Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 23 Tháng 9 2024, 20:24
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» "Chạy theo bằng cấp bằng mọi giá?" «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 852 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: "Chạy theo bằng cấp bằng mọi giá?"
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 9 2009, 09:29
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Không ít người cố ngụy tạo chuẩn mực

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng: Trong xã hội VN hiện nay “cái cung” và “cái cầu” đang chênh lệch quá lớn từ kinh tế, văn hóa, giáo dục... cho đến cuộc sống, không ít người đang cố ngụy tạo ra những chuẩn mực và dùng nó để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống.

Họ tự tô vẽ cho mình một ấn tượng hào nhoáng rằng họ đã đạt được một chuẩn mực nào đó mà thật ra năng lực của họ không với tới. Và bằng cấp là thứ tô vẽ cho họ một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là tấm bằng ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ hay thậm chí là học hàm phó giáo sư, giáo sư.

Nhưng họ quên rằng chuẩn mực được công nhận không chỉ bởi tính hợp pháp, hợp thức của nó mà phải được sự thừa nhận của xã hội. Chính giá trị của sự thừa nhận xã hội mới là điều quan trọng. Đừng nghĩ rằng xã hội là một khái niệm quá rộng. Đó có thể là tập thể phòng làm việc của người đó, cơ quan làm việc của anh, tập thể địa phương, khu phố nơi anh sinh sống. Những người này dễ dàng nhận ra sự thật anh là ai.

* Nhiều người vẫn lý giải bằng cấp là chuẩn mực tuyển chọn, bổ nhiệm đáng tin cậy nhất, thưa ông?
- Dĩ nhiên bằng cấp là một chuẩn rõ ràng để đánh giá. Tuy nhiên, cái chuẩn mực khác mà những người xung quanh, cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè đánh giá anh đó chính là năng lực, gồm cả năng lực làm việc và năng lực giải quyết vấn đề. Sự thừa nhận mới quan trọng. Sự công nhận về mặt giấy tờ chỉ là một yếu tố ban đầu.

* Nhưng thực tế rất nhiều quy định tuyển dụng, bổ nhiệm, nhất là trong các trường ĐH, luôn đưa ra những yêu cầu về học vị, học hàm như một điều kiện tiên quyết?

- Dẫu sao bằng cấp, học hàm học vị vẫn là chuẩn mực. Tuy nhiên, những nhận thức về chuẩn mực đó hiện nay chưa hợp lý lắm. Chẳng hạn người ta đòi hỏi phải là tiến sĩ, phó giáo sư mới được đề bạt vào chức vụ này chức vụ kia. Trong khi đó, người ta quên rằng phó giáo sư chỉ là một chuẩn mực về học thuật. Nếu tạo điều kiện cho phó giáo sư làm chuyên môn có thể sẽ tốt hơn làm công tác quản lý. Đề cập điều đó để nhấn mạnh rằng khi đưa ra một chuẩn mực, những người có trách nhiệm phải nghĩ đến yếu tố phù hợp với yêu cầu chức năng công việc của người đó.

* Trong quá trình quản lý, ông có chứng kiến những trường hợp cán bộ, giảng viên phải chạy theo những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ chỉ vì chức vị? Những người này thể hiện năng lực như thế nào?

- Một giảng viên làm việc trong một trường ĐH phải đáp ứng chuẩn mực của trường ĐH đó là điều tất yếu. Ví dụ muốn làm giảng viên người đó phải là thạc sĩ, muốn được phong giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đó phải có bao nhiêu công trình, bao nhiêu nghiên cứu chẳng hạn. Những chuẩn mực đó đòi hỏi người ta phải chạy theo để mong có thể nắm giữ được vị trí mà họ hiện có hoặc sắp có. Tất nhiên trong một trường sẽ có những người chạy theo những tiêu chí đó để đáp ứng cho vị trí họ đang nắm giữ yêu cầu. Oái oăm là có những người không đủ khả năng chạy theo họ lại cố tìm cách ngụy tạo những tiêu chuẩn để đáp ứng các tiêu chuẩn đó.

* Và họ vẫn đạt được mục đích của mình? Phải chăng cách quản lý của chúng ta đang chấp nhận luôn cả những chuẩn mực, những danh xưng ngụy tạo ấy?

- Đúng. Điều đó đang tồn tại. Tuy nhiên, không phải trường ĐH cố ý chấp nhận những ngụy tạo đó mà thực tế là xã hội hiện nay đang sản sinh ra cái gọi là sự “linh động”, “uyển chuyển” nhằm phục vụ cho những người tạo ra sự ngụy tạo đó. Ở VN, không ít giảng viên sau một thời gian ngắn “bỗng dưng tiến sĩ”. Bằng tiến sĩ này do chính một trường ĐH nào đó cấp đàng hoàng. Như thế, về mặt pháp lý thì ông ta đạt chuẩn. Đơn vị tiếp nhận không có quyền không chấp nhận bằng tiến sĩ đó.

* Có một thực tế nữa là hầu như trường nào cũng đưa ra chỉ tiêu về số lượng tiến sĩ, thạc sĩ như một mục tiêu phải đạt đến mỗi năm. Ông nhìn nhận như thế nào về những chỉ tiêu này?

- Khi các nhà quản lý lập kế hoạch bao giờ cũng phải đặt ra chỉ tiêu. Đó là điều không thể tránh khỏi. Chỉ có đặt ra chỉ tiêu, một đơn vị mới có thể phấn đấu vươn lên được. Đây không phải là chạy theo thành tích mà là hoạch định chính sách. Tuy nhiên, làm sao đạt được chỉ tiêu đó một cách có chất lượng thì cần phải có giải pháp và giải pháp đó phải chân thực.

Riêng với mỗi cá nhân, giảng viên ĐH khi đạt được học vị rồi không phải là dừng lại mà phải tiếp tục học tập và đơn vị cũng phải có trách nhiệm đào tạo. Thậm chí một giáo sư sau một thời gian vẫn phải cập nhật kiến thức, nhất là những kiến thức không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Một con người sau khi đạt học vị, bằng cấp mà tự thỏa mãn với những học vị bằng cấp đó của mình coi như cuộc đời chấm hết.

* Xin cảm ơn ông.



Khó tuyển ứng viên từ trường nghề

Tôi hiện đang làm việc trong ngành dịch vụ. Mỗi khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí nào đó, tôi thường phải hết sức thận trọng với những bạn tốt nghiệp từ các trường đại học. Thật sự cá nhân tôi đã nhiều lần “xương máu” khi hoàn toàn chủ quan tuyển dụng ngay những bạn có bằng đại học.

Qua nhiều lần phỏng vấn, tôi thấy nhiều bạn dù có tấm bằng đại học trong hồ sơ của mình, nhưng thật sự năng lực của các bạn rất yếu. Làm nghề dịch vụ thì yếu tố đầu tiên là phải giỏi ngoại ngữ mà tiếng Anh là phổ biến. Nhiều cử nhân tôi gặp đã hoàn thành chương trình quản trị nhà hàng khách sạn, quản trị du lịch... từ các trường đại học nhưng vẫn không thể diễn đạt nổi cách nói, viết đơn giản trong tiếng Anh.

Kế đến là những kỹ năng mềm khác. Tôi không biết các bạn như thế đã học được gì từ giảng đường, tôi luôn thấy một sự tự tin mơ hồ nào đó khi các bạn có đính kèm tấm bằng đại học trong hồ sơ xin việc của mình. Nhưng thật sự là dù có tấm bằng như vậy, tôi vẫn gạt nhiều hồ sơ vì khi tiếp xúc các bạn đó hoàn toàn không đủ khả năng để làm việc.

Tôi thích tuyển dụng các bạn tốt nghiệp từ các trường nghề, và có vẻ như càng ngày càng khó tuyển được những bạn như vậy. Trường nghề thường dạy học viên cách tiếp cận công việc thực tế hơn và các học viên chuyên học nghề thường được trang bị tốt các kỹ năng thiết yếu ngay từ lúc đầu.

Tạ Tư Vũ

Tại sao không làm ngược lại?

Tấm bằng đại học vốn chỉ là hình thức. Nhưng tại sao nó lại trở thành một điều gì đó “bất khả xâm phạm” như vậy? Không chỉ do truyền thống, mà còn do chính những nhà tuyển dụng tại VN. Ở nước ta, điều đầu tiên khi các nhà tuyển dụng chú ý tới chính là anh ở “địa vị “nào? Tức là anh có trong tay những chứng chỉ quan trọng nào: bằng đại học, cao đẳng...

Sau đó là anh “xuất thân” từ đâu: Bách khoa, Kinh tế TP... Mỗi vấn đề đều có một chiếc thang phân chia, càng ở trên cao càng được tín nhiệm. Cuối cùng là năng lực, khả năng. Điều này ảnh hưởng đến chúng ta. Bởi lẽ học đại học, suy cho cùng, cũng là học một cái nghề. Nếu không có “bảng thành tích” huy hoàng, ta khó có thể lọt vào” mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Tại sao họ không làm ngược lại nhỉ? Sẽ rất hoàn hảo nếu một người vừa có khả năng làm việc, vừa có trong tay những chứng chỉ. Nhưng sẽ không có điều gì xấu nếu một người làm tốt công việc và không có chứng chỉ.

Phạm Long Khánh


http://www3.tuoitre.com.vn/TuyenSinh/In ... nnelID=142


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Ray rứt?
Gửi bàiĐã gửi: 03 Tháng 9 2009, 19:29
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2243
Bằng cấp - động cơ học tập

Vấn nạn chạy theo bằng cấp xuất hiện khi... xã hội nâng giá trị bằng cấp lên hàng đầu.

Muốn củng cố địa vị trong cơ quan, phải đạt chuẩn hay trên chuẩn. Muốn xin việc, thì bằng cấp là cái vé để có thể bước vào ngưỡng cửa cơ quan hay công ty. Công nhân viên nhà nước hưởng lương căn cứ vào bằng cấp. Bằng đại học dĩ nhiên hưởng lương cao hơn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên môn. Từ đó, giá trị con người cũng được phân định qua bằng cấp. Do vậy bằng cấp đã trở thành động cơ học tập.

Điều đó sẽ tốt đẹp biết bao nếu mọi người thi nhau học tập, chiếm lĩnh tri thức làm giàu vốn sống để có đủ trình độ làm việc, phục vụ xã hội sau này và được xác định trình độ học vấn thông qua bằng cấp. Tiếc rằng đã có hiện tượng chạy theo bằng cấp bằng mọi giá. Trường hợp sinh viên Trần Xuân Thanh là ví dụ rõ nét nhất. Trần Xuân Thanh muốn có bằng cấp đến độ đánh mất nhân cách, trở thành một kẻ vi phạm pháp luật, để lại một vết nhơ trong lịch sử giáo dục. Và còn nhiều trường hợp khác nữa như mua bằng cấp, thuê người thi giúp, gian lận trong thi cử...

Bằng cấp tự nó không có lỗi. Lỗi ở người muốn có nó mà không chịu học. Lỗi ở một số người vì lợi ích cá nhân đã tiếp tay cho những kẻ chạy theo bằng cấp bằng mọi giá được toại nguyện. Theo tôi, có thể đánh giá bằng cấp là động cơ học tập. Nhưng ở đây là học thật, thi thật và dạy thật, nâng cao giá trị thật của bằng cấp bằng học tập. Và để làm được điều đó cần có sự góp sức của toàn xã hội.

ĐỖ QUYÊN (Trà Vinh)


(Sưu tầm) http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... annelID=13
------------------------------------------
"Bằng cấp tự nó không có lỗi. Lỗi ở người muốn có nó mà không chịu học. Lỗi ở một số người vì lợi ích cá nhân đã tiếp tay cho những kẻ chạy theo bằng cấp bằng mọi giá được toại nguyện. Theo tôi, có thể đánh giá bằng cấp là động cơ học tập. Nhưng ở đây là học thật, thi thật và dạy thật, nâng cao giá trị thật của bằng cấp bằng học tập. Và để làm được điều đó cần có sự góp sức của toàn xã hội."

BD thật tâm đắc với ý kiến trên của tác giả ĐQ.

BD nhớ có lần, do nghiêm túc và cũng do quá bức xúc trước tình trạng "đứt dây thần kinh mắc cỡ" của một số thí sinh, một đồng nghiệp của BD đã lập biên bản kỷ luật hai thí sinh, dù đề thi hôm đó cho phép thí sinh được sử dụng tài liệu! (Do họ nhiều lần nhìn bài của người khác, GT nhắc nhở nhiều lần không "xi-nhê")

Là một giáo viên và thường đi coi thi, BD thấy thật nhức nhối trước tình trạng trên. Mỗi lần đi coi thi, nhứt là coi thi hệ tại chức, chuẩn hóa, là mỗi lần cảm giác đau âm ỉ như có một vết thương không chịu lành trong trái tim lại trở lại trong BD.

Có lần thi xong, một thí sinh gặp BD nói: "Cô ơi! Cô coi thi khó quá!". BD cười gượng: "Nhưng chị thấy tôi có làm gì sai qui chế không?" (Làm thinh!)

Có lần BD lập biên bản đình chỉ thi một thí sinh trong kỳ thi cuối khóa hệ chính qui (==>SV đó sẽ bị điểm 0). BD hứa với em là sẵn sàng cho tiền xe nếu em phải đi sang tỉnh khác để thi lại vì em khóc lóc và than thở là gia đình rất nghèo. Sau đó có người nói với BD: "Bà nội nó chết lên chết xuống vì chuyện này. Nhà rất nghèo, cha mẹ nó đã bỏ nó từ lúc nhỏ, nó sống với bà nội, bà chỉ hy vọng vào nó thôi. Cô lập biên bản là không sai nhưng lại ngay một đứa có hoàn cảnh quá tội nghiệp..." Bà con thấy có khổ không? Nhưng một bạn trẻ khác thì lập luận: "Nghèo sao không lo học hành, thi cử cho đàng hoàng mà dám phiêu lưu như vậy? Cô không có gì phải ray rứt hết á!"


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» "Chạy theo bằng cấp bằng mọi giá?" «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 4 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 4 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu