Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 11:03
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 44 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5
Người gửi Nội dung (Xem: 13235 | Trả lời: 43)
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 9 2008, 21:13
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)

Người tạo chủ đề
Thổi sáo

Vua Tuyên vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào cũng muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong bọn ba trăm người ấy, có Đông quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.

Đến khi vua Tuyên vương mất, vua Mẫn vương nối ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.

Hàn Phi Tử




Lời Bàn:

- Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp mà được làm quan có khác gì Đông quách tiên sinh nói trong truyện nầy ? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chớ đến khi khảo sát từng người thì tài nào mà không bị thải!


Chú Thích:

- Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
- Đông quách tiên sinh: bây giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ nầy để chế những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông quách hay ở ngoài thành phía đông (Đông quách).
- Lạm dự: ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình.

Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên, đặt tên Hàn Tử. Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lầm lẫn với Hàn Dũ.



-HẾT-


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 7 2011, 17:00
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)
Lâu lâu đọc lại những truyện này thấy sao mà thấm thía!
ĐC YouDidIt ơi! Lúc này ĐC có khỏe không? sao lặn lâu dữ vậy?

{L_QUOTE}:
Lời Tựa
...Đọc một bài văn hay, mà tư tưởng đã thấm thía vào tâm não, thì tất không sao để yên ngòi bút mà không phê bình được. Đó cũng là một cái thông bệnh của những người hâm mộ văn chương hay có cái thú ngâm nga và đưa ngòi bút khuyên liền, khuyên kín vậy. Chúng tôi cũng không tránh khỏi cái bệnh ấy. Nên dưới mỗi bài chúng tôi cũng góp "Lời Bàn", cốt là để giải rõ các đại ý trong bài hoặc lạm bình một, đôi câu ứng với cái thời buổi bây giờ.
.....
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm Ất Sửu (1925)

Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
Từ An Trần Lê Nhân

{L_QUOTE}:
Khổ Thân Làm Việc Nghĩa

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc "nghĩa", một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?

- Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!"


Lời Bàn:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững được, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây tòng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho là đời là suy biến, coi sự làm việc "Nghĩa", sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người có công với loài người vậy.

Lời than này có từ năm 1925 đó ư?
Trước đó, trước đó, trước đó nữa.... Sau đó, sau đó, sau đó nữa... Những buồn vui, những hạnh phúc và bất hạnh, công bằng và bất công, nhường nhịn và giành giật, lấn lướt và nhẫn nhịn, thiệt thà và điêu ngoa, trung thực và thủ đoạn, có trách nhiệm và tắc trách,... những khoảng cách, những chuyện đời muôn màu muôn vẻ cứ lặp đi lặp lại...
Thế mới là qui luật của cuộc đời???


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Hà Bá Lấy Vợ - Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 10 2015, 16:57
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448
Hà Bá Lấy Vợ

Dân đất Nghiệp có tục mỗi năm góp tiền mua một người con gái ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không ai phá nỗi.

Lúc ông Tây-Môn-Báo đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ lễ cưới vợ cho Hà Bá.

Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: “Người con gái nầy không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà Bá xin hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn.” Lập tức, ông sai lính khiêng một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao lâu thế nầy!” Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao không thấy tin tức gì cả. Chừng lũ đồng cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho.” Lại lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: “Sao mãi không thấy về thế nầy! Bọn đồng cốt, bô lão dễ đi cũng không được việc. Phải nhờ đến bậc hào trưởng mới xong.”

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại, van lạy xin thôi. Tây-Môn-Báo nói: “Để thong thả ta xem đã…” Mọi người run như cầy sấy. Một chốc ông mới bảo: “Thôi tha cho! Thế là Hà Bá không lấy vợ nữa rồi.”

Thành thử từ đấy dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ nữa.

Giải nghĩa:
Nghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.
Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp.
Hà Bá: Thần ở dưới nước.
Mê tín: Tin một cách mê muội, không còn biết lẽ phải là thế nào nữa.
Tây-Môn-Báo: Người nước Ngụy thời Chiến quốc, làm quan rất giỏi, trừ được hại, hưng được lợi cho dân.
Thân hành: Chính mình đi làm lấy một việc gì.
Bô lão: Các cụ già.
Hào trưởng: Kẻ có quyền thế, làm bậc trên trong dân làng.

Lời bàn:

Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được.

Ông Tây-môn-Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà Bá, là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ, tức là cái đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ-hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy, để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.

(Trích lại từ “Cổ Học Tinh Hoa”


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 11 2015, 03:50
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Mấy truyện nầy lâu lâu đọc lại vẫn thấy hay, ngẫm nghỉ ra là bây giờ vẫn còn những việc như vậy xẩy ra đâu đó trong đời sống. Vẫn là bài học hay cho mình, cám ơn mấy ông anh đã post lên cho đọc.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 44 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5

» CỔ HỌC TINH HOA - Ôn Như và Từ An «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 10 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 10 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 10 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 10 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu