Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 09:55
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» HỌC DỞ «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 6 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 3736 | Trả lời: 5)
Tiêu đề bài viết: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 2 2008, 22:20
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328

Người tạo chủ đề
TÔI ĐÃ… HỌC DỞ NHƯ THẾ NÀO?

“Trước khi biết lo học và ham học, tôi là đứa học dở nhất nhì trong lớp”. Tôi nhớ đó là câu mình đã nói trong BAY VỘI VỀ ĐÀN và tôi đã hứa sẽ kể chuyện này vào một dịp khác. Và cái dịp khác đó đã đến.
Bà con có biết vì sao tôi học dở không? Đơn giản là lúc đó tôi còn quá “con nít”, quá ngây ngô và ham chơi.

Chuyện là vầy:

Tôi được sinh ra và lớn lên ở xứ Kinh Xáng, tức xã Tân An – nay là xã Long An, ở phía bên này kinh (hồi đó người dân ở đây quen gọi là “sông”) liền đường với quận lỵ Tân Châu, bên kia kinh thì có chợ và trường công - Trường Tiểu học Tân An “C”, liền đường với Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương. Đến học tại trường công này không chỉ có trẻ em trong xã Tân An, mà còn có trẻ em của các xã lân cận như Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Long Phú,…

Khi tôi lên bốn, lên năm, nơi tôi ở vẫn chưa có trường công. Lúc đó có Thầy giáo Kiệt mở trường tư dạy cho trẻ con trong xóm. “Trường” là một ngôi nhà cột tre, mái và vách lá, nền đất, nhìn giống như ngôi nhà, chỉ khác ở chỗ bề ngang rất lớn. Bên trong kê nhiều dãy bàn. Có dãy dành cho lớp Năm (lớp 1 bây giờ), có dãy dành cho lớp Tư, có dãy dành cho lớp Ba. Cả ba lớp vào học một lượt, do một ông Thầy dạy, trong cùng một phòng học! Lớp học kiểu này ngày nay người ta gọi là “Lớp ghép” (có ở các vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt). Ông Thầy phải sử dụng phương pháp giảng dạy xen kẽ giữa dạy trực tiếp và tự học của học trò, để có thể xen kẽ làm việc với các lớp. Ví dụ: Dạy bọn học trò lớp Năm học vần xong thì giao cho chúng tập viết, rồi quay qua dạy toán cho bọn lớp Tư, lúc đó bọn lớp Ba đang ngồi làm toán đố hay làm Tập làm văn,…Tôi nhớ tôi đi học lớp Năm là lớp nhỏ nhất mà còn dắt theo…hai đứa em… ngồi kế bên chơi, thật thoải mái! Có khi học vần xong là bọn tôi bày ra chơi chuyền chuyền tại bàn học (thả trái hòn cho lăn trên bàn học thay vì thảy lên cao như khi chơi ngoài trời). Cũng có khi rảnh rỗi, tôi tò mò nhìn sang lớp Tư, lớp Ba để xem chơi, rồi cũng học lóm được Bảng cửu chương, cách làm toán cộng, trừ, nhơn, chia,…Nói chung là học với Ông Thầy Đầu Tiên – Thầy giáo Kiệt, tôi đã đọc thông, viết thạo, thuộc nhiều bài văn vần (thể loại ca dao), biết làm toán pháp (cộng, trừ, nhân, chia đơn giản) từ những bài học chính thức lẫn học “lóm”.

Vì là học trường tư, trong lớp có nhiều thời gian nghỉ ngơi thoải mái (vừa học vừa chơi), chỉ học bài, làm toán tại lớp mà vẫn chu toàn mọi nhiệm vụ học tập nên tôi chưa có thói quen tự học bài và làm toán ở nhà. Tức là về nhà là quăng tập vào một xó để rong chơi, hôm sau đến buổi học lại ôm tập đi. Hết chơi ở nhà lại đi vô đồng. Chơi ban ngày chưa thỏa chơi đến ban đêm. Chơi đủ trò: cút bắt, nhảy dây, cò cò, nhảy chang cháng, chuyền chuyền, rồng rắn, giựt số, bỏ khăn, cất nhà chòi, ... rồi ở xóm có ai lên đồng lên cốt, cầu thầy pháp chữa bệnh, đám ma, đám cưới,…hễ có động tịnh gì là có bọn con nít chúng tôi đến xem. Vô đồng thì leo lên đống rơm nghịch đủ trò. Xe đạp thì tự tập chạy té u đầu gối là chuyện thường ngày,…Đến bây giờ tôi vẫn thấy mình may mắn vì được tự do, được hưởng đủ những thú vui thôn dã. Chứ không như bọn con nít thành thị bây giờ, có đủ điều kiện vật chất hơn, được chăm sóc vệ cẩn thận hơn, có đồ chơi đắt tiền hơn, nhưng mất tự do, có em bị nhốt trong nhà suốt ngày, không được ra sân chơi với bọn trẻ trong xóm. Vậy thì làm sao chúng không ghiền TV và game cho được! Còn chuyện ăn uống, bà con khó mà tin rằng, rất nhiều đứa học đến lớp 5 vẫn chưa biết cầm đũa, đặc biệt có đứa đến lớp 7 mà người nhà vẫn phải đút cơm!

Nhớ lại, hồi đó Ông Thầy Đầu Tiên đối với tôi thật thiêng liêng và huyền bí. Tôi không hiểu vì sao mà có thầy. Đầu óc mê nghe chuyện đời xưa của tôi cứ ngây ngô nghĩ rằng Thầy là ông Tiên từ trên trời bay xuống. Cho đến một hôm có dịp cùng với mấy đứa bạn đi lang thang vào xóm trong (xóm dưới) chơi, tình cờ đi ngang nhà thầy, thấy thầy đang dùng cơm với gia đình, tò mò nhìn vào bếp thấy có nồi niêu, xoong chảo, cà ràng ông táo, bọn tôi mới vỡ lẽ và ngạc nhiên: “Trời, thầy mà cũng ăn cơm nữa sao? Thầy mà cũng có vợ, có con nữa à?”

Tôi không nhớ mình học ở trường này bao nhiêu tháng, mà chỉ nhớ rõ khi ngôi trường công đầu tiên trong ấp tôi gồm ba phòng được xây xong, thì đầu năm học đó, chị Hai dắt tôi vào xin cho học. Sau khi được sát hạch, tôi được vào học lớp Tư của Thầy Cà Lơ (Thầy Khoa, anh ruột của bạn Trần Thị Kim Nga, sau này là HS lớp đệ thất C THCLTC khóa 1968-1969), (có đứa phải học lại lớp Năm vì đọc chữ chưa chạy). Tôi sang một bước ngoặt mới của cuộc đời: từ chỗ thoải mái, vô tư trong lớp học chuyển sang chỗ phải khép mình theo nội qui chặt chẽ và tiếp thu kiến thức của các môn học có bài bản theo chương trình của Nhà Nước. Tôi không quen chuyện đó: Thầy giảng bài toán đố, tập làm văn, tôi không tập trung nghe mà ngồi ngó lơ đãng tận đâu đâu! Thầy đọc chính tả có chữ “phết”, “chấm”, tôi không biết dấu phết, dấu chấm là gì nên ghi đại chữ “phết”, chữ “chấm”! Về nhà phải học bài (là những đoạn văn xuôi của môn Sử ký, Địa lý, đạo đức…), phải làm toán, tập làm văn, tôi không biết lo học, lo làm toán mà vẫn quen thói cũ: về nhà quăng tập vào một xó rồi đi chơi! Kết quả của “cách học” đó là gì, chắc bà con không khó hình dung ra! “Trứng ngỗng” và “Cây gậy” là bạn bè thân thiết của tôi, chúng có mặt khắp các cuốn tập từ tập bài học đến tập toán đố và tập làm văn. Cùng một số đứa khác, mỗi lần bị gọi lên trả bài (kiểm tra miệng) là y như rằng tôi bị ăn đòn. Ông Thầy đánh hoài cũng chán, bèn cho bọn tôi đánh “dần công”, mà đứa nào nhường bạn đánh nhẹ là sẽ bị Thầy đánh mạnh gấp đôi. Hết đánh lại đến phạt: lúc đầu là quì gối xuống đống cát trong lớp (có lẫn những viên cuội to), sau đó là đến “tự búng phì”. Cũng không ăn thua, bọn tôi vẫn vô tư… chơi hết mình. Lạ một điều: bị đòn, bị phạt là vậy, nhưng tôi không hề giận thầy (vì biết đó là lẽ đương nhiên), không hề biết mắc cỡ, vẫn đi học đều đều, không trốn học buổi nào vì đi học là để… chơi mà! Bị đòn đau một chút thì nhằm nhò gì!

Một hôm, ông Thầy đổi chiêu: không đánh, không phạt nữa mà bắt mấy đứa không thuộc bài (cả trai lẫn gái) đứng khoanh tay thưa bên “đối địch” (con trai thưa bên con gái và ngược lại): “Thưa mấy ANH/CHỊ, EM không dám làm biếng nữa!”.
(Để bà con hiểu thêm, tôi xin mở dấu ngoặc đơn để nói về mối quan hệ giữa hai phái này ở quê tôi hồi nẳm. Hồi đó hai phe là đối địch với nhau. Đối với tôi, bọn con trai là đồ quỉ sứ, thật đáng ghét. Tôi không hiểu vì sao các bà mẹ lại cưng mấy đứa con trai của mình, không hiểu vì sao đàn ông và đàn bà lại ở chung được một nhà! Này nhé: con gái chơi nhảy dây là con trai giựt dây, bứt cho đứt; con gái chơi chuyền chuyền thì con trai lén chụp cục hòn quăng xuống sông; con gái ngồi câu dưới sông thì con trai ngồi trên bờ lượm đất cục ném xuống cho u đầu! Bọn con gái chửi chí chóe, ỏm tỏi không thiếu một từ nào trong “kho tàng ngôn ngữ chửi” dân gian! Đặc biệt xưng hô thì toàn là “BÂY – TAO” dù bên kia lớn hơn vài ba tuổi (phân biệt với cùng phái là “MẦY – TAO”).

Vậy mà, bà con coi, bây giờ tôi phải mở miệng “Thưa mấy ANH, EM không dám làm biếng nữa”! mà Thầy đã ra lệnh rồi thì phải tuân theo (ngoan là ở chỗ đó). Thưa xong, tôi đỏ mặt tía tai, nước mắt rưng rưng vì nhục nhã với bọn con trai. Bên nào được thưa cũng cười khoái trí. Tôi còn nhớ rõ nét mặt của ông Điền (là cậu bà con xa “phăng hoài không ra mối” của tôi, giờ là GV trường THPT Tân Châu), ông Phượng (Nguyễn Thế Phượng, giờ đã là người thiên cổ), dù các ông thuộc tốp học giỏi, hiền lành và không chọc phá bọn con gái bao giờ nhưng các ông cũng cười cười khi tôi thưa khiến tôi quê quá cỡ, nếu độn thổ được chắc tôi sẽ độn thổ ngay tức khắc!

Thế là “biến đau thương thành sức mạnh”, tôi quyết tâm sẽ ráng học. Tôi thầm nói: “Bọn BÂY học được thì TAO cũng học được!”. Vào lớp, tôi chú ý nghe Thầy giảng bài, tôi làm toán đố được 8 rồi đến 9, 10 điểm; Về nhà, tôi học bài, mà lạ một điều là tự nhiên tôi biết cách ghi nhớ ý nghĩa (hiểu rồi mới nhớ) chứ không đọc kiểu "tụng kinh". Tôi thấy mình học bài mau thuộc mà lại nhớ lâu. Trả bài thuộc, làm toán đúng liên tục, tôi làm Thầy vô cùng ngạc nhiên. Một lần Thầy đi đâu đó về đi ngang qua nhà, thấy tôi đang "nằm bò" trên bộ ván trước nhà làm toán, Thầy dừng lại đứng sau lưng xem tôi làm và khen. Rồi một hôm Thầy khen tôi trước lớp: “Em Nga lúc này học hành tiến bộ lắm”. Tôi đã cảm động và rưng rưng nước mắt. Vì mừng có, vì tủi thân khi nhớ lại những trận đòn, những hình phạt bấy lâu nay cũng có. Lời khen đó của Thầy đã khích lệ tôi rất nhiều. Tôi đã “thừa thắng xông lên”, lấy trớn đến cuối năm lớp Ba, được xếp hạng ba trong lớp, vẫn còn thua hai đứa con trai (là ông Phượng và ông Phất, cả hai ông bây giờ đều đã không còn! )

Lời khen ngợi, hỏi han ân cần của Thầy Cô bao giờ cũng có giá trị rất lớn đối với HS, ai cũng biết điều đó. Nhưng cũng cần nói rõ là việc bắt chúng tôi thưa phe bên kia có phải là thượng sách hay không, hãy nhìn xem kết quả chung sẽ rõ: mấy bạn kia cũng "Thưa mấy anh/mấy chị..." như vậy mà nào có tiến bộ gì! Và ở đây tôi cũng không lạm bàn chuyện nên hay không nên đánh, phạt nhục hình (làm đau đớn về thể xác) đối với HS. Vấn đề này báo chí đã tốn nhiều giấy mực rồi. Riêng tôi nghĩ: không nên tuyệt đối hóa bất cứ điều gì.

Tôi tiến bộ được có lẽ do cái “nết” tự ái, tự ái với bọn con trai hồi đó. Tất nhiên đó là bước khởi đầu, đó là động cơ học tập trước mắt. Từ từ tôi cố gắng học là để tự khẳng định mình, là để vui lòng cha mẹ, thầy cô… và để “người ấy”… ít nhất là cũng… không nghĩ quá tệ về mình. Về sau, cũng như nhiều người khác, động cơ học tập của tôi ngày càng rõ ràng và đúng đắn hơn: học để vươn lên khỏi đáy của xã hội, để cống hiến cho đời.

(Viết xong 22g35’ ngày 24/8/2007)


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Sửa lần cuối bởi Ngoc La vào ngày 17 Tháng 6 2011, 19:30 với 3 lần sửa trong tổng số.

Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 2 2008, 23:00
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448
Ngoc La {L_WROTE}:
...
Tôi tiến bộ được có lẽ do cái “nết” tự ái, tự ái với bọn con trai hồi đó. Tất nhiên đó là bước khởi đầu, đó là động cơ học tập trước mắt. Từ từ tôi cố gắng học là để tự khẳng định mình, là để vui lòng cha mẹ, thầy cô…và để “người ấy”…ít nhất là cũng…không nghĩ quá tệ về mình. Về sau, cũng như nhiều người khác, động cơ học tập của tôi ngày càng rõ ràng và đúng đắn hơn: học để cống hiến cho đời, để vươn lên khỏi đáy của xã hội.


Có lẽ lúc đó em gái Ngọc La đã nghe NGV kể cho nghe chuyện "cây vĩ cầm một dây" cho nên học tiến quá cở :)


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 17 Tháng 6 2011, 19:08
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328

Người tạo chủ đề
Ngoc La {L_WROTE}:
]...Sau khi được sát hạch, tôi được vào học lớp Tư của Thầy Cà Lơ (Thầy Khoa, anh ruột của bạn Trần Thị Kim Nga, sau này là HS lớp đệ thất C THCLTC khóa 1968-1969), (có đứa phải học lại lớp Năm vì đọc chữ chưa chạy).

Gặp lại Người Thầy của "một thời... học dở của tôi" vào chiều ngày 08/6/2011 (thứ tư tuần trước).
Thật cảm động vì một câu nói của Thầy: "Hôm nay thầy phá lệ đó nha em. Hồi nào giờ Thầy không thích để cho ai chụp hình"

{L_ATTACHMENT}:
Gap lai Thay xua (1).JPG
Gap lai Thay xua (1).JPG [ 64.9 KB | Đã xem 4860 lần ]

(Thầy Khoa ngồi kế bạn Kim Nga phía bên phải người xem - bên trái của Kim Nga)


Thầy Khoa cũng là anh rể của chị Lê Thị Long - người chị hàng xóm của tôi.
Hôm đó Thầy thật vui khi nghe tôi lại nhắc bao nhiêu là kỷ niệm thời còn ngu ngơ, khù khờ,...
(Hì hì... làm như giờ mình "khôn" lắm vậy á! - giờ đầu đã 2 thứ tóc mà mình đã hết ngu ngơ, khù ngờ đâu!!! Đó là sự thực!!!) :( :mozilla_tongueout:


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Sửa lần cuối bởi Ngoc La vào ngày 17 Tháng 6 2011, 20:56 với 2 lần sửa trong tổng số.

Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 17 Tháng 6 2011, 19:45
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328

Người tạo chủ đề
Ngoc La {L_WROTE}:
...Vậy mà, bà con coi, bây giờ tôi phải mở miệng “Thưa mấy ANH, EM không dám làm biếng nữa”! mà Thầy đã ra lệnh rồi thì phải tuân theo (ngoan là ở chỗ đó). Thưa xong, tôi đỏ mặt tía tai, nước mắt rưng rưng vì nhục nhã với bọn con trai. Bên nào được thưa cũng cười khoái chí. Tôi còn nhớ rõ nét mặt của ông Điền (là cậu bà con xa “phăng hoài không ra mối” của tôi, giờ là GV trường THPT Tân Châu), ông Phượng (Nguyễn Thế Phượng, giờ đã là người thiên cổ), dù các "ông" thuộc tốp học giỏi, hiền lành và không chọc phá bọn con gái bao giờ nhưng các ông cũng cười cười khi tôi thưa khiến tôi quê quá cỡ, nếu độn thổ được chắc tôi sẽ độn thổ ngay tức khắc!
Hình chụp "Yên Đồng"="Ông Điền" cùng bà xã tại nhà của "ông" đây nè (vào chiều tối ngày 08/6/2011):

{L_ATTACHMENT}:
Cau Dien.JPG
Cau Dien.JPG [ 58.85 KB | Đã xem 4750 lần ]


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 6 2011, 03:31
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 20 Tháng 6 2010, 09:54
Bài viết: 1058
Nho om oi ,khong biet nho con nho 2 anh em Loc va Ne nha o ben kia song xoe nha ban do .hoi con di hoc minh chua ghet 2 ten nay boi vi tui han hay bat con ran va con tam nhat minh lam,moi ngay han di cho ngang qua nha minh ,minh thu dai khong them chao ,mai den luc minh sap roi khoi que nha minh moi chao va noi chuyen voi ban ay ,nhut la tui con trai Vinh Hoa xu nuoi tam ,ngay nao di hoc cung so gan chet ... :rollin:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: HỌC DỞ
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 9 2012, 18:59
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)
Nha Que {L_WROTE}:
Nho om oi ,khong biet nho con nho 2 anh em Loc va Ne nha o ben kia song xoe nha ban do .hoi con di hoc minh chua ghet 2 ten nay boi vi tui han hay bat con ran va con tam nhat minh lam,moi ngay han di cho ngang qua nha minh ,minh thu dai khong them chao ,mai den luc minh sap roi khoi que nha minh moi chao va noi chuyen voi ban ay ,nhut la tui con trai Vinh Hoa xu nuoi tam ,ngay nao di hoc cung so gan chet ... :rollin:

Nhỏ Nhà Quê thân! Một ngày gần đây nhỏ sẽ biết tin về "2 cái tên" (Lộc và Nê) hồi xưa hay bắt rắn, bắt sâu nhát bạn nhé! Ốm hỏi anh Nguyễn Hòa Bình sẽ ra ngay vì họ là láng giềng của nhau.
Chờ nhé!


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 6 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]

» HỌC DỞ «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 5 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 5 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu