lại.

- Cháu đi đến đâu ?

- Dạ, cũng trên đường nầy, khoảng 2 cây số nữa!

- Được, cháu lên xe đi.

Xe chạy chậm chậm, Tuấn hỏi:

- Cháu học lớp mấy, sao giờ nầy mới về ?

- Dạ cháu học lớp sáu, chiều nay ra về xe đạp của cháu bị bể bánh, không tiền vá nên cháu gởi xe ở nhà đứa bạn, rồi đi bộ về

Nghe cháu nói, Tuấn cảm nhận dĩ-văng chợt hiện về, một thoáng se thắt ḷng. Ngày xưa lên bậc trung-học Tuấn đạp xe đi học ở Tân-Châu, nhà xa trường dù gia-đ́nh thiếu cơm, thiếu áo nhưng cha Tuấn không bao giờ để con bị t́nh trạng nầy, Tuấn nhớ rơ lời cha ngày nào:

- Ba sợ khi tan học, xe các con bị hư hoặc bể bánh trong lúc trời tối, bụng đói th́ khổ lắm; nên dù thiếu hụt như thế nào ba cũng chuẩn bị xe đạp các con cho an-toàn! 

Thật vậy suốt cuộc đời học-sinh của mấy anh em Tuấn chưa bao giờ bị sự cố thế nầy!

Thường tới lui trên đường nầy, Tuấn biết rành-rọt nhà dân ở cặp theo con lộ mới đấp nầy toàn là tạm bợ: mái lợp lá, nhà sàn, cột tre xen với tràm, những tháng nước chưa lên thế nầy th́ trông nhà nằm thêu-lêu ngất-ngưởng, nếu ai không quen ở th́ sợ lắm.

- Cháu học lớp sáu, sao không mặc áo dài?

- Dạ, thầy cô nói học cấp hai, ở vùng sâu không nhất thiết phải mặc, chỉ khi học đến cấp ba mới mặc chú à!

Một sự ngạc nhiên đến với Tuấn, nhớ mấy năm trước đây con và cháu gái Tuấn đi học đều mặc áo dài cả, vậy là ngành giáo-dục ở tỉnh đă có điều-chỉnh về chủ-trương đồng phục nữa rồi! Nhớ trước 1975, lúc Tuấn c̣n đi học th́ học-sinh nữ khi bước vào bậc trung-học là mặc đồng phục áo dài trắng, quần đen, chẳng lôi-thôi ǵ cả.  

- Cháu học toán đến bài ǵ rồi?

- Dạ bài số nguyên tố.

Tuấn lầm bầm:

- Ngày xưa chú học bài nầy vào năm đệ-lục, tức là lớp bảy bây giờ. À chương-tŕnh dạy bây giờ đảo-lộn nhiều quá, nếu có dịp dạy lại các cháu chắc chú không dạy được ! Chưa kể đến những từ tiếng La-Tinh, bây giờ người ta viết phiên âm ra tiếng Việt hết, chú đọc cũng không c̣n chính xác nữa!

Nhớ hôm hè, lúc trưa Tuấn mở truyền h́nh chờ giấc ngủ, th́ thấy cô giáo hướng dẫn ôn tập môn vật-lư lớp 9 bài hệ thức lượng trong tam-giác vuông làm Tuấn không khỏi ngạc nhiên khi mà trí óc đứa bé c̣n nhỏ lại học chương-tŕnh quá cao, v́ ngày xưa Tuấn học bài nầy vào năm đệ-nhị (lớp mười một ngày nay), c̣n việc thi cử th́ càng rối-ren, ǵ đâu mà tổ chức thi chính-quy riêng, bổ-túc riêng, từ xa riêng. Học nhiều môn nhưng chỉ thi tốt nghiệp có 6 môn th́ chất lượng giáo-dục lôi-thôi lắm! Nghĩ đến đây Tuấn cảm thấy ḿnh bực-dọc, nên quay sang chuyện khác:

- À, Cháu có mấy anh chị em, cha mẹ cháu làm nghề ǵ?

- Dạ cháu có tất cả 4 anh chị em, ba cháu chạy xe đạp ôm, mẹ cháu đi cắt lúa và làm cỏ mướn

- Mấy anh chị em của cháu có đi học hết không?

- Dạ anh cháu học đến lớp năm th́ nghỉ ở nhà đi giữ ḅ muớn, chỉ có cháu nhờ hăng dược họ tài-trợ học bổng ! C̣n hai em của cháu th́ một đứa đi học lớp bốn, một đứa đi học lớp một.

- À, ra vậy!  

Lại một cái thắt ḷng đến với Tuấn “cháu nầy học giỏi”. Ngày xưa nhà nghèo không đủ cơm ăn áo mặc, tuy cả nhà đi làm mướn kiếm sống, nhưng ba Tuấn cố gắng cho anh em Tuấn đi học đến nơi đến chốn, có lúc trong xóm cũng x́-xầm, có người nói thẳng với ba mẹ Tuấn:

- Nhà mầy nghèo, sao không cho mấy đứa nhỏ đi giữ ḅ muớn để có tiền nuôi gia-đ́nh mà lại cho đi học?

Ba, mẹ Tuấn chỉ lắc đầu và ôn-tồn giải đáp:

- Đời tôi không biết chữ, đến đời tụi nó tôi phải ráng cho tụi nó đi học.

Nói vậy chớ Tuấn cũng hiểu chỉ có con đường học vấn để tiến thân, thoát cảnh nghèo-nàn và không để ai chê cười v́ lúc Tuấn đến tuổi đi học ở xă chỉ có một trường tiểu-học và một trường sơ-học, nên đa số con nít đều dốt, đi coi ḅ, làm mướn, chỉ những người khá-giả và có tầm nh́n th́ mới cho con đi học.

- Chú ơi sắp đến nhà cháu rồi, nhà có đèn phía trước đó!

Đưa mắt nh́n xa phía trước Tuấn thấy nhà lại có đông người nữa, chưa kịp hỏi th́ cháu gái đă thốt lên với giọng buồn buồn:

- Ba cháu lại nhậu nữa rồi!

Tuấn hiểu và chưa biết dùng lời ǵ an-ủi đứa bé. Ở nông-thôn vùng sâu là thế, cuộc sống nghèo-nàn cơ-cực, nhà không đủ che mưa nắng, lại đông con. Con cái th́ đứa lớn đi làm mướn nuôi đứa nhỏ, chớ đâu có được học-hành đến nơi đến chốn, làm ra một đồng th́ nhậu nhẹt đến hai đồng, rượu vào lời ra tục-tĩu, có khi kiếm chuyện căi-vă hoặc đánh nhau làm ầm cả xóm nữa!

Đến trước nhà, xe dừng hẵn, đứa cháu gái xuống xe:

- Cám ơn chú.

- Không có ǵ đâu, ráng học nghe cháu !

- Dạ.

Tuấn cho xe tăng ga và chạy nhanh về phía trước, bỏ lại viễn cảnh không mấy tốt đẹp phía sau. Rồi đây cuộc đời đứa bé học giỏi ở vùng sâu nầy sẽ ra sao khi mà cha nó học-thức kém, không nghề-nghiệp ổn-định, cứ vùi đầu trong mâm rượu ?  Anh em nó ngày sau có lập lại điệp-khúc của cha nó không? Tuấn ngùi-ngùi thương cho những đầu xanh vô tội.

 

 

Trở về Truyện Ngắn