NHỮNG HỌC TRÒ THÂN THƯƠNG CỦA THẦY CÔ (Tiếp theo) Thầy Cô Võ Văn Nhiều Tối CN 12/8/2007: Thầy cô cám ơn các em: Ngọc La, Huy, Hồng và Diếp đến thăm hỏi sức khỏe thầy. Niềm vui của Thầy Nhiều bây giờ là những kỷ niệm của thời quá khứ. Vì vậy khi rảnh rỗi cô đã gợi lại những kỷ niệm vui buồn của từng em...
SỰ THÀNH CÔNG
Khi màn đêm sắp buông, từng đàn chim vôi vã bay về tổ, đèn phố bên đường bật sáng, ấy cũng là lúc có tiếng gõ cửa reo vang: - Chào thầy, thầy khỏe không thầy? - À, chào em ! - Chiều nay, trên đường qua đây, em ghé thăm thầy.
Cô chạy ra hỏi: - Ai vậy ông?
Thầy im lặng. - Ủa, chào em ! Ông có biết ai đến thăm không ? - Nghe tiếng nhưng không thấy nên không biết là ai ? - Đó là em Khoắn, bạn của Quang Huy, Xuân Huy đó ông à !
Đây là người học trò cũ rất đặc biệt của thầy cô. Cứ thỉnh thoảng vài tháng rồi lại vài tháng ghé tạc qua để thăm thầy, hỏi thăm đôi lời, tận nhìn thầy mình khỏe mạnh ra sao rồi xin phép ra về.
Thật ! Khoắn là người học trò rất đặc biệt: Ký ức in hằng trong tư tưởng thầy cô: Khoắn là học trò khá, luôn chào hỏi thầy cô lễ độ và gia đình khó khăn, rất khó khăn, ngụ ở trước bệnh viện Tân Châu cũ.....
Nhưng những hình ảnh ấy đã đổi thay theo thời gian.....
Thán 5/2003 thầy Nhiều ngã bệnh cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy: em Khoắn xuất hiện để thăm viếng thầy. Em là một trong những học trò cũ có mặt trước nhất nhưng sau X.Huy. Sau lúc thăm hỏi sức khỏe thầy, em gởi thầy một bao thơ để giúp thầy trong cơn hoạn nạn.
Quả thật, sau khi tiễn Khoắn về, cô mở bao thơ và vô cùng ngạc nhiên vì sự tiếp trợ của em quá lớn so với sự những suy nghĩ của cô về Khoắn: sao Khoắn khó khăn lắm lại cho thầy Nhiều nhiều vậy ?
Sau đó vài ngày, Khoắn lại điện thoại hẹn gặp Q.Huy (em trai cô). Cũng với suy nghĩ cũ cô đã dặn dò là nhớ đừng rũ Q.Huy nhậu, vì Huy cần tỉnh táo để phụ nuôi bệnh giúp cô. Khoắn đáp rằng: Cô cứ an tâm, Huy đi với em là bảo đảm 100%. Lúc đó, cô cũng chưa hiểu nhiều về em.
Dần dần, cô được biết: Khoắn bây giờ tài chính rời rộng lắm vì đã lập nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Ôi ! Thật vui mừng cho sự đổi đời của một học trò chơn chất.
Thế rồi ! Vào dịp bạn Đỗ Binh về thăm quê nhà, thầy cô được tháp tùng trong chuyến đi thăm chị bạn đồng nghiệp Lê Hoa cùng với bạn Điệp (cán bộ SGD AG). Chuyến về thầy cô được ghé ngang nhà vợ chồng Khoắn để dùng bữa tiệc buổi chiều, do vợ chồng Khoắn chiêu đãi cả đoàn.
Xe đỗ trước nhà! Nhìn cổng nhà rồi ngước mắt tận tầng cao nhất, cô phải vãn cổ 180 độ. Ôi! học trò của thầy cô sao vô cùng giỏi! Cực kỳ giỏi! Cô phải khen như vậy vì dưới mắt thầy cô, em dù lớn thế mấy thì đối với thầy cô vẫn còn là cậu học trò bé nhỏ.
Ngạc nhiên này chưa hết đến ngạc nhiên khác vì vợ chồng em đã tạo dựng được ngôi nhà rộng, cao, đẹp gấp 5,7 lần ngôi nhà bình thường. Và ngoài ngôi nhà này, các em vẫn còn 2, 3 căn nữa...
Một thành công có một không hai trên đường đời, một sự đổi đời hiếm có nhưng bao giờ cũng giữ được đạo đức, phẩm chất của con người thì quý báu vô cùng, vô hạn không gì so sánh được.
Thầy cô chúc mừng vợ chồng Khoắn và ước mong gia đình em luôn phát đạt, tấn tới.
CHÂN TÌNH
30/4 là ngày kỷ niệm của dân tộc VN nói chung cũng là ngày khó quên nhất của thầy Nhiều và gia đình vì ngày đó thầy lên bàn mổ sau tai nạn giao thông, 1 tai nạn nghiệt ngã đã làm suy sụp thầy Nhiều và gia đình.
Khi thầy Nhiều ra khỏi phòng hậu phẫu thì vợ chồng Sang, Huệ Hoàng đã đến bên giường chia sẻ cùng thầy. Tuy công việc làm ăn vô cùng bận rộn, nhưng vô chồng Sang đã khép lại để khẩn trương thăm hỏi sức khỏe của thầy.
Hình ảnh vợ chồng Sang ngồi bên giường bệnh ngày 1/5/2003 cô không thể nào quên.
Sau nhiều lần kết hợp bạn bè như Diếp, Hồng, Hải, Khoắn, Lý, Thiện, Bình và rất nhiều em nữa... đến viếng thăm thầy Nhiều, kỷ niệm 20/11 hàng năm... thì Sang và Hoàng đã tìm tòi trên mạng, loại cỏ chân vịt có thể chữa được bệnh thầy. Hai em đã in ra hình ảnh loại cỏ đó, để cô có dịp tìm được. Hai em còn tiếp trợ thuốc "tăng tuần hoàn máu lên não" giúp trí nhớ sớm phục hồi.
Sự quan tâm chăm sóc từng li từng tí của hai em, thầy cô luôn ghi nhớ. Chúc 2 em mọi sự như ý.
CHIM ĐẦU ĐÀN
Khoảng cuối tháng 5/2003, bạn Điệp (CB SGD AG) và vài cô nữa đến phòng cấp cứu BVCR. Qua giới thiệu, cô biết đó là cô Cẩm Em, hiện là sếp của cô, là GĐ Sở GD AG.
Đây là 1 trong những học trò thành đạt của thầy Nhiều, đã thăm hỏi thầy và tiếp trợ hơn tháng lương của mình. Cẩm Em còn bảo: "Ngày đi học em rất nghèo và được thầy không nhận học phí. Tình thầy, em không thể nào quên được!"
Thầy được biết trong một lần họp các Hiệu trưởng, Cẩm Em đã ngợi khen với hội nghị về phương pháp giảng dạy toán của thầy Nhiều, một phương pháp đem lại hiệu quả khá cao mà không cần giáo án. (Thầy Lê Minh Đức-Chợ Mới kể). Thầy rất vui vì có học trò nữ đa tài như em, đúng như câu: "Trò hơn thầy là có phúc lắm lắm".
Thế rồi, khoảng 2/2005, thầy Nhiều về giỗ mẹ ở Long Xuyên. Cẩm Em biết được, rủ thêm 3,7 bạn bè (Kim Cương, Hòa...) đến thăm thầy. Đấy là những kỉ niệm thầy trò khi thầy ngã bệnh, cô thầy khó mà quên được và chúc em nhiều sức khỏe.
TẤM LÒNG
Sống trên đợi,con người chỉ đền ơn đáp nghĩa một lần là đủ, quá đủ, nhưng thầy Nhiều vô cùng hạnh phúc vì có học trò cứ đền dáp dài dài.
Đó là vợ chồng Phạm Bá Truyền-Thu. Nhiều lúc cô cũng định hỏi thăm gia đình nhưng sợ hai em lại "nhớ" đến thầy cô. Nhưng 2 em vẫn "nhớ". Thầy Nhiều bệnh đã 4 năm, là 4 lần 20/11 lẫn Tết Âm lịch là Truyền và Thu lại tiếp trợ cho thầy. Thầy cô nhận với sự xúc động dâng trào.
Thầy cô cầu mong tấm lòng của 2 em được ơn trên đền đáp để 2 em được thỏa lòng.
TUỔI TRẺ TIẾN BỘ
*** Theo bước các anh chị đi trước, những học trò trẻ tuổi của thầy Nhiều cũng chẳng kém.
Hằng năm cứ trước 20/11 một tuần là cậu học trò trẻ tuổi này đến viếng thăm thầy. À, đến viếng thăm "thái sư phụ" thì đúng hơn vì ba mẹ em đã gọi thầy Nhiều là "sư phụ" rồi.
Với giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, hơi nghiêng người vào lòng thầy, rồi choàng tay qua lưng thầy, vuốt nhè nhẹ như muốn chia sẻ sự mất mát, xua tan bóng tối tăm thầy đang mang nặng... Đó là em Thắng-con trai trưởng nhà sách "Bút Việt" ở quê nhả TC-AG, là kiến trúc sư, vừa lập gia đình 2 tháng trước.
Thật vậy cậu học trò trẻ tuổi này, thầy cô đánh giá về sau chẳng thua gì BS X.Huy: "Anh tám lạng, em nửa cân".
Nếu trời cao có cho thầy cô một điều ước trong những ngày cuối đời này thì thầy cô xin ước có một người con giống vậy, vừa đẹp người, vừa đẹp nết hoặc chỉ được một nữa cũng quá đủ với thầy cô rồi.
Thầy cô chúc mừng Thắng luôn hạnh phúc,thăng hoa trong sự nghiệp, rạng rỡ ông bà, cha mẹ.
*** Cũng chẳng thua gì các anh "nam nhi", được tin thầy ngã bệnh, cứ đều đặn chiều chiều thứ 7, đến đề biết tình hình sức khỏe của thầy, giúp đỡ cô mua nhiệt kế để cô đo nhiệt cho thầy đi đổi nước nóng, trông thầy để cô giải quyết giặt giũ linh tinh...
Đó là các học trò nhỏ nhắn Tường Vân, Kim Nga, Mỹ Thanh và các em trong nhóm. Lại chờ đến tối đưa cô về nhà lo sợ cô bất an không về một mình được.
Sau nhiều lần đến thăm vì công việc,Tường Vân phải về quê công tác. Nhưng những lúc có dịp tiện đi TP lại ghé thăm và tặng thầy một chồng đĩa nhạc Pháp vì biết thầy mình thích nghe nhac.
Thật! Học trò của thầy Nhiều quá đặc biệt, mỗi em một vẻ, đã phơi bày tấm lòng thầy trò của từng em, mỗi em một sắc thái riêng mà thày rất quý mến. Thầy cô chúc các em vui vẻ, tìm được một nửa của các em thật như ý. ----------------------------------------------- Sau này nếu có dịp tiện, thầy cô sẽ nhắc kỷ niệm về các em: Chương (GV), Lộc (em Chưong) ; Kha Văn Tỷ (GV), Trần Bảo Vân (GV), Võ Tam Dân (GV); Hồ Công Phú, Châu Thị Hóa, Trương Xuân Nguyệt... Cùng các em hiện ngụ ở nước ngoài: Dũng (em vợ thầy Cư), Vợ chồng Phong-Xuân, Bích (Dì Thắng), Ngọc Thanh, Trần Văn Kha, Bùi Thị Thiềm, Cà Dum, Ngọc...
Saigon, 15/8/2007
|