TRỞ VỀ CÁT BỤI
Xuân lại về một lần nữa, mọi người sống giữa nhân gian lại thêm một tuổi, trẻ nhỏ lớn dần, người già càng cao tuổi hơn … Xuân năm nay, cứ bất chợt mưa, bất chợt nắng, có ngày mưa tầm tả lạ thường… màu xây xám xịt, u buồn, thê lương
Dàn trống kèn nhạc trổi tiễn đưa một linh hồn nào đấy vừa lìa trần thế, áo quan bọc xác, đoàn xe tang tiến thẳng ra đồng hoang, cái hố đã đào sẵn, đất mới tung tóe … chiếc quan tài hạ huyệt … Mưa triền miên rớt hạt, lòng đất lạnh càng lạnh thêm …
Đoàn xe tang trở về … Nơi đặt chiếc quan tài lúc nảy trống rỗng … Giọt mưa nặng trĩu ngoài trời, trong lòng người … lệ chảy tràn mi … Dàn nhạc tang dạo khúc “Biệt li” … Người đi, kẻ ở còn gì đau hơn … Màn mưa trắng giăng giăng làm nhòa đi hình ảnh phố phường … hạt mưa cứ rưng rưng mãi và âm thanh giai điệu bài hát từ một cái quán nước bên đường vang xa trầm bổng:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi “Để một mai vươn hình hài lớn dậy …
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi “Để một mai tôi về làm cát bụi “Ôi cát bụi mệt nhoài “Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi …”
Hạt bụi !!! Vâng, ta là hạt bụi – tiền thân là hạt bụi hóa kiếp làm người … và cuối cùng cũng trở về cát bụi ! Trịnh Công Sơn quan niệm thế ! Thuyết đạo phật quan niệm thế ! Bao nhiêu năm sống trong cõi tạm nhân gian – người hiền, kẻ ác. Ngưởi chân thật, kẻ gian ngoa. Người tạo phúc đức, kẻ gieo mầm ác – tị hiềm, ganh ghét, tranh giành. Đâu có cộng đồng, thì nơi đấy phát sinh hiềm khích, mạnh hiếp yếu, dữ lấn lướt hiền, cái gọi là ác bá trong phim kiếm hiệp “Loạn thâm cung – phim giả sử Trung Hoa”: Phi tần tranh quyền đoạt lợi bày mưu kế hãm hại bạn mình, bất kể thân thích họ hàng, anh chị em ruột rà máu mủ… “Cung tam kế - phim Trung Quốc” – cái ác luôn rình rập, đến đổi Vương Quan (con thứ phi và vua) phải giả khờ để được yên thân, nhưng Thái Hậu gian ác vẫn đuổi cùng giết tận, bám víu hành hạ dã man … Cái ác đeo đẳng mãi. Và trong cái ác ấy, le lói một một mầm thiền bé nhỏ Tam Hảo – theo lời kể của cô thì từ bé, mẹ cô đã từng dạy cô rằng: “Xuất khẩu thành lời - lời phải hay, lời xuất phát từ tấm lòng – lòng phải thiện, lời chỉ thị cho việc làm – việc làm phải tốt cho mọi người”. Điều đó có phải là “Tâm thiền, tánh thiện, việc làm hiền” chăng.
“Đời là bể khổ” – Đúng chăng, từ khi trẻ chào đời cất tiếng “Tu – oa” , bác nông dân (là người quen của kẻ vừa nằm xuống mồ kia) mô phỏng nghĩa của từ “Tu – oa” là khổ a … khổ a ! Bác nông dân không biết chữ nhất một là gì, nhưng bác cũng biết triết lí bằng cái giọng hịch hạc chân chất: Con người sống tạm bợ chốn trần ai này, phải nương tựa nhau mà sống, ganh ghét nhau chi, tranh thương, gieo ác làm gì, cuối cùng còn được mấy lâm hơi, mới gặp mặt người đó, ít phút sau là nghe tin tắt thở, người chết là hết, hai tay buông thỏng, thân xác ai vùi xuống đất thì vùi, không vùi xuống đất thì đem đốt thành tro, rải ra biển đông … Kiếp người lại trở về thân cát bụi. Người hiền cũng chết, kẻ ác cũng chết, ai cũng một lần ra đi về nơi vĩnh hằng … Người hiền chết được lên thiên đàng, để lại cái phúc cho con cháu hưởng, kẻ ác chết bị đày xuống 18 tầng địa ngục, để lại cái ác cho con cháu lãnh lấy hậu quả … đời là bể khổ.
Mưa mãi rả rít không ngừng như những dòng nước mắt người thân khóc nhớ tiếc kẻ quá cố. Xuân nay, mưa cứ rơi rơi … mây trời đột ngột chuyển màu khói lam … gió từng đợt vi vu thổi rung rinh cành cây nghiêng ngã, những chiếc lá vàng buông thỏng cuống lìa cành … Lời một bài hát lại vang lên: “Đời người như chiếc lá …” Gió vần vũ mạnh hơn, tốc cả mái tôl giả ngói, bát bụi tung bay … nhìn theo đám bụi ấy, nhạy theo lời nhạc Trịnh, ai đó có tự hỏi với chính mình:
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi “Để một mai tôi về làm cát bụi “Ôi cát bụi mệt nhoài “Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi …”
Cuối cùng ai ai cũng về cát bụi ! Ngày nay, ta tiễn người ra huyệt lạnh, đấp lên nấm mồ một mảng đất khô. Ngày mai, ta cũng về nơi âm cảnh cho quỷ xứ hành hình nếu ta là kẻ ác ... Và ta lên thiên đàng hưởng phước trời ban nếu ta là kẻ thiện . Kiếp người ai cũng đều phải có một lần đi ...
Cát Bụi
|