Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 28 Tháng 3 2024, 14:34
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2265 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100 ... 227  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 271186 | Trả lời: 2264)
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 1 2018, 04:13
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2242
Tỷ thân mến ơi!
Ngay từ lúc cô Hà lần đầu tiên sang gặp 5 chàng SV Ốm đã nghi là cổ giả bộ. Quả nhiên là ko sai! Vậy Ốm tập tễnh vào nghề coi bói được rồi hé tỷ? :)
Đang hóng phần tiếp theo của truyện đây tỷ ới ới ời ời ời...
:rse: :rse: :rse: :rse: :rse: :rse: :rse: :rse: :rse:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 1 2018, 09:26
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Cám ơn Ốm ! Xin mời đọc tiếp !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: XÓM "..." 18
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 1 2018, 09:28
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Công vốn có cái nhìn độc lập, không a dua theo những người xung quanh. Chàng cũng không chấp nhận cái thang giá trị mà xã hội đang áp dụng, chàng cho rằng chính nó đã khiến cho người ta trở nên giả dối và chà đạp lên nhau để leo lên càng cao càng tốt. Chàng nhận thấy những người vẫn đứng yên trên mặt đất, chưa đặt chân lên bất cứ bậc thang nào mới chính là người còn tính nhân bản nhất. Và buồn thay những tầng lớp càng cao lại càng dễ bị hủ hóa. Đối với Công những cô gái như Phụng, như Huê đáng được trân trọng hơn những ông Y bà X rất nhiều, bởi họ đáp ứng những nhu cầu của xã hội bằng chính công sức của mình nhưng lại chịu đựng sự bất công nhiều nhất.
Trước đây Công chỉ yêu Hà qua đường mắt, thế nhưng bức thư của Hà khiến chàng nhận ra tâm hồn cô rất đẹp và vô cùng trong sáng.
Bức thư ấy tiêm vào người Công một liều “sống” hết sức dồi dào. Chàng giảng dạy một cách hăng say và hay chú ý đến biểu hiện của từng người. Hể thấy ai có dấu hiệu lo âu, buồn bực là xán đến hỏi thăm liền.
- “Các chị cần bất cứ điều gì cứ cho tui biết nhé, đừng có ngại ! “
Câu nói ấy được lập đi lập lại hoài khiến các cô học trò đâm bực, họ vốn ghét bị thương hại. Thế nhưng vẻ chân thành trong giọng nói, ánh mắt của chàng khiến họ cảm động. Họ tự hỏi phải chăng nhờ thất tình mà ông thầy trẻ nầy bỗng có tấm lòng “đại bác” quá cỡ như vậy. Như thể cái con sông tình ấy, không thể trút nước ra biển được nên chảy tràn lan, bao trùm khắp mặt đất.
Mấy chàng trai cũng hết sức ngạc nhiên về thái độ của Công. Trong khi sự vắng mặt của Hà làm cuộc sống đối với họ trở nên nhạt nhẻo như nồi canh thiếu muối, thì gương mặt Công lại lồng lộng một niềm vui.
Họ gặng hỏi nhưng Công cứ chối bay chối biến. Thế là họ hè nhau trói gô chàng lại rồi lục soát tất cả vật dụng và khắp người chàng từ chân tơ kẻ tóc. Họ phát hiện lá thư nằm trong cái ví lép kẹp.
Bức thư ấy được họ tiếp nhận theo hai hướng hoàn toàn khác biệt : Dưới mắt Dự,Tâm, Hà càng đẹp lên bao nhiêu, thì đối với Hy cô càng xấu hơn bấy nhiêu bởi chàng chẳng tin một chữ nào trong đó ! Riêng Tánh thì bắt đầu mất dần sự quyết đoán, đâm ra nghi ngờ phải chăng mình là người có tính bi quan.
Một hôm Huê cố tình ra về sau chót và nói với Công :
-Tui có chuyện nầy muốn nhờ, không biết thầy có giúp được không .
Công mừng như bắt được vàng, hỏi liền :
-Chuyện gì vậy ? Chị cứ nói đi, tui hứa sẽ dốc hết sức…
Không chờ Công nói dứt, Huê lắc đầu:
-Tui không có nghi ngờ lòng tốt của thầy, chỉ sợ thầy không có khả năng.
Công hỏi tới :
-Chuyện lớn lao cỡ nào ? Đâu chị nói thử coi.
Huê thở dài :
-Cái con Nụ bán chè đó, sắp bị bà má nuôi của nó bán qua Hàn Quốc rồi ! Nó buồn lắm ! Khóc tới sưng húp cặp mắt. Nó nghe đồn có một cô dâu Việt bị ông chồng Hàn đánh chết, nên sợ tới mất hồn, muốn bỏ trốn mà không biết đi đâu.
Ngừng lại và thăm dò phản ứng của Công một lát Huê hỏi:
-Tui nghe thầy nói, nhà thầy chỉ có hai mẹ con…
Huê vừa nói tới đó là Công lấy tay phát vào đùi đánh chách một tiếng rồi la to:
-Đúng rồi ! Đúng rồi ! Cho cổ về ở với má tui, học nghề may hoặc bán chè tiếp cũng được.
Huê cảm động , hỏi:
-Biết má thầy có chịu nuôi nó hay không ?
Công gật đầu lia lịa :
-Chịu, chịu mà. Tui mà nói là má chịu liền. Chị hổng biết chớ má tui thích làm phước lắm !
Vậy là họ bắt tay ngay vào việc soạn thảo kế hoạch giúp Nụ .
Hôm sau khi gánh chè xuất hiện, bà con ngạc nhiên khi thấy ngoài Huê, Phụng, hai vị khách thường trực, còn có Công, ông thầy giáo tuy nhỏ tuổi nhưng chẳng thiếu tác phong mô phạm ấy cũng ngồi húp chè chung với họ.
Cái hình ảnh ngồi ngoài đường ăn mấy cái món của đàn bà nầy làm giảm thể diện của đàn ông dữ lắm, huống chi còn là ông "thầy" hẳn hoi. Cho nên đây có thể coi là sự hy sinh lớn lao nhất của Công !
Đúng với sự trù liệu của mọi người, Nụ mừng như chết đi sống lại.
Cô nói và khóc một lượt :
-Má em biểu nghỉ liền mà trời xui khiến hay sao nên em cứ đòi đi bán cho bằng được. Tính từ giả mấy chị xong là đi mua một vĩ thuốc ngủ về uống, chớ em hết dám sống.
Huê nói:
-Nếu mầy đã tính tới cái nước đó thì phải làm liền tay mới được. Mầy có đem giấy tờ theo không ?
Nụ lắc đầu :
-Má em giữ hết rồi. Em chỉ có mỗi một bộ đồ trên mình thôi !
Công hỏi:
-Năm nay Nụ bao nhiêu tuổi?
Nụ đáp :
-Em mới làm chứng minh nhân dân năm ngoái.
Công nói:
-Nhờ Nụ thấp nên thấy còn nhỏ lắm ! Nếu về quê tui, có ai hỏi thì nói bớt đi vài tuổi chắc người ta cũng tin, không bị xét giấy tờ đâu.
Huê gật đầu:
-Thầy nói có lý. Cái chuyện cứu người phải đặt lên hàng đầu. Ba cái giấy tờ tới đâu tính tới đó !
Nụ hỏi dồn:
-Hôm nay mình đi luôn được hông chị ?
Huê lắc đầu :
-Gấp quá sợ không tiện. Chờ ông thầy báo trước cho bà bác một tiếng, chớ khi không mà a thần phù xông tới chắc…
Công gạt phắt :
-Không sao đâu ! Má tui dễ thông cảm lắm ! Mấy cô đừng lo !
Mấy cô gái trong xóm thấy họ châu đầu bàn tán rôm rả thì tò mò quá đổi, bèn lấy cớ ăn chè để đến dọ thám, nhờ vậy mà gánh chè bán hết veo.
Năm ấy gia đình dì Năm, má Công, có một cái tết vui vẻ nhứt từ trước đến giờ.
Dì Năm cũng giống như hầu hết những người dân miền đồng bằng sông Cửu, mang tính chất của nước nên luôn hướng về những chỗ trũng. Xúc động trước hoàn cảnh quá đáng thương nên dì xem Nụ như con đẻ. Chiếc áo bà ba của cô càng khiến cảm tình của dì gia tăng gấp bội. Dì lật đật cắt, may liền tù tì cho Nụ thêm hai bộ nữa. Hai bộ đồ mới, một ngôi nhà mới, một bà mẹ mới, một ông anh mới khiến Nụ cũng mới tinh luôn. Những nét lo buồn tăm tối đeo bám mấy hôm trước đã được gột sạch, gương mặt cô bỗng sáng trưng như đồng xu mới !
Ngoài Nụ ra còn có Huê, cô gái giang hồ dày dạn ấy, đã thay đổi tính cách hoàn toàn khiến Công chới với. Chẳng những bỏ cái thái độ khinh bạc, bất cần đời, cái lối nói năng bạt mạng, mà cô còn bỏ gói thuốc lá, vật bất ly thân lại Sài Gòn. Bởi ngoài mục đích đưa Nụ đến tận nơi để tận mắt chứng kiến và an tâm về Nụ, Huê còn muốn nhân dịp nầy, lái cuộc đời mình sang hướng khác.
Chính tấm lòng chơn chất, sự chào đón nhiệt tình của dì Năm đã giúp Huê có một niềm vui, niềm vui đó như một con sóng nâng cô lên cao, vượt qua những trở ngại mà bình thường Huê không thể khắc phục. Cuộc sống bình dị và thiên nhiên ở đây đã xanh hóa cái tâm hồn chớm già héo của cô.
Một hôm, khi tận mắt chiêm ngưỡng cái cảnh vợ chồng con cái quây quần bên mâm cơm chiều của căn nhà kế bên, Huê bỗng xúc động rồi nghe lòng nhoi nhói. Cái hạt mầm của niềm mơ ước như được chan tưới đầm đìa, đang cố đâm vỡ mặt đất để chui lên.
Huê nói với dì Năm, giọng nửa đùa, nửa thật :
-Dì Năm coi ở đây có ông nào còn ở không làm mai cho con một người đi !
Dì Năm hỏi lại:
-Con nói thiệt hay chơi ? Đàn ông ế vợ xóm nầy cả đống kìa.
Huê ngạc nhiên:
-Thiệt sao dì ?
Dì Năm gật đầu:
-Mấy cô gái bây giờ thích lấy chồng xa không hà, càng xa càng tốt, cho nên trai làng không lọt vô mắt họ nổi.
Dì chắt lưỡi :
-Con đẹp như thế nầy, đang sống ở Sài Gòn sướng gần chết, sao lại…
Huê cười buồn :
-Coi vậy chớ sống ở đó không dễ đâu dì. Cái môi trường cá lớn, cá bé nhốt chung thì bọn cá bé như tụi con bị trầy vi tróc vẫy là điều không thể tránh !
Rồi Huê tâm sự một cách chân thành:
-Con thích ở gần dì lắm ! Không cần phải có chồng cũng được. Dì coi có việc gì giúp con kiếm ngày hai bữa cơm là được.
Dì Năm nói:
-Xứ nầy làm giàu thì khó chớ kiếm đủ ăn là dư sức. Miễn chịu cực một chút. Chẳng nói đâu xa, như con mà muốn như vậy thì để dì đi lãnh đồ ở mấy cái tiệm về cho con đơm núc, vắt lai cũng dư sống.
Huê gặng :
-Thiệt không dì ?
Dì Năm gật đầu:
-Thiệt chớ ! Còn không thôi dì đi mua vải khúc về may đồ con nít rồi đem đi bỏ mấy cái sạp cũng có ăn lắm đó. Cùng lắm thì mình đi làm cỏ, đánh lá mía, tỉa đậu...Ở xóm nầy có mấy người già không có con cháu cũng được bà con chăm sóc, không ai bị chết đói đâu mà sợ !
Cái bờ bến bình yên mờ mịt mà Huê hằng mong mỏi đã bắt đầu xuất hiện ở chân trời.
Niềm mơ ước lấy ông chồng già, giàu có để hưởng gia tài trước kia e rằng sẽ bị lộn ngược hoàn toàn.

Thế rồi cái đám cưới bình dị mà Huê mơ ước cũng trở thành hiện thực. Một người đàn ông trong xóm, không giàu nhưng chăm chỉ, sức khỏe tốt lại còn độc thân đã tình nguyện chui vào chiếc lưới hôn nhân với cô.
Dịp nầy, các cô gái trong xóm "..." được mời tất tần tật. Nhà của Công hôm đó được trang hoàng hết sức đẹp, cái cổng chào được kết bằng bông và lá đủng đỉnh với hình rồng hình phụng khiến cái đám cưới trở nên trang trọng vượt quá lòng mong đợi của Huê. Cái xóm nhỏ bỗng trở thành một vườn hồng với muôn đóa hoa khoe sắc khiến các chàng trai trong làng xôn xao như bươm bướm, cứ chập chờn bay lượn quẩn quanh.
Thấy trong mắt Huê hiện nét buồn buồn, Nụ hỏi:
-Sao ngó mặt chị hổng được vui vậy?
Huê đáp:
-Tao nhớ con Hà!
Nụ bỗng sụt sùi:
-Em cũng vậy. Chị có mời hông mà hổng thấy chỉ tới?
Huê thở dài:
-Tao có nhờ thầy Công viết thơ báo cho nó biết, không thấy nó hồi âm hổng biết có nhận được hay không?
Nụ an ủi:
-Chắc chỉ sắp tới rồi đó. Hổng chừng ngày mai chỉ có mặt trong nhóm đưa dâu. Tới chừng đó em nhường cái vai dâu phụ nầy lại cho chỉ đó.
Huê ghẹo:
-Vậy là mầy bỏ chú rể phụ luôn hả ?
Mặt Nụ đỏ bừng y như cái bông mồng gà.
Từ những ngày đầu tiên đến đây, Nụ đã lọt vào mắt xanh của Do, người anh ốm yếu mà Dự thương yêu rất mực.
Ai nói câu"yêu thì ốm mà ôm thì yêu" là xạo! Lấy Do ra làm thí dụ điển hình, mới thấy câu đó trật lất.
Người con trai nhút nhát, sợ cả cái bóng của mình ấy, bỗng trở nên linh hoạt hơn bao giờ hết. Nụ đang độ xuân thì với nét đẹp mộc mạc tinh khiết cộng tính nết hiền hậu, trông ngon và lành như miếng tàu hủ non, khiến Do chẳng chút e ngại mà cắn phập vào. Tia mắt trìu mến Nụ trao đã làm trái tim Do đập rộn ràng, khiến máu chạy đều khắp cơ thể rồi gia cố lại mọi chỗ hỏng hóc. Làn da xanh xao với gương mặt âm u đã biến mất, thay vào đó là nụ cười tươi tắn, ấm áp như đốm lửa khiến mặt mũi Do bừng sáng, hồng hào hẳn lên.
Do vốn nhát gái, vậy mà không hiểu tại sao, ngay lần đầu tiên thấy Nụ anh đã bám dính khắng. Đã dám mạnh dạn tỏ tình ngay trong lần gặp thứ ba.
Do không nói nhiều, anh mượn việc làm để thể hiện cái tình đang sôi sùng sục của mình. Nhờ quan tâm đến Nụ từ chân tơ kẻ tóc, chàng biết Nụ khao khát việc biết đọc, biết viết nên ngày nào cũng túc trực ở tiệm may để dạy cho nàng.
Lần đầu tiên Nụ được một người con trai đối xử với mình một cách thương yêu, trân trọng nên vô cùng cảm kích. Khi bàn tay Do trùm lên tay Nụ để tập nàng viết con chữ đầu tiên, Nụ đã chới với, đã xúc động đến rưng rưng và đã biết cái vị của tình yêu là như thế nào!
Huê biết vậy nên thường ghẹo:
-Hổng chừng mầy lấy chồng trước tao đó!
Nụ nghe vậy thì đỏ rực cả mặt nhưng không chối đây đẩy như các cô gái khác.
Thế nên ai cũng chắc mẫm là sau cái đám cưới của Huê sẽ là cái đám cưới của Nụ, nào ngờ...
Khi Công được mẹ thông báo bằng giọng ngượng ngập rằng bà sẽ bước thêm bước nữa, Chàng đã mừng đến ràn rụa nước mắt. Công thầm cảm ơn các cô gái "xóm..." đã đem lòng mong mỏi một cuộc hôn nhân tốt đẹp ra bàn luận với nhau, khiến cái thành trì của má mình bị phá sập.
Sợ Công buồn, dì Năm an ủi:
-Má vẫn ở nhà của mình. Chừng nào con cưới vợ má sẽ truyền nghề cho nó, giao cái tiệm lại cho vợ con rồi mới về nhà của ổng.
Câu nói của dì khiến lòng chàng càng nôn nao. Trái tim và cả buồng phổi của chàng căng phồng bởi niềm vui, Công đâm đầu chạy một mạch ra đến giữa đồng rồi hét lớn:
-Hà ơi ! Em ở đâu? Về đây với anh lẹ lên!


HẾT


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: HÀNG BẮP
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 2 2018, 20:19
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Cư bỗng hỏi:
-Hình như nhà em ngày xưa, năm nào cũng trồng bắp phải không ?
Sa nhìn Cư một cách ngạc nhiên.
Anh giải thích:
-Tại lần nào đến thăm, em cũng đem bắp rang ra đãi
Sa hỏi lại :
-Vậy sao ?
Cư gật đầu, nói thêm:
-Có lần em còn bưng ra một rổ bắp mới nấu nóng hổi, ăn kèm với một tô đu đủ mắm !
Sa lại hỏi:
-Vậy sao ?
Cư lại gật, lại nói:
-Anh còn được ăn chè bắp nấu với đường thốt lốt ở nhà em. Chắc lúc đó em đã bắt đầu thương anh, nên chén chè của anh được chan nước cốt dừa ngập mặt.
Sa cười, hỏi tiếp :
-Còn gì nữa không ?
Cư hỏi lại :
-Về cái gì ? Chuyện của tụi mình hả ?
Sa lắc đầu :
-Về bắp !
Cư suy nghĩ một lát rồi nói :
-Hết rồi ! Mà em chưa trả lời câu hỏi của anh đó !
Rồi chàng lập lại:
-Có phải nhà em năm nào cũng trồng bắp ?
Sa cười :
-Chắc vậy ! Trong trí nhớ của em, cây đà gác ngang nhà bếp lúc nào cũng có mấy túm bắp treo đầy. Mỗi lần sai em bắt ghế lấy bắp xuống lảy để rang, má lại dặn:
-“Lấy phía tay trái nghe hông ?”
Cư hỏi :
-Sao vậy ?
Sa giải thích :
-Đó là bắp cũ, bắp mới nằm phía tay phải.
Rồi cô hỏi:
-Anh có được em mời ăn bắp nướng tại rẫy chưa ?
Cư lắc đầu, giọng tiếc rẻ:
-Chưa ! Hôm nào mời đi !
Sa cười :
-Anh còn ở chơi lâu hông ? Có chờ tới mùa bắp được hông ?
Cư hỏi:
-Bao lâu mới tới mùa bắp ?
Sa đáp :
-Cỡ ba tháng nữa lận !
Cư ngậm ngùi :
-Vậy là hụt rồi ! Thôi chờ lần sau vậy ! Năm sau em nhớ gọi điện cho anh hay khi bắt đầu trồng bắp nghe !
Sa gật đầu.
Năm sau, Sa đi tìm cho bằng được giống bắp Nù ba đuôi ngày xưa rồi đem về trồng trên miếng rẫy phía sau nhà. Loại bắp nầy hột nhỏ, vỏ mềm, nướng ngon hơn mấy loại bắp khác.
Mấy hạt bắp vừa chui đầu lên khỏi mặt đất, Sa đã gọi điện giục Cư:
-Ê ! Bắp trồng rồi đó, về lẹ lên !
Cư nôn nao quá ! Chưa ăn mà vị bắp nướng thoa mỡ hành đã làm nước miếng ứa ra ngập miệng.

Ngày Cư về, chồng Sa ra đón anh tận phi trường Tân Sơn Nhất.
Cư không dám hỏi Sa đâu. Chồng Sa cũng không dám nói.
Ngay chiều hôm đó, chồng Sa dắt Cư ra rẫy, chỉ tay vào một hàng bắp duy nhứt còn lại rồi nói:
-Bả cứ trối hoài, biểu phải chừa lại một hàng bắp cho anh !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: YDI... "HÀNG BẮP"
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 2 2018, 05:19
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)
"Hàng Bắp" của Sa chắc không dài lắm... Nhưng tình tri kỹ thì thật đậm đà da diết hun hút... Ước gì tui được ăn mấy trái bắp 3 đuôi kia... Nó chắc tuy là ngon nhưng thấy nghèn nghẹn sao đó...


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 2 2018, 18:39
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
"-Ê ! Bắp trồng rồi đó, về lẹ lên !"


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NGV - Re: "HÀNG BẮP"
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 2 2018, 10:45
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2446
Bắp ba đuôi của Sa chắc ngon và ngọt lắm nhưng chưa ăn mà sao mắt đã cay cay...


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 2 2018, 12:57
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Chắc tại Sa vừa trồng vừa khóc !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 2 2018, 23:25
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 28-03-0000
Ngày tham gia: 13 Tháng 3 2008, 00:12
Bài viết: 843
Quốc gia: United States (us)
lamduyen {L_WROTE}:
"-Ê ! Bắp trồng rồi đó, về lẹ lên !"


Ừa.... Khi bắp trổ cờ là tui tới à nha... NHỚ ĐÓ...


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 04 Tháng 2 2018, 06:14
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
OK!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2265 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100 ... 227  Trang kế tiếp

» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 189 vào ngày 02 Tháng 1 2023, 21:18

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu