Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 25 Tháng 11 2024, 04:27
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» ĐÔI DÒNG GIAO CẢM - Vô thường Niệm «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1191 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: ĐÔI DÒNG GIAO CẢM - Vô thường Niệm
Gửi bàiĐã gửi: 13 Tháng 2 2008, 15:02
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
ĐÔI DÒNG GIAO CẢM
Vô thường Niệm

Ðọc “Bay vội về đàn” (1 và 2 ) của Ngọc La, một người bạn, đúng hơn là một đứa em cùng chung mái trường mà chưa từng quen biết, tôi đã có nhiều cảm xúc. Cô ấy viết hay quá! Cái giọng văn giản dị, trong sáng và đầy nhạc tạo sức truyền cảm, hấp dẫn rất riêng.

Vừa đọc khúc dạo đầu, tôi đã sửng sốt, phải dừng lại đôi ba phút để cảm nhận, lắng nghe, trước tiên là sự rung động đến từ câu chữ và rồi sự đồng cảm giữa tác giả và người đọc, chỉ vì mấy chữ đơn giản này:

“Nhưng đêm nay tôi cứ trằn trọc mãi. Một là vì ngoài kia trăng sáng quá.”.

Chao ôi, từ lâu, lâu lắm rồi, cứ tưởng trong cái xã hội hiện đại ngày càng bị hút chăt vào nhịp điệu loạn cuồng của rượt đuổi vật chất, làm gì còn có người thao thức chỉ vì một ánh trăng sáng quá ngoài kia? Cái tâm hồn này…chưa kịp tìm ra từ thích hợp để gọi tên cho cái mẫu người không nhiều thí ít phải bị lạc loài trong cuộc sống đương đại hôm nay thì chính tác giả, thú vị làm sao, đã thay người đọc mà thổ lộ:

“người… có « tâm hồn quá khứ ».

Người có tâm hồn quá khứ chất nặng những hình ảnh xa xưa trong ký ức. Và cứ hễ có dịp là trào tuôn. Còn dịp nào tốt hơn để cho ký ức tuôn trào bằng một cuộc hội ngộ bạn bè?

Ðầu tiên là ký ức về một ông thầy giáo già thích kể chuyện đời xưa.. Mời các bạn nghe lại :

"tính thầy rất phóng khoáng, lạc quan, hay kể chuyện vui, qua đó giáo dục nết ăn, nếp ở cho bọn trò nhỏ."

Dù có cắt đi cái tít nằm ở đôi hàng trên những dòng này trong bài viết của Ngọc La, bạn nào từng học qua với nhà giáo già đáng kính đó lại không nhận ra ngay thầy Dương Văn Út? Thầy có biệt tài kể chuyện đã đành, mà chuyện nào của thầy cũng mang tính ôn cố tri tân. Bao giờ thầy cũng kết thúc buổi kể chuyện bằng cách chỉ rõ cho bọn học trò nhỏ đang độ tuổi con, tuổi cháu của thầy đâu là bài học luân lý rút ra được từ câu chuyện kể. Ðó là những bài học công dân gíáo dục (bây giờ, đang ở trên đỉnh cao trí tuệ loài người, môn học này có tên là gì hả các bạn?) tuyệt thú. Nhẹ nhàng mà thấm sâu, đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta. Cần quái gì những từ ngữ đao to búa lớn tràng giang đại hải mà khó nuốt còn hơn bả mía khô?

Nhưng thôi, chúng ta hãy xem cái cách Ngọc La miêu tả những đứa học trò đệ thất, đệ lục ngày ấy say sưa tiếp thu các bài học công dân giáo dục đầy tính sáng tạo của thầy Dương Văn Út như thế nào:

"Có lần, vì mê nghe thầy kể chuyện nên bọn mình nhiều đứa há hốc mồm."

Gọn quá!

Tiếp theo là đôi mẩu chuyện nhỏ, vài nét phác họa cá tính và một ít cảm nhận của tác giả về thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Trọng Phúc.

Ðối với thầy Phúc, cho phép tôi tiện đây chia sẻ nhanh với các bạn đôi cảm nghĩ chân thành.

Kể từ năm lên Ðệ Ngũ cho đến khi rời trường, tôi không hề yêu thích thầy một chút nào. Ðúng như Ngọc La viết, thầy "có phong cách đường hoàng, đĩnh đạc, nghiêm trang,… khó" lắm. Thằng nhóc con mới qua tuổi 15, 16 là tôi thuở ấy có biết gì trời cao đất dầy. Sớm bị đầu độc bởi « Ðiệu Ru Nước Mắt » và nhiều tác phẩm tương tự cùng thời, đầu óc tôi là bãi phế liệu với hàng đống rác rưởi của những tư tưởng nổi loạn, phản kháng, chỉ muốn lật nhào bất kể thứ gì «đường hoàng, đĩnh đạc, nghiêm trang». Có cơ hội là tôi phá thầy, phá ngầm. Mãi sau này, khi đã lập gia đình, có con có cái, lo dạy dỗ cho chúng nên người, tôi mới biết yêu và kính trọng thầy sâu sắc. Có thể tình yêu tôi dành cho thầy không bằng một vài thầy cô khác, nhưng sự kính trọng là cao hơn tất cả. Thầy lập gia đình muộn, cậu qúy tử của thầy mấy năm nay đã đứng trên bục giảng, cùng tuổi với con tôi. Nhưng trước mặt thầy, từ lâu lắm rồi, tôi luôn có thái độ cung kính như một đứa con đối với cha mình. Tôi ôm ấp một bài viết về thầy, nhưng tự biết còn lâu lắm mới viết được. Còn đây là cái nhìn của cô Ngọc La về thầy:

Qua hình ảnh của Thầy, tôi cảm nhận thật đầy đủ thế nào là lòng yêu nghề, yêu người của nhà giáo, hiểu đầy đủ giá trị của những kỉ niệm, kỉ vật mà người ta đã tạo ra, đã trao cho những người thân quen, hiểu thế nào là hạnh phúc của sự sum họp,… lại càng thấm thía thế nào là sự lãng phí nhân tài của xã hội…

Ðúng quá! Tuy nhiên, về điều gọi là lãng phí, tôi có một cái nhìn hơi khác với tác giả, viết ra đây để chúng ta cùng suy ngẫm.

Ở phần trên , tôi quên nói là tôi không đồng quan điểm với Ngọc La khi cô ấy viết: "Có lẽ vì là hiệu trưởng nên lúc nào thầy cũng có phong cách đường hoàng, đĩnh đạc, nghiêm trang,.."

Không, theo tôi, không phải có lẽ, không phải vì …nên…

Với tôi, thầy sinh ra là để làm nghề giáo. Dạy học là thiên chức của thầy. Cái phong cách đường hoàng, đĩnh đạc, trang nghiêm ở thầy đâu có mất đi sau hơn ba muơi năm thầy bị cố tình lãng quên, hơn ba mươi năm bị buộc phải xa rời mái trường, bục giảng, hơn ba mươi năm bị tước đoạt thiên chức một nhà sư phạm trong khi thầy là một con người rõ mười mươi là trời sinh ra để không làm gì khác cho xã hôi cả, mà chỉ để làm một vị thầy?

Thiết nghĩ, có nhìn thầy dưới góc độ đó mới thật sự "thấm thía thế nào là sự lãng phí nhân tài của xã hội".

Tôi dự định chỉ viết năm ba câu chào hỏi và bày tỏ sư thán phục đứa em tài năng mà bây giờ bài viết lại thành ra tràng giang đại hải, một đống bả mía khô thế này rồi!

Thôi thì cứ xem như mua vui cũng được một vài…nghe các bạn!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» ĐÔI DÒNG GIAO CẢM - Vô thường Niệm «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 5 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 5 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu