Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 12:34
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» VN - Một câu chuyện về chặng đường phát triển «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 733 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: VN - Một câu chuyện về chặng đường phát triển
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 1 2010, 00:57
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 70
Sinh nhật: 01-12-1953
Ngày tham gia: 03 Tháng 12 2007, 05:30
Bài viết: 77
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
THE INDEPENDENT (Thứ bảy, ngày 9-8-2008)

Chiến tranh đã để lại trong mình những vết sẹo, song giờ đây Việt Nam đang bùng nổ phát triển. Rory Ross bắt gặp nghệ thuật ẩm thực hấp dẫn, những di tích quân sự và những khách sạn sang trọng trong một đất nước mà du ngoạn có nghĩa là đi từ nơi này tới nơi khác trên một chiếc xe máy loại scooter và hy vọng những điều tốt đẹp nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam Việt Nam là một thủ phủ của vùng đất đang phát triển. Trung tâm thương mại của nền kinh tế như con hổ mới nhất của châu Á tràn ngập những xe máy và xe scooter; có 3,15 triệu chiếc chính thức được đăng ký, với khoảng một nghìn chiếc scooter [1] đăng ký mới mỗi ngày. Những chiếc xe tuôn ào ạt qua các phố, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, tựa như đàn cá đan chéo vào nhau. Từ những gì tôi có thể nói ra, là tỉ lệ trung bình ngồi trên những cỗ máy này là khoảng 2,2 người trên một chiếc. Lên tới ba người là bình thường; tới bốn, không phải là khác thường. Trong một vài dịp, tôi nghĩ tôi đã nhìn thấy có năm người trên xe bao gồm cả những đứa bé mới biết đi.

Trong một đất nước hình búp măng dài 1.500 km như Việt Nam, một ý nghĩa quốc gia là điều gì đó thuộc về cuộc đấu tranh đã đi qua. Tuy nhiên, chiếc xe máy đã lướt đến cứu giúp quốc gia này. Đây là một dân tộc đang sống trên yên xe. Họ ăn, ngủ, theo đuổi những cuộc chuyện trò với láng giềng (khi đang ở tốc độ 70km một giờ, với khoảng cách giữa những người nói chuyện chỉ có vài inch trong khi đang lao vèo vèo trên phố), đọc báo, chở máy giặt, đưa chó đi dạo, vận chuyển lợn, gà, vịt, và làm việc qua máy tính xách tay, tất tật đều diễn ra trên những chiếc xe gắn máy. Nếu bạn nhìn thấy một đống đồ đạc đang lắc lư chao đảo trên phố, ấy là một ai đó đang chuyển nhà trên chiếc xe máy của mình. Băng ngang qua đường ở Thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có niềm tin. Hãy bước ra một chút và để cho cái dòng xoáy diệu kỳ nó bao bọc lấy bạn, và phải chắc chắn là không được hoảng hốt khi đang ở giữa đường mà bất ngờ thay đổi hướng đi. Điều ấy có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.
Cho tới khi những chiếc nón bảo hiểm đã trở thành vật bắt buộc phải đội khi lưu thông trên đường vào đầu năm nay, xe máy đã giành được số thương vong ghê gớm, hình như cho một ngàn người đi xe máy mỗi tháng. Giờ đây, những chiếc nón bảo hiểm là món thời trang đầy thiện ý. Thậm chí khi không ngồi lên yên xe, giới trẻ Việt Nam vẫn chưng diện chúng ở chỗ này chỗ kia trong thành phố, vẽ vời trang trí phù hiệu cho chúng với những kiểu cách màu mè. Cả những chiếc khẩu trang che mặt nữa. Bạn sẽ bắt gặp những chiếc khẩu trang trắng dùng trong phòng phẫu thuật được người ta đeo ngoài đường, cũng như những chiếc khăn quàng sặc sỡ được quấn quanh mặt, kiểu Kẻ-Lữ-Hành-Cô-Độc [2]. Phụ nữ bổ sung cho nhan sắc của mình với những chiếc găng tay lụa dài tới tận khuỷu để tránh cho đôi cánh tay họ bị sạm nắng. Tác dụng của những chiếc găng tay, khẩu trang, và mũ bảo hiểm là để biến những người phụ nữ Việt Nam trở thành các ninja Catherine Deneuves [3] bị bắt trong một cuộc đụng độ từ vở diễn ở nhà hát cho tới vị thủ tướng trên phim.

Khách sạn Caravelle là nơi để tống khứ cảm giác mệt mỏi sau chuyến bay dài. Được mở cửa từ năm 1959, với cửa kính chống đạn, là nơi từng được các tờ báo và hãng truyền hình như The New York Times, The Washington Post, NBC và CBS mở văn phòng trong thời gian diễn ra Cuộc chiến tranh Việt Nam. Các ký giả và những chiến lược gia sa-lông đã theo dõi và đưa tin tức về các cuộc trao đổi cuối cùng về cuộc chiến này tại quầy giải khát trên tầng thượng. Từ khách sạn này nhìn qua nhà hát nhạc kịch là Khách sạn Continental, nơi Graham Green viết cuốn The Quiet American [4], và hai ngọn tháp đôi của nhà thờ Đức Bà [Notre-Dame], di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp mà ảnh hưởng sâu sắc của nó vẫn còn hiển hiện trong cái thành phố nhộn nhạo này. Mọi con phố nhỏ đều cho thấy rõ điểm nhấn của nước Pháp trước chiến tranh trong những cánh cửa chớp, ban công và những nét trang trí nghệ thuật.

Ở những nơi khác, một phiên bản ít lãng mạn, lại trừu tượng hơn của Thành phố Hồ Chí Minh đang được tiếp nối, khi những ngôi nhà chọc trời đúc bê tông liền khối kiểu mới vươn lên cao trông như một tấm biểu đồ của mức tăng trưởng tư bản đang lên vun vút.
Những nơi nào cần tham quan? Dinh Thống Nhất, nơi tổng thống Nam Việt Nam từng sống, là một tòa nhà được khánh thành vào năm 1966 [5] gợi lại một cách kỳ lạ về Tòa lâu đài Lễ hội Hoàng gia [The Royal Festival Hall]. Cuộc chiếm đóng của lực lượng cộng sản vào ngày 30-4-1975 đã đánh dấu sự kết thúc của Cuộc chiến tranh Việt Nam. Những chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh vào buổi sáng hôm đó giờ vẫn còn trên sân như lôi cuốn du khách. Tòa lâu đài cho thấy rõ, nếu như không có cái gì khác, cái khiếu thẩm mỹ kinh khủng của các đời tổng thống Nam Việt Nam: những khung cảnh bê tông không có gì đặc sắc được bù đắp bằng các vật dụng trong nhà trông đến ghê sợ. Có Trời mới biết được tòa lâu đài này đã từng phải trải qua người chủ nhân tin theo thuật phong thủy đến thế nào [6].

Bạn sẽ thấy khắp nơi trong Thành phố Hồ Chí Minh những dấu tích của chiến tranh – một khẩu súng, một chiếc xe tăng, một xe quân sự, một chiếc phi cơ – để làm kỷ niệm hấp dẫn du khách hay sở thích của dân thành thị. Bảo tàng Dấu tích Chiến tranh là một triển lãm gợi lại nỗi đau khổ rùng rợn của cuộc chiến, được diễn tả trong các bức ảnh, trong các khu trưng bày quân cụ và những thứ vũ khí hạng nặng. Nó làm cho Nhà bảo tàng Chiến tranh Đế quốc kinh khủng ở Lodon tựa như khu vui chơi giải trí Disneyland.

Đại diện cho một dân tộc từng tiễn đưa người Pháp và người Mỹ trong khoảng cách 21 năm, người Việt Nam là một nhóm người thân thiện một cách khác thường, với việc chào đón du khách từ tất cả mọi quốc gia, bao gồm người Mỹ và người Pháp. Nếu đấy là nước Anh, bạn sẽ không bao giờ nghe phần kết thúc của câu chuyện đó: người Việt Nam, trái lại, có một sự chấp nhận điềm tĩnh đến lạ kỳ về quá khứ và dường như tập trung duy nhất tới tương lai. Đây là một phẩm cách mà phương Tây yêu mến một cách kín đáo.

