Phải chăng các nhà thơ thường chết sớm? NGV sưu tầm
Phải chăng các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, các nhà hoạt động nghệ thuật có tuổi thọ ngắn hơn các ngành nghề khác? Đây là câu hỏi kích thích các nhà nghiên cứu văn học trong nhiều năm. Các văn nghệ sĩ là tác giả của những tác phẩm sâu sắc, đầy cảm xúc, đã ảnh hưởng họ để xác định và san sẻ nỗi đau và chịu đựng của người khác. Được biết 400 năm trước Thiên Chúa, Aristotle có lần đã đặt câu hỏi: Tại sao những người kiệt xuất trong triết học, thi ca, và nghệ thuật lại phải chết sớm như vậy? Ông ta cũng chẳng tìm ra câu hỏi cho chính mình và ngay cả ngày nay cũng thế.
Trong lúc ở Tây phương, một giả thuyết có từ lâu là các nhà thơ thường chết sớm, nhưng không có một nghiên cứu có hệ thống nào, được thực hiện để chứng minh hay bác bỏ, mãi cho tới gần đây.
Giáo sư James Kaufman, của Learing Research Institute, thuộc California State University, San Bernardino, đã so sánh tuổi thọ của các nhà thơ, nhà văn từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Bản nghiên cứu của ông được công bố vào 2003 trong tập san Death Studies, đã kích thích nhiều quan tâm và phát khởi một cuộc tranh luận sống động trong giới nghiên cứu. Tập san, đúng như tên gọi của nó “Nghiên cứu về cái chết”, tập trung tìm hiểu về tỉ lệ chết trong số những người theo đuổi các ngành nghề khác nhau, cũng như liệu có mối quan hệ nào giữa khả năng sáng tạo và sự bất ổn về tinh thần trong con người. Nói tóm lại những người có tài năng đồng thời cũng là những kẻ có đời sống tâm thần bất định.
Giáo sư Kaufman nghiên cứu tuổi thọ của 2 ngàn nhà thơ, những người đã sống và làm việc tại bốn vùng khác nhau trên trên thế giới – Mỹ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và Đông Âu. Thời gian hưởng dương của bốn loại văn nghệ sĩ sáng tac – thơ, tiểu thuyết, nghiên cứu văn học, và kịch – đã được đem ra so sánh. Không chỉ nam giới thôi mà cả nữ văn nghệ sĩ cũng đều có trong danh sách. Từ nhà văn sớm nhất sống vào 4 thế kỷ trước Thiên Chúa cho đến các nhà văn nhà thơ hiện đại của thế kỷ 19, 20 cũng được tìm hiểu.
Các chi tiết trong bản nghiên cứu của Giáo sư Kaufman đã dẫn đến một kết luận thật lạnh lùng. Nhà thơ, dù Mỹ, Hoa, Thổ, đều có tuổi thọ ngắn nhất nếu so sánh với các tiểu thuyết gia, các nhà nghiên cứu văn học, và kịch tác gia.
Tuổi thọ trung bình của một nhà thơ Mỹ là 66 tuổi, ngắn hơn các nhà nghiên cứu học thuật thọ được 73 năm. Trong tất cả văn nghệ sĩ được quan sát, các nhà thơ Trung Hoa chết sớm nhất với tuổi thọ trung bình chỉ 59 tuổi, trong lúc các nhà nghiên cứu văn học sống được 68 tuổi. Các nhà văn Thổ Nhỉ Kỳ có tuổi thọ trung bình 62 cho các tiểu thuyết gia và 67 cho các nghiên cứu văn học.
Dù sự khác biệt là rộng hay hẹp, qua kết quả nghiên cứu trong các nhóm, một kết luận không lầm lẫn là các nhà thơ đã sống những cuộc đời thật ngắn ngủi.
Nghiên cứu của Tiến Sĩ Kaufman đã không tạo nên ngạc nhiên gì đối với những ai đã theo dõi cuộc đời của các nhà thơ Tây phương.
Một số nhà thơ châu Âu trong các thế kỷ vừa qua đã chết trẻ và đã sống những cuộc đời đầy thảm kịch. Nhà thơ Anh John Keats, chết vì lao phổi tại Rome năm 1821 khi chỉ mới 26 tuổi. Tuyển tập thơ nỗi tiếng thế giới của ông được xuất bản 27 năm sau khi tác giả qua đời. Một nhà thơ Anh nỗi tiếng khác, Percy Shelley chết vào năm 30 tuổi và bạn thân của ông ta, nhà thơ Lord Byron chết khi chỉ mới 36 tuổi. William Shakespeare, kịch tác gia lừng danh nhân loại chết vào tuổi 52. Đương nhiên cũng có một số đã sống rất thọ như Alfred, Lord Tennyson sống đến ngoài 80 tuổi.
Các văn nghệ sĩ Mỹ cũng không thọ gì cao hơn các vùng khác. Nhà thơ và nhà văn nữ nỗi tiếng Mỹ Sylvia Plath tự sát tại London khi chỉ mới 30 tuổi. Một nhà thơ nữ nỗi tiếng khác đã từng đoạt giải văn học Pulitzer cao quý nhất là Ann Sexton tự sát vào tuổi 47. Ngoài ra, Emily Dickinson, khi chỉ mới 23 tuổi đã sống một cuộc đời khép kín và qua đời vào tuổi 56. Vào thế kỷ trước, nhà thơ da đen Paul Dunbar, con trai của một nô lệ và nỗi tiếng với những đóng góp văn học từ truyện ngắn đến kịch, chỉ sống được 33 năm trên cõi đời này.
Sau nghiên cứu của Tiến sĩ Kaufman, nhiều người đã cố tìm hiểu lý do chết sớm của các văn nghệ sĩ. Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng nào. Theo một số ước lượng, trong lúc các nhà thơ có thể cho ra đời nhiều thi phẩm kiệt xuất khi còn rất trẻ, chỉ 20 hay 30 tuổi, trong lúc các nhà văn thì cần nhiều thời gian hơn mới có thể hoàn thành các tiểu thuyết hay.
Các nhà thơ và nhà văn Việt Nam không có trong các nhóm nghiên cứu, tuy nhiên nếu có chắc cũng không thọ hơn văn nghệ sĩ các vùng khác. Trong số các nhà thơ Việt Nam nỗi tiếng nhưng chết trẻ có Nguyễn Nho Sa Mạc chết vào năm 20 tuổi, Hàn Mặc Tử chết năm 28 tuổi, Quách Thoại chết vào tuổi 27, Nguyễn Tất Nhiên chết vào tuổi 40, Hoàng Trúc Ly chết vào tuổi 50, Vũ Hữu Định sống chỉ được 39 tuổi.
NguoiVietBoston Theo “Poets Have Short Lives?” của Tiến sĩ Syed Amir và Bác sĩ Bethesda
|