Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 9 2024, 19:23
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» PHÂN TÍCH "TÌNH ANH BÁN CHIẾU" - CÂU 1 «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1128 | Trả lời: 2)
Tiêu đề bài viết: PHÂN TÍCH "TÌNH ANH BÁN CHIẾU" - CÂU 1
Gửi bàiĐã gửi: 04 Tháng 4 2010, 12:55
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)

Người tạo chủ đề
Vì một lý do rất riêng tư, loạt bài phân tích – minh họa này không thể đạt tiến độ nhanh hơn . Mong quý vị thông cảm.

TÌNH ANH BÁN CHIẾU : PHÂN TÍCH CÂU 1
Ông dung Thông

VỌNG CỔ 1:
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy… ra chào.Một câu thuần tính tự sự, kể chuyện; không một chút làm văn !

Thông thường soạn giả thích “chuốt” câu vô vọng cổ của mình cho thật mùi bằng cách lồng trong ấy một, hai mệnh đề tả cảnh, tả tình. Nếu “lồng” đúng, sức truyền cảm sẽ rất cao. Còn “lồng” sai, sức phản cảm cũng sẽ không thấp.

Xin xem :

Thiếp muốn xé tan đám mây đen trên từng cao diệu vợi, để hỏi thử cao xanh ông ghét ghen chi mà để tội khách …chương đài . (Bạch thu Hà – Viễn Châu)
Ý câu này chỉ là “Thiếp muốn hỏi cao xanh ghét ghen chi mà để tội khách chương đài” mà thôi. Cụm từ “muốn xé tan đám mây đen trên từng cao diệu vợi” lồng vào đấy giúp tăng cường sức mạnh cho ý “muốn hỏi cao xanh” lên bội phần.

Còn đây:

“Bến cũ cô liêu lục bình trôi líu ríu, cảnh cũ còn đây người xưa giờ vắng dạng nên lòng ai làm trĩu nặng bến …sông buồn.” (Bến sông buồn – Lâm Viên)
Tác giả ham làm văn quá mà thành ra hư bột hư đường . Làm sao mà “lục bình trôi líu ríu” được hở trời !!! “Lí ríu” rõ ràng là một tiếng tượng thanh mà ! Người ta nói :
- Giọng cô ta líu ríu như tiếng chim.
- Đám con gái líu ríu đi bên nhau.
- Bấy gà con líu ríu bám theo chân mẹ.

Có phải chỉ cần“ Cảnh cũ còn đây người xưa giờ vắng dạng nên lòng ai làm trĩu nặng bến sông buồn” là đủ ?

Nhưng muốn thấy cái tuyệt hay của soạn giả Viễn Châu ở câu vô vọng cổ này, thiết nghĩ nên so sánh với “câu đồng dạng” (cùng là vô câu 1 ) của nó trong bài “Con trai người bán chiếu:

+ Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy… ra chào[/b]. (Tình anh bán chiếu – Viễn Châu)

+ Ghe chiếu Cà Mau vẫn cặm sào trên kinh Ngã Bảy. Đây ngõ Cầu tre, kia đường lên xóm Rẩy, sao khách hỏi người mua chẳng thấy …ra chào” (Con trai người bán chiếu – Thanh Hiền)

Soạn giả Thanh Hiền muốn cho nhân vật của mình nhìn cảnh vật gì thì nhìn, thêm vài ba cảnh nữa, tả đôi ba tình nữa cũng tốt thôi, vì lúc ghe đã cắm sào rồi thì anh chàng con trai người bán chiếu khỏe re, rãnh rổi, tha hồ nhìn ngắm cảnh vật.

Còn cha anh, với lòng khát khao, nôn nóng gặp lại người trong mộng chiếm hết tâm trí, đến nơi không thấy người con gái, thì trong lòng chỉ có một câu hỏi lớn “Vì sao” mà thôi. Và dễ thấy là liền sau câu hỏi “Vì sao” ấy, là cái cảm giác bất an mơ hồ, cái linh tính về một điều đáng sợ khiến anh bàng hoàng…

Ngần ấy cảm xúc ập đến đột ngột khiến cho mọi thứ trước mắt anh đều tan biến…

Ông già Viễn Châu không dùng một từ mô tả nào ở chỗ này là vì vậy: ông hiểu tâm lý nhân vật của mình đến tột cùng.

Trở về câu 1:

Cửa vườn cô đã khóa kín tự hôm nào
Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẩy chiếc áo nhuộm bùn đã lấm tấm giọt mồ hôi. Nhà của cô sau trước vắng tanh; …

Vì sao vừa “chẳng thấy ra chào” là tiếp liền theo đoạn này ?

Vì muốn diễn cái tâm trạng “lòng nóng như lửa đốt của chàng trai”.

Người hẹn không có mặt ở điểm hẹn như lòng hằng mơ ước, chàng thanh niên vội vác chiếu “chạy” ngay tới nhà cô gái tìm câu trả lởi cho câu hỏi “Vì sao” đang chiếm hết tâm trí mình. Xin lưu ý, trong cả đoạn này cũng không thấy hình ảnh một cảnh vật, một âm thanh nào. Anh chàng bán chiếu của chúng ta lúc này vừa mù vừa điếc.

Viết một đoạn “khô khan” như thế mới đúng với tâm trạng nhân vật như đã nói ở phần trên.

Tiếp:

Trong gió lạnh chiều đông bỗng có ai dạo lên tiếng nguyệt cầm, như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm .Tôi cảm thấy ngày nào mà bài vọng cổ còn tồn tại, bọn hậu học vẫn còn phải thắp nhang thờ phụng 13 chữ vàng đâm và to này.

Sau một đoạn văn thuần tự sự, thì mượn đôi câu tượng thanh, tượng hình để tả tình là điều người viết nào cũng biết làm. Nhưng mà tìm ra ý tiếng nguyệt cầm luồn trong gió lạnh chiều đông để tô đậm nỗi buồn thê thảm trong lòng anh chàng bán chiếu thì thiệt là .."nói năng chi cũng thừa".

Sẽ có minh hoạ lần tới.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: PHÂN TÍCH "TÌNH ANH BÁN CHIẾU" - CÂU 1
Gửi bàiĐã gửi: 04 Tháng 4 2010, 22:14
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)
Xin chào anh ongdungthong!
Anh đang phân tích cái hay của bài cổ nhạc bất hủ nhưng HH xin phép xía tiền bể vô một chút nghen?

Về VHNT thì HH dốt còn hơn... me nữa :) nhưng lại có cái tật là hay ngẫm nghĩ khi nghe, xem hay đọc. Ngữ pháp hay chính tả thì HH không để ý lắm nhưng HH hay chú ý đến ý. Có lần HH đọc một tản văn với nội dung là cảm xúc của tác giả khi về trường xưa gặp lại người thầy giáo cũ. Nếu HH nhớ không nhầm thì ý đầu tiên là vầy: "Một hôm, ghé lại thăm trường phổ thông cũ, bỗng tôi gặp thầy A..." Tôi thấy ngồ ngộ vì nếu tác giả đi đến nơi nào thật xa lạ mà gặp thầy A. thì bỗng còn có lý, còn đằng này, đến trường PT mà gặp thầy cũ thì có gì đâu mà phải bỗng!
Và nữa: "Hồi xưa tôi và các bạn hay đùa nghịch nên thường bị thầy khuyên bảo..." Ôi cha cha... bị thầy khuyên bảo chứ không phải là được sao?

{L_QUOTE}:
+ Ghe chiếu Cà Mau vẫn cặm sào trên kinh Ngã Bảy. Đây ngõ Cầu tre, kia đường lên xóm Rẩy, sao khách hỏi người mua chẳng thấy …ra chào” (Con trai người bán chiếu)

Còn câu trích dẫn trên, về ý thì HH cũng thấy ngồ ngộ: hổng lẽ người bán mong "khách hỏi người mua" ra chào mình? Bán thì mong người ta hỏi mua chứ mong chi cái việc người ta chào mình hở chời?

HH cũng có cái tật kỳ lắm: HH không thích thưởng thức cái hậu chút nào (như sau tuồng Hoa Mộc Lan thì còn có tuồng Hậu Hoa Mộc Lan). Kết cuộc của tác phẩm tốt đẹp rồi thì thôi, biết thêm cái hậu nữa làm chi cho... mệt? Nghe kể một chuyện tình, biết hai nhân vật sum họp rồi là đủ, là vui rồi, nghe thêm chi nữa! Sau đó họ sinh con đẻ cái, làm sui, gặp chuyện vui này, chuyện buồn nọ,... Nếu muốn sáng tác thì coi như 1 câu chuyện mới, chứ kể tiếp làm gì? Đó là chưa nói đến chuyện: năm, mười năm hay chỉ một năm, thậm chí vài tháng, vài tuần thì họ đã hổng ưa nhau rồi, thậm chí là kẻ thù của nhau nữa kia!

Tự nhiên nổi hứng HH nói tùm lum, nếu có nói gì hông phải, mong anh ongdungthong và các tác giả bỏ qua cho kẻ có cái đầu nhỏ như trái nho đẹt này nhé! Xin cám ơn!

Mong được nghe anh ongdungthong phân tích tiếp dù HH không sáng tác cổ nhạc cũng không sáng tác nổi cái gì hết.
HH


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: PHÂN TÍCH "TÌNH ANH BÁN CHIẾU" - CÂU 1
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 4 2010, 14:25
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)

Người tạo chủ đề
Hoài Hương {L_WROTE}:
Xin chào anh ongdungthong!
Anh đang phân tích cái hay của bài cổ nhạc bất hủ nhưng HH xin phép xía tiền bể vô một chút nghen?

Về VHNT thì HH dốt còn hơn... me nữa :) nhưng lại có cái tật là hay ngẫm nghĩ khi nghe, xem hay đọc. Ngữ pháp hay chính tả thì HH không để ý lắm nhưng HH hay chú ý đến ý. Có lần HH đọc một tản văn với nội dung là cảm xúc của tác giả khi về trường xưa gặp lại người thầy giáo cũ. Nếu HH nhớ không nhầm thì ý đầu tiên là vầy: "Một hôm, ghé lại thăm trường phổ thông cũ, bỗng tôi gặp thầy A..." Tôi thấy ngồ ngộ vì nếu tác giả đi đến nơi nào thật xa lạ mà gặp thầy A. thì bỗng còn có lý, còn đằng này, đến trường PT mà gặp thầy cũ thì có gì đâu mà phải bỗng!
Và nữa: "Hồi xưa tôi và các bạn hay đùa nghịch nên thường bị thầy khuyên bảo..." Ôi cha cha... bị thầy khuyên bảo chứ không phải là được sao?

{L_QUOTE}:
+ Ghe chiếu Cà Mau vẫn cặm sào trên kinh Ngã Bảy. Đây ngõ Cầu tre, kia đường lên xóm Rẩy, sao khách hỏi người mua chẳng thấy …ra chào” (Con trai người bán chiếu)

Còn câu trích dẫn trên, về ý thì HH cũng thấy ngồ ngộ: hổng lẽ người bán mong "khách hỏi người mua" ra chào mình? Bán thì mong người ta hỏi mua chứ mong chi cái việc người ta chào mình hở chời?

HH cũng có cái tật kỳ lắm: HH không thích thưởng thức cái hậu chút nào (như sau tuồng Hoa Mộc Lan thì còn có tuồng Hậu Hoa Mộc Lan). Kết cuộc của tác phẩm tốt đẹp rồi thì thôi, biết thêm cái hậu nữa làm chi cho... mệt? Nghe kể một chuyện tình, biết hai nhân vật sum họp rồi là đủ, là vui rồi, nghe thêm chi nữa! Sau đó họ sinh con đẻ cái, làm sui, gặp chuyện vui này, chuyện buồn nọ,... Nếu muốn sáng tác thì coi như 1 câu chuyện mới, chứ kể tiếp làm gì? Đó là chưa nói đến chuyện: năm, mười năm hay chỉ một năm, thậm chí vài tháng, vài tuần thì họ đã hổng ưa nhau rồi, thậm chí là kẻ thù của nhau nữa kia!

Tự nhiên nổi hứng HH nói tùm lum, nếu có nói gì hông phải, mong anh ongdungthong và các tác giả bỏ qua cho kẻ có cái đầu nhỏ như trái nho đẹt này nhé! Xin cám ơn!

Mong được nghe anh ongdungthong phân tích tiếp dù HH không sáng tác cổ nhạc cũng không sáng tác nổi cái gì hết.
HH



Gởi HH !

Cám ơn mấy chia sẻ của bạn.

Chuyện "bỗng""bị" bạn kể chưa lấy chi làm lạ !Tôi kể bạn nghe chuyện này lạ hơn nhiều.

Số là chẳng bao lâu sau khi tôi post bài "Tinh thần cầu học" ( khúc dạo đầu cho loạt bài "Phân tích tình anh bán chiếu") lên một trang Web chuyên về cổ nhạc nọ , tôi nhận được một phản hồi dài lê thê từ một tay tự nhận là dân khoa bảng.

Mời HH xem vài trích dẫn từ bài viết phản hồi của anh chàng này:

Tôi viết:
"Nội cái tựa đề của bài hát cũng đã lồ lộ tính ăn theo rồi."

Anh ta trả đũa:

"Xin thưa với chú thử hỏi viết tiếp theo bài ca cổ “Tình Anh Bán Chiếu" của Viễn Châu mà không viết cái tựa “Con Trai Người Bán Chiếu” không lẽ viết “Con Trai Người Bán Cải” người đọc người nghe sẽ nghĩ chắc là nói về hậu duệ Quách Hải Thọ bên Tàu ???!!!"

Rồi lập tức thuyết giảng:

"Trong tất cả ngành nghề không riêng về sáng tác nghệ thuật không ai là không lấy tiền nhân làm thế đứng để “bước thêm bước nữa” trong sáng tạo của mình"


Và dẫn chứng:

"Xin đưa ra vài Vĩ Nhân mà ai ai cũng biết":

Có tất cả 3 vĩ nhân bị anh chàng khoa bảng đó lôi ra làm chứng.

Mỗi vĩ nhân nhận từ anh một...cái tát: mỗi Ngài một CÂU THỌT. Mời HH thưởng thức:

-Galileo Galilei (1564 – 1642) dù được cho là cha đẻ của nhiều ngành nhưng nếu không phải người đi trước đó là Nicolaus Copernicus"

-"Albert Einstein (1879 - 1955 ) là một bậc vĩ nhân lừng lẫy nhưng trước đó cũng đã có Isaac Newton với vốn thiên tài sẳn có cộng học được những người đi trước nên ông xây dựng cho mình hai Thuyết Tương Đối"-"Ga

-"...bên Tàu, Ngài Mạnh Tử xây dựng triết lý của mình nếu không muốn nói noi theo từ thầy mình là Đức Khổng Tử"


Anh này khoe mình hiện là du học sinh, đang theo học tại đại học Columbia, Hoa Kỳ !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» PHÂN TÍCH "TÌNH ANH BÁN CHIẾU" - CÂU 1 «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 3 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 3 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu