Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 10:54
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Được giải oan sau 150 năm «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 12 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 5066 | Trả lời: 11)
Tiêu đề bài viết: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 26 Tháng 4 2010, 19:50
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm

TP - Tháng 8 vừa qua, tôi mới được về xứ dừa. Đất Bến Tre đã sinh ra những tên tuổi lẫy lừng....

Trong chuyến “về nguồn” ấy, tôi đã rất toại nguyện được đến thăm đền thờ và lăng mộ của cụ Phan Thanh Giản ở huyện Ba Tri. Cụ Phan là một nhân vật lịch sử và nhà thơ, nhà sử học lớn của dân tộc mà tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ.

Đã 141 năm, kể từ ngày 4/8/1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước. Bi kịch đời cụ là bi kịch lịch sử cần được làm sáng tỏ. Chuyện ấy đã thành sự thật.

Khi thăm mộ và đền thờ Phan Thanh Giản, chúng tôi thấy rất nhiều vòng hoa đang còn tươi của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bến Tre, Huyện ủy, UBND, HĐND huyện Ba Tri, rồi các ban ngành, sở, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) đến viếng nhân ngày giỗ của cụ ngày 4/8.

Nghĩa là đám giỗ cụ đã được tỉnh long trọng tổ chức, chỉ một tuần trước khi chúng tôi đến Bến Tre. Dịp này, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng đã tổ chức lễ rước và an vị tượng Phan Thanh Giản tại Khu Di tích Văn Thánh Miếu Vĩnh Long - nơi Kinh lược sứ đại thần Phan Thanh Giản tuẫn tiết.

Pho tượng do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phụng hiến. Tượng đúc bằng đồng, cao 85 cm, nặng 250 kg, được tỉnh Vĩnh Long đặt trang trọng tại nơi thờ trong Văn Thánh Miếu.

Thật vui khi được biết, ngày 24/1/2008, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Đặng Văn Bài vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bến Tre, cho biết Cục đã làm việc với Viện Sử học và cơ quan này có công văn nêu rõ, các nhà sử học đánh giá cao công lao của cụ Phan Thanh Giản trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa.

Cụ nổi tiếng thanh liêm, đạo đức, có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực văn học, sử học... Viện Sử học kết luận: “Với nhận thức mới trên quan điểm lịch sử cụ thể, nhân vật Phan Thanh Giản xứng đáng được tôn vinh bằng nhiều hình thức khác nhau”. Đó là sự phán quyết công bằng. Như vậy Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”.

Cụ Phan Thanh Giản sinh năm 1796, đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa thi Đình năm Bính Tuất (1826) ở Huế. Cụ là người đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ.

Tháng 9/1835, cụ được phong Hiệp biện Đại học sĩ, đó là chức quan hàm tùng nhất phẩm, trên thượng thư một bậc. Năm 1834, cụ được phong Sung Cơ mật viện. 1848 đổi sang Thượng Thư Bộ lại; 1851 làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ; 1853 Thượng thư Bộ Hình, Sung Cơ mật viện; 1856: Chánh tổng tài Quốc sử quán…

Những năm 1836, 1840 bị giáng chức vì can ngăn vua, có năm phải đi khai mỏ vàng ở Thái Nguyên (1838) sau đó lại được phục hồi chức phẩm. Cụ là Tổng tài phụ trách việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục trong ba năm 1856-1859, là bộ Quốc sử đồ sộ, lớn nhất thời Nguyễn gồm 53 quyển.

Về văn thơ cụ có Lương Khê thi thảo gồm 454 bài thơ và Lương Khê văn tập (1876) do các con tập hợp in sau khi cụ mất. Cụ còn có các tập thơ, nhật ký như Sứ Thanh thi tập, Tây phủ Nhật ký, ghi chép trong chuyến đi Pháp…

Cụ cùng Nguyễn Thông đã có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long…Chỉ ngần ấy thôi cụ cũng đã là nhà văn, nhà văn hóa, nhà sử học lớn của dân tộc.

Nhưng nói về Phan Thanh Giản từ 150 năm nay có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Không ít người cho rằng ông là người có tội trong việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay quân Pháp khi ông làm Chánh sứ toàn quyền đại thần ký hòa ước Nhâm Tuất 1862, từ đó có câu ca dân gian lên án Phan Thanh Giản “bán nước” “Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân”.

Vua Tự Đức, ông vua “chủ hòa” đã cho rằng cụ đã làm mất Lục tỉnh Nam Kỳ, nên phán: ”xét phải tội chế, chưa đủ che được tội” và nghi án “truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu”.

Các nhà sử học cũng không đồng nhất quan điểm. Nhiều nhà sử học quê hương Nam Bộ hiểu nhân cách và khí tiết Phan Thanh Giản đã không đồng thuận với phán xét của vua Tự Đức và quan điểm của chính sử đương thời.

Năm 1963, ở miền Bắc, kết luận tổng kết cuộc tranh luận về Phan Thanh Giản trên Tạp chí Lịch sử, một nhà sử học đã lại lên án Phan Thanh Giảm phạm tội “bán nước”, “dâng thành hiến đất cho giặc”. Dù vậy, cũng không giải tỏa được băn khoăn của nhân dân và giới sử học.

Nhưng quan niệm của đồng bào Nam Bộ lại khác. Ngay sau khi cụ tuẫn tiết, nhân dân Vĩnh Long đã đưa linh vị của cụ vào thờ ở Văn Thánh Miếu. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ, nhà yêu nước cùng thời, cùng sống ở Ba Tri với Phan Thanh Giản lại có thơ điếu ca ngợi cụ: “Minh tinh chín chữ lòng son tạc…”.

Trong Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong, cụ Đồ Chiểu viết về Phan Thanh Giản: “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”. 10 năm sau khi Phan Thanh Giản tự vẫn, năm 1886, vua Đồng Khánh đã xét lại công tội của cụ và đã ra chiếu chỉ “khai phục nguyên hàm” và khắc lại tên trong bia tiến sĩ ở Văn Miếu Huế cho cụ Phan Thanh Giản. Dưới chân núi Ba Thê, Thoại Sơn, An Giang có đền thờ Phan Thanh Giản từ trăm năm trước.

Ở xã Tương Bình Hiệp (Bình Dương), từ khi cụ mất, nhân dân đã thờ cụ ở trong Đình làng. Và ngày 25/8/1924, vua Khải Định đã sắc cho đình Tương Bình Hiệp thờ cụ làm thần.

Bản sắc dịch ra như sau: “Nay sắc cho xã Tương Bình Hiệp, tổng Bình Phú, tỉnh Thủ Dầu Một phải phụng thờ Tam giáp Tiến sĩ, Hiệp tá đại học sĩ, Sung cơ mật viện đại thần Phan Thanh Giản tướng công làm thần giữ nước giúp dân. Vì ông thường linh ứng nên nhân tiết tứ tuần đại khánh trẫm ban bửu chiếu phong cho ông vào bậc ĐOAN TÚC DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN, chuẩn cho phụng thờ ông làm thần để giúp đỡ và che chở dân đen của ta...”.

Như vậy các vua Nguyễn sau Tự Đức đã hiểu đúng công lao của Phan Thanh Giản!

Trước năm 1867, trong thư gửi cho Tổng đốc An Giang và Tổng đốc Hà Tiên, Chánh sứ Phan Thanh Giản viết: “Lá cờ ba sắc (chỉ cờ Pháp) không thể phấp phới bay trên một thành lũy ở đó Phan Thanh Giản còn sống…”.

Theo sử sách thì cụ Phan có ba người con trai là Phan Hương, Pham Liêm và Phan Tôn sau khi cha mất đã cầm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Ba Tri, Bến Tre cuối năm 1867.

Khi cuộc khởi nghĩa bị quân Pháp đàn áp, ba anh em dùng thuyền chạy thoát ra Bình Thuận. Phan Hương ở lại Phan Thiết, ẩn mình sống bằng nghề nông. Còn Phan Tôn và Phan Liêm đi bộ ra Huế, sau đó theo Nguyễn Tri Phương ra Bắc chống Pháp, tử thủ bảo vệ thành Hà Nội. Sau khi bị bắt, hai anh em được đưa sang Pháp.

Năm 1888, chính phủ Pháp cho về lại Việt Nam, Phan Liêm được bổ làm Phủ doãn Thừa Thiên và là người làm thầy dạy dỗ Bửu Lâm 10 tuổi, tức vua Thành Thái mới lên ngôi.

Thầy Phan Liêm đã truyền cho vị vua trẻ ý chí chống Pháp, nên vua đã liên hệ với nhóm Trần Cao Vân kháng chiến, bị bọn Pháp phế truất, đày sang đảo La Réunion…

Cuối năm 1994, tại Vĩnh Long, hai tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long phối hợp với Hội khoa học lịch sử đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học lớn về Phan Thanh Giản với ý muốn làm rõ hơn công tội của cụ.

Cuộc Hội thảo này có nhiều bài tham luận công phu, sâu sắc, là một bước tiến mới, công bằng hơn trong đánh giá Phan Thanh Giản. Sau cuộc hội thảo này giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (lúc đó) đã có một bản kết luận sâu sắc và công tâm.

Có thể đây là một cơ sở để giúp cho Cục Di sản và Viện Sử học đi đến quyết định “phục hồi danh dự” cho cụ Phan Thanh Giản năm 2008.

…Người dân Miền Tây hiểu rất rõ công tội của cụ Phan Thanh Giản, rằng thời kỳ đó, triều đình Huế là mới là nguyên nhân chính để mất lục tỉnh Nam Kỳ, vì đã quyết “chủ hòa”.

Cụ Phan Thanh Giản không thể tự mình làm trái ý vua. Nên không thể quy cho cụ tôi “bán nước” hay “phản bội Tổ quốc”. Mặc dù cụ vẫn ý thức được hoàn cảnh và trách nhiệm của mình.

Trong lá sớ gửi vua Tự Đức trước khi tự vẫn, cụ viết: “Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ”!

Đứng trước mộ cụ Phan Thanh Giản tôi cứ nghĩ miên man về nỗi niềm lịch sử. Hết lòng vì dân vì nước nhưng lại không được người đời hiểu mình.

Hơn ba chục năm qua, tất cả những đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản đều bị gỡ bỏ. Tượng cụ ở Châu Thành, ở trường Trung học Cần Thơ cũng bị gỡ. Hẳn nhiên bức tượng nằm trong lòng dân mới là vĩnh cửu.

Một tin vui nữa là tại kỳ họp lần thứ 13 HĐND tỉnh Bến Tre khóa VII (ngày 10 và 11/4/2008) đã thông qua việc đổi tên trường THPT Ba Tri thành trường THPT Phan Thanh Giản từ năm học 2008-2009. Sắp tới tỉnh sẽ dựng lại tượng cụ Phan Thanh Giản.

Rời Ba Tri, tôi cứ ước ao không chỉ ở Bến Tre, Vĩnh Long mà tên của Đại thần Phan Thanh Giản tài hoa, khí tiết sẽ được đặt cho nhiều trường học và đường phố miền Nam như trước đây.

Bến Tre - Huế, 8/2008
Ngô Minh

(Có tham khảo sách: - Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam; TTBTDT Cố đô Huế; Tạp chí Xưa & Nay xuất bản, năm 2002)

(HH sưu tầm)

{L_ATTACHMENT}:
Cu PHAN THANH GIAN.jpg
Cu PHAN THANH GIAN.jpg [ 19.4 KB | Đã xem 5605 lần ]


{L_ATTACHMENT}:
Mo Cu PHAN THANH GIAN O BEN TRE.jpg
Mo Cu PHAN THANH GIAN O BEN TRE.jpg [ 58.71 KB | Đã xem 5590 lần ]


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 4 2010, 19:10
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)
Trích 1:

"Trong chuyến “về nguồn” ấy, tôi đã rất toại nguyện được đến thăm đền thờ và lăng mộ của cụ Phan Thanh Giản ở huyện Ba Tri. Cụ Phan là một nhân vật lịch sử và nhà thơ, nhà sử học lớn của dân tộc mà tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ."

Trích 2:

" Như vậy Phan Thanh Giản đã được giải oan sau gần 150 năm mang tiếng “bán nước”."

Từ tổng hợp 2 trích dẫn trên đây, tôi suy ra rằng:

1/ Lòng "khâm phục và ngưỡng mộ" cụ Phan của tác giả bài viết chỉ mới hình thành từ sau ngày 21/1/2008, ngày mà Cục Di Sản Văn Hóa "phục hồi" danh dự cho cụ. Trước "ngày giải oan" này, tác giả chỉ biết cụ Phan như một tên bán nước; vì theo trích dẫn 2 thì cụ "mang tiếng bán nước gần 150 năm".

2 / Tác giả phải là người sinh trưởng ở miền Bắc. Tôi sinh ở miền Nam, từ năm học lớp bốn, lớp năm đã được dạy kính trọng tiết tháo và nhân cách cụ Phan rồi.

3 / Tác giả phải còn trẻ lắm. Phải rất trẻ thì mới đủ "dũng khí" đặt bút viết: "Như vậy PHAN THAN GIẢN đã được giải oan..."

Bụng suy thế nào thì tôi...lại viết ra y thế ấy, có thể không giống với suy nghĩ của một vài người nào đó. :roll:




Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NT2 Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 28 Tháng 4 2010, 23:14
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Nhận định về Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm[4]. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.[5].

Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:

Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thu.


Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:

Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.

Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837-1893, tự Quý Tướng), Phan Liêm (1833-1896 tức Phan Thanh Liêm), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.

Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ, đã nhận xét về ông như sau:

Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà...[6]

Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước" [7].
Sau 1975, nhiều đường phố ở miền Nam Việt Nam mang tên Phan Thanh Giản đã bị đổi thành tên khác[8][9].
Cho tới những ngày đầu năm 2008, Viện Sử học Việt Nam mới thống nhất kết luận rằng Phan Thanh Giản là người nổi tiếng về đạo đức, có nhiều đóng góp trong lịch sử dân tộc; nên đề nghị tôn vinh ông, cho khôi phục, tôn tạo những di tích và những gì gắn liền với ông; và đã được giới có thẩm quyền chấp thuận...[10]

Trong sách Đi & ghi nhớ của Sơn Nam (xuất bản năm 2008), một lần nữa, nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản lại được đề cập trong một đoạn viết như sau:

"Hồi xưa, lúc còn nhỏ, tôi (lời thuật của một giáo viên lớn tuổi đi cùng với Sơn Nam) được dạy cẩn thận, khi đi ngang qua miếu Văn Thánh, học trò phải giở nón, cúi đầu để chào ông Phan. Chào ông Phan, (được xem như) là lời thề rửa hận cho ông, cho chớ không phải để bắt chước ông...

Người có công nghiên cứu về Phan Thanh Giản là Lê Thọ Xuân, đăng báo Đồng Nai đâu từ năm 1931...với những chi tiết thú vị. Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực. Xin đề nghị: Trong chương trình Sử học cho học sinh, nên có một bài nói về ông, đủ lý đủ tình...Ông đã để lại cho đời sau chút gì khó quên, khó xóa nhòa, gọi là tâm linh, phóng khoáng, thơ mộng.
[11]

Chú thích :

4. Năm 1852, Phan Thanh Giản được vua Tự Đức ban thưởng một tấm kim khánh trên khắc 4 chữ: "Liêm, Bình, Cần, Cán"
5. Theo Đại Nam thực lục, t.37, Hà Nội 1997, tr.223, 225.
6. Tập san Sử Địa số 7-8 Đặc khảo về Phan Thanh Giản tr26.
7. Trần Huy Liệu: Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 55, tháng 10 năm 1963, tr. 18-19.
8. Tường Chân, “Xuân thanh bình đầu tiên và mãi mãi”, Báo Tuổi Trẻ, 1 tháng 5 năm 2005. Truy cập 2 tháng 9 năm 2009.
9. “Con Đường Cổ Thụ”, Việt Báo, 27 tháng 1 năm 2003. Truy cập 2 tháng 9 năm 2009.
10. Xem thêm: [2] Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển
11. Sơn Nam, Đi & ghi nhớ, Tạp chí Xưa & Nay – Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008, tr. 152-153.
( Trích Bách khoa tòan thư mở Wikipedia)

***Trước năm 1975 người dân miền Nam rất tôn kímh cụ Phan thanh Giản, không ai cho rằng cụ bán nước, sử cũng không kết tội cụ bán nước khi "Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi." (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mục Thương nghị vơí ngừơi Pháp)

"Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước" [7]." Như vậy cụ chỉ bị cho là "bán nước"(?) từ năm 1963, đến nay là 47 năm....Nếu cụ bán nứơc thì cụ phải được quyền lợi nào đó; không lẽ bán nước để được cái chết à (?)

Giải oan ư!
Ai kết tội sai về cụ Phan thanh Giản, thì phải tạ lỗi và trả lại sự thật lịch sử cho cụ là việc phải làm.
Riêng Tôi, Tôi luôn tôn kính cụ với tính "Cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm "

Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: NT2 Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 4 2010, 18:56
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 73
Sinh nhật: 05-05-1951
Ngày tham gia: 30 Tháng 3 2010, 11:39
Bài viết: 45
Quốc gia: American Samoa (as)
Ban Điều Hành {L_WROTE}:

Giải oan ư!
Ai kết tội sai về cụ Phan thanh Giản, thì phải tạ lỗi và trả lại sự thật lịch sử cho cụ là việc phải làm


Thân mến
NT2


:ros: :rose3: :wtrose: :rse: :rose: :rose1: :ros: :rose3: :wtrose: :rse: :rose: :rose1: :ros: :rose3: :wtrose: :rse: :rose: :rose1: :ros: :rose3: :wtrose: :rse: :rose: :rose1: :ros: :rose3:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Thầy NT2 Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 29 Tháng 4 2010, 23:29
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Các Bạn, các Em, các Cháu góp mặt trên DĐ thân mến!
Sau khi đọc câu sau đây trong "Nhận định về Phan Thanh Giản":

Wikipedia {L_WROTE}:

Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước" [7].

Xin ghi đậm chữ "được". Tôi có ý kiến sau:
- Nếu việc kết tội đúng thì dùng chữ được không nói chi (?)
- Đàng này, vì lý do nào đó mà kết tội, ta cho là oan, sai thì phải nói, viết là bị.

Mọi người nghĩ sao?
Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Thênh Thang Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 30 Tháng 4 2010, 00:30
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 11 Tháng 12 2007, 10:25
Bài viết: 231
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thầy ơi!
Đối với em, Internet nói chung, Wikipedia nói riêng là nguồn thông tin quí báu.
Hôm nay, nghe Thầy đặt vấn đề, em vô Wikipedia và thấy được trang này:

"Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến với nội dung mở nhờ sự hợp tác giữa rất nhiều người, có nghĩa là một tập thể tình nguyện bao gồm các cá nhân và nhóm người cùng xây dựng một kho kiến thức chung của nhân loại. Cấu trúc của dự án cho phép bất cứ ai chỉ cần kết nối với Internet là đã có thể sửa đổi được nội dung. Vì thế, xin hiểu rằng những gì tìm được ở đây không nhất thiết là đã được những nhà chuyên môn thẩm định nhằm cung cấp cho bạn những thông tin hoàn hảo, chính xác và đáng tin cậy.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy những thông tin giá trị và chính xác từ Wikipedia; phần lớn thông tin sẽ là chính xác. Dù vậy, Wikipedia không đảm bảo giá trị pháp lý của thông tin được tìm thấy ở đây. Nội dung của bất kỳ bài viết nào đều có thể bị sửa đổi, phá hoại hoặc thay thế bởi những người không thuộc về chuyên môn.

Không có sự thẩm định chính thức

Chúng tôi luôn cố gắng chọn lọc và nêu bật những phiên bản đáng tin cậy hơn của các bài viết. Cộng đồng thành viên năng động của chúng tôi sử dụng những công cụ như Đặc biệt:Recentchanges và Đặc biệt:Newpages để theo dõi những nội dung mới hoặc vừa thay đổi. Tuy vậy, Wikipedia không được thẩm định chéo một cách nhất quán; tuy độc giả có thể sửa các lỗi sai hoặc bắt tay thẩm định chéo một cách tự nhiên, họ không hề bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý nào khi làm như vậy và do đó tất cả các thông tin đọc được ở đây đều không được đảm bảo sẽ phù hợp cho bất kỳ mục đích nào hoặc hình thức sử dụng như thế nào. Thậm chí những bài viết đã được hiệu đính ở mức độ thẩm định chéo không chính thức hay đã thông qua quy trình bài viết chọn lọc, vẫn có thể bị sửa đổi không thích hợp, có thể là ngay trước khi bạn xem chúng.

Không ai trong số những người viết bài, nhà hảo tâm, quản trị viên, hay những ai có liên hệ với Wikipedia dưới bất kỳ hình thức nào, phải chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện bất kỳ thông tin không chính xác hay mang tính bôi nhọ, hoặc phải chịu trách nhiệm về việc bạn sử dụng các thông tin trong hoặc được liên kết đến từ các trang web này.

Không có hợp đồng; giấy phép có hạn chế

Xin hãy chắc chắn là bạn hiểu rằng những thông tin được cung cấp ở đây được cung cấp một cách tự do, và rằng không có bất cứ một thoả ước hay hợp đồng gì được tạo ra giữa bạn và người sở hữu cũng như người sử dụng web site, người sở hữu các máy chủ chứa nó, từng cá nhân cộng tác viên của Wikipedia, các quản trị viên, bảo quản viên dự án hoặc bất cứ ai có bất kì một liên hệ gì đến dự này này hoặc các dự án anh em, để bạn có thể trực tiếp kiện họ. Bạn đang được trao một li-xăng có hạn chế để sao chép bất kì thứ gì từ web site này; nó không tạo ra hoặc hàm ý bất cứ một khế ước hoặc khế ước phụ về trách nhiệm pháp lý cho phía Wikipedia hoặc bất cứ đại diện, thành viên, thành lập viên hoặc những người dùng khác.
..........."

http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia: ... %ADn_chung

Như vậy, em nghĩ:
- Wikipedia bảo rằng "không có sự thẩm định chính thức", không đảm bảo mọi thông tin đều chính xác 100% thì nếu có sai sót (không chỉ riêng vấn đề nào) là điều khó tránh khỏi. Thành ra người ta mới để chữ "sửa" vào đó.
- Câu trích dẫn có từ "được" trên là do một cá nhân viết, tùy quan niệm của tác giả mà người ta dùng "được" hay là "bị". Biết đâu tác giả cho việc đem ra bàn luận là được (tức là đem ra bàn luận rồi có thể khen hoặc chê. Ví dụ: hành động nào đó của ai đó được tập thể đem ra phân tích để xác định hình thức khen thưởng, hoặc để khen ngợi mặt tốt và khiển trách mặt chưa tốt) và kết quả của việc bàn luận đó là ông bị kết án??? Tác giả không viết "ông được kết án".
- Câu trên, nên chăng viết như vầy sẽ hay hơn: {Năm 1963, Trần Huy Liệu đã đem hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây của ông ra bàn luận và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"}???
Còn viết như cũ, cho dù có thay từ "được" bằng từ "bị" đi nữa thì theo em vẫn chưa phải là ổn lắm về mặt ngữ pháp:
{Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"} (?)
(Các Thầy Cô dạy Văn-Tiếng Việt và những nhà chuyên môn thấy điều này hơn ai hết nên em không phân tích vì không dám "múa rìu qua mắt thợ")

Em còn ý phân tích nữa nhưng giờ em bận việc rồi. Hơn nữa, em muốn nhường lời cho các thành viên khác Thầy ạ.

Em cám ơn Thầy đã phát hiện một chi tiết thú vị, qua đó chúng em có dịp học hỏi để cẩn thận hơn trong cách dùng từ, cách diễn đạt cũng như trong nhận định về một vấn đề.
Em chúc Thầy luôn vui khỏe và có nhiều ý kiến quí báu giúp đỡ chúng em.

Bụng nghĩ sao tay gõ vậy, nếu có gì không phải xin Thầy mà mọi người thứ tha cho. Em cảm ơn Thầy và mọi người.

ThThang



Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Thầy NT2 Re: Thênh Thang Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 5 2010, 10:29
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Chào Thênh Thang!

Cám ơn Thênh Thang phân tích, góp ý bổ sung.
Ghi nhận thêm ý hay!
Tôi đánh giá cao, không phủ nhận giá trị trang "Bách khoa toàn thư mở/Wikipedia, nên đã dùng nó làm tài liệu.

Thênh Thang {L_WROTE}:
- Câu trên, nên chăng viết như vầy sẽ hay hơn: {Năm 1963, Trần Huy Liệu đã đem hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây của ông ra bàn luận và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"}???
Còn viết như cũ, cho dù có thay từ "được" bằng từ "bị" đi nữa thì theo em vẫn chưa phải là ổn lắm về mặt ngữ pháp:
{Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"} (?)

Tôi nhận xét khác vớí Thênh Thang:
Cấu trúc câu văn trích dẫn trên rất chặt chẽ, hợp văn phạm.
Trường hợp nầy, câu văn diễn đạt ở thể thụ đông.
"Hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây" (của Phan Thanh Giản) là chủ từ của tập hợp động từ 'đem ra bàn luận' thể thụ động (Phan Thanh Giản, túc từ ẩn của danh hanh từ hành động)
Nếu câu văn diễn tả ở thể tác động, sẽ là:
"Trần Huy Liệu đem hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây (của Phan Thanh Giản) ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ bán nước".
"Năm 1963" là trường hợp túc từ chỉ thời gian của tập hợp động từ" đem ra bàn luận".
Tôi hiểu như thế.
Bạn nào có ý gì khác, hay, xin cho biết thêm.
Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 5 2010, 14:33
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 11 Tháng 12 2007, 10:25
Bài viết: 231
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thầy ơi!
Trước khi nói tiếp, em xin khẳng định lại một điều là khi tham khảo những tài liệu nào đó thì điều trước tiên là em thầm cảm ơn tác giả. Có khi tác giả viết tài liệu nào đó được nhà xuất bản trả nhuận bút (thì mình cũng cám ơn), nhưng cũng có những trường hợp người ta làm những chuyện có ích cho cộng đồng mà không hưởng bất cứ quyền lợi nào. Ví dụ: có người viết bài trên mạng phê phán một hành động/cảnh báo/thông báo điều gì đó cho người khác giúp họ tránh 1 tai họa nào đó/để góp phần làm đẹp cuộc sống; có người tìm cách động viên/an ủi, sẻ chia, tư vấn cho một người không quen trên mạng khi người này có chuyện vui/ buồn nào đó; có người chụp hình cảnh đẹp/cảnh lạ đưa lên mạng cho mọi người xem để mở tầm mắt (dĩ nhiên tác giả cũng thỏa mãn phần nào nhu cầu giao tiếp của mình); có người gởi cả những giáo án/đề cương bài giảng mà mình đã dầy công soạn; có người đánh máy những tác phẩm văn học và đưa lên mạng; có người đưa những bài hát hay lên mạng để chia sẻ với mọi người,... Trân trọng và cảm ơn họ biết bao nhiêu!
Tuy nhiên, trong khi tham khảo tài liệu có thể mình phát hiện có “những hạt sạn trong bữa ăn thịnh soạn" và do đó "đôi lúc có nhăn nhó vì bị đau răng và ăn mất ngon".
Nếu ta có lỡ sốt sắng phân tích vấn đề (“hạt sạn”) nào đó, em tin rằng tác giả và mọi người thấu hiểu và cảm thông cho ta vì ở đây ta chỉ nhằm mục đích hiểu cho đúng vấn đề hơn mà thôi.

Từ hôm qua tới nay em cũng hay nghĩ về vấn đề này và về sự phong phú của tiếng Việt mình. Phong phú ở đại từ nhân xưng thì ai cũng biết rồi, lại còn phong phú ở những điểm khác nữa. Rồi bây giờ (chắc là muộn hơn mọi người?), em lại thấy dùng "được" hay "bị" + đt chính (ở thể bị động) cũng tùy chủ từ bị động "sướng" hay "khổ" (có khi là "được" tặng quà, nhưng cũng có lúc là "bị" tặng quà đó thôi); còn những ngôn ngữ khác thì chỉ cần chia "être", hay "to be",... cho đúng thì, đúng ngôi + quá khứ phân từ là xong.
Thênh Thang {L_WROTE}:

- Câu trên, nên chăng viết như vầy sẽ hay hơn: {Năm 1963, Trần Huy Liệu đã đem hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây của ông ra bàn luận và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"}???

Thành ra, ý em về câu ở trên (dùng thể chủ động) là để tránh dùng "được" hay "bị" cho đỡ rắc rối thôi.
Thênh Thang {L_WROTE}:
Còn viết như cũ, cho dù có thay từ "được" bằng từ "bị" đi nữa thì theo em vẫn chưa phải là ổn lắm về mặt ngữ pháp:
{Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"} (?)

Thầy ơi! Ý em là vầy:
Phần đầu "Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, được/bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận" thì tất nhiên là ổn rồi, nếu bỏ đi 1 dấu phẩy (dùng thể bị động, em hiểu chỗ này), còn chưa ổn là ở phần sau: "và đã kết tội ông là kẻ "bán nước""
Cụ thể: chủ ngữ bị động của "bị đem ra bàn luận" là "hành động giao nộp...", còn chủ ngữ (chủ động) của "đã kết tội ông" là "từ/cụm từ" nào? Là THL hay là "hành động giao nộp..."? Em nghĩ là “cái nào” cũng không ổn lắm Thầy ạ.
Ngoài ra, riêng hai dấu phẩy đặt trước và sau "được/bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận" em nghĩ là có nghĩa lắm??? có thể là... "hành động..." làm chủ ngữ cho đt "đã kết tội"??? và nếu như vậy thì có ổn về ý không???

Thiết nghĩ, nếu vẫn giữ cách diễn đạt đó mà sửa lại chút chút ở phần sau như vầy:
“Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và nhà sử học này đã kết tội ông là kẻ bán nước” (hai câu đơn – 1 ở thể bị động, 1 ở thể chủ động – nối nhau bằng liên từ “và” và có liên hệ với nhau về ý – nhân và quả)
hoặc:
“Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và bị đánh giá/lên án/kết tội là hành động bán nước” (cụm từ “hành động…” làm chủ ngữ (bị động) cho cả hai động từ “bị đem ra bàn luận” và “bị đánh giá/lên án/kết tội”

thì có thể sẽ ổn hơn được “chút chút” nào chăng? Nhưng về ý không biết có đạt hay không?

Trên đây là vài suy nghĩ thô thiển = thử sửa đi sửa lại như là làm bài tập lúc còn đi học vậy mà ==> rất có thể là sai do ThThang suy nghĩ chưa tới.
Rất mong Thầy và mọi người tha thứ và có ý kiến giúp đỡ. Nếu có làm Thầy phải mất công thì em thật đáng tội! :(
Em chúc Thầy vui khỏe.
ThThang


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Thầy NT2 Re: Thênh Thang Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 5 2010, 10:34
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Chào Thênh Thang !

Tôi hoàn toàn đồng ý với Thênh Thang về nhận định:

"Trước khi nói tiếp, em xin khẳng định lại một điều là khi tham khảo những tài liệu nào đó thì điều trước tiên là em thầm cảm ơn tác giả. Có khi tác giả viết tài liệu nào đó được nhà xuất bản trả nhuận bút (thì mình cũng cám ơn), nhưng cũng có những trường hợp người ta làm những chuyện có ích cho cộng đồng mà không hưởng bất cứ quyền lợi nào. Ví dụ: có người viết bài trên mạng phê phán một hành động/cảnh báo/thông báo điều gì đó cho người khác giúp họ tránh 1 tai họa nào đó/để góp phần làm đẹp cuộc sống; có người tìm cách động viên/an ủi, sẻ chia, tư vấn cho một người không quen trên mạng khi người này có chuyện vui/ buồn nào đó; có người chụp hình cảnh đẹp/cảnh lạ đưa lên mạng cho mọi người xem để mở tầm mắt (dĩ nhiên tác giả cũng thỏa mãn phần nào nhu cầu giao tiếp của mình); có người gởi cả những giáo án/đề cương bài giảng mà mình đã dầy công soạn; có người đánh máy những tác phẩm văn học và đưa lên mạng; có người đưa những bài hát hay lên mạng để chia sẻ với mọi người,... Trân trọng và cảm ơn họ biết bao nhiêu!
Tuy nhiên, trong khi tham khảo tài liệu có thể mình phát hiện có “những hạt sạn trong bữa ăn thịnh soạn" và do đó "đôi lúc có nhăn nhó vì bị đau răng và ăn mất ngon".
Nếu ta có lỡ sốt sắng phân tích vấn đề (“hạt sạn”) nào đó, em tin rằng tác giả và mọi người thấu hiểu và cảm thông cho ta vì ở đây ta chỉ nhằm mục đích hiểu cho đúng vấn đề hơn mà thôi."

***
Khi xem đoạn văn trong Wikipedia:
" Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy những thông tin giá trị và chính xác từ Wikipedia; phần lớn thông tin sẽ là chính xác. Dù vậy, Wikipedia không đảm bảo giá trị pháp lý của thông tin được tìm thấy ở đây. Nội dung của bất kỳ bài viết nào đều có thể bị sửa đổi, phá hoại hoặc thay thế bởi những người không thuộc về chuyên môn."
Đọc nhiều lần câu:
"Nội dung của bất kỳ bài viết nào đều có thể bị sửa đổi, phá hoại hoặc thay thế bởi những người không thuộc về chuyên môn."
Tôi thấy kỳ kỳ làm sao... Nhưng hãy thông qua, miễn bàn cái kỳ kỳ... nhé !

***
Thênh Thang đã viết:
"còn những ngôn ngữ khác thì chỉ cần chia "être", hay "to be",... cho đúng thì, đúng ngôi + quá khứ phân từ là xong."
Tôi nghĩ khác hơn Thênh Thang :
- Être hay To Be dùng như động từ chính có nghĩa: Thì, là,...
- Être hay To Be dùng như trợ động từ đi với động từ tác động trong thể thụ động có nghĩa là bị, được.
Trở lại câu:

"" Năm 1963, hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và đã kết tội ông là kẻ "bán nước"

Không phân tách tự loại trong câu văn và tạm để qua một bên chữ (chữ và số) "Năm 1963". Tôi hiểu như sau :
1/- Hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây, bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận.
Tại sao có dấu phẩy ngăn cách câu văn ở đoạn nầy. Theo Tôi là để nhấn mạnh vế đầu.
Đoạn nầy nếu đổi ra thể tác động sẽ là:
- Trần Huy Liệu đem hành động giao nộp ba tỉmh miền Tây ra bàn luận.
2/- Và đã kết tội ông là kẻ "bán nước".
Câu nầy ẩn chủ từ => Ai kết tội ? Thử trả lời câu hỏi xem giải đáp nào thích hợp:
- "Hành động .....": Không ổn, việc làm không thể kết tội mà chỉ có thể nói lên cái tôị, căn cứ vào đó mà qui tội.
- "Trần Huy Liệu": Đúng quá đi! Ông Trần đem sự việc ra bàn luận và kết tội.
Nhưng hiểu sâu xa hơn, Ông Trần không thể tự tiện làm việc nầy (Thênh Thang có thể tìm hiểu thêm qua nhiều bài phân tách, nghiên cứu, nhận định có trên Internet)
Đoạn nầy nếu đổi ra thể thụ đông sẽ là:
- Và Ông (PhanThanh Giản) đã bị kết tội là kẻ "bán nước".

Tại sao câu văn trích dẫn phần trước ở thể thụ động, phần sau ở thể tác động ?

Trả lời:
- Vấn đề/việc gì được đem ra bàn luận? Đó là: Hành động giao nộp ba tỉnh miền Tây.
Hành động... nầy, quan trọng, chánh yếu, cốt lõi của viêc bàn luận nên được nêu lên và đặt ở hàng đầu.
Do vậy phần đầu câu văn viết ở thể thụ động.
- Phán quyết, kết tội là chánh nên phần sau câu văn viết ở thể tác động.

Nếu câu văn viết: Phần đầu theo thể tác động, phần sau thể thụ động,
hoặc là: Cả hai ở thể tác động, sẽ không hay (sâu sắc) bằng lối viết của tác giả.

Những điều Tôi trình bày nếu thấy không ổn cứ thẳng thắn góp ý bổ sung, đừng e ngại.
Có nhiều điều Tôi cũng chưa hiểu; nhờ thắc mắc, Tôi được dịp truy tìm và trao đổi để cùng nhau hiểu biết, cũng tốt cho Tôi.

Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Được giải oan sau 150 năm
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 5 2010, 11:47
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 67
Sinh nhật: 00-00-1957
Ngày tham gia: 11 Tháng 12 2007, 10:25
Bài viết: 231
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thầy kính mến!

Em thật cảm ơn Thầy đã bỏ công nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề (ít nhất là cho thầy trò ta).

1/ Đọc kỹ bài Thầy vừa phản hồi, em thấy rằng ý em cũng không khác ý Thầy bao nhiêu ở 1 số chỗ, như:
- Ở nghĩa của các đt être và to be khi dùng ở các thể chủ động và bị động. Trong bài em nói nghĩa của chúng trong thể bị động đó Thầy ạ (tức là được/bị gì đó - "gì đó" là động từ chính. Ví dụ: bị đánh, được khen thưởng,...).
- Ở chủ ngữ của vế sau (, và đã kết tội ông). Chính chỗ này làm cho câu rối rắm. Tất nhiên ai đọc cũng hiểu đúng ý nhưng về ngữ pháp thì chưa ổn thôi.
- Ở tác dụng của thể chủ động và thể bị đông.
Em cũng có băn khoăn về nghĩa và đã nói ở bài trên (ai kết án? 1 người hay nhiều người) nhưng lại không nói rõ.

2/ Bài phân tích trên của Thầy làm em thấy "sáng" ra thêm vài điều. À, như vậy thì viết như vầy (từ ý của Thầy, em thêm 1 chút):
"Năm 1963, hành động PTG giao nộp ba tỉnh miền Tây bị Trần Huy Liệu đem ra bàn luận, và cụ đã bị kết tội là kẻ bán nước”
có lẽ sẽ rõ nghĩa và ổn nhất, Thầy nhỉ?

Thầy luôn khỏe, vui, Thầy nhé.
Em rất mong đọc thêm những bài viết, những bài sưu tầm hay và được nghe những lời chỉ giáo của Thầy.
ThThang



(Thêm:
- Việc đặt dấu phẩy trước và sau mệnh đề ("bị THL đem ra bàn luận"), em thấy người ta thường dùng khi muốn mệnh đề đó bổ nghĩa cho 1 từ/1 cụm từ ở mệnh đề chánh của câu thành ra em mới nói như vậy;
- Không biết Thầy thì sao chứ em thì... mệt quá xá quà xa rồi Thầy ơi!). :mozilla_tongueout: :(


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 12 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp

» Được giải oan sau 150 năm «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 9 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 9 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 9 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 9 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu