Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 11:02
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Vua Việt Nam «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 2317 | Trả lời: 2)
Tiêu đề bài viết: Vua Việt Nam
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 11 2009, 14:16
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 44
Sinh nhật: 19-09-1980
Ngày tham gia: 09 Tháng 9 2009, 12:17
Bài viết: 292
Đến từ: Tan Chau
Quốc gia: Vietnam (vn)
Nghề nghiệp: http://www.kinhluan.com

Người tạo chủ đề
Hình ảnh
Vua Gia Long, người thành lập Triều đại nhà Nguyễn

Vua Minh Mạng (1820-1840)

Hình ảnh
Vua Minh Mạng

Hình ảnh
Ấn của vua Minh Mạng

Hình ảnh
Lăng vua Minh Mạng ở Huế

Vua Tự Ðức (1847-1883)

Hình ảnh

Hình ảnh
Các bà vợ vua Tự Ðức sống đến đầu thế kỷ thứ 20

Vua Hàm Nghi (1884-1885)
Hình ảnh

Hình ảnh
Dân chúng chờ đợi xe đám cưới vua Hàm Nghi
Hình ảnh
Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904)
Hình ảnh
Ngôi mộ của vua Hàm Nghi ở làng Thonac (France)

Vua Ðồng Khánh (1885-1889)

Hình ảnh

Vua Thành Thái (1889-1907)
Hình ảnh

Hình ảnh

Vua Duy Tân (1907-1916)
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

Vua Khải Ðịnh (1916-1925)
Hình ảnh
Hình ảnh

Vua Bảo Ðại (1925-1945)
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh
Hoàng Hậu Nam Phương


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Vua Việt Nam
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 11 2009, 01:39
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Xem những tấm ảnh này, ta càng thấm thía dòng chảy của thời gian: thời gian cứ luôn trôi, cuộc sống cứ luôn đi tới và... bọn trẻ đang lớn, người lớn chúng ta đang già đi; thấm thía qui luật "tre già măng mọc"?
Xem những tấm ảnh này, BD lại nhớ đến các thầy cô đã dạy mình môn lịch sử hồi nẳm.
Cám ơn cháu nkinhluan đã gởi hình lên D Đ nhé. Chúc cháu vui và lúc nào cũng tràn đầy sức trẻ.



Vua Hàm Nghi: giữ cốt cách Việt nơi lưu đày
11/05/2008

Từ đầu năm 2008, Nhà nước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và cộng đồng Nguyễn Phước tộc (trong và ngoài nước) đã có những động thái tích cực để đưa di hài vua Hàm Nghi về Huế. Vị vua yêu nước, mang tinh thần dân tộc quật cường đang sắp sửa về lại cố hương sau 120 năm biệt xứ chốn lưu đày.

Cuộc nổi dậy kháng Pháp bất thành, kinh đô Huế bị thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (1885). Vua Hàm Nghi theo phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu và toàn thể dân chúng nổi dậy chống Pháp.

Ba năm cầm đầu ngọn cờ của toàn dân tộc đấu tranh kháng Pháp, công cuộc chưa thành thì cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị tên tội thần phản chủ Trần Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp. Không thể mua chuộc được ông vua trẻ lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, thực dân Pháp đã đưa vua xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Trước đó, thực dân Pháp đã yêu cầu viên toàn quyền Algeria đối xử tử tế với toan tính có thể đưa Hàm Nghi trở lại ngai vàng một lần nữa...

Ngày 13-1-1889, tàu Biên Hòa cập bến thủ đô Alger của Algeria. Tại đây, nhà vua được chính quyền tiếp đón đàng hoàng và được nhiều học sinh người Việt tìm đến viếng chào. Nhà vua được cấp Villa des Pins (biệt thự Hiên Tùng) sang trọng, nằm gần Alger. Ông cũng được viên toàn quyền Pháp tại Algeria là Tirman tiếp kiến và mời cơm thân mật tại gia đình.

Không chịu khuất phục

Nhưng thái độ bất hợp tác của vua tỏ rõ ngay từ đầu. Thời gian khởi nghĩa nhà vua thường nói rằng mình thà chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà bị người Pháp kiềm tỏa. Ngay trước thời điểm lên tàu đi xa, có cơ hội về thăm gia đình, thăm người mẹ đang đau nặng, nhưng nhà vua cự tuyệt: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa!”. Trong mười tháng đầu ở đất khách quê người, vua rất ít tiếp xúc với người khác, không chịu học tiếng Pháp - tiếng của dân tộc đã cướp nước mình, mọi việc đều phải qua phiên dịch của Trần Đình Thanh - viên thông ngôn được người Pháp cử theo.

Người dân Alger thì quen gọi vua Hàm Nghi với cái tên thân thiện là “ông hoàng An Nam” (Prince d'Annam), bởi nhà vua luôn nói tiếng Việt, đầu búi tó, đội khăn vành, vận áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn của người Việt do người Việt nấu... Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Về sau khi tiếp xúc với nhiều người, gặp nhiều người Pháp tốt, nhà vua nhận ra không phải người Pháp nào cũng là kẻ thù và ông mới chịu theo học tiếng Pháp đến mức thông thạo”. Nhà vua cũng thường vẽ tranh, chụp ảnh như là những thú vui tao nhã trong đời sống của mình.

Khi đã tiếp cận, học hỏi nhiều điều từ văn hóa, văn minh Pháp, có người ca ngợi lịch sử nước Pháp trước mặt ông, nhà vua không bàn cãi mà chỉ đáp lời: “Lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn tôi nhưng lịch sử nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém!”...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kết luận: “Vua Hàm Nghi giao du quen thuộc với nhiều trí thức nói tiếng Pháp; nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất trọng nể tinh thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông”. Ông Tôn Thất Hanh, nguyên chủ tịch hội đồng Nguyễn Phước tộc, nói: “Vua Hàm Nghi là biểu tượng của sự chống đối đối với thực dân Pháp từ trẻ đến già, với cái tâm thật trong sáng!”.

Tác giả Bửu Diên - Hoàng Oanh, trong đặc san tưởng niệm Ba vị hoàng đế cách mạng Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân do hội đồng hoàng tộc Nguyễn Phước hải ngoại ấn hành năm 2004, nhận xét: “Cuộc đời sóng gió, lòng yêu nước và đức độ của vua Hàm Nghi đã cảm hóa được nhiều người bạn ngoại quốc”, thông qua nhắc lại tường thuật của cô Blanche - con gái vị đại tá tư lệnh Alger thời bấy giờ đã viết về vua Hàm Nghi: “Nếu Người bằng lòng trở lại ngôi báu thì người Pháp chúng tôi rất vui mừng vì Người đã được dân chúng và sĩ phu sùng bái. Lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào của Người lớn hơn cả chiếc ngai vàng. Tôi yêu mến tổ quốc của tôi nên tôi rất quí trọng những người yêu tổ quốc của họ!”.

Một gia đình Việt giữa xứ người


Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân, vào đầu thế kỷ 20, thông qua một người Pháp, vua Hàm Nghi viết thư về Huế yêu cầu gửi hai người cháu là Bửu Thùy và Bửu Phong, con của công tử Ưng Uyển, anh cùng cha khác mẹ với mình, sang Alger ở cùng.

Vợ ông Ưng Uyển, là con gái của đại thần Nguyễn Hữu Độ, không đồng ý. Đến năm 1904, khi đã 33 tuổi, vua cưới vợ là cô Marcelle Laloe, con gái ngài luật sư chánh án tòa thượng thẩm Alger. Ngài Laloe góa vợ, có một con gái duy nhất, là người rất được trọng vọng đối với dân bản xứ, có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của vị vua nước Nam đang lưu vong nên đã gả con gái cho.

Ngày cưới, vua Hàm Nghi vẫn phục sức kiểu Việt với áo dài, khăn đóng, búi tóc cổ truyền, đi trên chiếc xe song mã rước vị hôn thê đến nhà thờ làm lễ. Những bức ảnh tư liệu cho thấy hàng nghìn người đã theo dõi lễ cưới của vị vua An Nam, và đây trở thành một sự kiện văn hóa của người dân trong vùng. Vợ theo Thiên Chúa giáo, vua Hàm Nghi tuy không theo đạo nhưng rất tôn trọng vợ, thỉnh thoảng có đến nhà thờ, và hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho đến cuối đời. Nhà vua có ba người con, con đầu lòng là hoàng nữ Như Mai sinh năm 1905, năm 1908 có thêm cô con gái kế là Như Lý và đến năm 1910 sinh con trai út Minh Đức.

Ý thức về sự đày ải suốt cuộc đời, biệt thự Hiên Tùng được vua đổi tên thành biệt thự Gia Long, trong đó xây một cổ lâu theo kiểu kiến trúc Việt truyền thống, biến thành nơi để thờ phụng, tế tự dòng tộc nhà Nguyễn. Ông thường bảo: “Các con chưa thể được làm người dân Việt Nam tốt thì hãy là những người Pháp tốt”.

Cách sống và cách dạy con dựa trên tinh thần Việt của nhà vua đã tác động tích cực nên các con ông đều trở thành người rất có tư cách. Con gái đầu Như Mai năm 1925 đã đỗ đầu kỹ sư nông học tại Trường canh nông Quốc gia Grignon, là người phụ nữ đầu tiên đỗ đầu trường này.

Bà không lập gia đình mà đem tri thức giúp dân nghèo cải tạo nông nghiệp tỉnh Dordogne, biến vùng đất nghèo trở nên giàu có. “Bà chúa nước Nam” theo cách gọi của dân địa phương đã dựng được một lâu đài lớn tại làng Thonac, về sau biến một phần đất trở thành nghĩa trang gia đình, nơi đặt di hài vua Hàm Nghi hiện nay.

Người con gái kế Như Lý đang học đại học ngành dược đã bỏ học đi lấy chồng là một nhà quí tộc thành công trong nghề nông, sinh được ba người con, hiện đang sinh sống tại Pháp. Phần hoàng thân Minh Đức, cũng như bao nhiêu thanh niên Pháp, phải đi lính trong Thế chiến thứ 2. Theo tác giả Nguyễn Xuân Thọ, sau thế chiến hoàng thân ở trong quân đội Pháp với cấp thiếu tá.

Sau khi Đức thua trận, ông được lệnh đưa đi Việt Nam trong hàng ngũ quân Pháp, nhưng ông thẳng thừng từ chối. Ông Jean De Latour Dejean - một đại sứ làm việc cho Bộ Ngoại giao Pháp, từng là sĩ quan, bạn thân và là đồng đội với ông Minh Đức lúc ấy - kể câu chuyện hoàng thân tuyên bố với Chính phủ Pháp rằng ông không thể cầm súng bắn lại đồng bào ông. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa ông ra tòa án binh thì cứ đưa. Ông không chịu đi qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại Việt Nam.

Đã gần ngày về với quê nhà

Nhiều sử liệu cho rằng vua Hàm Nghi mất vào ngày 4-1-1943; tuy nhiên ông Nguyễn Đắc Xuân dẫn theo lời bà Như Lý cho rằng vua mất vào ngày 14-1-1944, tại biệt thự Gia Long và an táng ngay tại đây. Đến năm 1962, khi Algeria độc lập thì biệt thự Gia Long được trả về cho Algeria và ba năm sau di hài nhà vua được chuyển về cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne.

Ông Xuân cho biết khu lăng mộ hiện có năm hài cốt gồm: vua Hàm Nghi, bà Marcelle Laloe - vợ vua (mất năm 1974), bà quản gia (mất 1941), ông Minh Đức (mất 1990) và bà Như Mai (mất 2000). Theo ông Xuân, nếu đưa về Huế nên thiết kế một khu lăng mộ riêng cho phong trào Cần Vương và cải táng vua Hàm Nghi và gia đình, cùng việc bố trí các chí sĩ trong phong trào Cần Vương như: Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm... để vừa trở thành điểm tưởng niệm, tham quan học hỏi...

Đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bước đầu thống nhất phương án chọn địa điểm đặt nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho vua Hàm Nghi tại vùng đồi Thủy Xuân - TP Huế. Đó là một khu đất nằm kề các khu lăng những người thân của vua gồm lăng người cha Kiên Thái vương và hai vua anh là Đồng Khánh và Kiến Phúc (nằm trong khu vực lăng Tự Đức)...

THÁI LỘC - báo TT cuối tuần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=119

(BD sưu tầm)


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Vua Việt Nam
Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 9 2010, 23:03
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Tôi không rành về môn Sử, bởi vậy cứ hay lẫn lộn triều đại nầy qua triều đại kia ở các sự kiện lịch sử. Là một công dân mà không thuộc sử nước mình kể ra cũng là một điều đáng xấu hổ. Trong các triều đại vua Việt từ thời đầt nước có tên Văn Lang, Âu Lạc hay Đại cồ Việt, Đại Việt rồi là Nam Việt, An Nam, Giao Chỉ Quận tới Việt Nam gì đó thì tôi không làm sao nhớ được tên nào có trước tên nào có sau. Nói ra mắc cỡ, đôi khi con cháu hỏi thì mình ù ù cạc cạc rồi câu giờ xong kiếm sách ra mà tra.

Triều đại nhà Nguyễn từ thời ông vua Gia Long, tới Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức tới mấy ông vua sau kế tục tôi cũng nhớ lộn xộn thứ tự, nhiều khi còn lộn qua tên tộc của mấy cha nội làm vua bên Tàu nữa mới chết.

Trong những triều đại vua chúa ở Việt Nam có lẽ theo tôi thì ông vua hiển hách nhất có lẽ là ông vua Lê Thái Tổ có tên là Lê Lợi. Ông vua nầy khởi nghiệp với cuộc chiến chống lại ách đô hộ nhà Minh hùng mạnh bên Tàu lúc đó đang đè đầu cưỡi cổ dân mình suốt mấy mươi năm dài. Nhìn lại lịch sử thấy cuộc kháng chiến đó gian nan, khổ cực biết bao nhiêu mà kể, vua tôi Lê Lợi trải qua nhiều cuộc chiến vào sinh ra tử, nằm gai nếm mật để kết thúc cuộc chiến bằng trận "Ải Chi Lăng" chém chết tươi tên kiêu tướng Liễu Thăng giữa trận tiền đánh đuổi mấy chục vạn quân Minh giành lại độc lập cho đất nước. Công lao nhà Lê rất là to lớn với những ông vua giỏi như Lê thánh Tôn mở mang bờ cõi lấy lại uy phong cho tổ quốc. Người dân Việt luôn nhớ đến công lao của hai ông vua giỏi nhà Lê nên cho dù tới thời Lê suy nhà Mạc soán ngôi, dân Việt vẫn luôn tưởng nhớ đến nhà Lê mới dẫn đến thời kỳ chiến tranh Nam Bắc hai miền. Bắc do nhà Mạc cai trị, Nam do nhà nhà Hậu Lê tiếp quản chống lại nhà Mạc. Rồi từ đó mới sinh ra Trịnh Nguyễn phân tranh, biên cương đất nước kéo dài tới mũi Cà mau như bây giờ.

Trong thời cận đại nầy đất nước cũng sinh ra một anh Hùng với chiến công lẩy lừng không kém vua Lê thái Tổ là Hoàng đế Quang Trung, Vị vua xuất thân áo vải đã đánh đuổi mấy chục vạn quân Thanh tháo chạy bỏ cả ấn tướng, yên giáp, khiếp sợ đến nỗi cả dãy biên cương vắng lặng bóng dáng người Tàu. Họ không còn dám nghĩ đến việc thôn tính đất nước nhỏ bé nầy nữa.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Vua Việt Nam «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 10 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 10 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 10 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 10 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu