TẢN MẠN VỀ HOA XUÂN
Tiết đông se lạnh vừa qua đi , nếu như ở phương Nam những tia nắng vàng ấm áp tràn về báo tin một mùa xuân mới đang đến những cánh hoa Mai vàng rực rở đua nhau khoe sắc đón nắng Xuân , thì những cơn gió rét của miền Bắc cũng được xua tan bằng những nụ hoa Đào e ấp .
Hoa mai vàng phương Nam mang trong mình một tình yêu gia đình nồng ấm , thể hiện một sự vươn lên mạnh mẽ , bước ra từ những khắc nghiệt của mùa Đông giá rét . Theo truyền thuyết , hoa Mai là hiện thân của một cô gái có tên là Mai với tấm lòng nhân ái vị tha, cô giúp cho Ông Táo có phương tiện về chầu Ngọc Hoàng không phải bằng ngựa mà hay voi mà là con cá chép . Cô gái đã hy sinh cả mạng sống của mình để đánh lại quái thú đầu người mình trăng để cứu dân vùng ,để lại trên thế gian cha mẹ già và người chị . Ngọc Hoàng biết được sự việc qua trình tấu của Ông Táo , khâm phục trước những công đức của cô gái nên Ngọc Hoàng đã cho cô gái được sống lại trong vòng 9 ngày.
{L_ATTACHMENT}:
MaiVang.jpg [ 60.84 KB | Đã xem 2004 lần ]
Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm, đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.
Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. ôi cũng tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.
Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm
Bạch Mai , Mai Mơ, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai
Song mai: hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai.
Mai mơ: còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.
Mai chiếu thủy: là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.
Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.
Mai tứ quý: là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên . Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần tuốt lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý. Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ", nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
Bạch mai: cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên.
Nam mai: là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng "Nam kỳ lục tỉnh", đó chính là cây Mù U.
Hoàng mai: mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn.
Ngoài ra còn có Mai Núi , Mai Động , Huỳnh tỷ Mai . Mai trồng để lấy hoa vào dịp tết Nguyên đán được trồng từ hạt hay triết cành. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết.
Theo truyền thuyết, có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu trên vùng núi cao phía bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có nhiệm vụ bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào. Cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa.
Hàng năm, gần đến Tết, hai vị thần này lại phải lên trời gặp Ngọc Hoàng nên không có người bảo vệ nên dân trong làng rủ nhau lên rừng chặt đào mang về cắm trong nhà để phòng ma quỷ.
Cây đào chỉ trồng được ở miền Bắc, là loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng chơi hoa đào tết vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm.
Ðào có 4 giống: Giống “đào bích” có màu hồng thẫm, sai hoa là một loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. “Ðào phai” hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. “Ðào bạch” ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép.
Giống “đào thất thốn”, cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế. Cành đào Nhật Tân là món quà quý cho những người thân sống ở phía Nam trong các dịp tết Nguyên đán. Ðào Việt Nam cũng đã có mặt ở nhiều nước châu Âu.
PhanVân