Tìm lại dấu xưa Nhà tôi ơ vùng ngoại thành Sài Gòn, thỉnh thoảng có công việc nên tôi về trong nội thành , Bao năm nay tôi vẩn giử nguyên thói quen đi về Saigon chỉ với 1 tuyến đường quen thuộc của ngày nào. Những con đường đâu đó vẩn còn in hằn kỷ niệm củ không mờ phai theo thời gian. Năm tháng có thể bào mòn hay làm mất đi gổ đá nhưng kỷ niệm thì không, luôn chìm sâu trong tiềm thức và khi trở về chốn củ nó lại mở ra hiển hiện trong tâm như mới ngày nào. Từ ngã tư Hàng Xanh rẻ trái vào đường Hồng thập Tự (nay là Xô viết Nghệ Tỉnh) Tôi vốn quen gọi tên đường được đặt từ trước năm 1975 nên nhiều khi có người hỏi đường tôi trã lời người ta không biết đâu mà lần. Tới cầu Thị Nghè, cây cầu giờ được làm mới hơn chút đỉnh với các lancan và giàn đèn nhưng vẩn còn đó các cô gái ăn sương đứng trên lề đường trên cầu đón khách bắt đầu lúc chiều tà như ngày nào. Tôi nhiều khi tự hỏi, đã bao nhiêu lứa các cô nầy đến rồi về vườn giải nghệ kể từ khi tôi biết cây cầu cho đến giờ? Tới ngã tư Hồng thập tự- Đinh tiên Hoàng tôi rẻ trái vào đường Cường Để rồi tới ngã tư nửa là tôi ngoáy đầu nhìn về hướng Thảo cầm viên để nhìn cánh cổng sắt cao cao trầm ngăm đứng nhìn bao thế hệ trẻ thơ bước qua nó. Hồi còn nhỏ không nói, khi đi làm thỉnh thoảng tôi vào đó hẹn hò với một cô gái. Hai chúng tôi ngồi tâm sự bên nhau trên cái ghế đá dưới một bóng cây có tán thật cao và rộng. Cả hai ngồi cho tới khi trời sập tối, tiếng chim kêu vượn hú rền vang khắp nơi và đến khi người bảo vệ đạp xe đi ngang thổi còi đuổi mới chịu ra về trong quyến luyến. Tôi tự hỏi không biết cái ghế đá ngày ấy có còn đó hay không? Rẻ phải vào đường Thống nhất vài chục mét, bên kia đường ngày xưa có một ngôi trường tiểu học mà chiều chiều đi làm về ngang tôi vẩn nghe tiếng trống trường báo giờ tan học. Giờ là một khách sạn hạng sang chiểm chệ, hào nhoáng ngự ngay đó, không biết ngày đó thầy trò trường nầy di tản tới đâu để mà ê a tiếp? Nhìn ra tít đầu đường, dinh Độc Lập vẩn còn nguyên buồn bả sau hai vườn cây hai bên đường, biểu tượng quyền lực ngày nào đã trở thành di tích qua mấy mươi năm rồi. Con đường Thống Nhất nầy thay đổi quá nhiều, những cao ốc bóng loáng phản chiếu ánh mặt trời dần dần thay thế những ngôi nhà xưa xây theo phong cách thuộc địa Pháp. Tòa Đại sứ Mỹ giờ nhìn củng lạ, người ta đặt chung quanh tòa nhà ngoài lề đường những cột bê tông thấp mà to, chắc có lẻ đề phòng việc bị lao xe đánh bom cảm tử quá? Ngã tư có vòng xoay sau lưng nhà thờ Đức Bà là nơi tôi thích nhất, vì một bên là con đường Duy Tân "cây dài bóng mát" với nhửng quán cafe nhỏ xinh là nơi tôi vẩn cùng bạn bè gặp nhau. Với hồ con rùa nước xanh lè, lửng lơ xác lá khô trên mặt nước, ông rùa cứ lì lợm bò hoài mà không đi được ly nào sau bao năm tháng. Hàng cây cao bây giờ không còn đủ sức tỏa bóng che nắng vì bây giờ người xe trên đường đông gấp bội hơn ngày xưa Các quán Bar, cafe hạng sang giờ có khắp nơi hai bên đường, vào buổi tối đi ngang đây nhìn mấy cô caver ra vô nơi nầy như đi trẩy hội. Họ ăn mặc mát mẻ đàn ông đi ngang mà không liếc một cái mới là chuyện lạ. Bài hát nên thơ "trả lại em yêu" chỉ là dỉ vảng nhạt nhòa. Ở Các ngả tư nhỏ chung quanh nhà thờ Đức Bà, hồi đó có nhiều người bán thiệp, đủ các loại thiệp. Người bán treo thiệp trên các giá gổ dựa sát tường, san sát bên nhau. Với riêng tôi là một nét đẹp của văn hóa, khi còn thanh niên tôi và mấy đứa bạn vẩn thường ra đây ngắm nghía lựa chọn thiệp tặng nhau vào nhửng dịp lể hội. Tha hồ mà lựa, giá cả vừa túi tiền, đôi khi tôi còn nhờ cô nàng bán thiệp ghi giúp vài chử chúc tụng (vì tôi viết chử giống gà bươi) và bao giờ người ta củng vui vẻ viết giùm mà không tính thêm tiền. Bây giờ bói củng không ra một người bán trên lề đường nửa, tất cả đều bị dẹp. Con đường Tự Do ngày xưa tôi vẩn lang thang vào nhửng buổi chiều khi tan sở. Lê la uống cafe trong quán cóc ngay cạnh hành lang chung cư Eden nhìn xéo qua nhà hàng Continental, khách sạn này đã có lúc được biến thành một cửa hàng bán bia hơi kèm mồi. Cứ mua hai bình bia phải mua kèm một dỉa mồi, lâu lâu tụi tui chạy ra đây chen vô xếp hàng mua bia, cứ 1 thằng hai bình bia, 1 dỉa mồi là say xỉn. Còn bây giờ nó sang trọng quá chừng, đứng xớ rớ bên ngoài là bị bảo vệ đuổi thẳng cánh. Mấy phòng trưng bày tranh vẻ mà hồi đó tụi tui vẩn tỉnh bơ ra vô ngó tranh rồi bình luận mặc dù không hiểu gì ráo, giờ trở thành mấy quán ăn, cafe máy lạnh cửa kiếng kín mích trong đó toàn là ông tây bà đầm ngồi, còn mình chỉ đứng ngoài nhìn vô. Qua bên đường Nguyễn Huệ vào thương xá Tax, so với ngày xưa thương xá nầy như lột xác hoàn toàn. Tới gần là nghe hơi lạnh tỏa ra mát rượi, bước vào bên trong choáng ngợp bởi các quầy hàng sang trọng dưới ánh đèn vàng quý phái. Có chổ bán hột xoàn, kim cương, vàng bạc trang sức. Quầy thì bán quần áo hàng hiệu thơm phức, máy móc nghe nhạc chụp ảnh...v...v... sáng choang, giá thì trên trời. Tôi buồn miệng hỏi giá một cái Ipod, người bán hàng nhìn tôi từ đầu tới chân xong quay đi chẳng buồn đáp trả, quê một cục tui lặng lẻ quay đi. Thời bao cấp vào đây đi từ dưới lên trên lầu chỉ toàn thấy quầy hàng trống không. Lèo tèo mấy cục xà bông đá 72% dầu, mấy hủ bằng nhựa đựng xà bông kem, vài cái áo thun ba lổ ....được trưng trong quầy kiếng. Muốn mua hàng phải có giấy giới thiệu của cơ quan, có lần tôi cầm giấy giới thiệu ra mua. Cô mậu dịch viên bảo tôi tìm làm quen thêm với một người nào khác mới được mua hàng vì hiện giờ quầy hàng chỉ bán kem đánh răng mà tiêu chuẩn là hai người 1 cây (?) Tôi túm được một anh, cả hai mua được 1 cây kem xong ra bóc số ai thắng thì lấy hết cây kem và trả lại tiền cho người thua. Lần đó tui thắng, anh chàng kia nhận tiền tôi trả lại xong vừa đi vừa lầu bầu chửi trong miệng. Trên con đường nầy chỉ có một nơi duy nhất là tôi có thể vào ra mà không ngán gì hết từ xưa đến giờ là cửa hàng sách Nguyễn Huệ Fahasa. Trước giờ đều như vậy, không tiền vô coi cọp sách, có tiền chọn mua một hai cuốn đem về. Cầu mong cho cửa hàng đừng có bị giải tỏa thành khách sạn để còn có chổ mà tui lui tới trên con đường mắc mỏ nhất thành phố nầy. Yêu quý biết bao nhiêu Saigon quê tôi.
|