Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 22 Tháng 9 2024, 19:35
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» TÂN CHÂU – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ. T.C.T. «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1503 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: TÂN CHÂU – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ. T.C.T.
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 1 2008, 12:49
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2243

Người tạo chủ đề
TÂN CHÂU – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
T.C.T.

Nằm gần biên giới Việt-Miên có con sông Tiền trong vắt chảy qua, quận lỵ Tân Châu ẩn mình e ấp như cô thôn nữ tuổi vừa chớm lớn.

Nơi đây nổi tiếng làng nghề dệt lụa vào những năm 60. Nếu có dịp về Tân Châu chắc hẵn các bạn sẽ không quên tiếng thoi đưa, tiếng cười khúc khích của những cô nàng thợ dệt xinh xắn.Thuở ấy nói đến Tân Châu là nói đến lụa Mỹ A, một đặc sản nổi tiếng đến tận Cao Miên. Buồn thay xóm Vịnh Đồn, nơi phát sinh làng nghề, nhà cửa chen chúc nhưng ngày nay không còn ai dệt lụa! Một nghề truyền thống vang bóng một thời đã đi vào dĩ vãng.

Xuôi theo dòng Tiền Giang, cách Vịnh Đồn 2km là làng Long Sơn, trước thuộc quận Tân Châu nay thuộc huyện Phú Tân, có chùa Giồng Thành. Ai từng là học sinh Tân Châu không thể không biết ngôi chùa này vì đây là chốn hẹn hò! Tôi cũng từng đến đây và cũng từng lén trao nhau chiếc khăn tay. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa trông uy nghi, thoáng mát. Nhưng vườn dừa xung quanh vẫn còn đó, vẫn buồn buồn in bóng. Hằng năm, rằm tháng bảy nơi này rất vui, trai gái lũ lượt kéo đến. Thời còn đi học, bọn tôi hai đứa một chiếc xe đạp, cộc cạch đến đây len lén liếc nhìn đám con gái líu lo trước sân chùa. Còn bây giờ trai gái đèo nhau trên những chiếc Honda bóng nhoáng, cười nói huyên thuyên. Tuy có khác nhưng cái "hồn" vẫn giống, chuyện tình cảm xưa như trái đất nhưng bao giờ cũng mới! Nói đến đây cho tôi xin lỗi chị Dung, nhà chị ngay trước chùa, lẽ ra khúc này nên để chị nói thì đúng hơn.

Ngang hông Vịnh Đồn cũng có một ngôi chùa, dân địa phương quen gọi là "Chùa Trong". Chỗ này thầy Khương (nguyên hiệu trưởng trường Bán Công Tân Châu) thường bắt quả tang nhiều cặp trai gái học sinh"cúp cua" hò hẹn! Theo lời anh tôi kể lại, thầy Khương tài lắm, thầy biết rõ cặp nào đến đây, đến lúc nào...nên "thọp" là dính! Chùa này không lớn bằng chùa Giồng Thành, nhưng tĩnh mịch hơn, xung quanh chùa trồng nhiều tre. Mỗi khi có gió mạnh thổi qua, tiếng kêu kẽo kẹt làm tụi tôi cũng hơi ơn ớn. Thành thử học sinh đến đây ít hơn chùa Giồng Thành.

Trước chùa Giồng Thành, ở giữa sông Tiền có cồn Long Khánh. Nơi này hàng năm vào ngày mùng năm tháng năm âm lịch, dân Tân Châu thích đến đây tắm cồn lắm. Thật thú vị, nước mát, sông cạn, bãi cát vàng xa tít. Bọn học sinh chúng tôi đến đây thì không muốn về. Chị Ngọc La có nhắc lại cuộc chìm tàu ở đây làm cả thầy lẫn trò hú vía. Lần ấy thầy Nhiều mất cặp kính mát, nghe đâu của cô Khoa tặng mới khổ! Không biết thầy ăn nói với cô ra sao cho...êm? Cồn Long Khánh có nhiều ốc gạo, một loại ốc to bằng đầu ngón tay út, màu trắng đục nhưng thịt rất ngọt, chỉ có ở sông Tiền, sông Hậu ít thấy. Dân địa phương mỗi lúc nông nhàn cũng thường mò ốc đem bán, con nít cũng làm được, tạo nguồn thu đáng kể cho gia đình.

Con Kinh Cũ nối sông Tiền và sông Hậu bắt đầu từ chợTân Châu đến hết xã Châu Phong dài chừng 15km. Trước năm 1975 hai bên bờ kinh dân cư chen chúc ở khu vực gần chợ, còn càng xa chợ thì thưa dần. Nước ròng kinh cạn, người dân phải đợi nước lớn mới sử dụng được. Ghe xuồng cũng phải đợi nước lớn mới lưu thông tốt. Tình trạng ô nhiễm cũng chưa đến đỗi nào. Nay, nhà cửa san sát đến tận Châu Phong lòng kinh bị bồi lắng cho nên chỉ đến mùa nước nổi mới có nước chảy vào, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng. Nghe nói người ta có kế hoạch lấp kinh. Nhưng đó là chuyện khác. Tôi muốn nhắc đến dòng Kinh Cũ thời "tràn đầy sức sống".

Dạo đó tôi cùng mấy đứa bạn thường hay ra cầu sắt tắm. Bọn tôi leo lên thành cầu rồi gieo mình xuống kinh, nước văng trắng xóa, cười reo ơi ới. Hơi nguy hiểm nhưng rất vui. Thỉnh thoảng một chiếc xuồng máy chạy qua, tạm nghỉ, sau đó tiếp tục cuộc chơi, đến chừng thỏa thích mới chịu về nhà. Suốt theo hai bờ kinh bọn con nít cũng thế, mỗi trưa cùng nhau xuống tắm, vui và mát. Lâu dần như một cái nếp, con kinh gắn liền cuộc sống. Mọi sinh hoạt hằng ngày hòa lẫn với con kinh.

Phía đầu kinh bên kia thuộc xã Châu Phong có một xóm Chà. Sau này được gọi là xóm "Người Chăm". Nhà của họ có sàn rất cao, trên dùng để ở, dưới đặt khung cửi. Họ sống bằng nghề dệt thổ cẩm từ bao đời. Hàng thổ cẩm của họ đẹp, bền, hoa văn tao nhã, trước đây dùng để may quần áo và khăn đội đầu bây giờ họ dùng thổ cẩm để làm thêm giỏ xách, bóp đầm...trông rất xinh xắn. Con gái Chăm rất đẹp và rất siêng. Bất kể lúc nào, từ tảng sáng đến chập tối tiếng thoi đưa không bao giờ ngớt.

Đến đây tôi lại nhớ đến lụa Mỹ A ở Vịnh Đồn. Người Chăm vẫn bảo tồn và phát huy mặt hàng thổ cẩm, còn lụa Mỹ A thì mai một, thật đáng buồn. Nên chăng có một lộ trình khôi phục lại mặt hàng truyền thống và cũng là biểu trưng của một miền đất mệnh danh Quê Lụa mến yêu?



Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ. T.C.T.
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 1 2008, 13:02
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2243

Người tạo chủ đề
Thường thường, mình có cảm nhận (cả về nhận thức lẫn xúc cảm) rất mới đối với một tác phẩm văn học nghệ thuật mà trước đây mình từng đọc (hoặc xem, nghe). Điều đó không ngoại lệ đối với các bài viết của các thành viên trường THCLTC.

T.C.T. {L_WROTE}:

Xuôi theo dòng Tiền Giang, cách Vịnh Đồn 2km là làng Long Sơn, trước thuộc quận Tân Châu nay thuộc huyện Phú Tân, có chùa Giồng Thành. Ai từng là học sinh Tân Châu không thể không biết ngôi chùa này vì đây là chốn hẹn hò! Tôi cũng từng đến đây và cũng từng lén trao nhau chiếc khăn tay.
...........
Ngang hông Vịnh Đồn cũng có một ngôi chùa, dân địa phương quen gọi là "Chùa Trong". Chỗ này thầy Khương (nguyên hiệu trưởng trường Bán Công Tân Châu) thường bắt quả tang nhiều cặp trai gái học sinh "cúp cua" hò hẹn! Theo lời anh tôi kể lại, thầy Khương tài lắm, thầy biết rõ cặp nào đến đây, đến lúc nào...nên "thọp" là dính! Chùa này không lớn bằng chùa Giồng Thành, nhưng tĩnh mịch hơn, xung quanh chùa trồng nhiều tre. Mỗi khi có gió mạnh thổi qua, tiếng kêu kẽo kẹt làm tụi tôi cũng hơi ơn ớn. Thành thử học sinh đến đây ít hơn chùa Giồng Thành.


:lol: :D :lol: :D BONG DIEU
=======================================================
Trời đất ui! T.C.T. viết mà máy móc nó cho là "Bong Dieu đã viết" vậy đó. Oan cho Bong Dieu quá! :) Hồi xưa, làm gì Bong Dieu có một mối tình thật sự vắt vai mà "hèn với họ" :lol: :lol:
*********************************************************************************************
NGV sửa lại rồi đó Cô em Bong Dieu!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» TÂN CHÂU – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ. T.C.T. «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 3 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 3 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu