Mời các bạn giúp thêm kiến thức về Anh,Đào hay là Anh Đào,nhứt là các vị chuộng thú vui " Cây cảnh","Non bộ",Sưu tầm Hoa,Lan......sau khi đọc bài sưu tầm sau đây. Những người Việt sành về Hoa, cho rằng Anh đào của ta không phải là Anh đào. Chỉ nước Nhựt mới có Anh đào mà thôi, còn trên thế giới thì không đâu có cả. Tò mò, ta thử tìm biết sự thật xem sao. Tra từ điển Nhựt thì ta thấy một điều kỳ lạ lắm. Cái cây cho bông đẹp vang danh ấy của xứ họ, họ đặt tên là Sakura. Từ điển làm cho người ngoại quốc, chớ không phải cho người Nhựt dùng, nên họ chừa đủ thứ tiếng trong đó. Cái danh từ mà ta cần biết nhứt là danh từ Trung Hoa. Từ điển Nhựt chừa chữ Tàu là Anh gọn lỏn, không thấy chữ Đào đâu cả. Thì ra, ta hay Tàu gì đó đã chế biến, ghép thêm tiếng Đào vào, chớ tên cây và hoa đỏ chỉ là Anh mà thôi. Đừng cho rằng người Nhựt làm từ điển sai đa nhé! Không lẽ loài hoa đã làm cho họ hãnh diện nhứt mà họ lại không biết tên nó hay sao ? Nó tên là Anh, chớ chẳng có Đào khỉ khô gì ráo trọi. Về cái vụ Nhựt độc quyền về Anh đào, chỉ là một huyền thoại, bằng chứng là Trung Hoa có danh từ, có cả ký hiệu cho danh từ đó nữa (Người Nhựt viết chữ Anh khác xa người Tàu, hai chữ đó chỉ còn liên hệ với nhau nhờ bộ Mộc, còn thì chữ Anh của Nhựt lại giống chữ Án là Khảo xét, nhưng đó là do người Nhựt họ giản dị hóa Hán tự chớ không phải là chữ khác, ám chỉ món khác đâu.) Từ điển Nhựt lại chua tiếng Pháp là Cerisier, tiếng Anh là Cherry-Tree. Thế là ai cũng có cây đó cả, kể cả Việt Nam nữa, như ta sẽ thấy. Vậy những người sành hoa của ta sai tới hai điểm : Tên hoa và tên xứ độc quyền về hoa. Sở dĩ Nhựt bổn nổi danh, vì ở xứ họ hoa Anh có nhiều nhứt thế giới và cũng đẹp nhứt thế giới. Tra từ điển Từ Hải của Tàu, ta thấy chi tiết sau đây, rất đáng kể. Từ điển đó trỏ cây Anh bằng danh từ La-tinh này : Pseudo Cerasus. Cerasus là tên La-linh của cây Cerisier của người Pháp, và Pseudo Cerasus có nghĩa là Mệnh danh là Cerasus tức không phải Cerisier chánh hiệu. Vậy cây Anh và cây Cerisier chỉ đồng loại, nhưng khác nhau, cũng như người Đức và người Anh, tuy là đồng nhóm Nhật Nhĩ Man với nhau, nhưng vẫn có khác. Anh và Cerisier khác thế nào? Là cây Cerisier có trái to ăn được, còn cây Anh thì trái quá nhỏ, không đáng ăn, chỉ có thế thôi chớ tánh cách khoa học của Lá, Hoa, Trái, thì không khác. Chúng tôi thích điển Từ Hải là vậy. Hoa ngữ tuy cũng hay lắm, nhưng tả thì không rành mạch được. Họ cũng biết thế nên khi nào họ tả một hơi, coi vào chẳng biết con chim mỏ đỏ, chơn đen đuôi ngắn, ưa mùa hè là chim gì thì họ bèn thêm vào đó một tiếng La-tinh, một danh từ Anh hay Pháp là xong. Trong Cây Cỏ Miền Nam của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, xứ ta có loại cây đồng họ khoa học với cây Anh của Nhựt là họ Rosacée. Sách cho biết rằng cây đó mọc hoặc được trồng ở Đà lạt và được giáo sư cho tên Việt Nam là Anh đào, tên Pháp là Merisier, lên La-tinh là Cerasus. Nếu la bỏ bớt từ Đào trong cái tên Việt Nam của cây ấy thì cái gì cũng đúng cả trong tài liệu khoa học này. Đó là thứ cây đồng loại với Anh của Nhựt chớ không khác, có khác chăng là nó không đẹp bằng Anh của Nhựt, chỉ có thế thôi. Cái tên Pháp là Merisier có nghĩa là Cerisier loại hoang dại chớ không phải là loại Cerisier trồng. Cây Cerisier có trái khá to, bằng trái chùm ruột của miền Nam, nên mới được người ta trồng thành đồn điền còn cây Anh thì trái quá nhỏ, không đáng ăn nên nó mới là Merisier, nghĩa là không được ai trồng hết, chỉ trừ các nhà trồng nó vì hoa, mà trong trường hợp vì hoa thì chỉ trồng ít thôi chớ không trồng thành đồn điền. Nếu Anh mà mọc nhiều trong rừng như bên Nhựt là tại đất đai ở đó hợp với nó nên nó tự mọc vậy thôi. Nhưng xem ra thì không phải đất đai và khí hậu làm cho cây Anh cho hoa đẹp mà vì lẽ khác hơn. Những người Việt Nam mà có đi du lịch ở nhiều nước, cho biết rằng cây Anh trồng ở bờ sông tại Washington,USA đẹp không kém cây Anh của Nhựt gì mấy, còn cây Anh ở các nơi khác ở Huê Kỳ kém hơn. Mặt khác ta biết rằng Anh ở Washington là chánh Anh lấy giống từ Nhựt. Vậy thì quả là Anh của Nhựt là Anh đẹp nhứt thế giới nhưng đẹp vì cái giống của nó chớ không phải vì khí hậu Nhựt khác khí hậu của các chơn trời khác. Vậy xứ ta muốn có Anh đẹp vẫn được như thường, tức ta cứ lấy giống Anh của Nhựt về trồng là thành công, bởi khí hậu không phải là điều kiện chánh yếu tạo vẻ đẹp mà chính cái giống, như ta đã thấy. Đành rằng Đà lạt lạnh không bằng Nhựt, nhưng sự khác biệt không đáng kể lắm. Chỉ có Sài gòn mới là không có cách nào đề trồng Anh đẹp, trừ phi xây nhà kiếng (Khi người Nhựt viết chữ Tàu thì họ trỏ cây là Anh mộc và trỏ hoa là Anh hoa. Nhưng Anh hoa viết với chữ Anh đó và chẳng liên hệ đến Anh hoa trong câu Kiều : (Anh hoa phát tiết ra ngoài, Anh hoa của Nguyễn Du được viết khác và mang nghĩa khác). Từ điển Từ Hải có ghi danh từ Anh đào, nhưng cho biết rằng Anh đào thuộc loại khác. Từ điển Từ Hải vẽ hình Anh đào giống hệt Cerisier của Pháp trong từ điền Larousse mà không giống Anh chút nào hết, cũng chẳng giống Anh đào Đà lạt chút nào hết. Thế thì quả có cây Anh đào thật sự, chỉ phiền là nó không phải là cây của Nhựt và cây của ta. Cây của ta là Anh chớ không là Anh đào và cây của ta cùng loại với Anh của Nhựt. Nên biết rằng trong các sách thảo mộc học, chỉ có tên khoa học mới là đáng kể, còn tên thường thì làm nhà viết sách không buồn ghi vào nữa, vì mỗi địa phương mỗi gọi khác nhau, chẳng ăn nhằm vào đâu cả. Vậy khi giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi tên thường là Anh đào là chỉ ghi phụ vậy thôi và giáo sư không có trách nhiệm nào cả, dân chúng ghi sao thì giáo sư phải ghi theo dân chúng. Tên khoa học thì sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ ghi đúng ở cái họ là họ Rosacée. Họ phụ là Cerasus cũng đúng. Chưa chắc chữ Pseudo của Từ Hải mà đúng hơn là sự vắng bóng của chữ đó trong sách của ta. Đã nhận diện được Anh rồi, ta bước sang thăm Đào thử xem sao, cây đào mà văn hóa Trung hoa đã làm cho ta mê, với nào là Đào hoa y cựu tiếu đông phong, nào là Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai, với nào là Áng đào kiểm, đâm bông não chúng v.v. Người làm từ điền Nhựt, lần nầy cũng chừa thêm nhiều thứ tiếng. Không có sự liên hệ nào giữa Anh và Đào. Cây Đào mà văn thơ Trung Hoa thường nói đến thì nước Nhựt cũng có và gọi nó là Mômô, tức chẳng dính líu gì đến Sakura cả. Mômô được chừa thêm chữ Tàu là Đào. Chữ Đào viết y hệt như chữ Tàu, không bị giản dị hóa vì chữ ấy vốn đã giản dị rồi. Tiếng Pháp là Pêcher, tiếng Anh là Peach-tree. Đây là từ điển làm cho người ngoại quốc, nên họ chỉ dịch mà không định nghĩa, nhưng đã thấy họ dịch Sakura rồi thì ta tin được rằng họ biết rõ công việc của họ lắm, không có sự lầm lẫn nào hết. Vậy Anh và Đào không liên hệ đến nhau. Nhưng nói thế chớ không hề có tham vọng đề nghị ai sửa đổi gì hết, vì sự quen miệng rất mạnh, chẳng ai làm gì được thói quen cả, trừ một cuộc cách mạng, nhưng chẳng ai lại đi làm cách mạng vì tên của một cành hoa! Nhưng hoa đào năm ngoái còn cười gió đông, có mặt ở xứ ta hay chăng mà ta cứ ngâm câu thơ đó mãi ? Cứ theo quyền sách về thảo mộc học của giáo sư đại học Phạm Hoàng Hộ thì xứ ta không có cây Đào, thường được nói đến trong thơ Tàu và cả thơ Việt nữa. Cây đào đó tên khoa học là Prunus Persica, tức Đào Ba Tư. Sở dĩ đặt tên như vậy là vì nhà thảo mộc học nghiên cứu nó trước nhứt, khi gặp cây ấy tại xứ Ba Tư chớ không phải chỉ có xứ Ba Tư mới có đào, mà hình như là Tàu mới là xứ có Đào nhiều nhứt. Trong quyển sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, chỉ thấy ghi tên cây mà không có lời nào về cây hết, tức là nước ta không có cây ấy. Đó là sách thảo mộc học riêng cho Việt Nam, chớ không phải là thảo mộc học tổng quát của quả địa cầu mà hễ tạo hóa có cây gì là phải nói đến cây ấy. Ta không có Đào, vậy mà ta vẫn rung động được mỗi lần ngâm thơ trong đó có nói đến Đào. Tác dụng của văn hóa thật mảnh liệt! Người Tàu chỉ bắt ta đọc thơ Tàu là họ làm cho ta xúc cảm được về những gì mà ta chưa hề thấy trong đời ta, trong đời tổ tiên ta. Riêng ở miền Nam nước Việt, có hàng chục thứ cây khác nhau, tất cả đều mang tên là Đào Nầy, Đào Nọ nhưng đó là chế biến riêng của Nam kỳ quốc, chớ chẳng có cây đào nào là cây đào Ba Tư, tức đào Trung hoa cả đâu, và chưa chắc là Bắc Việt đã có loại đào mà cái bông đã cười trong gió đông năm ngoái của thi sĩ Thôi Hộ. Miền Nam có một loại đào tên là Đào lộn hột, Độc Bá Thiên Hạ. Hình dáng của trái đào lộn hột khá giống trái Đào vẽ trong sách Tàu, nhưng khác xa trái Pêche vẽ trong từ điển Larousse. Hoa thì xấu lắm không đáng kể. Người ta trồng đào lộn hột vì trái, dùng ăn như rau, cũng khá bổ vì đào nầy chứa nhiều sinh tố. Cái lạ thứ nhứt là hột của trái đào nằm bên ngoài trái chớ không phải bên trong. Sự lạ thứ nhì là ở Huê Kỳ có đào nầy, nhưng đồng bào di cư thì cho rằng ở đất Bắc không có. Người Huê Kỳ ăn hột đào y hệt như dân ta, là nướng hột như rang đậu phộng (đậu lạc), cho vào hộp để làm món nhắm cho các tay Xị. Ngoài hộp có đề tên bằng tiếng Anh, nhưng chúng tôi không có ghi chép, nên không thể viết lại đây. Tên khoa học của Đào lộn hột, theo sách của giáo sư Phạm Hoàng Hộ là Anacardium occidentale, cùng họ với cây Xoài. Miền Nam lại có một loại đào nữa tên rất kêu là Đào tiên, hoa hơi xinh xinh, nhưng màu hoa lại xanh ! Thành thử cô gái nào mà có má đào tiên thì có thể phải đi nhà thương, chớ đừng mong được ai ngắm. Nhưng thứ cây mà giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho tên là cây Chiếc Bàng, thì được dân trong tỉnh Biên Hòa gọi là Đào tỉnh bơ luôn. Đào này, trái giống đào bên Tàu, hoa và trái màu hồng nhưng đáng tiếc là hồng quá đậm, gần như là đỏ. Chúng tôi cho rằng đây là một thứ đào thật sự, nhưng vì được sinh ra ở xứ nóng, nên kém đào bên Tàu. Chỉ phiền là nhà khoa học sắp nó vào họ của cây Roi và cây Sim, thành thử quan niệm của chúng tôi chỉ là cảm giác. Thế là ta không có Đào mà lại có Anh. Sự kiện nầy đáng buồn hơn là một tình thế ngược lại vì văn thơ ta không nói đến Anh bao giờ cả thì có Anh hay không, không quan trọng. Thiếu Đào mới là đáng phiền. Văn hóa Trung hoa đã dọn lòng cho ta, hầu ta đón nhận những Lác đác rừng phong hạt móc sa, những Rừng phong đã nhuốm quan san, những Có khi gốc tử đã vừa người ôm mà ta không hề thấy cây Phong, cây Tử thì khó chịu quá. Nếu vào năm 44 Tây lịch thay vì Mã Viện đến, mà là một ông tướng La Mã tới chinh phục ta thì sự khó chịu sẽ dữ dội hơn, vì những cái cây ở La Mã, ta còn khó thấy hơn thững cái cây ở một nước giáp ranh với nước ta. Ngày nay mỗi lần ngâm : Sân đào lý, giâm lồng man móc. Ta bỗng giật mình sợ hãi, tự hỏi ta là ai, sao ta rung động được vì danh từ Đào mà hai ngàn năm xưa chắc ta đã bỡ ngỡ lắm trước danh từ đó, nhưng nay ta xem như là đào thuộc vào tâm để của ta rồi. Ta đã bị thay đổi từ gốc đến ngọn chỉ vì văn hóa, cái văn hóa không phải là của ta, nhưng nay ta cứ xem nó là văn hóa dân tộc được như thường.
Ngày Tết, dân Sài gòn ưa chơi hoa Anh đào, hay muốn nói cho đúng như tự điển Nhựt thì là họ ưa chơi hoa Anh. Đó là những cành Anh mọc hoang dại dựa lộ Sàigòn-Đàlạt mà các anh Lơ của xe vận tải chặt về bán hoặc tặng bà con. Những ông thường ngắm Anh ở Washingtonvà trong rừng Nhựt Bổn cứ chê là quá xấu. Nhưng ta là kẻ không hề biết Washington, không hề biết rừng Nhựt Bổn, ta có quyền tạm đề cao và thưởng thức cái gì mà ta có. Anh của ta vẫn đẹp. Màu sắc dịu lắm, mà cành cũng rất khéo, cặm vào lọ to, hóa ra xinh hơn Mai nhiều bực. Và ai thích gọi hoa ấy là Anh Đào, cứ tha hồ mà gọi, không cần phải theo sách vở nào hết nếu thấy rằng Anh cục ngũn không lãng mạn bằng Anh Đào. Có người nói rằng ai có phòng khách có gắn máy lạnh thì giữ được những cành Anh đó khá lâu. Kẻ viết bài nầy không có phòng lạnh thì không thể có ý kiến , chỉ biết một điều nầy là những cành Anh xin thì đẹp hơn những cành Anh mua. Người tặng thường chỉ cố mà chọn lựa, còn người bán lại cứ chặt bừa những cành nào dễ chặt. Ta có quyền Việt hóa tên của đủ thứ vật của các nước khác. Cách đây năm mươi năm, miền Nam đem giống của hoa Hortensia về nước và đặt tên cho hoa đó là Tú Kiều. Danh từ chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng vẫn được nhìn nhận. Cách đây trên hai mươi năm, ta đã đem giống hoa Ylang-Ylang từ Nam Dương về và ta đã đặt tên cho nó là Bông Công chúa. Danh từ này thì đã được đa số người Nam nhìn nhận rồi. Vậy mặc dầu Anh Đàlạt của ta thuộc loại Anh chớ không thuộc loại Anh đào, ta cứ được phép gọi nó là Anh đào, nếu đa số muốn như vậy. Nhưng hoa của người Nhựt thì ta không được phép gọi là Anh đào, vì đó là tên của người ta, ta không quyền sửa đổi và nên gọi nó là Anh như người Nhựt đã gọi. Đó là nói với những người viết sách về nước Nhựt, chớ khi mà ta đem giống Anh của Nhựt về tới xứ ta rồi thì gọi là gì tùy thích ! Chúng tôi thấy rằng phương pháp hay nhứt là phiên âm thế nào mà nó có vẻ Việt Nam, cho người mình đừng lạc hướng, đồng thời cũng nên giữ gốc chánh, gọi là tỏ lòng nhớ đến người cho giống. Chẳng hạn như hoa Công chúa thì tưởng nên gọi là hoa Ỷ Lan. Ỷ Lan cũng có vẻ Việt, mà cũng có ngụ ý nhớ xứ gốc. Anh thì vốn là tiếng Tàu bị Việt hóa rồi thì khỏi phải Việt hóa nữa. Nhưng thêm Đào vào đó, e đi sai quá chăng, vì cả Tàu lẫn Nhựt đều gọi hoa đó là Anh. Đành rằng Tàu cũng có Anh đào, nhưng Anh đào của Tàu không là Anh của ta và của Nhựt. Gần đây, tại Sàigòn, xuất hiện một thứ hoa ngoại quốc mà nhiều người rất ưa trồng. Cây cho hoa chỉ nhỏ như cây hoa hồng, được trồng trong chậu, và từ xứ nào đến đất ta thì chúng tôi chưa biết, nhưng được dân Sàigòn đặt tên là Ngô đồng. Như thế là làm nghèo chớ không có làm giàu cho ngôn ngữ chút nào hết. Ta đã có danh từ Cây Vông, trỏ một loại đại thụ kia. Thế mà ta còn vay mượn danh từ Ngô đồng của Tàu để làm giàu cho ngôn ngữ thì nay sao bỗng dưng lại xài cái khoản tiền viện trợ ấy vào một công việc khác mà không xin viện trợ khác hoặc tự lực tạo ra tiền để mà xài ? Có một vị, viết bài trong tạp chí kia, nói rằng thùng của cây đàn của mình là bằng gỗ của cây Kiri Paulownia. Mấy người bạn cùng đọc báo chung với chúng tôi có biết nhiều ngoại ngữ, nên đã cười mà nói : “Khéo lòe thiên hạ”. Kiri là danh từ Nhựt Bổn có nghĩa là Ngô đồng, còn Paulownia là danh lừ Nga cũng có nghĩa là Ngô đồng thì sao không nói là Ngô đồng lại đi tìm danh từ khó. Nhưng chúng tôi không đồng ý với bạn. Cứ đem vào, đem bao nhiêu thì cứ tha hồ. Luật đào thải sẽ loại bớt, nhưng cứ còn lại cái gì hữu ích và cần thiết cho ta. Vì thế mà chúng tôi ra buồn khi thấy một danh từ Trung Hoa đã được Việt hóa là danh từ Ngô đồng bị du di kinh phí (nói theo hành chánh Việt Nam). Ta có Vông. Ta có thêm Ngô đồng thì càng hay, bởi nếu không, cụ Nguyễn Du lấy đâu để viết : Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô. Nếu Kiri hay Paulownia mà bị Việt hóa cái nữa thì tuyệt : Kiri vài lá, xuống thăm giếng vàng (Danh từ Nhựt, thật ra chỉ là Ri. Ki là Cây, được ghép lại với Ri, cũng như ta nói Cây vông, thay vì nói Vông gọn lỏn)
Ngày nay mỗi lần ngâm : Sân đào lý, giâm lồng man móc. Ta bỗng giật mình sợ hãi, tự hỏi ta là ai, sao ta rung động được vì danh từ Đào mà hai ngàn năm xưa chắc ta đã bỡ ngỡ lắm trước danh từ đó, nhưng nay ta xem như là đào thuộc vào tâm để của ta rồi. Ta đã bị thay đổi từ gốc đến ngọn chỉ vì văn hóa, cái văn hóa không phải là của ta, nhưng nay ta cứ xem nó là văn hóa dân tộc được như thường.
Ngày Tết, dân Sài gòn ưa chơi hoa Anh đào, hay muốn nói cho đúng như tự điển Nhựt thì là họ ưa chơi hoa Anh. Đó là những cành Anh mọc hoang dại dựa lộ Sàigòn-Đàlạt mà các anh Lơ của xe vận tải chặt về bán hoặc tặng bà con. Những ông thường ngắm Anh ở Washingtonvà trong rừng Nhựt Bổn cứ chê là quá xấu. Nhưng ta là kẻ không hề biết Washington, không hề biết rừng Nhựt Bổn, ta có quyền tạm đề cao và thưởng thức cái gì mà ta có. Anh của ta vẫn đẹp. Màu sắc dịu lắm, mà cành cũng rất khéo, cặm vào lọ to, hóa ra xinh hơn Mai nhiều bực. Và ai thích gọi hoa ấy là Anh Đào, cứ tha hồ mà gọi, không cần phải theo sách vở nào hết nếu thấy rằng Anh cục ngũn không lãng mạn bằng Anh Đào. Có người nói rằng ai có phòng khách có gắn máy lạnh thì giữ được những cành Anh đó khá lâu. Kẻ viết bài nầy không có phòng lạnh thì không thể có ý kiến , chỉ biết một điều nầy là những cành Anh xin thì đẹp hơn những cành Anh mua. Người tặng thường chỉ cố mà chọn lựa, còn người bán lại cứ chặt bừa những cành nào dễ chặt. Ta có quyền Việt hóa tên của đủ thứ vật của các nước khác. Cách đây năm mươi năm, miền Nam đem giống của hoa Hortensia về nước và đặt tên cho hoa đó là Tú Kiều. Danh từ chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng vẫn được nhìn nhận. Cách đây trên hai mươi năm, ta đã đem giống hoa Ylang-Ylang từ Nam Dương về và ta đã đặt tên cho nó là Bông Công chúa. Danh từ này thì đã được đa số người Nam nhìn nhận rồi. Vậy mặc dầu Anh Đàlạt của ta thuộc loại Anh chớ không thuộc loại Anh đào, ta cứ được phép gọi nó là Anh đào, nếu đa số muốn như vậy. Nhưng hoa của người Nhựt thì ta không được phép gọi là Anh đào, vì đó là tên của người ta, ta không quyền sửa đổi và nên gọi nó là Anh như người Nhựt đã gọi. Đó là nói với những người viết sách về nước Nhựt, chớ khi mà ta đem giống Anh của Nhựt về tới xứ ta rồi thì gọi là gì tùy thích ! Chúng tôi thấy rằng phương pháp hay nhứt là phiên âm thế nào mà nó có vẻ Việt Nam, cho người mình đừng lạc hướng, đồng thời cũng nên giữ gốc chánh, gọi là tỏ lòng nhớ đến người cho giống. Chẳng hạn như hoa Công chúa thì tưởng nên gọi là hoa Ỷ Lan. Ỷ Lan cũng có vẻ Việt, mà cũng có ngụ ý nhớ xứ gốc. Anh thì vốn là tiếng Tàu bị Việt hóa rồi thì khỏi phải Việt hóa nữa. Nhưng thêm Đào vào đó, e đi sai quá chăng, vì cả Tàu lẫn Nhựt đều gọi hoa đó là Anh. Đành rằng Tàu cũng có Anh đào, nhưng Anh đào của Tàu không là Anh của ta và của Nhựt. Gần đây, tại Sàigòn, xuất hiện một thứ hoa ngoại quốc mà nhiều người rất ưa trồng. Cây cho hoa chỉ nhỏ như cây hoa hồng, được trồng trong chậu, và từ xứ nào đến đất ta thì chúng tôi chưa biết, nhưng được dân Sàigòn đặt tên là Ngô đồng. Như thế là làm nghèo chớ không có làm giàu cho ngôn ngữ chút nào hết. Ta đã có danh từ Cây Vông, trỏ một loại đại thụ kia. Thế mà ta còn vay mượn danh từ Ngô đồng của Tàu để làm giàu cho ngôn ngữ thì nay sao bỗng dưng lại xài cái khoản tiền viện trợ ấy vào một công việc khác mà không xin viện trợ khác hoặc tự lực tạo ra tiền để mà xài ? Có một vị, viết bài trong tạp chí kia, nói rằng thùng của cây đàn của mình là bằng gỗ của cây Kiri Paulownia. Mấy người bạn cùng đọc báo chung với chúng tôi có biết nhiều ngoại ngữ, nên đã cười mà nói : “Khéo lòe thiên hạ”. Kiri là danh từ Nhựt Bổn có nghĩa là Ngô đồng, còn Paulownia là danh lừ Nga cũng có nghĩa là Ngô đồng thì sao không nói là Ngô đồng lại đi tìm danh từ khó. Nhưng chúng tôi không đồng ý với bạn. Cứ đem vào, đem bao nhiêu thì cứ tha hồ. Luật đào thải sẽ loại bớt, nhưng cứ còn lại cái gì hữu ích và cần thiết cho ta. Vì thế mà chúng tôi ra buồn khi thấy một danh từ Trung Hoa đã được Việt hóa là danh từ Ngô đồng bị du di kinh phí (nói theo hành chánh Việt Nam). Ta có Vông. Ta có thêm Ngô đồng thì càng hay, bởi nếu không, cụ Nguyễn Du lấy đâu để viết : Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô. Nếu Kiri hay Paulownia mà bị Việt hóa cái nữa thì tuyệt : Kiri vài lá, xuống thăm giếng vàng (Danh từ Nhựt, thật ra chỉ là Ri. Ki là Cây, được ghép lại với Ri, cũng như ta nói Cây vông, thay vì nói Vông gọn lỏn)
Bình-nguyên Lộc
|