VỀ QUÊ ĂN GIỖ
Hữu Tâm
(Cám ơn bạn Xuân Huy,
người đă cho tôi cảm hứng viết truyện
này)
Tân
và Thành là đôi bạn thân thiết từ thuở ấu
thơ. Lớn lên, từ lúc Thành lên Sài G̣n
lập nghiệp, Tân cũng bôn ba xứ người, lâu
rồi hai người không gặp nhau. Lần nầy
về quê cúng ông già, Thành nhất quyết t́m cho bằng
được Tân, trước là để mời bạn
ăn giỗ, sau là thăm nhau cho ấm t́nh bạn bè
nhiều năm xa cách. Tân nghe tin bạn về
cũng cố t́m thăm cho bằng được.
Xe
buưt dừng ở đầu lộ, để đến
nhà Thành, Tân phải đi bộ thêm một đoạn khoảng
một cây số nữa trên một con lộ, tuy đă
được tráng xi măng, nhưng vẫn hẹp, quanh
co, dân cư dầy đặc.
Trời
chiều, bầu trời có nhiều mây đen kéo về che
ánh nắng báo hiệu sẽ trút xuống một cơn
mưa. Ngọn gió từ hướng sông
đă bắt đầu chuyển ḿnh. Dọc
suốt hai bên đường, các chị, các bà ơi
ới kêu con về nhà v́ trời sắp giông mưa; có
người lo thu xếp đống
củi đang phơi chiếm gần nửa mặt
đường, có người gom nhanh quần áo chạy
vào nhà tránh mưa. Trên sân trước một
ngôi nhà, không thèm để ư ǵ đến trời
đất, bọn trẻ đang tranh nhau quyết liệt
một trận bóng đá, có lúc làm cản trở giao thông.
Các cầu thủ, đứa mặc áo, đứa cởi
trần, đứa mặc quần ngắn, đứa
mặc quần dài, tóc ngắn có, tóc dài có, có đứa
xăm đầy ḿnh,... Tiếng
chửi thề, văng tục inh ỏi cùng với
tiếng kêu nhau giao bóng ầm ĩ, …
Tất cả đă tạo cảnh náo nhiệt vốn có
ở nông thôn. Thỉnh thoảng có một cơn gió
hoặc lốc xoáy nhỏ làm cát bụi tung
bay khắp nơi. Th́nh ĺnh, một vài xe
honda của tụi thanh niên quần lửng, ḿnh trần,
rụt cổ, rú ga inh ỏi chạy thật nhanh ra vẻ
“ta đây” bất kể tai nạn cho ḿnh và người
đi đường!
Tân
đến nhà Thành lúc đồng hồ chỉ hơn 17
giờ, mâm cúng Tiên Thường đă xong tự bao
giờ. Quanh một bàn đặt ở
hiên nhà xéo cửa ra vào, các chú, các anh, chắc đă ngấm
hơi men, đang nói chuyện lớn tiếng với nhau,
có người đă lè nhè. Tân đang
gật đầu chào mọi người th́ Thành chạy
đến vỗ vai, lôi Tân vào nhà (v́ ngoài vợ chồng
Thành ra, Tân chẳng thân ai nữa). Sau khi
đốt nén hương ở bàn thờ, Thành cùng Tân ra
ngồi riêng nơi góc hiên nhà. Bạn bè thân thích
rất lâu gặp lại, nên đủ thứ chuyện
trên đời đều mang ra nói nhau nghe, c̣n chuyện uống
rượu chẳng qua là thưởng thức, để
ngà ngà cho vui.
Trời
tối hơn, cơn mưa lăm răm bắt
đầu, nhà mất điện, ngọn đèn dầu leo lét không đủ ánh sáng cho cả căn
nhà mái tol, nền lót gạch tàu. Tân đưa mắt nh́n ra
phía sau, các chị đang cặm cụi kẻ gói,
người cột dây những đón bánh tét, bánh chuối,
bánh ít để chuẩn bị cho bữa Cúng Chánh sáng hôm
sau. Tân tâm sự với Thành:
- Bây
giờ sao c̣n để các chị ngồi gói, nấu bánh
vất vả quá, mất thời gian quá! Sao
không ra chợ, đặt người chuyên gói cho rồi?
- Ôi, ḿnh có
bàn, nhưng các chị muốn giữ thông lệ của ông
bà ngày xưa mà, ḿnh cả năm mới về một
lần nên mọi việc phải chiều để vui
ḷng các anh, chị.
Tân hiểu
ư và sang chuyện khác:
- Đi
từ đầu lộ vào, ḿnh thấy có nhiều thay
đổi quá!
- Thay
đổi th́ nhiều: có lộ xi măng, có điện
ánh sáng, có cáp điện thoại. Nhưng cũng có
nhiều chuyện khiến ḿnh nặng đầu! Tân thấy đó, thân thuộc gia đ́nh ḿnh
từ nhiều đời nay đều xúm xít quanh mảnh
đất nhỏ nầy, cứ chia nhỏ măi
để sống, thiếu đất th́ đi làm
mướn kiếm sống chớ không ai chịu ly
hương. Học hành th́ chỉ cốt cho biết
đọc, biết viết, con cái lớn lên cưới
vợ, gă chồng, sinh con đẻ cái. Có
bậc làm cha mẹ cho đứa lớn đi coi trâu, bán
vé số để tiếp nuôi đứa nhỏ. Tuy
mới về hai hôm nhưng qua cách sống của họ,
ḿnh thấy dân cư th́ đông đúc nhưng không có nơi sinh hoạt
văn hóa. V́ vậy, họ chỉ tiếp cận văn
hóa qua phim ảnh thiếu lành mạnh, ăn nói thô tục,
mỗi chiều th́ tụ tập nhau để nhậu
nhẹt, rồi rượu vào lời ra, rồi chửi
nhau tục tỉu, có khi đánh lộn làm ầm ĩ
cả xóm!,... . C̣n ban đêm, cả về khuya th́ số
thanh niên choai choai, số sống theo kiểu xă hội
đen càn quấy gần như bất trị, bọn chúng
muốn la hét lúc nào là tùy thích, không nghĩ ǵ đến nhu
cầu nghỉ ngơi yên tĩnh của mọi
người.
Mưa
bắt đầu nặng hạt, Thành và Tân cũng dùng
cơm xong. Các chú, các anh ngồi ở
bàn mái hiên nhà cũng nghỉ tiệc nhậu và chia tayai
về nhà nấy. Thành và Tân chuyển sang bộ bàn
ghế trong nhà uống trà và tiếp tục câu chuyện.
Tân tâm sự:
- Nơi tôi
ở cũng có khác ǵ đâu! Thêm một điều
buồn nữa là số thanh niên chịu học hành th́ khi
học xong các cháu ở luôn Sài G̣n hay những tỉnh
lỵ lớn, không cháu nào chịu về quê v́ mức thu
nhập quá thấp, cộng với sự chênh lệch quá
xa về hưởng thụ văn hóa nữa,...
Thành
tiếp:
- Ư thức
người dân nơi đây c̣n kém lắm! Về
đây, mỗi khi ra đường ḿnh phải rất
cẩn thận. Thanh niên bây giờ ẩu lắm,
hễ khi lên xe hai bánh là chở ba, bốn người,
chạy thật nhanh, chạy lạng lách, rất xem
thường sinh mạng của họ và mọi
người; c̣n số xe cải tiến th́ không an toàn,
cũng tấp nập chở hàng hoá đi trên
đường, mà đặc tính của xe nầy là
phải chạy nhanh để nhẹ cổ tay lái và
mỗi khi xảy ra tai nạn là gọng kềm phía
trước lấy đi chân của người bị
nạn một cách rất dễ dàng! Về sinh hoạt, Tân
thấy đó, dân cư đông đúc mà không tổ chức
gom rác, ít người xây nhà vệ sinh nên mọi sinh
hoạt như: tắm, giặt, thải rác,...
đều xuống ḍng kinh nhỏ nầy. Đặc biệt có hôm
người ta c̣n thả vịt đàn đi ngang ḍng kinh
này nữa, khủng khiếp! C̣n rau màu, tôi
chứng kiến người ta phun xịt thuốc bảo
vệ thực vật hôm trước, th́ hôm cắt đem
ra chợ bán; họ không nghĩ ǵ đến sức
khoẻ người tiêu dùng, dù trên mỗi chai thuốc
người sản xuất có hướng dẫn cách
sử dụng. Về thực phẩm th́ ở đây
cũng như Sài G̣n, người bán và người mua
đều thích màu mè, rồi đến những thức
ăn chiên họ cũng sử dụng dầu, mở
nhiều lần!
Tân chen vào:
- Không
biết Thành thế nào, chứ ḿnh tuy ở đô thị,
nhưng thường ngày dặn các con đi chợ mua
những loại cá đồng hay cá sông tự nhiên như: ḷng tong,
chốt, lăn, lưỡi trâu, ... và rau vườn
của những người nông dân tự mang ra chợ bán,
hoặc tự tay ḿnh trồng. Ít khi hay hạn chể
tối đa việc mua những thực phẩm qua
chế biến hay do chăn nuôi v́ người dân ham
lời nhiều, không nghĩ đến sức khoẻ
người tiêu dùng, họ bất chấp đạo
đức!
Đêm càng
về khuya, hai người quay sang tâm sự với nhau
nhiều chuyện về gia đ́nh, về việc học
hành của con cháu, về những ư định giúp
đỡ thân tộc dần dần thoát cảnh đen
tối,…
Nhắm mắt, định ngủ một giấc để lấy lại sức, nhưng Tân không tài nào chợp mắt được. Trong anh cứ canh cánh những nỗi lo. Đầu óc anh cứ chập chờn bao ư nghĩ. “Làm sao để bọn trẻ có những sân chơi lành manh?”; “Chừng nào mới hết cảnh ăn không ngồi rồi, chơi bời lêu lỏng của một số người trong tuổi lao động, học tập?”; “Làm sao để mọi người dân hiểu rằng chính con người đă hủy hoại môi trường thiên nhiên, đă tự chuốc lấy những thảm họa: thiên tai, dịch bệnh?”; “Làm sao để mỗi người có ư thức giữ ǵn sức khỏe, tính mạng của ḿnh và của người khác?”; “Làm sao để quê hương, làng xóm ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu?”; “Làm sao...làm sao...làm sao....Chừng nào...chừng nào...Tại sao...tại sao...?”
Trở về Truyện Ngắn