Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 13:02
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Nghĩa địa Si-đa - BT «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1887 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: Nghĩa địa Si-đa - BT
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 5 2008, 00:44
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 12 Tháng 2 2008, 23:27
Bài viết: 77
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Bài viết này của tác giả BT đăng trên báo AG, viết về một địa điểm phía sau chùa Giồng Thành Long Sơn, có liên quan đến Tân Châu nên gửi lên đây cho ACE, ai có rảnh thì xem và cảm nhận.
===========================

Cơn mưa đầu mùa tầm tã kéo dài cả tiếng đồng hồ đã làm cho con đường dẫn vào nghĩa địa "si-da" đã khó đi nay lại càng trở nên lầy lội hơn. Trời nắng chang chang, mùi hơi đất bốc thẳng vào mũi thật khó chịu. Chú tư Nghiệp (Trần Công Nghiệp, 70 tuổi) người trực tiếp cai quản nghĩa địa này cho biết, đây là nghĩa địa tư nhân do một Việt kiều mua đất làm từ thiện, rồi cũng chẳng biết duyên cớ thế nào mà người đầu tiên vào đây nằm lại là một thanh niên chết vì bệnh si-da. Cũng từ lúc đó đến nay đã năm năm, với khoảng 150 ngôi mộ được chôn thì 90% trong số ấy là những người nhiễm HIV/AIDS.

Tuy tuổi tác đã cao nhưng chú rất nhiệt tình dẫn chúng tôi đi trên con đường "độc đạo" duy nhất vào nghĩa địa. Nghĩa địa rộng 2.000 mét vuông, nằm khuất sau di tích lịch sử chùa Giồng Thành (Long Sơn, Phú Tân) được bao bọc xung quanh toàn là ruộng, cây cối um tùm nên người dân địa phương ít ai quan tâm đến sự hiện diện của cái nghĩa địa ấy. Ngồi bệt xuống gò đất cạnh bên, chưa kịp ráo mồ hôi, chú tư Nghiệp móc trong túi áo gói thuốc rê vừa quấn vừa kể vanh vách "tiểu sử" từng trường hợp, từng ngôi mộ trên mảnh đất này không may bị nhiễm căn bệnh thế kỷ ấy. Hầu hết những người được chôn cất tại đây có tuổi đời đều còn rất trẻ, con đường dẫn họ đến cái chết lại rất khác nhau. Mỗi ngôi mộ là một câu chuyện buồn, một mảnh đời đáng thương có, nhưng đáng trách cũng chẳng phải là con số ít. Người thì nhiễm bệnh do nghiện ngập, hút chích; người thì do chơi bời không may bị "dính" và cả những cô gái bán "hoa" trên đất Campuchia trở về cũng được chôn cất tại nơi đây. Số phận đẩy đưa từng người đến với cái chết dù gì chăng nữa cũng để lại nỗi buồn cho cả người nghe lẫn người kể lại. Nhìn ngôi mộ kề bên, vừa mới ráo hồ, trên nấm mộ vẫn còn sót lại vài mảnh giấy tiền vàng bạc cúng người đã khuất, những đóa huệ trắng héo úa, những bó nhang cháy dở dang, có lẽ họ vừa mới chết. Trên bia có khắc tên L.H.N và L.H.T đều sinh cùng năm, cùng tháng, chú tư Nghiệp kể rằng: "Hai đứa này là anh em sinh đôi, con của một đại gia mới nổi ở miệt Tân Châu. Do được gia đình quá nuông chìu, nên bọn chúng sớm hư hỏng, suốt ngày chỉ biết tụ tập hút chích chơi bời, hai anh em chúng chết hồi tháng rồi bởi nhiễm bệnh si-da".

Phần lớn họ chết ở tuổi đời còn quá trẻ, trên những bia mộ được khắc nào là N.V hưởng dương 26 tuổi, B.A 30 tuổi, T.T.H 22 tuổi… có những người đi làm ăn ở tận Campuchia, muốn có thật nhiều tiền để về lo cho vợ, cho con ở quê nhà nhưng không may, họ lại bị nhiễm căn bệnh thế kỷ quái ác rồi truyền lại cho người thân… Anh T. quê ở xã Long Hòa (huyện Phú Tân) qua đất Campuchia làm hồ hơn hai năm, với mong muốn kiếm thật nhiều tiền về cho gia đình. Xa nhà, xa vợ chỉ vì ham "của lạ" hậu quả là cả hai vợ chồng đều bị nhiễm căn bệnh "thế kỷ" mà chết, bỏ lại đứa con thơ nhỏ dại. Chú tư Nghiệp dẫn chúng tôi đến ngôi mộ có khắc tên T.D tuổi đời người chết còn quá trẻ, chỉ mới tròn 19 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến cái chết bởi số phận đẩy đưa, dồn họ vào bước đường cùng. Theo lời kể của chú tư Nghiệp năm 16 tuổi T.D bị người hàng xóm dụ dỗ đưa sang Campuchia làm gái bán hoa. Ba năm bị dụ dỗ ở nơi xứ người, T.D đã nhiều lần tìm cách trốn về quê nhưng lần nào cũng đều bị bắt trở lại, đến khi thoát được sự kìm cặp của "má mì" thì T.D mới hay trong người mình đã nhiễm căn bệnh thế kỷ ở giai đoạn cuối.


Bên con đường nhỏ cặp vách chùa Giồng Thành dẫn vào nghĩa địa vẫn còn vương vãi "giấy tiền vàng mả" của một đám ma tuần trước. Chỉ nấm mồ mới xây, chú tư Nghiệp bảo: "Cái mả này là của một đứa ở Tân Châu đem xuống, nó mới 19 tuổi, nghe đâu làm gái ở bên Campuchia rồi nhiễm bệnh chết. Mới chôn tháng rồi, tội nghiệp, đám ma chỉ có khoảng chục người đi đưa tiễn". Ngôi mộ ấy chỉ là một mô đất nhỏ nằm chơ vơ lạnh lẽo. Chú tư Nghiệp trầm ngâm: "Hầu như từ ngày thành lập nghĩa địa này đến nay, hiếm khi có một đám ma nào có tiếng khóc than. Có lẽ gia đình họ cũng đã quá mệt mỏi trong những ngày chăm sóc bệnh cho người thân. Một phần họ cũng chẳng muốn làm đám ma rùm beng càng thêm xấu hổ". Chú Tư còn cho tôi biết thêm, những ngày Thanh minh, ngày Tết hiếm khi gia đình của họ đến viếng mộ, nhìn cỏ mọc đầy bám quanh những ngôi mộ phần nào cũng minh chứng cho lời nói của chú Tư. Dẫu biết "nghĩa tử là nghĩa tận", thế nhưng với nghĩa địa si-da này, cái chết chính là sự giải thoát và cũng chẳng mấy ai còn vương vấn với những mảnh đời xấu số chết vì căn bệnh quái ác kia. Trên đường về, chú tư Nghiệp tâm sự: "Nói thật chứ có thêm một đám ma, có thêm một nấm mồ ở cái nghĩa địa này là có thêm một mầm bệnh mà biết đâu chừng nó đã lây lan cho biết bao người khác, tai ác quá hé chú!". Lời tâm sự của chú Tư khiến tôi phải suy nghĩ mãi, đâu đó vẫn còn những bạn trẻ đua đòi hút chích, vẫn còn nhan nhản những cô gái bán dâm… thì vẫn còn căn bệnh thế kỷ quái ác lộng hành và còn thêm nhiều lắm những nấm mộ buồn ở nghĩa địa này./.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Nghĩa địa Si-đa - BT «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu