Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 28 Tháng 3 2024, 11:32
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ MAI ANH ĐI - LƯU TRẦN NGUYỄN «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 970 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ MAI ANH ĐI - LƯU TRẦN NGUYỄN
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 8 2015, 12:59
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 24-11-1957
Ngày tham gia: 29 Tháng 6 2012, 12:52
Bài viết: 377
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ MAI ANH ĐI - LƯU TRẦN NGUYỄN
Nguyễn Văn Thắng


Một người bạn nhỏ trên Fb đã viết :
“Q thiệt sự không biết tác giả bài thơ này, nhưng Q rất thích và thuộc, có điều không biết có nhớ sót gì không? Hình như tựa đề là Tóc xoã ngang lưng ...
Ôi thơ hay đến mức lặng người…”

Tôi biết bài hát phổ nhạc từ bài thơ này gần 40 năm rồi và rất thích vì nó quá hay nên ngồi viết đôi dòng tản mạn để gọi là tri ân Ts Lưu Trần Nguyễn vậy!

MAI ANH ĐI
Lưu Trần Nguyễn

Mai anh đi rồi bé có buồn không
Mai anh đi nhớ bé vô cùng.
Nhớ mắt buổi chiều nghiêng bóng xế.
Nhớ môi cười áo trắng rung rung

Mai anh đi đường xa xa lắm.
Đời con trai như vó ngựa hồng.
Tuổi bé bình yên như cơn nắng.
Tuổi anh buồn như lá mùa đông.

Mai anh đi bé buồn hay vui
Xác lá nào rơi xuống ngậm ngùi.
Thành phố sáng mai thành kỷ niệm
Anh đi rồi chắc nhớ không nguôi

Mai anh đi lòng không dám hẹn
Bởi xa rồi kỷ niệm cũng bay
Như giọt nắng phai nhoà trên tóc
Như buổi chiều đổ xuống ngàn cây

Mai anh đi rồi bé có buồn không.
Mai anh đi nhớ bé vô cùng.
Nhớ dáng học trò em đến lớp.
Nhớ môi hồng tóc xoã ngang lưng.


Lưu Trần Nguyễn tên thật là Nguyễn Gia Khánh, có lẻ sinh khoảng năm 1945 -1947? Người Huế gốc Bắc mà như LTMD đã từng nói:
“Anh nói tiếng Bắc nghe hay quá, bé thích nghe anh nói lắm !”...

Bài thơ "Ðồng Khánh Năm Xưa" của ông rất nổi tiếng trong làng thơ của dân Quốc Học Ðồng Khánh, mỗi năm đến ngày kỷ niệm QHĐK người ta vẫn thường đọc bài thơ này. Gần đây được nhạc sĩ Hoàng Gia Thành ở Sacramento phổ nhạc.

Lưu Trần Nguyễn rời Huế vào Saigon khoảng những năm 63-64.

Một số bài thơ của Ông đăng trên các nhật báo Tiếng Vang, nguyệt san tiểu thuyết Thứ Tư, Văn Nghệ Tiền Phong trong thời gian này tại Saigon. Bài Ðồng Khánh ngày xưa được in lại trong tập Những bài thơ tình xứ Huế được xuất bản tại VN gần đây.

Bút hiệu Lưu Trần Nguyễn của ông là ghép từ họ của 3 người, Lưu là Lưu Thị Mỹ Dung, người con gái mà:
Ông tán tỉnh làm chi không biết
Tui như ma như quỷ dưới âm ty…


Cô cũng là người đã viết 4 câu thơ đầu của bài "Ðồng Khánh Năm Xưa"
Răng mà cứ theo tui hoài rứa
Cái ông ni mới dị chưa tề
sáng , trưa , chiều ba bủổi đi về
Đưa với đón làm chi không biết…


Và ông đã tiếp tục viết phần còn lại để diễn tả hoàn tất "cái gọi là" mối tình ngu ngơ với cô nữ sinh Ðồng Khánh.

Trần là Trần Thị Huế một cô bạn thân của cả hai người, người mà :
Đường khuya phố lạnh ta về
mở rương tìm chút hương thừa ngày xưa
em giờ tay bế trẻ thơ
nhìn ta môi khẽ hững hờ ru con…


Và tất nhiên Nguyễn là Nguyễn Gia Khánh – Lưu Trần Nguyễn đó vậy!
Chập chùng trong tiến quân reo
mình ta lưng ngựa bên đèo phú vân
áo sờn vai , bạc phong trần
bẻ ngang ngọn súng đành thân ngục tù…


Thật là kiêu bạc!

Tôi biết bài hát này trước khi biết đây là thơ của Lưu Trần Nguyễn từ gần 40 năm trước trong những ngày phiêu bạt ở miền Trung xa xôi nắng quái, đến giờ tôi vẫn thuộc và thỉnh thoảng hát bài hát này vì lời nhạc quá hay và thật giàu xúc cảm đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ với tôi, một thanh niên tuổi 20 ngày đó vẫn còn rất ngây ngô và khờ khạo chuyện tình yêu! Hôm qua đọc trên Fb của TYQ tôi đã giật mình cố gắng nhớ lại bài hát mà mình hay hát là của tác giả nào và ca sỹ nào đã từng hát?Nhưng không thể nào nhớ được. Vậy là quyết tìm cho ra lẽ! Hơn 1g trên Gg chỉ tìm được vài thông tin như đã giới thiệu ở trên còn phổ nhạc thì có hai người (phổ biến) là Nguyễn Tiêu Dao với bài Mai Anh Đi và Tóc Xõa Ngang Lưng – của Thi Quân.

Nhưng điều ngạc nhiên và bất ngờ hơn cả là bài hát tôi biết gần 40 năm nay (cùng phổ bài thơ Mai anh đi) lại khác hoàn toàn với hai bài trên! Nhưng hay hơn nhiều! Trong bài (dường như) là có sửa vài câu chữ và nhờ vậy lời thơ mềm mại hơn.Ví dụ như:
Nhớ mắt buổi chiều nghiêng bóng xế.
Nhớ môi cười áo trắng rung rung...

Trong bài hát của tôi là :
Nhớ những buổi chiều nghiêng nghiêng nắng xế.
Nhớ môi cười tà áo rung rung...

Hay câu áp chót :
Nhớ dáng học trò em đến lớp.
Trong bài hát của tôi là :
Nhớ dáng học trò năm xưa đến lớp.


Vậy thì bài hát mà tôi vẫn hát là của ai! Khi viết những dòng này tôi vẫn không thể nào nhớ được!Thật kỳ lạ! (Tiếc là tôi chỉ thuộc bài hát này và không thể chia sẻ được chỉ chắc chắn là không phải hai bài hát nêu trên và cũng đã tìm trên Gg không thấy).Xin khất lại và hẹn sẽ gởi bài nhạc này sau vậy!

Đi và Về - một chút tản mạn :
(Chỉ là lạm bàn một chút thôi vì đây là một chủ đề mang tính triết học quá lớn!)

Cùng với một số bài thơ, nhạc hay thơ được phổ nhạc khác, bài Mai anh đi viết về sự chia xa, có người đi và kẻ ở lại. Đi và Về luôn gói ghém trong nó những nỗi niềm trăn trỡ, sự khắc khoãi trong việc tìm kiếm cội nguồn cuộc sống,hạnh phúc và nỗi đau khổ,sự tuyệt vọng và niềm thương nhớ…của tình yêu nam nữ muôn đời từ xa xưa đến nay, là nguồn cảm hứng vô tận của những nhà thơ và người soạn nhạc :

Ra đi tức thị trở về
Biển phiền não đó Bồ Đề khác chi.

(HT Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Hay:
“Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về”.

(Nguyện cầu - Vũ Hoàng Chương)

Với Ns Trịnh Công Sơn thì :
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…

(Một cõi đi về)

Đi và về theo triết lý nhà Phật tuy hai mà một ! trót sinh ra làm người giữa biển trầm luân trùng trùng sinh diệt,phải lụy trong vòng sinh tử luân hồi trải qua vô lượng kiếp,!

Còn với:
Mai anh đi rồi bé có buồn không.
Mai anh đi nhớ bé vô cùng.
Nhớ dáng học trò năm xưa đến lớp.
Nhớ môi hồng tóc xoã ngang lưng…


“Đi“ở đây chỉ sự xa cách,phân ly trong tình yêu giữa người nam và người nữ (trong trường hợp này có vẻ như là vé đi một chiều,không khứ hồi) có thể hiểu như là “đi luôn” vậy,không có “Về”! ( Ở đây xin phép không nói về việc có “Về”hay không) Vì vậy mà để lại bao nhiêu là nhớ thương,nuối tiếc cho cả người đi và người ở lại!

Biết bao thi sỹ và Nhạc sỹ đã viết về đề tài muôn thuở này :
Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày ?


Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người…

(Em đi rồi -Lam Phương)

Một mai em đi
gọi gió thả mây về ngàn
Xin tạ lòng người
tình ta hư không thế thôi …

(Một mai em đi - Trường Sa)

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
Lời tình thơm sách vở học trò
Đêm xuống rồi em buồn không hở ?
Trời sa mù tầm tay với âu lo…

( Lời Tình Buồn - Vũ Thành An)

Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà khóc với cười …

(Nghìn trùng xa cách - Phạm Duy)

Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng đêm khuya

(Biển nhớ - Trịnh Công Sơn)

…Và còn nhiều,rất nhiều nữa…

Nhưng tôi ấn tượng nhất với mấy câu thơ này:
Mai tôi đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào thì cũng phải xa nhau...

(Paris - Nguyên Sa)

Chỉ 4 câu thơ thôi mà trong đó 3 câu đầu đã có đến 3 chữ “chắc” và 4 chữ “mưa”! Cái chữ “chắc” này nếu đặt khơi khơi thì có vẻ không thanh nhã cho lắm nhưng ở đây Ts NS đặt trong cả 3 câu thơ trên đã nêu bật được cái sự không chắc chắn (“Chắc “ mà lại hàm nghĩa “không chắc” lắm của trời mưa, của sự không vội vàng) …mà có lẻ không từ nào có thể thay thế được!

“Mưa” là hiện tượng tự nhiên của trời đất,có phải cố tình không mà Ts NS đặt đến 4 chữ mưa trong 3 câu trên? Bỗng chợt nhớ đến câu:
“Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách”- Hàm ý trông cậy vào mưa đễ giữ khách. Nhưng ở đây thi sĩ đã cố ý nói rằng mưa thì mưa người cũng đi dù không phải vội vàng gì!
Nghĩa là mưa cũng phải đi – Như là một sự bắt buộc vậy - dù lòng không muốn!
Nhưng người sẽ đi không vội – để làm gì? Để gặm nhắm nỗi buồn chia xa chăng! Có lẻ là như vậy - để đối diện và nghe nỗi đau tràn ngập cõi lòng - hơn là vội vã ra đi - như một sự trốn chạy!

Mà cả 3 câu trên chỉ để làm nền cho câu thứ 4 :
Nhưng chậm thế nào thì cũng phải xa nhau...

Đó là một sự chắc chắn được khẳng định :
Cho dù thế nào thì mình cũng phải xa nhau thôi !

Thật thần tình ! Thật ngỡ ngàng đến tái tê và không còn gì để nói nữa!
Vậy thì phải kết thúc ở đây thôi...


Đọc bài viết của Cao Thanh Tâm về Lưu Trần Nguyễn:
http://duytancircle.com/viewtopic.php?p=23945

NVT


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ MAI ANH ĐI - LƯU TRẦN NGUYỄN «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 189 vào ngày 02 Tháng 1 2023, 21:18

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu