Trông chờ rồi Tết củng đã đến và củng sắp qua đi, hôm nay là ngày mùng ba. Thông thường là mùng bốn đi làm nhưng được nghỉ bù một ngày nên ngày đi làm là mùng năm.
Ngày mùng một Tết tất cả anh chị em, dâu rể, cháu chắt đều tập trung về chúc Tết ba má. Lần lượt từng người từ lớn đến nhỏ khoanh tay chúc Tết ông bà và nhận lì xì từ ông. Đấy là truyền thống của gia đình, sau đó là cả nhà ăn uống trò chuyện. Má tôi bệnh cả năm, may làm sao gần Tết bà khỏe lại, bằng như bà cứ ốm đau rề rề như trong năm chắc cả nhà khỏi ăn Tết.
Năm nay tìm không ra cây Mai đẹp với giá tiền vừa phải, cây Mai nhà tôi gởi nhà vườn chăm sóc lần nầy tắc tịt. Nhà vườn gởi cho tôi chậu Mai khác nhỏ hơn và lưa thưa nụ hoa, đành chịu biết sao bây giờ. Với má tôi ăn Tết lớn nhỏ ra sao không cần biết, phải có một chậu Mai cho bà. Ngày đầu năm cho dù ba má tôi rất kiêng cử đủ điều nhưng đặc biệt lời đầu tiên là ông bà luôn nhắc nhở chúng tôi về những nổi khó khăn mà gia đình đã từng trãi qua. Ba tôi hoải han từng đứa trong gia đình, kế đến là họ hàng thân thích. Nói một chút xíu về ông bà. Chúng tôi được ba má nuôi dạy từ nhỏ trong tình thương yêu vô hạn, hai người luôn dạy dổ tính tiết kiệm và giúp đở người khi có dịp. Ông thường bảo: nếu như mình khó khăn thì thôi không nói nhưng giúp được ai điều gì nằm trong khả năng mình, thì đừng từ chối. Còn như khi có cái ăn cái mặc, đừng quên kẻ khốn cùng. Trước là anh em ruột thịt, sau kế đến họ hàng thân thích, kế đến bạn bè người dưng nước lã. Dĩ nhiên là anh chị em tôi luôn ghi nhớ điều nầy nhưng khả năng mình kém cỏi lấy đâu ra của giúp người? Có giúp cho ai thì chỉ phần nào thôi, nhiều khi tự mình cái ăn còn kiếm không ra lấy đâu mà giúp với đở?
Trước Tết, ông bà già thường dò hỏi coi có ai thân thích mà khó khăn không có tiền ăn Tết. Nếu như có ai thì ông bà kêu gọi anh chị em tôi chung tay giúp đở. Ông thường bảo: đừng để người thân nào của mình vì khó khăn mà không có Tết, đó là đạo lý. Năm nào củng vậy, y như rằng có một người luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đấy là thằng em con chú ruột tôi. Chú tôi có hai thằng con trai, đứa lớn ngon lành, chỉ có thằng nhỏ là bê bối. Nó không chịu học hành, chơi bời lêu lỏng. Mới hơn hai mươi tuổi là lấy vợ, sinh con. Hai vợ chồng ở nhà trọ ra riêng, cả hai đều là thợ 'đụng" đụng gì làm đấy, không nghề nghiệp ổn định, nên quanh năm túng thiếu. Gia đình chú tôi lại nghèo, hai ông bà giờ nương tựa vào thằng lớn là giáo viên dạy cấp hai. Đứa lớn gần 40 rồi mà chưa dám lập gia đình, chắc không có cô nào dám nhào vô gánh cái gánh nặng nầy nên tới giờ nó vẩn ở vậy.
Tự thân thì tôi vốn không ưa thằng em con ông chú nầy, tôi biết sự khó khăn gia đình nó là tự nó gây ra. Đàn ông sức vóc như trâu cui mà làm không ra tiền? chẳng qua là nó vốn ham ăn nhậu, ham nhậu hơn ham làm. Nhiều khi đang làm còn dám bỏ ngang chỉ vì có ai đó kêu nó đi nhậu. nên không làm ở đâu được quá một năm, xoay qua làm hồ, làm cả chục năm mà chỉ là một anh phụ hồ không lên nổi thợ chính. Bình thường nó hiền như cục đất, nhưng nhậu vô là đến khi nào sỉn mới thôi. Sỉn xong rồi quậy, nói nhảm, nhiều khi rượt đánh vợ con, làm náo động cả khu nhà trọ nó mướn.
Năm nào củng vậy, trước Tết là vợ chồng nó lên thăm ông bà già. Ông bà thường hỏi han tình cảnh của nó và quyết định giúp đở nhà hắn. Tôi dù không thích nhưng củng không dám cải ý của ông bà cụ, giúp kiểu nầy thành ra tụi nó ỷ lại. Mổi lần gặp thằng em là y như rằng ngửi mùi rượu sặc sụa từ người của hắn. Chi tiêu trong nhà nó đổ dồn cho cô vợ, làm được 10 xài 11 đồng, với nó chỉ có biết thần lưu linh mà thôi. Giận thì vẩn giận nhưng củng phải giúp. Mấy anh chị em chung tay lại lo Tết cho nhà nó, người thì gởi cho ký lạp xưởng, người thì ít bánh mứt....Còn tôi thì chịu phần nồi thịt kho hột vịt. Tôi đưa cho nhỏ em ít tiền đủ mua hai ký thịt cùng hai chục hột vịt. Không đưa tiền mặt vì tôi biết chắc đưa tiền cho nó là hắn sẻ xách đi nhậu ngay. Tôi bảo nhỏ em tới cận ngày mua thịt, hột vịt để sẳn rồi nhắn nó lên mà giao. Mong rằng tết vừa qua vợ chồng thằng em có cái Tết với người.