Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 09:26
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» ÔNG ĐỒ GIÀ - Thơ Vũ Đình Liên «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 5 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 3827 | Trả lời: 4)
Tiêu đề bài viết: ÔNG ĐỒ GIÀ - Thơ Vũ Đình Liên
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 12 2007, 00:29
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
NGV xin mở đầu trang báo Xuân với bài thơ sưu tầm của Vũ Đình Liên



Hình ảnh

Ông Đồ già
Thơ: Vũ Đình Liên
Nhạc: Vinh Sử
Trình bày: Chung Tử Lưu


Mỗi năm hoa đào nớ
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?



Cảm ơn Thầy Nguyễn Thành Tài đã cho biết vài chi tiết để NGV sửa lại bài thơ theo đúng nguyên văn.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ÔNG ĐỒ GIÀ - Thơ Vũ Đình Liên - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 12 2007, 19:19
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Dạ Lý vừa đọc bài thơ Ông Đồ Già liền có vài câu gởi viết tiếp khai bút báo Xuân cho Tết sắp đến. Bài thơ náy chỉ nói lên vài hình ảnh vui đón Tết ở Tân Châu. Hy vọng sẽ có nhiều người tham gia viết tiếp theo.

Mỗi năm thơ lại đọc
Hình ảnh Cụ Đồ Già
Lòng nôn nao ngày Tết
Nhớ thuở bé đón Xuân

Tung tăng đi chợ Tết
Tân Châu vui đón chào
Từng dòng người mua sắm
Bao tiếng nói hân hoan

Náo hàng vải, hàng hoa
Nào hàng nhang, hàng pháo
Bánh mứt với hạt dưa
Quần là với áo mới.

Rồi nhặt lá hoa Mai
Rồi tiển đưa Ông Táo
Ba Mươi đón giao thừa
Bên gia đình đoàn tụ

Mồng một đi Chùa Ông
Xem múa Lân, Ông Địa
Bao lì xì trong túi
Rạng ngời một tuổi thơ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: HÌNH ẢNH “ÔNG ĐỒ GIÀ” MỘT LẦN TÔI ĐÃ GẶP. Nguyễn Nguyên Phương
Gửi bàiĐã gửi: 12 Tháng 12 2007, 09:45
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 10:22
Bài viết: 328
HÌNH ẢNH “ÔNG ĐỒ GIÀ” MỘT LẦN TÔI ĐÃ GẶP
NGUYỄN NGUYÊN-PHƯƠNG

Bài thơ ÔNG ĐỒ GIÀ của Vũ Đình Liên là 1 bài thơ bất hủ, một bài thơ rất hay được nhiều người thuộc lòng.

Mở đầu cho trang báo XUÂN của Trường THCL/TÂN CHÂU, NGV đã sưu tầm được 1 tấm ảnh thể hiện đúng hình ảnh của Ông Đồ ngày xưa (kèm theo bài thơ ÔNG ĐỒ GIÀ) khác với hình ảnh “Ông Đồ” mà tôi đã gặp một lần tại hè phố Chợ Tân Châu vào dịp Tết năm đó.

Hình ảnh của ÔNG ĐỒ GIÀ ngày xưa chúng ta thường thấy minh họa trên báo chí, tạp chí…là một cụ già, có thể là 1 nhà Nho, ăn mặc chỉnh tề: áo dài xanh hoặc đen, trên nền áo có những bông hoa hoặc chữ Nho (chữ Hán) như Phước, Lộc, Thọ,… đầu đội khăn đóng, ngồi trên chiếc chiếu hoa, bên cạnh có nghiên mực Tàu, chồng giấy đỏ được cắt sẵn và được xếp ngay ngắn. Đôi khi ở một góc chiếu hoa còn có chồng sách chữ Nho, sau lưng và bên trên vách đươc trang trí bằng vài đôi liễn.
Dù cho
“Nhưng mỗi năm một vắng,
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.”

nhưng ÔNG ĐỒ GIÀ vẫn ăn mặc chỉnh tề ngồi đấy và kiên nhẫn đợi khách.

Còn Ông Đồ mà tôi gặp tại hè phố Tân Châu năm đó vào dip Trường sắp tổ chức liên hoan Tất Niên để thầy trò chia tay về sum họp cùng gia đình chuẩn bị đón XUÂN thì khác hẵn.
Sáng hôm ấy, có giờ dạy ở lớp, tôi đi sớm hơn thường lệ và đi 1 vòng để xem Chợ Tết (Khu chợ cũ ngày xưa ở bên kia cây Cầu Sắt) ở quê mình năm nay ra sao. Đây là thói quen và sở thích của tôi.
Tôi đi lại khu bán hoa, đủ loài hoa và nhiều nhất là hoa mai rồi vòng qua khu bán dưa hấu. Dưa cũng chất đầy trên vỉa hè. Đến một góc phố tôi bất chợt nhìn thấy hình ảnh rất “phản cảm” của một người đàn ông đứng tuổi, đang khom người viết mấy chữ Nho để bán cho khách qua đường. Tôi nói hình ảnh rất phản cảm vì Ông Đồ nầy (xin tạm gọi như thế) ăn mặc rất lôi thôi làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã nhìn thấy qua sách vở. Ông Đồ này: mặc cái áo lính, vận chiếc choàng tắm, tóc hoa râm hớt ngắn, đầu để trần, ngồi xếp bằng trên tấm ni-lông, bên cạnh để đôi dép cũ kỹ…
Tôi vụt nhớ đến hình ảnh ÔNG ĐỒ GIÀ ngày xưa mà tôi từng nhìn thấy qua sách vở, qua bài thơ của Vũ Đình Liên mô tả, lòng trào dâng một nỗi xót xa, nuối tiếc…

Viết lên những dòng nầy, chúng tôi có một ước mong tha thiết là chúng ta đừng làm mất đi hình ảnh tốt đẹp, đáng quý trọng của ÔNG ĐỒ GIÀ ngày xưa trong lòng chúng ta và cả trong lòng con cháu chúng ta ở các thế hệ mai sau….


NGUYỄN NGUYÊN-PHƯƠNG


************************************
"Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: ĐÔI DÒNG TẢN MẠN VỀ ÔNG ĐỒ GIÀ (Re: ÔNG ĐỒ GIÀ - Thơ Vũ Đình Liên)
Gửi bàiĐã gửi: 23 Tháng 1 2008, 19:54
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
ĐÔI DÒNG TẢN MẠN VỀ ÔNG ĐỒ GIÀ
Thầy Nguyễn Thành Tài


Đọc thơ, nghe nhạc, nhìn hình Ông Đồ già, tay cầm bút lông, lòng lâng lâng rung cảm; hình như Ông bâng khuâng, ngập ngừng, lưỡng lự, đắn đo, thảo chữ gì cho con cháu đây?

Phước (Phước lưu tử) hay Đức (Đức lưu tôn) (?). Phước, Đức đều quý hơn cả bạc vàng (?)!
Xuân về Phước báu lai tăng. Thật tuyệt vời, Ông viết ra chữ Phước.

Và sau đây vài ý nghĩ về bài thơ "Ông Đồ già" của Vũ đình Liên (1)

Đọc lại bài thơ:


Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già.
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết,
Tấm tắc ngơị khen tài.
"Hoa tay thảo những nét,
Như phuợng múa rồng bay".
Nhưng mỗi năm mỗi vắng,(2)
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thấm,(3)
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.(4)
Năm nay đào lại nở.
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
(1936)


(1) Vũ đình Liên sanh ngày 15-10 năm Qúy Sửu, nhằm ngày 12-11-1913 tại Hà Nội,
mất ngày 18-1-1996 [Theo Wikipedia và Hoài Thanh-Hoài Chân]
(2) Nhưng mỗi năm mỗi vắng, ( đúng hơn Mỗi năm một vắng ).
(3) Nhiều người, nhiều nơi ghi: Giấy đỏ buồn không thắm khi luận, giải và bình thơ.
Theo Tôi thì : Giấy đỏ buồn không thấm,
Mựcđọng trong nghiên sầu.

Vì: Giấy đỏ ứng với mực
Buồn ứng với sầu
Không thấm ứng với đọng trong nghiên

[Nàng Giấy đỏ tươi thắm kia buồn vì (không ngấm được mực) không còn cận kề, phải xa cách biệt ngàn chàng Mực, chiụ bao cảnh mưa buị phũ phàng cuả thói đời ( ngoài giời mưa bụi bay) và để cho kẻ phàm phu, lá uá vàng chết tiệt vô duyên kia được dịp trêu ngươi (lá vàng rơi trên giấy).
Chàng mực sầu vì phải nằm khô đọng trong nghiên, không còn được biến thành những nét phượng múa rồng bay trên giấy đỏ nữa.]
Nghiên mực, bút lông nhường chỗ cho mực bình, bút sắt rôì đến bút bi và....


(4) Ngoài giời mưa bụi bay. Tác giả người miền Bắc nên viết giời thay vì người miền Nam viết trời.

Bài thơ khá phổ biến, nhiều người biết đến và được phổ nhạc. Chữ Giời nếu không là người Bắc, phát âm sẽ nặng giọng hơn, không thanh tao nhẹ nhàng bằng đọc chữ trời,
Do đó : Ngoài trời mưa bụi bay. (thay vì Ngoài giời mưa bụi bay)

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Tôi rất cảm hai câu này: Hởi người Việt-Nam con Rồng cháu Tiên của lịch sử trên bốn ngàn năm Văn Hiến, hồn các ngươi bây giờ ở đâu?

Chân thật ghi lại cảm xúc, đúng sai lẽ nào?

NT2

20-1-2008 Xuân tha hương


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: ÔNG ĐỒ GIÀ - KHI NHÂN CHỨNG LÀ NHÀ THƠ
Gửi bàiĐã gửi: 26 Tháng 1 2008, 02:01
KHI NHÂN CHỨNG LÀ NHÀ THƠ

Khi nền văn minh cơ khí với sức quyến rũ và sự tàn phá khủng khiếp của nó chưa xuất hiện trên đất Việt, một đất nước nhỏ bé và hiền hòa vốn thấm nhuần tư tưởng, triết lý, học thuật Nho giáo, thì mỗi lần hoa đào nở báo hiệu một cái tết nữa sắp về với muôn nhà, người ta lại bắt gặp hình ảnh các cụ đồ già bày nghiên mực Tàu và những tờ giấy Hồng đơn đỏ thắm tại các góc phố tấp nập người tất bật tới lui mua sắm chuẩn bị đón xuân.

Mỗi năm hoa đào nớ
Lại thấy ông đồ già
Bầy mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua


Cụ đồ ngồi đấy, thanh thản chờ đợi người đến mua chữ. Thuở ấy, dịp này, người mua chữ nhiều lắm, bao nhiêu là người. Những câu đối truyền thống, kinh điển có khả năng đáp ứng hầu hết nguyện vọng, hoài bảo, chí khí của người đời hình như đều nằm sẵn trong đầu các cụ đồ. Muốn gì được nấy. Vừa nghe xong yêu cầu, cụ đồ lập tức nhúng khẻ đầu ngọn bút lông vào nghiên mực, rồi vung tay. Thoăn thoắt những nét bút sắc sảo, tài hoa chạy lướt trên mặt giấy đỏ thắm. Rồng bay, phượng múa trên những tờ hồng đơn. Người mua chữ và đám đông hiếu kỳ vây quanh không ai là không xuýt xoa, trầm trồ tán thưởng.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay


Nhưng nét đẹp văn hóa ngày xuân ấy nhanh chóng, nhanh chóng lắm, lùi vào dỉ vãng khi văn minh bơ sữa phương Tây bắt đầu thống trị. Khi bàn tay người ta đã cầm cán bút sắt thay cho ngọn bút lông, thì lòng người cũng bắt đầu đoạn tuyệt với ngay cả những giá trị ngàn đời của dân tộc. Người ta còn lo săn lùng bơ, sữa, thuốc lá và rượu vang Tây. Mấy ai còn nhớ đến cái đẹp, cái hồn của những câu đối đỏ. Mấy ai còn giữ được cái tâm biết trân quý những nét bút phượng, rồng ? Người mua chữ chẳng đi đâu xa, vẫn còn đâu đấy trong đám đông lại qua trên đường phố. Chẳng qua lòng họ đã nhạt, như những tờ giấy hồng đơn phơi mình lâu dưới nắng không còn giữ được sắc thắm. Và trong nghiên, từng giọt mực đen tuyền đọng mãi, đọng mãi thành một nỗi buồn đen

Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...


Ông đồ già vẫn ngồi đấy, lặng lẽ như một lời nhắc nhở. Ông đồ già vẫn ngồi đấy, vô hình trước con mắt thế nhân. Còn nhớ ông chăng chỉ là những chiếc lá vàng cuối cùng, trong cơn mưa bụi đầu xuân, nhẹ nhàng chao mình xuống nằm bên nghiên mực Tàu giưa những tờ giấy hồng đơn đã nhạt phai màu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay


Nhà thơ Vũ đình Liên, với tư cách một chứng nhân lịch sử, đã lặng lẽ quan sát sự chuyển biến của xã hội và của lòng người, năm qua năm. Rồi một năm kia ! Hoa đào lại nở. Lá vàng lại rơi. Mưa bụi lại rắc đầy trời. Chỉ vắng bóng những ông đồ già, bởi không còn ai mua chữ. Một nền văn minh vừa hoàn tất cuộc thảm sát một nền văn minh ! Không nén được lòng mình, nhà thơ bật lên tiếng kêu trầm thống:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?


Và thế là kho tàng văn học Việt Nam sống mãi một bài thơ !


Đầu trang
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 5 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» ÔNG ĐỒ GIÀ - Thơ Vũ Đình Liên «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 3 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 3 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu