Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 23:21
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 793 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: Hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 4 2009, 19:40
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất
Thích Nhất Hạnh


Chúng tôi không nghĩ rằng nếp sống văn hóa Việt Nam là nếp sống đẹp nhất, hay nhất mà các dân tộc khác đều phải bắt chước theo. Không! Chúng tôi biết là chúng tôi có thể học được rất nhiều cái hay cái đẹp từ các truyền thống văn hóa khác, và chúng tôi tin rằng cộng đồng nhân loại phải duy trì được tính đa dạng của nền văn hóa thế giới.
Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn đem những cái hay cái đẹp của nền văn hóa Việt Nam ra để chia sẻ và cống hiến cho các bạn khắp nơi. Tại Làng Mai, nơi chúng tôi sống chung với nhau, chúng tôi chia sẻ sự thực tập sống hạnh phúc thảnh thơi trong giây phút hiện tại với mọi người, chúng tôi giúp mọi người thấy được tính tương quan tương duyên của mọi hiện tượng và chúng tôi cũng giúp mọi người thấy được là ai trong chúng ta cũng có tổ tiên tâm linh và huyết thống, và tổ tiên chúng ta luôn luôn đang có mặt một cách hiện thực trong từng tế bào cơ thể của chúng ta, dù đó là tổ tiên huyết thống hay tổ tiên tâm linh. Con người một khi không tiếp xúc được với gốc rễ của mình thì không còn có thể sống có hạnh phúc. Vì vậy, nếp sống thờ phụng tổ tiên, ý thức rằng mình là sự tiếp nối của tổ tiên, rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên ở đó là một nếp sống truyền thống rất đẹp rất lành của văn hóa Việt Nam mà chúng tôi đã chia sẻ với rất nhiều người bạn tới từ những phương trời văn hóa khác nhau. Chiều hướng toàn cầu hóa sẽ có thể làm cho mất đi tính đa dạng của các nền văn hóa thế giới, vì vậy trong giấc mơ Việt Nam, chúng tôi quyết tâm gìn giữ bảo hộ những nền văn hóa địa phương. Có những người trong chúng tôi có cảm tưởng rằng toàn cầu hóa nghĩa là Mỹ hóa, và điều này thật là một sự đe dọa cho nền văn hóa đa dạng của nhân loại.
Khả năng chuyển hóa và biến dưỡng
Văn hóa Việt có những điểm đặc sắc giúp cho người Việt tiếp thu được những tinh hoa của các nền văn hóa khác mà vẫn không đánh mất bản sắc riêng của mình. Chúng ta từ một ngàn năm trước tây lịch đã được tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, sau đó được tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, và trong những thế kỷ gần đây lại được tiếp xúc với nền văn hóa Tây phương. Vì chúng ta đã có bản sắc riêng cho nên chúng ta đã không bị đồng hóa bởi một nền văn hóa nào, trái lại chúng ta đã làm giàu được cho nền văn hóa chúng ta bằng cách chuyển hóa (bio-transform) và biến dưỡng (metabolize) được những cái hay cái đẹp của các nền văn hóa đó. Biến dưỡng mà không phải là đồng hóa. Có được những bản sắc riêng, văn hóa ta có thể hành xử như một cơ thể (organism) và như vậy mới có khả năng biến dưỡng như thế.
Một nét rất đặc biệt trong ngôn ngữ ta là tiếng Việt không có từ jetu của Pháp hoặc I và you của Anh hoặc wo và ni của Hoa. Đại danh từ tôi mà chúng ta sử dụng thực ra chỉ có nghĩa là người phụng sự ( votre serviteur, your servant), và đại danh từ ông chỉ có nghĩa là tôn xưng người kia lên hàng trưởng thượng (ông là bố của cha). Người Việt trước khi nói chuyện với nhau phải thiết lập một liên hệ gia tộc mới có thể nói chuyện được. Ta chỉ có thể gọi người kia là mẹ, là cha, là anh, là chị, là cô bác, là ông bà, là em hay cháu, chứ không thể gọi họ là you hay là tu được. Và ta cũng phải hoặc là cháu, là em, là con, là chú hay là bác chứ không thể là je hay I.
Nhiều làng xóm của ta đã được thiết lập bởi những gia đình lớn, và khi lên xóm Thượng hay qua xóm Đoài, gặp ai, ta cũng thấy là người cùng một gia tộc. Ai cũng là bác cả, anh hai, chị ba hay là chú tư của ta. Không ai là người dưng nước lã. Và đình làng là nơi tụ họp của đại gia đình, vị thần hoàng là người được tôn kính như một người cha có khả năng hướng dẫn và bảo hộ cho tất cả dân chúng trong làng và vì vậy lễ tế thần mỗi năm là một cơ hội để mọi người nhận diện nhau như thành phần trong một gia đình lớn. Ngoài đình làng ta còn có nhà thờ họ và chùa cũng là những nơi mà ta đến với nhau để nhận diện nhau như những người cùng có một gốc gác huyết thống hay tâm linh. Ai cũng thấy rằng mình là sự tiếp nối của tổ tiên, tổ tiên có mặt trong mình, mình có mặt trong tổ tiên và mình có mặt trong những thành phần khác trong cộng đồng cũng như mọi thành phần khác của cộng đồng đều có mặt trong mình . Vì vậy cho nên không thể có việc nồi da xáo thịt, củi đậu nấu đậu, mà chỉ có chuyện chị ngã em nâng, lá lành đùm lá rách, và giấy rách phải giữ lấy lề. Chính tuệ giác ấy và tinh thần ấy giúp ta tiếp thu và biến dưỡng được những yếu tố văn hóa khác trên thế giới. Chính tuệ giác ấy và nếp sống ấy đã tạo thành bản sắc của nền văn hóa Việt, chính những cái ấy giữ cho chúng ta còn là chúng ta, và chính những cái ấy là những gì mà ta có thể chia sẻ cho những người anh em thuộc các nền văn hóa khác .

(TNP sưu tầm nhân Ngày Giỗ Tổ Hùng vương 10/3 âl)


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu