Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 9 2024, 15:22
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» PHÂN TÍCH TÌNH ANH BÁN CHIẾU - MINH HỌA 1.2 «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1084 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: PHÂN TÍCH TÌNH ANH BÁN CHIẾU - MINH HỌA 1.2
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 4 2010, 12:24
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)

Người tạo chủ đề
MINH HỌA 1.2
Ông dung Thông


Biển cạn
Tác giả: Ngô Hồng khanh
Trình bày: Lư Quốc Vinh - Diễm Kiều



Bài hát này, điều lạ lùng đến… ngỡ ngàng đối với tôi là cách dùng từ và diễn ý của tác giả.
Trước hết, nếu không mắt thấy, tai nghe, làm sao tin nổi chỉ trong 1 bài Vọng cổ mà 1 từ lại được lặp đi lặp lại tới 9 lần? Vâng, đúng 9 lần. Từ “mênh mông”!
Mời các bạn xem:
-“Nữ: Em bỗng ngước nhìn mênh mông (1) ruộng muối. Biển cạn mênh mông (2) mình vẫn bên mình.”
-“Tôi muốn ôm trọn vào lòng mênh mông (3) biển mặn, để biển mãi bên tôi, tôi trong biển trọn đời.”
-“Nam: Dẫu cách trở xa xôi vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông (4) mặn mòi của biển.”
-“Nam:Chiều nay tôi vội tìm em, Long Điền đông mênh mông (5) ruộng muối.”
-“Nữ: Phía Long Điền tây vẫn muối trắng mênh mông” (6)
-“Nam: Biển vẫn mênh mông (7) sao em không tìm được lối về.
-“Nam: Gành Hào ơi mênh mông (8) tình biển mặn dẫu biển cạn non mòn tình ta vẫn mênh mông (9).

Xin hỏi, trong “9 cái mênh mông” đó, bạn có thật sự cảm được cái gì đáng gọi là mênh mông?
Tôi thì không !
Chỉ thấy khô khan ! Thật sự khô khan !

Các bạn trẻ đang tập tành viết Vọng cổ thân mến của tôi ơi ! Không phải cứ lặp đi, lặp lại “mênh mông,…, mênh mông…” cho thật nhiều vào rồi thì … cái gì đó sẽ thành ra mênh mông. Không bao giờ ! Nếu “cà lăm” mà thành văn chương được thì liệu 2 tiếng văn chương còn giá trị gì ?
Mời các bạn cùng tôi “nghiên cứu” ca dao.

Để diễn cái ý “cao vòi vọi”, ca dao thậm chí không cần đến tính từ “cao”
- Công cha như núi Thái sơn
Còn để diễn ý “vô cùng tận” thì không cần từ “vô cùng”
- Nghĩa mẹ như nước trên nguồn chảy ra.
Và đây, mời xem phải thế nào mới tạo được cảm giác mênh mông cho sự vật:
Thi sĩ Bích Khê :
- Ô hay ! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi… ! Vàng rơi… ! Thu mênh mông !

Công cha không cao vời được nếu không có núi Thái sơn. Nghĩa mẹ không vô cùng tận được nếu không có nước trên nguồn. Thu không mênh mông được nếu thiếu cây ngô đồng và vàng rơi…, vàng rơi…. Tất cả điều này nghĩa là gì ?
Các bạn hãy tự ngầm hiểu nhé !
Hiểu ra rồi thì lập tức các bạn sẽ hoàn toàn đồng ý với tôi rằng “9 cái mênh mông” của bài hát này chẳng có cái nào là mênh mông được cả. Công toi !

Thứ đến, tác giả này hình như không bao giờ chịu được lối dùng từ và diễn đạt bình thường. Ở đâu cũng thấy ông “làm văn”, rất cầu kỳ, rất… ngộ nghĩnh. Mời các bạn xem câu vô Vọng cổ số 1 của ông:

“VỌNG CỔ:
Câu 1:

Nam: Dẫu cách trở xa xôi vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông mặn mòi của biển. Vẫn mãi trong tôi câu hát ầu ơ non thề biển hẹn, biển hẹn còn đây mà người vắng phương … buồn.”

Xin thú thật với các bạn:
Thoạt đầu tôi không hiểu mô tê gì cả. Tôi hoàn toàn không hiểu “…vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông mặn mòi của biển”“Vẫn mãi trong tôi câu hát ầu ơ non thề biển hẹn” nghĩa là gì. Đọc hết câu số 1 bài này, tôi chỉ thấy mình đang hết sức cố gắng để có thể chấp nhận được “ biển hẹn còn đây mà người vắng… phương buồn”, nhưng cuối cùng tôi không làm sao chấp nhận cách diễn ý, dùng từ chỗ này được. Theo lệ thường, hễ ý trước đã là “biển hẹn còn đây, mà người…” thì tất nhiên ý tiếp theo phải là “ở phương/nơi nào”, chứ vì sao lại bỗng dưng “người… vắng phương buồn” ?
Có bạn nào giải thích được “người vắng phương buồn” nghĩa là gì không ?

Sau đó, loay quay mãi tôi mới hiểu (mà cũng không dám chắc mình hiểu đúng) ý tác giả ở phần đầu câu vô VC. Rồi tôi thử “dịch chuyển” toàn bộ câu ấy, từ:
- “Dẫu cách trở xa xôi vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông mặn mòi của biển. Vẫn mãi trong tôi câu hát ầu ơ non thề biển hẹn, biển hẹn còn đây mà người vắng …phương buồn”
Thành:
- “Dẫu cách trở xa xôi tôi vẫn nhớ khôn nguôi cái mênh mông mặn mòi của biển, nhớ câu hát hát ầu ơ non thề biển hẹn, biển hẹn vẫn còn đây mà người ở… nơi nào”

Xong rồi tôi cứ tự hỏi vì sao tác giả cứ phải cầu kỳ trong diễn đạt ý? Có cầu kỳ như vậy mới cách tân, hiện đại hóa Vọng cổ chăng ? Hay cái lối cầu kỳ như vậy chỉ tổ làm hư bài VC mà thôi?

Sợ rằng mình đã quá lạc hậu trước trào lưu sáng tác VC thời @, sợ rằng mình không nắm bắt được ý tưởng, cách diễn đạt quá cao siêu của một soạn giả lớn, tôi chỉ dám để bạn đọc tự trả lời các câu hỏi tôi vừa nêu.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: HH Re: PHÂN TÍCH TÌNH ANH BÁN CHIẾU - MINH HỌA 1.2
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 4 2010, 06:05
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)
ongdungthong {L_WROTE}:
“VỌNG CỔ:
Câu 1:

Nam: Dẫu cách trở xa xôi vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông mặn mòi của biển. Vẫn mãi trong tôi câu hát ầu ơ non thề biển hẹn, biển hẹn còn đây mà người vắng phương … buồn.”

Xin thú thật với các bạn:
Thoạt đầu tôi không hiểu mô tê gì cả. Tôi hoàn toàn không hiểu “…vẫn trọn vẹn trong tôi cái mênh mông mặn mòi của biển”“Vẫn mãi trong tôi câu hát ầu ơ non thề biển hẹn” nghĩa là gì. Đọc hết câu số 1 bài này, tôi chỉ thấy mình đang hết sức cố gắng để có thể chấp nhận được “ biển hẹn còn đây mà người vắng… phương buồn”, nhưng cuối cùng tôi không làm sao chấp nhận cách diễn ý, dùng từ chỗ này được. Theo lệ thường, hễ ý trước đã là “biển hẹn còn đây,mà người…” thì tất nhiên ý tiếp theo phải là “ở phương/nơi nào”, chứ vì sao lại bổng dưng “người… vắng phương buồn” ?
Có bạn nào giải thích được “người vắng phương buồn” nghĩa là gì không ?

Ha ha ha... HH tâm đắc chỗ này nha...
Thôi thì ráng hiểu như vầy: phường này buồn nên người ấy vắng... và... người ấy đang ở phương vui đó mà... :)

Anh ongdungthong ơi! Thực trạng sử dụng tiếng Việt (trong đó có tình trạng nói/viết cầu kỳ, hoa mỹ mà sáo rỗng, thiếu cái hồn) đang trở thành một vấn đề làm đau đầu nhiều người rồi. Đã có nhiều diễn đàn, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức để bàn về vụ đó. Thôi thì để cho họ lo đi anh ơi!

HH thì chỉ biết như vầy: vô diễn đàn THTC của mình chơi, HH rất khoái những bài viết thiệt tình, chân chất của Thầy Cô, của các anh chị em mình ở đây vì nhờ viết ra rất thật những cảm xúc của mình mà những bài viết đó thật hay. HH mong từng ngày được đọc những bài như vậy, cũng như được đọc thêm nhiều bài thơ, bài văn xuôi hay của anh. Không sáo rỗng, không gượng ép thì dứt khoát là sẽ hay, thậm chí rất hay!

Mặc dù muốn bỏ ngoài tai (vì sức mình quá yếu) những câu chương chướng được phát ra từ những người có chuyên môn, nhưng sẵn đây HH muốn hỏi ý anh và bà con: nếu nghe câu chương chướng như vậy mà chịu không nổi (vì có nhiều người nghe, trong đó có cả con nít nữa) thì HH có nên viết thư góp ý hay vào thẳng cơ quan đó góp ý hay không? (có nên làm chuyện thày lai như vậy hay không?)

Câu như vầy: "Sau đây là tình tình thời tiết tối nay và ngày mai của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như sau:...". Đã Sau đây là mà cuối câu lại còn thêm như sau nữa! Thiệt là bó tay!
Đã có nhiều người can ngăn rồi nhưng HH... khổ lắm!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» PHÂN TÍCH TÌNH ANH BÁN CHIẾU - MINH HỌA 1.2 «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu