Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 10:07
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 7 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 3301 | Trả lời: 6)
Tiêu đề bài viết: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 8 2008, 15:56
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Nhạc Cảnh Hòn Vọng Phu

Sáng chủ nhật ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa nóng, vừa đọc bài trên diễn đàn, vừa nghe nhạc thì còn gì thích thú hơn. Nếu bảo nghe nhạc thì tôi có nhiều “gu” lắm, xin phép quí vị cho tôi dài dòng một chút:

  1. Nhạc Mỹ thì thích nhất là “Jazz” của người da đen sau nhiều năm làm nô lệ, họ trút nỗi buồn của kiếp nô lệ vào tiếng kèn đồng nghe buồn não nuột. Đôi khi nghe họ chơi nhạc jazz mà tôi có thể thức cả đêm vừa nghe vừa thông cảm cho hoàn cảnh của họ.
  2. Nhạc Tây thì Paul Moriat, tôi yêu thích nhạc của ông thời còn học trung học qua những bài rất dễ thương như Bang Bang, L’amour est blue, Je T'aime...Moi Non Plus, Michelle...
  3. Nhạc la tinh thì khoái nghe Armik với những bài độc tấu tây ban cầm sống động như những anh chàng đấu bò, hay êm dịu như những cuộc tình thơ mộng bên bờ biển Địa Trung Hải (Mediterranean Sea).
  4. Nhạc hòa tấu thì có Jesse Cook với những độc tấu guitar hay Richard Clayderman bên cây đàn dương cầm đã cho tôi những giây phút lờ lững như bay bổng trên bầu trời âm nhạc.

Nhưng nếu nói về nhạc Việt thì chỉ có Trịnh Công Sơn và nhạc tiền chiến mới thu hút được tôi. Trịnh Công Sơn thì khỏi nói, nhạc của ông đã đi sâu vào đời tôi từ năm 15 tuổi. Trịnh Công Sơn đã kể cho tôi nghe thân phận làm người trong một nước triền miên khói lửa. Để thoát ly những đau buồn nhược tiểu, tôi tìm nhạc Tiền Chiến để có một vài giây phút mộng mị cho tuổi đang lớn. Những tuyệt tác của Lê Thương, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Phạm Duy đã không ít xoa dịu nỗi đau của một người con trai lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh. Những bài “Con thuyền Không Bến”, “Bến Xuân”, “Cô hái Mơ”... là những bản nhạc ăn sâu vào lòng người Việt Nam mình thời đó.

Sáng nay cũng như thường lệ, tôi đổi từ “Smooth Jazz” sang cái đỉa CD mới lục lọi trong đống hàng cũ, bất chợt bài “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương do Thái Thanh trình bày vang lên:

Lệnh Vua hành quân trống kêu dồn
Quan với quân lên đường...


Thế là dĩ vãng lại ùn ụt bay về như thác lũ. Tôi nhớ nhà, nhớ trường, nhớ Thầy Nhiệm, nhớ Chú Hai Bền (Thời Đại), nhớ Anh Thái Cang (Anh của Thái Liên, còn được gọi là Anh Dường) và nhiều hơn hết là nhớ nhạc cảnh Hòn Vọng Phu. Tôi nhớ lại năm đó chúng tôi đang sắp hết đệ ngũ, chuẩn bị lên đệ tứ. Mỗi cuối năm đều có màn trình diễn văn nghệ trong ngày lãnh thưởng cuối năm, đánh dấu bắt đầu của "nỗi buồn hoa phượng". Theo thông lệ thì Thầy Nhiệm sẽ tuyển chọn học sinh của trường để thành lập ban văn nghệ. Năm đó có rất nhiều nhân tài như Thái Liên, Thành Lễ, Ngọc Chưởng, Thảo (Lâm Dum), Minh Phượng, Kim Loan..., và tôi thì cũng lọt tọt được cho vào tham dự. Cái đặc biệt của năm nầy là Thầy Nhiệm và Chú Hai Bền cho thêm Nhạc Cảnh Hòn Vọng Phu và Gấm Vàng. Ngọc Chưởng được chọn làm Chinh Phụ chờ chồng hóa đá, Thái Liên, tôi và một người nữa không nhớ tên được vào ca nhạc. Thế là cả gần hai tháng trời, sau giờ tan học là cả đám ở lại tập dợt cho đến tối mò mới về đến nhà. Cũng may là “ngôi nhà ngói đỏ” nằm khu chợ, gần trường nên tôi không phải khó khăn như những bạn ở xa như Minh Phượng, Kim Loan...

Sau gần hai tháng trời tập tành, ngày trình diễn cũng phải đến. Tôi nhớ khi đến màn Chinh Phụ hóa đá, Ngọc Chưởng vừa ôm con búp bê vừa phải đứng im không được nhúc nhít thì có một bạn nào đó không nhớ phía sau màn lấy tay khều khều chân của Ngọc Chưởng. Tôi nhìn mà mắc cười nhưng không dám cười vì đang phải hát theo Thái Liên đến Hòn Vọng Phu II, khi Chinh Phụ hóa đá. Ngọc Chưởng thì nhột mà không dám dở chân lên, mặt mày đỏ rân, con mắt thì đảo quanh như cầu cứu. Cuối cùng thì nhạc cảnh chấm dứt với sự hoan hô nồng nhiệt của khán giả. Màn vừa hạ xuống (Trần Văn Năm là người kéo màn) thì Ngọc Chưởng la om xòm tìm coi ai là người khều chân mình, tôi và Thái Liên thì ôm bụng cười muốn té... xuống sân khấu.

Mãi đến giờ tôi cũng không nhớ ai đóng vai Chinh Phu, nếu bạn nào nhớ được xin vui lòng cho biết. Thành thật cảm ơn trước.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 8 2008, 16:25
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề


Hòn Vọng Phu
Tác giả: Lê Thương
Trình bày: Thái Thanh

Phần 1: Hòn vọng phu

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn,
Quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo lối sông.
Phía cách quan xa trường,
Quan với quân lên đường, hàng cờ theo trống dồn ngoài sườn non cuối thôn, phất phơ ngậm ngùi baỵ

Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn.
Vui ca vang rôi đi tiến binh ngoài ngàn.
Người đi ngoài vạn lí quan san,
Người đứng chờ trong bóng cô đơn.

Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng.
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
Người biến thành tượng đá ôm con.

Ngựa phi ngoài xa hí vang trời,
Chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi vọng ra khắp nơi.
Phía cách quan xa vời,
Chiêng trống khua trăm hồi, ngần ngại trên núi đồi, rồi dậy ra khắp nơi
Thắm bao niềm chia phôi.

Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về,
Ai quên ghi vào gan đã bao nguyện thề.
Nhìn chân trời xanh biếc bao la,
Người mong chờ vẫn nhớ nơi xa.

Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về,
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm.

Phần 2: Ai xuôi vạn lý

Người vọng phu trong lúc gió mưa,
Bế con đã hoài công để đứng chờ.
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về.
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ.
Có đám cây trên đồi gióng trông trong mơ hồ.
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa.
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ.
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ
Cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già.
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa,
Nàng đứng ôm con,
Xem chàng về hay chưa?
Về hay chưa?

Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng.
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi,
Thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ.
Những người mang mệnh biệt ly.

Trời chuyển mưa trong tiết tháng ba,
Suốt năm nước nguồn tuôn đổ xuống "Bà",
Hình hài người bế con nước chảy chan hòa,
Thấm vào đến tận tâm hồn đứa con.
Nên núi non thương tình kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam.
Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàng.
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa như cố khuyên nàng trở về,
Chớ đừng để xuân tàn,
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo ra tới tận khơi ngàn...
Xem chàng về hay chưa,
Về hay chưa?

Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.
Nàng cố đợi nghìn năm, một nghìn năm nữa khác sẽ qua,
Đến khi núi lở sông mòn, mới mong trở thành Hòn Vọng Phu.

Phần 3: Người chinh phu về

Nơi phía Nam giữa núi mờ,
Ai bế con mãi đứng chờ,
Như nuớc non xưa đến giờ?

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi.
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió.
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non xưa.
Với hành lương độ đường.
Chiếc hùng gươm danh tướng.
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi.
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng
Bên nợ tình thâm,
Bên nợ giang san.
Bên đồi ai oán,
Bên rừng đa đoan
Tiễn đưa bóng chàng.

Đường về nuớc
Chập chùng xa.
Nhiều đồi núi cheo leo,
Cây với rừng rườm rà.

Đường Vạn Xuyên,
Đường Cổ Lũy.
Duyên núi sông vẫn như thắm nhòa.

Đò vạn lý,
Đò ải quan,
Đò rừng lá nuớc trong
Bao cá lội từng đàn.

Thành Cổ Loa,
Đền Vạn Kiếp.
Bao tháng năm vẫn chưa xóa nhòa.

Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm.
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng.
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường.
Từ mái tranh bên đình trong làng.
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống.
Bao mối thương vang động trong lòng.

Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng.
Rừng sao đua đòi rừng trắc.
Lo che ánh lửa vầng dương tiếp đưa bóng chàng.

Đưòng cao đường thấp khắp khe chân chàng.
Nhìn qua con đường mòn cũ.
Quanh co mấy buổi tà dương mới mong tới làng.

Nhớ cố hương lưu luyến sao tiếng tấc lòng mau dồn chân.
Vết bước đi trên phím đá mòn còn in dấu.
Từ bóng cây ngôi mộ bên đường.
Từ mái tranh bên đỉnh trong làng.
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống.
Bao mối thương vang dậy trong lòng.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 8 2008, 21:48
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Khoảng năm 2000, lần đầu tìm được đầy đủ 3 bài Hòn Vọng Phu do Hoàng Oanh ca, BD mừng hết lớn luôn! (cùng bài "Thiên Thai" và một số bài tiền chiến khác)
Nay lại được nghe đầy đủ và liên tục cả 3 bài do "giọng hát vượt thời gian" Thái Thanh trình bày. Còn gì tuyệt bằng!
Nghe bài này của NS. Lê Thương, sao BD lại nhớ đến cụm từ "Hồn Thiêng Sông Núi" quá!
Cảm tưởng thì có nhiều, nhưng...thôi!
Cảm ơn NGV đã gởi bài hát lên chia sẻ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 8 2008, 22:07
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
tranbc {L_WROTE}:
Sau gần hai tháng trời tập tành, ngày trình diễn cũng phải đến. Tôi nhớ khi đến màn Chinh Phụ hóa đá, Ngọc Chưởng vừa ôm con búp bê vừa phải đứng im không được nhúc nhít thì có một bạn nào đó không nhớ phía sau màn lấy tay khều khều chân của Ngọc Chưởng. Tôi nhìn mà mắc cười nhưng không dám cười vì đang phải hát theo Thái Liên đến Hòn Vọng Phu II, khi Chinh Phụ hóa đá. Ngọc Chưởng thì nhột mà không dám dở chân lên, mặt mày đỏ rân, con mắt thì đảo quanh như cầu cứu. Cuối cùng thì nhạc cảnh chấm dứt với sự hoan hô nồng nhiệt của khán giả. Màn vừa hạ xuống (Trần Văn Năm là người kéo màn) thì Ngọc Chưởng la om xòm tìm coi ai là người khều chân mình, tôi và Thái Liên thì ôm bụng cười muốn té... xuống sân khấu.

NGV ơi!
Còn phải truy tìm "thủ phạm" khều chân nàng "Tô Thị" để "véo" cho hắn 1 trận nữa chớ! Ai mà chơi ác thiệt! Phải có BD ở đó thì hắn "biết tay"! Hổng chừng người đó là...ha ha ha... (có khi nào là Nhậu Chi, hay anh Bé Sáu, hay chị Lê Dum, hay anh Quốc Hùng, hay...hông ta?). BD nghe kể mà hồi hộp muốn nín thở luôn! Lỡ nàng Tô Thị hoặc mấy ca sĩ mà ôm bụng cười thì "bể" tiết mục ráo trọi ròi! Công tập tành 2 tháng trời chứ ít đâu! Nhưng nay thì...nhờ vậy mà NGV mới có chiện vui để kể hén! :rollin:

(BD có đứa cháu chồng học mẫu giáo cũng tham gia văn nghệ văn gừng. Công nhỏ tập tiết mục đơn ca, đến chừng lên sân khấu bỗng nhiên nổi cơn ho, đứng ho cả một tràng, ho đến đỏ mặt tía tai! Báo hại tiết mục đơn ca của nhỏ thành tiết mục "so sù sụ") :rollin:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 8 2008, 23:04
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 72
Sinh nhật: 00-00-1952
Ngày tham gia: 23 Tháng 3 2008, 15:44
Bài viết: 75
Bá ui, nhắc đến Hòn Vọng Phu, mình nhớ như mới ngày nào, mình còn có hình con Búp bê bấy giờ đóng Hòn Vọng Phu, và mình nghĩ có lẽ Lão Nhị thọt lét cái chân mình cho bị nhột vì tánh lão ta rất liếng khỉ. Ngày xưa, cái thời học trò sao mà vô tư quá, không lo lắng, chỉ biết vui đùa với chúng bạn. Được chấm cho vào ban Văn nghệ để ca hát, đóng kịch là 1 niềm vinh hạnh cho tuổi học trò, nhớ và vui ơi là vui. Bài Hòn Vọng Phu thật tuyệt vời, cảm ơn Bá nhắc nhở và kéo mình về kỷ niệm vui của những ngày xưa ngây thơ đó.

CD


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 26 Tháng 8 2008, 21:47
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Bong Dieu {L_WROTE}:
NGV ơi!
Còn phải truy tìm "thủ phạm" khều chân nàng "Tô Thị" để "véo" cho hắn 1 trận nữa chớ! Ai mà chơi ác thiệt! Phải có BD ở đó thì hắn "biết tay"! Hổng chừng người đó là...ha ha ha... (có khi nào là Nhậu Chi, hay anh Bé Sáu, hay chị Lê Dum, hay anh Quốc Hùng, hay...hông ta?). BD nghe kể mà hồi hộp muốn nín thở luôn! Lỡ nàng Tô Thị hoặc mấy ca sĩ mà ôm bụng cười thì "bể" tiết mục ráo trọi ròi! Công tập tành 2 tháng trời chứ ít đâu! Nhưng nay thì...nhờ vậy mà NGV mới có chiện vui để kể hén! :rollin:

Thì chắc chắn là Lão Nhị nhà mình rồi chứ còn ai nữa bi giờ! Ngày xưa Lão còn phá hơn bây giờ gấp 10 lần, nhưng những cái phá của Lão Nhị không hại ai, chỉ chọc người khác cười thôi!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu
Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 1 2015, 23:14
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Cám ơn anh TCB cho nghe bài nhạc rất hay Hòn vọng phu. Đất nước ta quả là có rất nhiều người vọng phu, vọng phu vọng đến mỏi mòn hóa đá. Suốt cả chiều dài đất nước có nơi nào mà không có dấu khòi lửa binh đao, đàn ông ra trận để lại nhà người phụ nữ vò võ mong chờ. Nghe các bài Hòn vọng phu rồi ngẫm nghĩ thấy nao lòng, chiến tranh thật là kinh khủng. Nhà tôi cũng có người chết, có người bị thương trong chiến tranh mà tới giờ vết thương đó vẫn hành hạ ông khi trở trời.
Tôi cảm nhận cái hay của bài nhạc thay đổi theo thời gian. Tuổi còn nhỏ thì cảm nhận khác, tuổi càng lớn có cảm nhận nhận khác.
Không biết đến bao giờ ta mới có những nhạc sỹ sáng tác những bài nhạc để đời như Lê Thương, Trịnh công Sơn hay Phạm Duy,...nhỉ?!


Được đẩy lên lần cuối bởi tranbc vào ngày 05 Tháng 1 2015, 23:14.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 7 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Tìm Dấu Chân Xưa: Hòn Vọng Phu «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 6 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 6 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 6 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 6 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu