Thêm ý kiến của cùng tác giả và hình (lấy trên mạng):
Lần đầu đi đến PHỞ TA, có một cái gì đó đã làm cho tôi khó chịu trong người mà mãi bây giờ tôi mới nghĩ ai, đó chính là chữ…..”by”. Đúng là rất..ấn tượng, rất … khác người…nhưng rất .. khó chịu…( vì tôi “buồn” mà không biết vì sao tôi “buồn”.) Nhưng về maketing thì có thể …rất thành công.
Vì dị ứng với cái chữ “by” này, mà biển hiệu: “PHỞ TA – by Đặng Tuyết Mai”, tôi vô thức bỏ đi và chỉ để “PHỞ TA – Đặng Tuyết Mai” khi lần đầu đưa bài lên mạng. Nói gì thì nói, quán phở ta này để cho tui nhiều điều phải suy ngẫm, có điều chê nhưng biết đâu.. lại có điều phải học. Hẳn bà chủ và êkíp đã suy nghĩ rất kỹ khi đặt tên hiệu như vậy, nó ngầm định điều gì?
- RẤT TỰ hào. “by”: tiếng Anh nghiã là của tui, chính tui, không ai khác, tự tui…. (Vâng! nhưng bao nhiêu %?).
- RẤT KHÁC BIỆT, rất riêng (vì tui chưa thấy ai làm như vậy). Nếu người khác có lẽ sẽ đặt tên là PHỞ MAI, hay PHỞ ĐẶNG TUYẾT MAI. Ở Sài Gòn, hẳn bạn thường thấy PHỞ HÙNG, PHỞ NGHIÃ, PHỞ HOÀ, PHỞ ANH, PHỞ HỒNG, PHỞ THÁI SƠN….VÀ PHỞ 24!
- RẤT KHẲNG ĐỊNH, RẤT ĐẲNG CẤP …cho cả chủ quán và thực khách. Thế nào là đẳng cấp, thật khó giải thích và thật mơ hồ. Nếu bạn là thực khách, bạn có cảm thấy mình thật “ngon lành” khi đến đây? (nếu có dù ít, xin hãy bình luận để tui có thể xác định lập luận của mình là có lý). Riêng tui, tui thật sự không ưa chữ “đẳng cấp” bằng những thứ vật chất mà các nhà quảng cáo gán cho sản phẩm của họ. Họ tâng bốc và làm mê hoặc chúng ta, cho ta một cái danh hảo… còn tiền thật thì họ bỏ túi! Tuy nhiên thực khách vô thức sẽ cảm thấy tự hào (cũng như tui) vì chứng tỏ sự thành đạt. (tức là có đủ tiền để trả). Tui chợt nhớ bia Tiger đã vô thức làm cho ta cảm thấy như “người hùng” khi uống bia như các quảng cáo cũ cách đây vài năm (đó là theo phân tích của một chuyên gia về maketing mà tôi đã đọc trên báo đã lâu - Doanh Nhân thì phải?!)- hay như bia Sài Gòn thấp : “Có thể bạn không cao nhưng người khác phải ngước nhìn!” đó sao.
- LIÊN KẾT và LIÊN TƯỞNG. PHỞ TA sẽ làm ta liên tưởng đến BÚN TA và ngược lại! Tui tin người chủ BÚN TA (đồng có phần hùn ở PHỞ TA) đã khéo liên kết hai “thương hiệu” này lại với nhau! (Riêng tui, tui thừa nhận là không có khả năng để ăn tại BÚN TA vì “dao cắt thịt tại đó rất bén”!).
- Và … RẤT CẢM GIÁC MẠNH … (cái này tui không bình luận, bạn nào “ĂN THÌ HIỂU!”). Theo tui thì ở Việt Nam rất tích hợp cho người nước ngoài du lịch cảm giác mạnh, bạn sẽ không biết trước bất cứ điều gì ở phiá trước, mặc dù bạn đã nghiên cứu rất kỹ hay từng sống ở việt Nam đi nữa. Hãy lấy chuyện giao thông khi ra đường làm ví dụ: bạn có thể bất ngờ gặp phải lô cốt, hố ga không nắp, cây đổ, dây cáp thòng lọng, điện giựt tại cột đèn, xe buýt ép, xe lao ngược chiều, một bịch rác vô mặt.. từ một cái xe ô tô nào đó, đường 2 chiều thành 1 chiều rồi ngược lại (phân luồng giao thông), thanh sắt từ nhà cao tầng đang xây bay xuống, kẹt xe, ngập, tàn thuốc bay vào mắt…. (nói chung là hơn nhiều lần “thập diện mai phục”). Nay PHỞ TA có thể thêm vào sách hướng dẫn du lịch - những nơi du lịch cảm giác mạnh không thể bỏ qua – trong mục ẩm thực tại Sài Gòn chăng.
Từ nay trong vốn sống của mình tui đã biết thêm được có một thương hiệu phở nửa ta…. nửa Mỹ, cùng một bà chủ gốc ta … quốc tịch Mỹ. Và vì vậy mà có một chất lượng phục vụ “nửa nạc… nửa mỡ” chăng?
Nhưng tui đã nói: tui thật lòng chúc bà sẽ thành công khi kinh doanh!
Khi nào bà mở chuỗi PHỞ TA ra Việt Nam và toàn thế giới, nhất định phải có một slogan mới đủ bộ. Tôi mạo muội xin góp vài slogan làm mẫu, tui không lấy bản quyền hay công copywriter đâu.
- PHỞ TA… KHÔNG DÀNH CHO TA.
- MADE IN VIỆT NAM… GIÁ MỸ.
- NGON TỚI PHÚT 89… NGẠC NHIÊN CHƯA KHI PHÚT 90.
- VẪN CHƯA ĐẾN LƯỢT BẠN… LÀ PHONG CÁCH CỦA CHÚNG TÔI!
Lời ngỏ: Các bạn đừng tưởng tui vui sướng khi phải viết ra như thế! Thực lòng tôi rất buồn cho Bà và cho …cả chính mình (tủi!). Tôi tự hỏi vì sao Bà để nhân viên đối xử với một bộ phận thực khách chúng tôi như vậy?
===========
Blogger Taydoc lại "Thêm một câu chuyện góp vui cho rôm rả":
Tôi thấy mặt bà Đặng Tuyết Mai này nom quen quen. Hình như tôi có thấy bà mấy lần trên “đài nhìn” rồi thì phải. Thật là chán tôi quá sức. Gặp lúc hữu sự phải nhờ vào bộ nhớ của mình thì nó làm chảnh, không chịu làm việc tốt. Mà, có nhẽ, quên như thế mà lại hay. Nhờ vậy mà những tư duy ngắn gọn dưới đây, gọi là ý kiến xây dựng, về tiệm phở của bà thêm phần khách quan và thêm tính thuyết phục chăng?
Trước hết, xin bàn về thương hiệu “Phở Ta”. Nói nào ngay, hai chữ “phở ta” mần tôi bồi hồi nhớ lại chuyện xưa. Chuyện rằng, từ mấy ngàn năm nay, người ta dùng chữ “Bún Ta” để phân biệt rặt ròi Bún Ta với Bún Tầu, mở ngoặc tiếng Bắc gọi “Bún Tầu” là Miến, mặc dù Bún Tầu cũng do dân ta làm. Gọi như thế là khẳng định được đẳng cấp ẩm thực của bún trên thực trường thế giới. Gọi như thế để vinh danh sức lao động chân tay và trí tuệ của những người bao đời tâm huyết với bún. Tên gọi “Bún Ta”, đã từ lâu, tôi nghĩ, là thuộc quyền sở hữu của dân ta vĩnh viễn. Thế mà, chả hiểu vì nhẽ gì, vì thế lực kinh tế nào mà có anh lái buôn nọ khiêng hai chữ “Bún Ta” về làm thương hiệu cho sản phẩm của mình mà chả ai lên tiếng phản đối gì cả. Rõ ràng đây là một hành động chiếm đọat trắng trợn quyền sở hữu trí tuệ và lao động của người khác. Tôi tưởng là thời hậu WTO thì không có những hành động vi phạm trầm trọng như thế nữa. Đề nghị nhà nước mau chóng có biện pháp thích nghi cụ thể để xử lý nghiêm ngặt anh lái buôn này và nghiệm túc rút tỉa kinh nghiệm qua sự cố sai sót này. Chấm hết phần “Bún Ta”.
Thương hiệu “Phở ta” thì khác hẳn. Vì thương hiệu này chưa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc cơ sở thương mại nào nên bà Đặng Tuyết Mai cứ vô tư mà xài. Song le, có dăm điều tôi nên góp ý đặng cho việc kinh doanh cơ sở ngày một tốt hơn. Thứ một, tôi nghĩ cái thương hiệu “Phở Ta”, có vẻ, không đủ sức hút, dù nghe có hơi lạ tai, cho việc đặt tên một tiệm phở trên đất nước Việt. Là vì, bất cứ tiệm phở nào nơi đây cũng nấu phở ta cả dù mỗi tiệm có công thức điều chế khác nhau chút lỉnh nhưng về cơ bản thì giống nhau. Thì như làm vậy, để nêu ra cái chất khác người của tiệm “Phở Ta” bà đã dùng một chùm chữ theo sau “Phở Ta” đặng mần công việc thuyết minh. “Phở ta by Đặng Tuyết Mai”. Có thế chứ lị.
Nhưng đặt cái tên dài sọc như vậy, năm phần Ta một phần Tây, mần chi cho đời thêm khổ? Cho kẻ được mời ăn thêm phần ngỡ ngàng khi nghe “phở ta bay Đặng Tuyết Mai”. Gặp phải người nặng tai, như tôi đây, thì kẻ mời tôi ăn lại phải thêm vài giòng cắt nghĩa cho bạn hiểu. Cái này ngộ nói hổng phải là “phở tầu bay Đặng Tuyết Mai”. Cái bà Đặng Tuyết Mai này hổng có piết lái máy bay. Ai lái thì lái, bà hổng cần piết. Miễn tới nơi là được dồi. Cái tiệm phở của bà này là “Phở Ta”. “Ta” là dân tộc Việt, tổ tiên của nị đó mà.
Thứ hai, lại bàn về phông chữ dùng để viết hai chữ “Phở Ta” của thương hiệu. Cái phông này tên chi, ngộ hổng piết nhưng nhòm tới nhòm lui thì ngộ piết là nó không thích hợp đầy đủ để viết hai chữ “Phở Ta”. Đẹp thì có đẹp nhưng xét về mặt kinh tế thực dụng thì phông chữ này không đẹp tí nào hết. Làng xã thử nhòm chữ “Phở Ta” một lần nữa đi. Mỗi chữ đều có nữa hình tròn. Chả có ở phía đầu thì cũng ở phía đuôi. Nom chúng giống như nhữnng cái tô ăn phở vậy. Trong năm chữ, tôi thấy có tới bốn chữ với nữa vòng tròn úp xuống, như bốn cái tô úp lòng xuống đất; Chỉ có chữ “t” là cái tô hướng lòng lên trời. Làm ăn buôn bán cốt là kiếm chén cơn, nhất là ngành nghề có liên hệ mật thiết với tô chén dĩa, mà bảng hiệu cứ “nói không với khách hàng”, qua cách úp tô xuống, thì còn làm ăn khấm khá sao được?
Thứ ba, về thời điểm khai trương tiệm. Tôi chả biết bà này có đi nhờ thầy nom cho ngày lành tháng tốt đặng mở tiệm mần ăn hay không? Nói nào ngay, tôi hỏi chơi vậy thôi. Chứ có hay không thì tôi cũng không dám có ý kiến ý cò gì hết vì tôi mù tịt về phạm trù này. Nghe nói bà này khai trương tiệm của mình ngày 9 tháng 9 năm 2009 vào lúc 9 giờ 9 phút 9 giây. Chả biết có phải thế không? Tôi đếm nhẩm thì được 6 con số 9. Gọi là lục chín. Ấy, phải cái giọng lơ lớ của mấy anh hàng xóm Tầu thì nghe như là “luộc chín”. Cái gì mà luộc chín? Dạ, thưa, cái giá thành của phở cao quá là cao. Thấp nhất 49 nghìn, nhỡ nhỡ là 59 nghìn và siêu cao là 69 nghìn. Ba cái giá trên giời này không đủ luộc chín khách hàng sao? Nếu kể cả phần trăm cho tiền phục vụ, phần trăm của thuế VAT gì đó, thì, trộm nghĩ, khách hàng đã bị ninh nhừ tử rồi. Chứ chín là duyên kiếp còn may đấy?
Mà sao bà này khóai chín dữ thần vậy ta? Thời điểm khai trương đòi phải có 6 con 9 đã là ngộ. Đến giá phở mà cũng đòi 9 cho bằng được thì ngộ hết biết luôn. Tại sao giá phở hổng là 50 nghìn, 60 nghìn 70 nghìn đẻ tạo thuận tiện cho khách hàng và nhân viên phục vụ? Nói chơi cho đõ buồn, cái này là tiệm tạo cơ hội thuận tiện cho khách hàng khoe “dế” của mình có chức năng làm tính. Dế ở đây là cái phôn di động, chứ hổng phải con dế thật à nhe. Tôi trộm nghĩ đó cũng một phương thức cạnh tranh lành mạnh vậy.
Sưn tầm từ
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=470265&mpage=6