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáng bõ công thăm thú một hai ngày, song sẽ dễ chịu khi ra khỏi thành phố. Đi hai trăm dặm về phía đông bắc, bạn sẽ thấy Vịnh Ninh Vân [7], viên ngọc quý của bờ biển Việt Nam dài 3.260km. Những cồn cát vàng óng như mật ong, nước biển ấm áp được rải khắp với các dải san hô ngầm, một cụm đảo xoè thành hình rẻ quạt giữ cho những đợt sóng thần không xô được vào bờ, một bức thành lũy những núi non bảo vệ khỏi các cơn bão tố, và thời tiết chan hòa ánh nắng mà ở Việt Nam khó có nơi đâu bằng … đó là những gì làm cho Ninh Vân trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất trên thế giới. Nha Trang, thành phố chính ở đây, trải rộng ra đàng sau lối đi dạo ở bãi biển, nơi đây mỗi sáng hàng ngàn người Việt Nam trình diễn thể dục thái cực quyền ở giữa vườn hoa được cắt tỉa theo nhiều hình dạng.

Gọi một chiếc xích lô, tôi đâm đầu vào giữa đám xe máy trong giờ cao điểm tắc nghẽn giao thông để tìm tới trái tim đang đập của thành phố, chợ Nha Trang. Nơi đây phải được xếp hạng trong số những kỳ quan bếp núc của thế giới. Có nhiều loại trái cây, rau quả, thảo mộc, đồ gia vị cay và đậu đa dạng hơn mà bạn có thể gắp một đũa vào, cùng với vài món thịt cá, việc này tạo cho xã hội một lối đối xử có đạo đức với những thú vật nuôi trong nhà cho vui và chúng chỉ bị chết vì bệnh nhồi máu cơ tim tập thể.

Tôi đã mất cả buổi sáng để luồn lách chiếc xe đạp trên giỏ chất đầy những chùm bưởi nhét dưới những bịch xoài để tránh né những người bán dạo, những anh phu khuân vác luồn lách lắc lư những gánh hàng chất đầy gạo, và nhảy vào những vũng nước giữa quầy hàng cá và hải sản sao cho nước bắn vào lũ cua cá để giữ cho chúng được sống lâu hơn. Những lối đi hẹp chật ních những người giao nhận hàng, những sản phẩm tươi sống, tiếng xe máy và tiếng còi xe ầm ĩ, và những khách hàng lượn lờ hoặc tranh nhau kể chuyện tầm phào. Bạn có thể nghe thấy những tiếng mà cả mua bán từ cách đó hàng dặm.

Cách nấu nướng của Việt Nam có quan hệ bà con gần gũi với cách nấu của Trung Quốc, nhờ vào thời kỳ chiếm Việt Nam trong hàng ngàn năm cho tới thế kỷ thứ 10. Song người Việt chăm chút sử dụng nhiều rau cỏ tươi hơn người Trung Hoa, và họ thích canh và cá hấp. Tuy nhiên, một khi bạn kết hợp căn bản giữa cơm/súp-cháo/cá, thì đầu bếp người Việt sẽ không chịu làm theo. Rất ít loài thú ở Việt Nam thoát khỏi lưỡi dao thái thịt, chiếc chảo rán và bếp lò. Đúng là mỗi một con vật ở quốc gia này có một món ăn đặc biệt gắn liền với tên của mình, và đôi lúc gắn tên con vật cho nhà hàng nữa. Sự thính nhạy ngẫu hứng sành ăn này là một di sản của chiến tranh. Phải đối mặt với những cánh đồng bị phá hủy và không còn gì để lo việc cấy cày, những đầu bếp người Việt Nam đã được giảm bớt để thử nghiệm với loài dơi, mèo, chuột, chó, cá ngựa và thứ rết nổi tiếng của Việt Nam dài khoảng 18 inch chuyên ăn thịt chuột[con rắn?].
“Tại vùng Châu thổ sông Mekong [nam Việt Nam], bạn sẽ được ăn nhiều thứ rắn, tắc kè và rùa,” Trung, người hướng dẫn du lịch của tôi cho biết. “Rắn hổ mang bành là một thứ nổi tiếng. Huyết được pha với rượu gạo. Tim bạn sẽ bị hạ gục tức thì, trong lúc vẫn đập – thình-thình! – và thịt được nướng chả và nấu cháo.”

Rắn như một loại gà của vùng đông-nam châu Á. Nếu bạn đã từng đi du lịch tới vùng đất này của thế giới, bạn có thể đã ăn thịt rắn vài lần mà không hề biết. Từ tháng mười hai năm ngoái, các nhân viên hàng không ở Hà Nội đã phát hiện ít nhất là hai chuyến hàng ký gửi toàn rắn xuất nhập lậu. Một chuyến được gắn nhãn “hải sản”. Trong đó chứa một tấn loài rắn chuyên ăn thịt chuột đang còn sống.

Người đạp xích lô chở tôi đậu xe bên ngoài một nơi trông như cửa hàng bán xe máy. Một hàng rào những chiếc xe máy scooter sáng choang dựng bên ngoài. Lúc kiểm tra xem xét gần hơn, tòa nhà này đã chuyển thành một quán cà phê. Đây là Bắc Hải, cơ hội để thưởng thức món phở hàng đầu ở Nha Trang. Phở, một loại súp mì sợi, là món ăn truyền thống của Việt Nam; có lẽ được bắt nguồn từ món ‘pot-au-feu’ [gồm rau-thịt-súp] của Pháp – cái âm tiết cuối cùng (chữ feu) mà nó chia sẻ.
Bên trong quán Bắc Hải cơ bản giống như một cái sọt đựng bia chai. Bạn ngồi lên cái ghế đẩu nhựa đỏ và ăn uống ngay trên những cái bàn kê trên những cái bàn có khung bằng kim loại, với những thứ trông giống như những miếng giấy nhỏ dùng làm khăn ăn. Món mì sợi được nấu thành một bát súp với những khoanh thịt bò hoặc cây đậu non chưa thành giá … xin lỗi, thịt gà. Với chanh và húng quế Việt Nam được thái nhỏ, một tô phở làm nên một trong những phương cách thỏa đáng nhất của việc chi ra một đô la.

Cứ năm cửa hàng ở Nha Trang là dường như có một cửa hàng bán cà phê. Trên thực tế, cả nước này tiêu thụ mạnh về cà phê, như bạn có thể trông đợi từ nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới này (sau Brazil). Cà phê là một dạng nghi lễ của người Việt Nam. Nước nóng nhỏ giọt qua một cái lưới lọc bằng thiếc được đặt trên miệng một chiếc cốc thủy tinh. Một khi nước rỉ qua, nước đá và sữa sẽ được thêm vào và cái món kết hợp các vật liệu lại với nhau này được khuấy trộn và dùng. Mùi vị của món này tựa kem cà phê và là thứ giải độc tuyệt vời cho cái khí hậu oi ả suốt năm ở Việt Nam.

Nha Trang trước hết là một thành phố của chợ búa và khu nghỉ dưỡng ven biển. Đó cũng là sinh quán và mái ấm của một biểu tượng văn hóa địa phương: Thành Long [8], nhiếp ảnh gia, người có những bức hình đen trắng chụp khung cảnh văn hóa mang bản sắc của người Việt Nam, khuynh hướng đối nghịch với những bức hình phong cảnh buồn tẻ. Phòng tranh của ông trên Phố Hoàng Văn Thụ là một địa điểm đáng để thăm viếng. Thành lang thang khắp thành phố và vùng bến cảng, chớp những hình ảnh lạ thường về cảnh vật Việt Nam nguyên mẫu như những chiếc xe đạp, túi xách, xe xích lô, những người đàn bà dưới vành nón, những bà già và từng khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật, những hình ảnh xứng đáng đem đến cho Thành hơn 57 cuộc triển lãm quốc tế – và không có một cảnh chiến tranh đơn lẻ nào trong số đó.

Trú lại ở đâu tại Nha Trang? Nếu bạn muốn thực sự coi trọng đồng tiền, sẽ có hàng trăm khách sạn chuyên phục vụ cho những người Việt Nam đi nghỉ mát. Mức lương trung bình hàng năm của người Việt Nam là 600 đô la (307 bảng Anh). Giá như tới được vùng dân bản địa Nha Trang, bạn có thể sống như một ông hoàng chỉ với một vài trăm bảng. Thế nhưng nếu bạn muốn thỏa mãn bản thân, Evanson Hideaway của Ana Mandara là khách sạn duy nhất được xây dựng sát ngay bãi biển (tất cả các khách sạn khác đều nằm phía sau con đường đi dạo). Có một số biệt thự, những căn lều và đường đi bộ nằm cân đối trong một khu vườn rực rỡ với những loài cây cối vùng nhiệt đới. Bạn phải canh chừng mình tới nơi nào, đề phòng trường hợp bạn đặt chân tới một trong những bể nước với những con cá vàng rất háu đói.

“Giá phòng trung bình 188 đô la một đêm,” theo Lionel Valla, giám đốc khách sạn. “Bạn có thể được massage trong một giờ với giá 45 đô la. Việt Nam là nơi giá cả dễ chịu nhất ở đông-nam châu Á. Và tại đây chúng tôi có một bãi biển dài 600m.”

Mặc dù khách sạn Ana Mandara bị vậy bọc giữa con đường đi dạo và bãi biển, nhưng lại có vẻ giống như một ốc đảo êm đềm. Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi đám đông, chiếc xích lô sẽ làm bạn nhẹ người và chiếc scooter đưa bạn đi, rồi hướng tới Six Senses Hideaway của Vịnh Ninh Vân chỉ có thể tới được bằng thuyền, vượt sáu dặm ngang qua vịnh. Đây rồi, bạn bước lên một vương quốc có ít thứ để làm với Việt Nam và nhiều thứ để làm với trí tưởng tượng cho những chủ nhân ở đây, Sonu và Eva Shivdasani [9]. Đây là một nơi bạn tới thăm nếu như bạn muốn nhìn Việt Nam theo cách nhìn xuống của người ở trên cao tít phải dùng đến một cái kính viễn vọng.

Shivdasani đã hóa thân cho nét đẹp thiên nhiên. Mọi thứ được thiết kế sao cho khi nhìn càng không có vẻ được sắp đặt càng tốt, và càng gần với một mẩu củi rề trôi dạt càng hay: ta gọi đó là nét thanh lịch ít bị câu thúc. Một cái ghế hay cái bồn tắm không chỉ là một cái ghế hay cái bồn tắm: nó được bao bọc toàn bộ trong một chất các-bon trung tính chịu lực, với nét tự nhiên trên bề mặt. Đó là một trải nghiệm hạng năm sao cho Robinson Crusoe [10] với những tiện nghi hiện đại cách xa với khả năng nhận biết, với những thứ thức ăn, rượu và dịch vụ tuyệt vời. Tôi đã ở đó hết ba ngày, bị mê hoặc bởi vẻ tráng lệ ngời ngời của Vịnh Ninh Vân; nước biển, không khí, ánh sáng, những sắc màu pha trộn và chỉ thiếu những chiếc xe gắn máy.

Có vẻ như kỳ quặc khi nói rằng Việt Nam dường như khó có thể bị cướp phá bởi đám ngoại quốc khi, trong thế kỷ trước, đất nước này đã bị dẫm nát bởi người Pháp, Nhật, (rồi lại) người Pháp và người Mỹ. Đất nước này cũng có cả triệu tấn bom được thả xuống, cũng như số lượng khủng khiếp Chất độc Da cam. Thế nhưng một chuyến thăm viếng trong những thời điểm yên bình hơn này là một dịp để tự hỏi rằng cái đất nước làm mê say lòng người ấy đã làm cách nào để rũ sạch được những nỗi kinh hoàng của quá khứ, vạch nên con đường đi dưới những khổ đau ấy, và đang đi tới để làm nên một sự khác biệt của lịch sử – trên những chiếc xe máy scooter.
==================================

Các chú thích:
[1] Xe tay ga
[2] Lone Ranger: là một chương trình phát thanh, truyền hình dài kỳ ra đời từ lâu ở Mỹ được sáng tạo bởi George W. Trandle và nhà văn Fran Striker phát triển sau này. Nhân vật chính trong đó là một Kỵ sĩ người bang Texas sống ở miền Viễn Tây, luôn đeo mặt nạ. (theo answer.com).
[3] Catherine Deneuve: sinh 1943, ngôi sao-thần tượng của điện ảnh Pháp những năm 1960-1070, nổi tiếng trong phim Belle du Jour[Người đẹp Trong ngày]. Đặc biệt bà thủ vai chính trong phim Indochina [Đông Dương] (được đề cử trao giải Oscar 1992), và vai ma cà rồng trong phim The Hunger [Kẻ chết đói] (1982). (Theo answer.com).
[4] Xem chú thích (3), bài “Nét hiện đại và Cổ kính Hòa quyện Trong một Hà Nội Bất tận“
[5] Dinh Độc Lập: được khởi công xây cất ngày 1/7/1962 theo lệnh của TT Ngô Đình Diệm và hoàn tất 31/10/1966 và do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ kiểu. Dinh Độc Lập được xây dựng ngay đúng vị trí cũ của dinh Norodom Palace xây dựng 1868, hoàn tất 1873. Dinh Norodom bị 2 phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom vào 27/2/1962 và bị hư hại nặng nề đến nổi chỉ còn cách đập bỏ đi xây lại. (http://en.wikipedia.org/wiki/Reunification_Palace )
[6] Ý nói các vị tổng thống thời đó tin vào thuật phong thủy nên thiết kế, bài trí kỳ dị, không có chút thẩm mĩ
[7] Vịnh Ninh Vân: ở Nha trang, Khánh Hòa
[8] Xem: ” Bộ ảnh VN đoạt giải Cuộc thi ảnh quốc tế Hong Kong” và ” Nhà nhiếp ảnh Long Thành: “Đen – trắng là tình yêu“.
[9] Sonu Shivdasani và vợ Eva, là nhà thiết kế thời trang, linh hồn của hệ thống Six Senses Resort&Spa (theo wikicolleciton.com)
[10] Nhân vật và cũng là tên của cuốn tiểu thuyết phiêu lưu của Daniel Defoe năm 1719. Robinson trong một chuyến đi biển bị lạc lên một hoang đảo và phải sống ở đây trong hàng chục năm.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: VN - Một câu chuyện về chặng đường phát triển
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 1 2010, 07:00
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 11 Tháng 12 2007, 10:25
Bài viết: 231
Quốc gia: Vietnam (vn)
Đó là cảm nhận của một người nước ngoài.

Còn những người như ThThang, gì không biết chứ chỉ cần nghe những câu này khi mọi người rảnh việc ngồi tán với nhau về quá khứ là đủ biết đời sống của mọi người ngày càng được cải thiện - một trong những dấu hiệu của sự phát triển:

- Hồi đó nhà tôi chỉ có 1 chiếc xe đạp cà tàng, không dám mang đi tiệm thuê người ta sơn mà tự sơn tay ở nhà nhìn thấy mà gớm, vậy mà bây giờ nhà tôi có tới 3 chiếc xe máy loại tốt. Còn ông... cũng vậy, vậy mà bây giờ ổng mua cả xe hơi nữa!
- Hồi đó tôi không dám mua 1 bộ đồ thun cho con trai, tội nghiệp thằng nhỏ! Nó toàn là mặc đồ "nghĩa địa" hoặc là đồ người lớn sửa lại. Còn bây giờ thì quần áo của nó biết là bao nhiêu!
- Nhà cô ấy hồi đó là nhà lá, mỗi lần dột lên dột xuống không có tiền mua lá lợp lại phải đi xin... Còn bây giờ là nhà kiên cố một trệt, 2 lầu... ngon lành!
- Hồi đó cả nhà xài chung 1 máy (VT), bây giờ ai cũng có máy riêng, có cả laptop nữa!
- .......


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» VN - Một câu chuyện về chặng đường phát triển «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu