Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 01 Tháng 5 2025, 22:33
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN «




Tạo chủ đề mới Chủ đề này đã bị khoá, bạn không thể sửa những bài viết của mình hay trả lời bài viết thêm nữa. [ 6 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1958 | Trả lời: 5)
Tiêu đề bài viết: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 4 2013, 17:09
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 04 Tháng 4 2010, 07:39
Bài viết: 65

Người tạo chủ đề

QUÊ HƯƠNG NỘI

Quê Nội ta về một sớm ngày
Vườn cà, líp cải, luống khoai say
Quả xoài chín mộng da vàng ửng
Chùm mận no tròn màu đỏ hay
Lồng nhãn thơm lừng cơm mộng nước
Quê hương cây trái nhánh quằng tay
Vườn ông hoa quả ngon đáo để
Xuân đến cháu về lại chốn này

VẦNG DƯƠNG (HV)
10/1/2013


THÂN PHẬN NGHÈO

Thân phận hẩm hiu đạm bạc ngày
Đại gia tiền của dư no say
Đành rằng cõi tạm đời nghèo khổ
Nào biết tiền khiên trời định hay
Lắm lúc xác xơ viêm đáy túi
Khi thì rỗng việc thỏng chân tay
Không ai chịu mướn thôi đành vậy
Số kiếp cơ hàn ráng chịu này

VẦNG DƯƠNG (HV)
10/1/2013


NGHĨA TÌNH

Trèo lên cây nét thường hằng ngày
Thi hữu hòa vui xướng họa say
Vung bút đôi câu cùng đối ý
Huơ tay vài chữ hợp niêm hay
Vài hôm không gặp nhớ nhung lắm
Đôi bữa vắng xa buồn quá tay
Bởi vậy vẫn mong phôn hỏi nhắn
Ngồi vào máy tính hiệp thơ này

VẦNG DƯƠNG (HV)
10/1/2013



Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 4 2013, 17:23
Ngoại tuyến
Member III
Member III

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 09 Tháng 4 2010, 09:55
Bài viết: 100
KHÔNG ĐỀ

Phong vân xuống thấp ngự dương trần
Gió rít từng hồi lạnh chiếu chăn
Gia cảnh bần hàn mình vợ chịu
Tửu lầu phóng khoáng cỗ chồng ăn
Lão thành mà cứ chìu tân nữ
Thiếu thời chắc hẵn phong lưu chăng
Lót dạ cháo ngô ngày một bửa
Thở than chồng nhậu ngày bao lần

VẦNG DƯƠNG


Gặp Tiên

May mắn gặp tiên nắm phất trần
Phong lưu thánh thoát quấn trùm chăn
Tiên nâu kiều nữ quầy quần tiếp
Tửu quán chân dài đưa đẩy ăn
Phép tắc tài cao ai sánh nhỉ
Văn chương rộng túi tự khen chăng
Đôi câu vò vẽ vui người tục
Chẳng nệ trời cao cũng một lần

H H



THI SĨ MƠ TIÊN

Nằm mơ Tiên hạ xuống dương trần
Mắt liễu mày thanh dịu gối chăn
Tiên kính chung tình người uống cạn
Chàng yêu chén ngọc nàng mời ăn
Chuốt say thi sĩ hoạ thơ chứ ?
Kính tửu danh nhân huơ bút chăng?
Vài ý thoả lòng yêu mến khách
Đôi vần ái mộ xin vài lần

UYỂN NHI


CHẶT ĐẸP

Giá cả Sài Đô kẹp lưỡi lam
Phong Trần lắm lúc trẹo quai hàm
Xôi gà* một đĩa ba trăm rưỡi
Nước lọc* hai chai tám chục ngàn
Ấy chốn khoe tiền cho bọn nhũng
Là nơi đốt bạc của quân tham
Nào đâu dám học nòi xa xỉ
Lỡ bước xin thề bất quá tam

Pt
*Quán của Kim Tử Long góc Ngô Thời Nhiệm - Lê Ngô Cát q.3, có món xôi Le Le (PT viết xôi gà cho...nó lành...Hic!) một đĩa 250 ngàn cách đây 2 năm. Giờ trượt giá chắc cỡ đó?
*Nước khoáng 2 chai tính tiền 80 ngàn ở quán AQ đường Điện biên Phủ. (Ai không tin cứ ghé nhé!)



CHẶT NGỌT ...

Đi mua quần áo trắng và lam
Tớ cố kèo dai trẹo cả hàm
Giá cả may thì lời tám vạn
Đồng lương hẻo quá có vài ngàn
Bởi vì cần mặc đành tiệm sắm
Ngặt nỗi đi làm … chịu shóp* tham
Hổng biết bên kia có tính rẻ
Hay là chỗ ấy chặt đô** tam

VẦNG DƯƠNG

* shopping
** dolar



QUY

Đôi lần muốn khoác áo màu lam
Bởi lẽ ân trao ý phải hàm
Tựa gió phiêu bồng ven bể ái
Như chim lang bạt cuối non ngàn
Hư vô tọa pháp thêm tâm thiện
Tĩnh mịch nhập thiền diệt máu tham
Chắc cõi huyền vi sung sướng lắm
Bao xa chẳng kể tứ hay tam

Pt


THIỀN

Đi tu phải vận áo màu lam
Vì bởi nhà chùa tuân thủ hàm
Có lắm tăng ni cam phục lễ
Nên nhiều sư trượng ngộ giàn ngàm
Nào ai thoát khỏi tâm vô lượng
Mấy kẻ tịnh yên trí hữu tham
Trần thế lọc lừa sân, ố, nộ
Cõi thiền bác nhã lạc môn tam

VẦNG DƯƠNG


DÒNG XUÂN

Dòng xuân xuôi chảy giữa bên đời
Bến nước sông xưa thuyền chẳng dời
Duyên thắm chờ tin người bến đợi
Sắt cầm mong tiếng ai phương trời
Nỗi niềm khắc khoải trông vời vợi
Tiềm thức trở trăn biệt bóng khơi
Đêm tối lập lờ trăng ẩn mặt
Biển xanh bàng bạc còn duyên tươi ?

UYỂN NHI



XUÂN

Chờ hoài đợi mãi người bên đời
Khuất bóng Trăng xưa mây gió dời
Năm tháng mòn trông xa ngỏ đợi
Bao ngày mỏi ngóng khuất bên trời
Thu tàn nắng tắt mờ nhân ảnh
Đông sớm mưa già nhạt biển khơi
Mùa mới nụ chồi màu lá biếc
Xuân cười tô thắm hồng môi tươi

VẦNG DƯƠNG


CÀ PHÊ QUÁN

Ghé quán cà phê vì chỗ ghiền
Tiện ngắm dáng cô chủ tựa tiên
Nhìn trước có treo một tấm biển
Vào trong là thấy chủ tên Hiền
Hôm nay đông khách nên chờ cữ
Bữa khác thưa người chẳng đợi phiên
Tan buổi là ta về ghé quán
Cà phê đắt khách cũng nhờ duyên

VẦNG DƯƠNG


QUÁN CỐC CÀ PHÊ

Cà phê quán cốc ghé vì ghiền
Liếc mắt thấy nàng xinh tựa tiên
Đúng chỗ nơi đây treo tấm biển
Vẫn nguyên chủ ấy gọi tên Hiền
Xin chào khách khứa vào chờ cữ
Mời mọc bạn bè ngồi đợi phiên
Nhanh bước lẹ chân ta tới quán
Cà phê thơm … khói … nụ cười duyên

UYỂN NHI


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 06 Tháng 5 2013, 15:09
Ngoại tuyến
Member III
Member III

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 09 Tháng 4 2010, 09:55
Bài viết: 100
...


Tập tin đính kèm:
AI OI.jpg
AI OI.jpg [ 245.41 KB | Đã xem 2576 lần ]
Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 06 Tháng 5 2013, 15:39
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 04 Tháng 4 2010, 07:39
Bài viết: 65

Người tạo chủ đề
Hi U.N ... Thư pháp Đường Luật à ? Dễ ợt luôn, họa lại nè:


Tập tin đính kèm:
TA OI.jpg
TA OI.jpg [ 140.25 KB | Đã xem 2541 lần ]
Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 5 2013, 00:03
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 04 Tháng 4 2010, 07:39
Bài viết: 65

Người tạo chủ đề
MẶC KỆ NÓ ĐI TA CỨ VUI

Lên nét để mà thư dãn thui
Có khi ... lắm lúc cũng ... bùi ngùi
Hơi đâu mà để tâm phiền phức
Mặc kệ nó đi ta cứ vui

VẦNG DƯƠNG


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 5 2013, 01:30
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 04 Tháng 4 2010, 07:39
Bài viết: 65

Người tạo chủ đề
@ Cùng ông (Thầy NCT - TNQ), Năm rồi, Thầy có hỏi U.N về thơ Đường Luật, U.N cũng có mail cho thầy về luật thơ để thầy lên diễn đàn đối ẩm với thi hữu cho vui. Năm nay, vì thầy để lạc mất mail về thơ Đường Luật, Thầy có hỏi U.N, bảo U.N mail lại cho thầy. Nhưng vì vào những ngày ôn tập và cận thi, nên U.N rất bận, vã lại phải lên Sài Gòn ra phi trường đón cha mẹ của U.N từ Mỹ về VN (Có cả Nhóc Cỏ Tím về nữa đó thầy à). Vì thế, con tiện tay post lên đây về thơ ĐƯỜNG LUẬT cho thầy NCT (TNQ) tham khảo. Có thể thì vui chơi xướng họa cùng thi hào văn sĩ cho thư dãn đầu óc sau những giờ tất bật với công việc - xả Stress hả thầy ? Hihi hiiiiiiii

VẦNG DƯƠNG

:rse: :rse:

PHÉP HỌA Thơ Đường Luật

PHÉP HỌA
THƠ ĐƯỜNG LUẬT
***

1. CÁC THỂ THỨC
HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận.

1. HỌA HẠN VẬN:

Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa Hạn Vận nầy khác với thể Họa Phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:

- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn.
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định.

Thí dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:

a. Ðầu đề (nội dung) là:

Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô

b. Năm vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả lại là một thiền sư chân tu !!! ... như sau đây:

Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô

Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó. Hoàng Thứ Lang kể lại một câu chuyện như sau:

Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đão Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:

- Đầu đề: Xuân Khuê
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.

Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh:

Xuân Khuê

Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ

Phan Mạnh Danh

2. HỌA PHÓNG VẬN

Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).

Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.

a. Họa Nguyên Vận: là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.

b. Họa Đảo Vận: là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.

c. Họa Hoán Vận: là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.

d. Họa Tá Vận: Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta làm rất nhiều vì dễ làm.

CHÚ Ý QUAN TRỌNG:

Trong thể thức Họa Vận, không được dùng trùng từ thứ 6 trong các câu có vần của bài xướng. Tức là không được dùng lại từ đứng trước của 5 vần bài xướng. Nói dễ hiểu là không được dùng lại chữ thứ 6 ở các câu 1-2-4-6-8 của bài xướng. Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.

Hoạ nguyên vận là phải dùng lại vần đồng âm đồng nghĩa của bài xướng. Nếu dùng vần đồng âm dị nghĩa là không đúng phép hoạ thơ Đường luật.
- Hoạ nguyên vận (mượn vần): dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại)
- Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).

*

đồng âm đồng nghĩa là cùng âm (the same sound) cùng nghĩa (synonym);
đồng âm dị nghĩa là cùng âm (the same sound) nhưng khác nghĩa (the difference meaning).

HOÀNG THỨ LANG

:cheer:




2. PHẦN QUAN TRỌNG
TRONG HỌA THƠ


Hoạ Thơ bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây:

Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài Xướng. Bài xướng có thể chọn 1 bài đã có sẵn từ xưa, từ trước, hoặc 1 bài do 1 người khác làm trước "thách đố" cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài reply đó gọi là Bài Họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:
1. Họa vần:
5 vần tức là 5 tiếng (chữ) cuối của các câu 1-2-4-6-8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi. Chỉ cần sai 1 trong vần kể trên thì bài họa coi như bị hỏng, và như vậy gọi là bị Xuất Vận nghĩa là bị ra khỏi vần đã hạn định cho mình, dĩ nhiên bài họa đó bị lỗi (Fail).

2. Bài xướng nói lên ý (main idea) gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.

3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Thí dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại.


Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen 1 vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).

Tóm lại 3 yếu tố 1-2-3 là cần thiết cho 1 bài họa xuất sắc.
Sau đây là một thí dụ về xướng họa điển hình để làm mẫu. Hai bài này nổi tiếng trong văn học Việt Nam.

Bài Xướng:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Tôn Thọ Tường)

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng


Bài Họa:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(của Phan Văn Trị)

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng

HOÀNG THỨ LANG

......................................................................................


3. CHÚ Ý
KHI HỌA THƠ



Họa vần là sáng tác một bài thơ thường gọi là bài họa, dựa trên hệ thống vần của một bài thơ có trước thường gọi là bài xướng.

Thơ Đường luật có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú. Nếu thể thơ thất ngôn bát cú thì toàn bài có năm vần là chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Những chữ vần thường là thanh bằng (có một số bài làm theo vần trắc, thì các chữ ở vị trí này là thanh trắc).

Sau khi có bài xướng, người làm thơ họa sáng tác một bài khác, dùng lại đúng năm chữ vần của bài thơ xướng, với điều kiện chỉ dùng chữ cuối, không được dùng chữ kế cuối.
Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.

Bài họa phải diễn đạt lại ý chính (nội dung) của bài xướng, không được lạc đề.

Thường là bài họa phải đối luật với bài xướng, nếu bài xướng luật bằng thì bài họa phải luật trắc và ngược lại. Kẹt lắm mới làm bài họa đồng luật với bài xướng.

Thí dụ:


Bài xướng:

Vườn rau Cẩm Tú

Thầy cho xới lại mảnh vườn hoang
Cẩm Tú đem phân ủ mấy hàng
Củ cải gieo gần dây mướp đắng
Su hào tỉa cạnh gốc khoai lang
Thì là diếp cá lên muôn lối
Húng đổi cần tây mọc khắp đàn
Tứ phía rau xanh nhìn mát mắt
Tha hồ cải thiện bữa ăn...sang

Cẩm Tú


Bài hoạ::

Vườn rau Cẩm Tú

Cẩm Tú gieo trồng mảnh đất hoang
Rau xanh thẳng tắp rất ngay hàng
Ngò om óng mượt bên giàn mướp
Húng quế thơm lừng kế luống lang
Bí rợ tần ô lên bít lối
Dưa leo ớt hiểm mọc đầy đàng
Chiều chiều đứng ngắm lòng thanh thản
Cuộc sống quê nghèo ngẫm lại...sang

Hoàng Thứ Lang


Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1-2-4-6-8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước.
5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng.
Coi như bài hoạ là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài hoạ phải cùng một tựa đề với bài xướng.
Hoạ thơ Đường luật không đến nổi quá khó nhưng không phải dễ dàng như nhiều người đã lầm tưởng !
Hoạ sai một vần gọi là xuất vận: không được.
Hoạ sai nghĩa một vần gọi là xuất ý: không được.

HOÀNG THỨ LANG

.........................................................................


4. HÀM Ý
TRONG XƯỚNG HỌA



Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó.

Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng.

Thí dụ bài Tôn Phu Nhân Qui Thục xướng của Tôn Thọ Tường, hoạ của Phan Văn Trị.

Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng hoạ đúng cách.

Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được.

Hoạ thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần.


Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.

Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận: không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.

Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý: không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng.


Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.

Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng hoạ với nhau, có thể dùng thể thức Hoạ Tá Vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách nầy không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng). Thí dụ bài Cảm Vịnh Cây Mai xướng của Tôn Thọ Tường, hoạ của Đông Hồ.

Lấy thí dụ tử vận xót xa không thể nào hoạ nguyên vận theo chính hoạ được. Chúng ta có thể hoạ tá vận (mượn vần) theo bàng hoạ là xa xa, từ xa, đàng xa v.v... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.

Thông vận, bàng đối và bàng hoạ... không xuất sắc.

Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.

HOÀNG THỨ LANG

......................................................................


5. NHỮNG BÀI THƠ
MINH HỌA
CHO CÁC THỂ THỨC HỌA THƠ



1. HOẠ HẠN VẬN:

Thí dụ:

- Hạn đề:
"Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô"

- Hạn vận:
Xô - Cô - Vô - Ô - Rô

Bài họa:

Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi giống nhảy rô


2. HỌA PHÓNG VẬN:

Thí dụ 1:

a. Họa nguyên vận:

Bài xướng:

TƯƠNG TƯ

Tương giang hai đứa ở hai nơi
Uống cạn dòng sông nhớ trọn đời
Chỉ thắm xe lơi người mộng hỡi
Tơ hồng buộc lỏng bạn lòng ơi
Vần thơ nức nở mi nhòa lệ
Nét chữ run run ý cạn lời
Định số an bài mang khổ hận
Đêm trường thổn thức máu tim rơi

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

Bài họa:

TƯƠNG TƯ

Mỏi gót phiêu bồng khắp mọi nơi
Về đâu trên vạn nẻo đường đời
Mưa buồn đổ mãi mưa buồn hỡi
Tuyết trắng rơi hoài tuyết trắng ơi
Muốn nhắn đôi câu mà nghẹn ý
Mong trao mấy tiếng lại ngăn lời
Dòng sông ly biệt nào chia lối
Ngắm dải Ngân Hà đếm lệ rơi

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

b. Họa đảo vận:

Bài xướng:

TƯƠNG TƯ

Tương giang hai đứa ở hai nơi
Uống cạn dòng sông nhớ trọn đời
Chỉ thắm xe lơi người mộng hỡi
Tơ hồng buộc lỏng bạn lòng ơi
Vần thơ nức nở mi nhòa lệ
Nét chữ run run ý cạn lời
Định số an bài mang khổ hận
Đêm trường thổn thức máu tim rơi

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

Bài họa:

TƯƠNG TƯ

Lất phất bên thềm tuyết trắng rơi
Niềm riêng ấp úng chẳng nên lời
Hai hàng lệ tủi than trời hỡi
Một áng thơ sầu khóc bạn ơi
Rẽ yến chia oanh hờn số kiếp
Lìa loan rã phụng lỡ duyên đời
Sông Tương uống cạn dòng thương nhớ
Giang vĩ giang đầu đứa mỗi nơi

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

c. Họa hoán vận:

Bài xướng:

TƯƠNG TƯ

Tương giang hai đứa ở hai nơi
Uống cạn dòng sông nhớ trọn đời
Chỉ thắm xe lơi người mộng hỡi
Tơ hồng buộc lỏng bạn lòng ơi
Vần thơ nức nở mi nhòa lệ
Nét chữ run run ý cạn lời
Định số an bài mang khổ hận
Đêm trường thổn thức máu tim rơi

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

Bài họa:

TƯƠNG TƯ

Gởi gió nhờ mây nhắn mấy lời
Trao người yêu dấu của tôi ơi
Đường mơ vạn nẻo đành riêng lối
Bến mộng đôi bờ phải khác nơi
Bóng chiếc phòng đơn sầu lệ đổ
Đèn khuya gác vắng tủi châu rơi
Ai xui hai đứa mình dang dở
Chẳng trọn cùng nhau suốt cuộc đời

Hoàng Thứ Lang
11/8/05

d. Họa tá vận (mượn vần):

Bài xướng:

TRUNG THU

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm
Tháng tám chờ trông đến bữa rằm
Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng
Cha làm trống ếch đánh quanh năm
Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh
Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm
Chiếc lá chao mình trong gió sớm
Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Hoàng Thứ Lang
Oct 05, 2006

Bài họa:

XIN XĂM

Mẹ dẫn lên chùa để thỉnh xăm
Hôm nay trăng sáng đúng đêm rằm
Cầu xin phúc lộc vào nguyên tháng
Khấn nguyện bình an đến trọn năm
Giữa Hạ oi nồng đừng nắng gắt
Trung Thu mát mẻ chớ mưa dầm
Đưa tay vói rút ồ hên quá
Thượng thượng ngon lành chẳng bị âm

Trâm Anh
Oct 06, 2006

HOÀNG THỨ LANG

......................................................................


ĐÔI ĐIỀU VỀ
THƠ LUẬT ĐƯỜNG
THỜI @
*
Nhân đọc bài : ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG (trong bài PHÉP ĐỐI trong Thơ Đường Luật) của Nguyễn Văn Thụ,chủ nhiệm CLB thơ Đường Hà Nội, tôi thấy tâm đắc câu: “ Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, là một trong những điều cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ luật Đường. Trong thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “ăn bánh trung thu mà không có nhân thập cẩm.” thật là nhạt nhẽo và vô vị.
*
Trong bài này, tác giả cũng nói đến các trường hợp KHOAN ĐỐI như: Lưu thủy đối, tá đối tự đối, phép số tự đối gắn với tá tự đối, phép cú trung đối, phép giao cổ đối, phép bất đối chi đối...
Và nay thời @ có nhiều bài ít quan tâm đối chữ mà chỉ cần đối ý. Thực ra khi áp dụng các cách đối trên đều có nguyên nhân: hoặc chơi chữ chủ ý cho khác người, hoặc bí chữ mà cốt giữ ý thơ... Khi đọc lên và ngẫm ngợi thì nó vẫn có cái gì đó khúc khuỷu, xương xẩu...mà người thích nhắm rượu với đầu gà, cánh vịt mới thấy được cái thú của nó. Cứ tưởng chính đối là khó, nhưng thực ra các cách đối như nói trên mới rắc rối làm sao.
*
Có thể tôi hơi cổ điển và bảo thủ... nhưng khi đọc những bài thơ luật Đường thể chính đối vẫn thấy hay và uyển chuyển vô cùng. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, có đủ các từ ngữ: khác thanh đồng nghĩa, hoặc cùng thanh khác nghĩa, hoặc một từ nhiều nghĩa... (hơn cả âm chữ Hán- Nôm) đủ để diễn đạt trọn vẹn một bài thơ luật Đường.
*
Tuy sự vật, câu chữ, thơ phú không bao giờ cố định, nhưng tôi vẫn khuyến khích, và rất thích đọc những bài thơ luật Đường hội tụ càng đủ càng tốt những yếu tố sau:
*
*
-Về vận, các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 cố gắng dùng chính vận và đảo vần lần lượt sau mỗi câu. Nếu phải dùng thông vận, thì nên ít nhất, và chỉ dùng vần thông gần .
*
- Về nhất, tam, ngũ bất luận, chỉ nên dùng đến nhất và tam, không nên dùng ngũ vì dễ vào lỗi khổ độc. Và ngay cả nhất và tam, thì cũng chỉ dùng khi không còn tìm ra chữ khác, hoặc chữ khác hay hơn trong hoàn cảnh bài thơ. Ví du : nếu dùng SÁ GÌ mà hay hơn LO GÌ.
*
-Về đối, vẫn nên dùng chính đối, nếu không có lý do chơi chữ.
*
*
- Bài chỉ có 56 chữ, nên nếu không có chủ đích nhấn mạnh một vấn đề, hoặc không theo thể loại đặc biệt như: Thủ vĩ ngâm, nhất vận, thủ nhất thanh... thì không nên dùng điệp từ, kể cả kiểu điệp từ như: lòng với dạ, trăng với nguyệt...
*
Những bài hội đủ các yếu tố trên, đọc lên nghe uyển chuyển, và giọng ngâm của các nghệ sỹ cũng mượt mà hơn.
Đôi lời tâm sự cùng các bạn thơ, chưa có điều kiện nói lên những cái hay, cái đẹp của thơ luật Đường trong bài viết ngắn ngủi này. Nếu có điều gì sai sót xin được mọi người bỏ quá và lượng thứ.
*
ĐẶNG QUANG LONG


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Chủ đề này đã bị khoá, bạn không thể sửa những bài viết của mình hay trả lời bài viết thêm nữa. [ 6 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]

» ĐƯỜNG CÁT NHUYỄN «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu