Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 25 Tháng 11 2024, 15:04
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» TÌNH ANH BÁN CHIẾU - PHÂN TÍCH 4 CÂU HÒ «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 917 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: TÌNH ANH BÁN CHIẾU - PHÂN TÍCH 4 CÂU HÒ
Gửi bàiĐã gửi: 30 Tháng 3 2010, 12:05
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)

Người tạo chủ đề
TÌNH ANH BÁN CHIẾU – PHÂN TÍCH 4 CÂU HÒ
Ông dung Thông


Phát xuất từ niềm tin mãnh liệt rằng để nhanh chóng phục sinh thời hoàng kim của cải lương, của bài vọng cổ thì không gì bằng có được một thế hê sọan giả thực tài. Bài viết này là món quà nhỏ, bằng cả lòng yêu mến chân thành, xin gởi đến các bạn trẻ sáng tác vọng cổ của trang Web này.

Để rút ngắn đường đến thành công cho các bạn trẻ ấy, việc quay về nghiên cứu để học hỏi những sáng tác vọng cổ kinh điển là phương pháp đúng đắn, hợp lý nhất.

Lớn tiếng hô hào cách tân, cải biên lối viết vọng cổ sao cho thích hợp với thời đại mới trong khi chưa nắm vững cấu trúc, lối hành văn, cách dùng từ,... của bài vọng cổ là cách làm lâu nay của những kẻ tâm thần hoang tưởng.

Phải nhanh chóng thưc hiện bước ngoặt ngược 180 độ ngay trên hiện tình sa đọa trầm trọng của bản vọng cổ vốn đã tồn tại hơn bốn thập niên qua.

Sức sống của bài vọng cổ luôn còn đó, bao giờ cũng tràn trề tính thanh xuân, thích hợp cho mọi thời đại. Vấn đề chỉ là cần một chút hiểu biết và kỹ năng viết thích hợp.

Thân mời các “sọan giả” trẻ cùng tôi bắt đầu tìm hiểu đâu là tinh hoa của bản vọng cổ qua việc “đại phẩu thuật” tác phẩm “Tình Anh Bán Chiếu” của sọan giả Viễn Châu.


TÌNH ANH BÁN CHIẾU

4 CÂU HÒ :

Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm

Điều đầu tiên dễ nhận thấy là 4 câu hò này diễn đến 4 ý khác nhau.
Câu 1 : Màu sắc tươi đẹp của chiếu Cà Mau
Câu 2 : Công khó nhọc của người làm chiếu
Câu 3 : Chiếu đó không bán, (mà)
Câu 4 : Sẽ dùng “gối đầu” đêm đêm (để tưởng bóng, thương hình)

Tuy mỗi ý là khác biệt và độc lập (mỗi câu diễn trọn 1 ý ) mà không hề rời rạc; cả 4 ý đều xoay quanh trọng điểm mô tả ở đọan hò này: ý nào cũng liên hệ với chiếc chiếu Cà Mau. Như thế là nội dung nhất quán.

Điều thứ nhì đáng quan tâm là: ý nghĩa từng câu hết sức rõ ràng, mỗi câu (không câu nào quá 9 từ) đọc/nghe qua là hiểu liền, không cần một chút nỗ lực để hiểu từ phía người đọc, người nghe.

Với 4 câu hò này, các bạn đang tiếp cận một thể văn vốn được xem là khó đạt đến được nhất trong văn chương đấy! Thể văn ấy có tên là “Bình Dị”.
Người ta đã đồng ý từ xa xưa rằng “Sự bình dị là điều khó đạt được nhất trong văn chương”. Văn vọng cổ lại chính là thể văn bình dị! Rồi các bạn sẽ thấy không bình dị thì không còn là vọng cổ nữa.
Hai đặc tính nổi bật của văn bình dị là RÕ và GỌN.
Làm sao diễn một ý, diễn cho rõ ràng, tột ý mà lại gọn gàng, sắc sảo ?
Tất nhiên là phải khéo chọn từ.

Phần tiếp ngay sau đây sẽ quay trở lại 4 câu hò mở đầu bài “Tình Anh Bán Chiếu”, mời các bạn xem để được RÕ VÀ GỌN, sọan giả Viễn Châu đã dùng từ tài tình ra sao.

1. "Chiếu Cà Mau (CCM) nhuộm màu tươi thắm"
Câu này mà viết:
- CCM sắc màu tươi thắm
- CCM đẹp lắm
- CCM vô cùng xinh đẹp
- VV…
Thì câu văn trở nên vô vị, nhạt nhẽo ngay. Chỉ nhờ “làm văn” chính xác trên một từ thôi, động từ nhuộm, mà câu văn trở thành sinh động, bóng bẩy. Có phải thế không ?

2. "Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu"
Tính từ “cực” dùng ở chỗ này thiệt là đắc địa. Vất vả là từ hoàn toàn đồng nghĩa với “cực”, mà nghe ra lại có vẻ văn chuơng hơn “cực” nhiều. Nhưng thử nghe rồi so sánh:
- Công tôi “cực” lắm mưa nắng dãi dầu.
- Công tôi vất vả mưa nắng dãi dầu
Có phải là cùng diễn cái ý lao nhọc, mà “cực” ở đây lại nặng ký hơn hẳn “vất vả”, đúng không? Vì sao vậy ?

3. "Chiếu này tôi chẳng bán đâu"
Đây là một câu để chuyển ý vào câu 4, không có gì đặc sắc để mỗ xẻ.

4. "Tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm"
Dùng một động từ hết sức bình dị, “gối đầu”, để diễn cái ý ôm ấp kỷ niệm, ôm ấp cái khối tình si của gã trai tơ lần đầu khổ lụy vì yêu, thiệt là tài tình.

Qua cách tiếp cận gần với chỉ 4 câu hò mở đầu bài vọng cổ kinh điển này, phần nào chúng ta đã hiểu được tính đặc thù của thể văn bình dị của bài vọng cổ: không khoa trương, không phù phiếm, không dỏm, không thừa, không thiếu, không non nớt mà cũng không phóng đại lố bịch.

Người mới tập viết vọng cổ, thà là hơi “non” một chút chứ đừng để lây chứng bệnh làm văn dỏm, lời tràng giang đại hải mà ý chẳng thấy đâu; hay là cũng có chút ý mà diễn không tới, mạch văn không liền lạc, câu cú lộn xộn, chữ dùng cẩu thả.

Trước khi tìm hiểu câu 1 bài “Tình Anh Bán Chiếu”, sẽ có một bài minh họa so sánh sự khác biệt, hơn kém một trời một vực giữa đoạn gối đầu vô vọng cổ của bài truyền thống này với vài đọan mở đầu của đôi ba sọan giả "tân thời”.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» TÌNH ANH BÁN CHIẾU - PHÂN TÍCH 4 CÂU HÒ «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu