Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 19:43
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Cứu lấy Sông MeKong «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 11 bài viết ] [ 3 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 1763 | Trả lời: 10)
Tiêu đề bài viết: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 7 2009, 18:58
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 42
Sinh nhật: 31-05-1982
Ngày tham gia: 25 Tháng 1 2008, 07:55
Bài viết: 94
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Hình ảnh

Dòng sông Mê kông đang bị đe dọa. Chính phủ các nước Lào, Cam Pu Chia và Thái lan đang có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mê kông. Nếu được xây dựng, những con đập đó sẽ ngăn cản các luồng cá di cư và gây xáo động lớn tới dòng sông, tạo ra nguy cơ cho hàng triệu người hiện đạng sống dựa vào nguồn thu nhập và thực phẩm do dòng sông đem lại. >>>> Tìm hiểu thêm về vị trí và hiện trạng của các đập : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Sông Mê kông là một trong những vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới đang nuôi sống hơn 60 triệu người. Các ước tính chính thức về giá trị của dòng sông là hơn 3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, con số to tát đó vẫn chưa nêu hết được giá trị thực bởi vì vựa cá này là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng chủ yếu và đảm bảo an toàn lương thực cho rất nhiều người. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy không có cách nào giảm thiểu các tác động tiêu cực của những con đập tới nơi sinh sống của các loài thủy sản. >>>>> Tìm hiểu thêm về ngành cá, an toàn lương thực và sinh kế : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi


Dòng sông Mê kông chảy tự do đang sở hữu sự đa dạng hóa vô cùng lớn về thủy sinh vật, chỉ đứng sau sông Âmazôn. Việc xây đắp các con đập trên dòng chảy chính sẽ làm cho các loài quý hiếm như các heo nước ngọt Irrawaddy, cá catfish khổng lồ Mê kông và vô số các loại cá di cư khác tới bờ tuyệt chủng. Mất đi sự giàu có về sinh thái này có thể sẽ là thảm họa mang tính toàn cầu. >>>> Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi


Ông Ngô Xuân Quảng, thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, cảnh báo, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải gánh chịu các tác hại nặng nề do việc dòng Mêkông bị ngăn chặn, từ nguy cơ không còn phù sa màu mỡ, nước ngọt bị thiếu khiến đất hóa phèn, cho đến nguy cơ lượng cá đánh bắt tụt giảm, chưa kể hiện tượng dòng chảy của sông Mêkông yếu đi sẽ làm cho nước biển lấn vào gây ngập mặn. Nghiêm trọng nhất là hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ bị nạn đất xói mòn, còn Tiền Giang thì sẽ bị khô hạn. ( http://www.tuanvietnam.net )

Hình ảnh



( Liệu thiên nhiên Trà Sư còn được như thế này ... )

Các công trình xây đập trên vùng thượng nguồn sông Mê kông (Lancang) của Trung quốc đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng về môi trường cho những nước hạ lưu như Miến Điện, bắc Thái Lan, và bắc Lào. Trữ lượng cá giảm sút và mực nước sông biến đổi không dự đoán được đã làm cuộc sống của những cộng đồng dưới hạ lưu dòng sông thêm khó khăn, điều này cho thấy rằng các con đập trên dòng chảy chính của sông sẽ gây ra sự tàn phá. >>>>> Tìm hiểu thêm về các đập trên dòng chảy chính của sông Mê kông ở Trung Quốc : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Các thành phố khát năng lượng từ Việt Nam, Thái Lan đang trông mong vào lượng điện năng khổng lồ do các đập trên sông Mê kông mang lại. Thế nhưng nhu cầu điện năng ở những vùng đô thị đó có thể được cải thiện thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, áp dụng những tiến bộ trong công nghệ năng lượng. Khi chấp thuận các chính sách khuyến khich đầu tư vào lĩnh vực công nghệ năng lượng mới, chính phủ các nước vùng sông Mê kông có thể đột phá bước qua kỷ nguyên thủy điện những năm 50 và khởi đầu cho nền kinh tế hiện đại, và phát triển bền vững. Đảm bảo nguồn cung cấp điện năng theo phương thức hòa bình sẽ tránh được những xung đột giữa các quốc gia do việc xây đập ở các nước trong vùng gây ra. >>>>> Tìm hiểu thêm về các giải pháp năng lượng tốt hơn : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Việc hình thành các dự án đắp đập ngăn sông Mê kông đã tạo ra mối quan ngại rộng khắp trong các cộng đồng sống ven sông có nguy cơ bị ảnh hưởng, các nhóm hoạt động xã hội, giới trí thức, các nhà báo, doanh nghiệp và dư luận công chúng cả ở khu vực Mê kông lẫn quốc tế. Dòng sông Mê kông nuôi dưỡng cả người dân thành thị lẫn nông thôn và gắn kết chặt chẽ với truyền thống, văn hóa địa phương. Do vậy, việc đắp đập ngăn sông sẽ hủy hoại tiềm năng phát triển bền vững của khu vực. >>>>> Tìm hiểu thêm về các hoạt động cho tới nay : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Ủy ban Sông Mê kông (MRC) là một cơ quan liên chính phủ khởi nguồn từ việc thúc đẩy phát triển thủy điện trên dòng chảy chính của sông Mê kông từ những thập niên 1950. Ngày nay tổ chức này được sự hỗ trợ của chính phủ các nước hạ nguồn sông Mê kông và sống dựa vào nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới, Úc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Nhật Bản và Thụy điển cùng một số nước khác. Mặc dù tôn chỉ hoạt động là nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của sông Mê kông, Ủy ban sông Mê kông đã không có phản ứng đầy đủ đối với hiểm họa do các con đập trên dòng sông gây nên. >>>>> Tìm hiểu thêm về Ủy Ban sông Mê kông và các nhà tài trợ trong khu vực : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Liên minh cứu trợ sông Mê kông liên kết các tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương, các nhà báo, nghệ sĩ cùng mọi người dân ở các nước vùng sông Mê kông và quốc tế. Liên minh cứu trợ sông Mê kông hoạt động như một diễn đàn để mọi người bày tỏ các mối quan tâm về tương lai dòng sông Mê kông và cùng nhau hợp tác để tiếng nói của mình có thể được vang vọng trong khu vực và trên quốc >>>>> Tìm hiểu thêm về liên minh giữa các tổ chức, nhóm và cá nhân : http://www.savethemekong.org/issue_deta ... &langss=vi

Liên minh cứu trợ sông Mê kông kêu gọi chính phủ các nước vùng sông Mê kông hãy để cho dòng sông được chảy tự do nhằm bảo đảm nguồn thu nhập, thực phẩm thiết yếu đời sống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hãy cùng chúng tôi hành động cứu dòng sông Mê kông! >>>>> [size=150]Hãy hành động ngay: http://salsa.democracyinaction.org/o/24 ... &langss=vi ( Vào link này để kí tên )[/size]

( Nguồn: http://www.savethemekong.org )


Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

Đức Huỳnh Giáo Chủ


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 01 Tháng 7 2009, 21:26
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448
NGV đã vào trang web "Save the Mekong" để đăng ký, chỉ tốn vài phút thôi. Nếu mỗi người chúng ta bỏ ra vài phút quí giá, đồng lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái, Lào và Miên hảy nghĩ đến sự tồn vong của hàng triệu người dân hiền lành mà hủy bỏ các công trình này. Sông Tiền như một phần cuộc đời của mỗi người dân Tân Châu và Hồng Ngự. Dù cho có trôi dạt đến phương trời góc biển xa xôi, những người Tân Châu, Hồng Ngự chúng ta đều luôn mơ về con sông hiền hòa, chở phù sa nuôi người dân lam lũ.

Các bạn có thể đăng ký nặc danh bằng cách chọn khung "Anonymous" phía dưới phần tên họ và địa chỉ điện thư.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 02 Tháng 7 2009, 03:32
Ngoại tuyến
New Member
New Member

Tuổi: 63
Sinh nhật: 01-01-1961
Ngày tham gia: 02 Tháng 7 2009, 03:28
Bài viết: 1
Quốc gia: Australia (au)
chao tranbc ban co the huong dan cach dang ki de savethe mekong duoc khong, toi da vao thu de dang ki nhung khong tim duoc chu "dang ky" hoac "register"
cam on


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 7 2009, 14:41
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 52
Sinh nhật: 24-07-1972
Ngày tham gia: 12 Tháng 8 2007, 01:26
Bài viết: 68
Đến từ: Viet Nam
Quốc gia: Vietnam (vn)
Cảm ơn Biên Giới Chiểu Mưa đã cho tôi có cơ hội nhớ lại hình ảnh quê nhà. Như nhãc sĩ Hoàng Hiệp có viết
"Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già"

Nhưng....Cứu dòng sông Mékông là chuyện lớn quá. tầm cở quốc gia , quốc tế rồi.Ở Tân Châu mình ai cũng biết Kênh Vĩnh An . Kênh Vĩnh An cũng có tầm quan trọng về địa lý, kinh tế... đến Tân Châu đâu kém so với sông Mékông đối với Thế giới, Châu Á.Vây mà còn bị lấp mất tiêu, không chút thương tiếc . Vây thì bạn lo chi cho cực.Vi mô không làm được thì vĩ mô chỉ là ảo vọng. Thanks


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 7 2009, 20:22
Ngoại tuyến
Member IV
Member IV

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 17 Tháng 10 2008, 07:24
Bài viết: 151
Quốc gia: United States (us)
NHÌN XA HƠN MỘT CHÚT

Sông Cửu Long bắt nguồn từ Tây Tạng, trong dãy Hi Mã Lạp Sơn, cái nôi của nhân loại.
Nhin bản đồ thế giới, Hi Mã Lạp Sơn là trung tâm của 3 nền văn minh cổ: Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Đông (và Phi Châu).
Núi Hi Mã Lạp Sơn khi mưa soi mòn, tạo khí CO2 rất nhiều, làm ấm mặt đất từ nhiều triệu năm qua (bây giờ thì ấm quá). Đá tan ra, trôi xuống sông Cửu Long thành phù sa.

Bây giờ thì người ta ngăn chận phù sa, không cho trôi xuống hạ lưu.


Sửa lần cuối bởi KinhVinhAn vào ngày 20 Tháng 7 2009, 03:13 với 1 lần sửa trong tổng số.

Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 7 2009, 23:54
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 12 Tháng 2 2008, 23:27
Bài viết: 77
Quốc gia: Vietnam (vn)
langdu {L_WROTE}:
chao tranbc ban co the huong dan cach dang ki de savethe mekong duoc khong, toi da vao thu de dang ki nhung khong tim duoc chu "dang ky" hoac "register"
cam on

===============
Thay tranbc, tôi xin hướng dẫn cách đăng ký như sau :

Nhấp theo đường link này:
http://salsa.democracyinaction.org/o/24 ... on_KEY=638
để vào màn hình đăng ký như Hình đầu. Sau khi điền xong bạn chọn Sign Petition sẽ qua hình 2.
Cần thiết bạn nhập vào một số email để spread, sau đó (Type the two word) nhập vào 2 từ hiển thị ở khung trên và nhấp mục Spread the Word để kết thúc.


Tập tin đính kèm:
SaveMekong.JPG
SaveMekong.JPG [ 136.89 KB | Đã xem 2457 lần ]
SaveMekong1.JPG
SaveMekong1.JPG [ 146.64 KB | Đã xem 2456 lần ]
Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 20 Tháng 7 2009, 00:04
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 70
Sinh nhật: 01-12-1953
Ngày tham gia: 03 Tháng 12 2007, 05:30
Bài viết: 77
Quốc gia: Vietnam (vn)
Đập Tiểu Loan đe dọa đồng bằng sông Cửu Long
(Xin xem thêm tại: http://tanchauquoc.blogspot.com/2009/05 ... -292m.html)

Một nghiên cứu của Richard P. Cronin (chủ nhiệm chương trình Kinh tế chính trị châu Á tại Trung tâm Henry L. Stimson, Mỹ) năm 2007 đưa ra kết luận việc xây một loạt đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mekong có thể là mối đe dọa to lớn tới dòng sông. Nghiên cứu này đã được sử dụng lại trong báo cáo có tên “Nước sạch bị đe dọa - Đông Nam Á” của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Viện Công nghệ châu Á (AIT) mà Hãng tin AP đã có bài viết giới thiệu gần đây.

Trong nghiên cứu của mình, Cronin cho rằng khi hoàn thành, hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc sẽ cung cấp khoảng 15.000 MW điện, tương đương 80% lượng điện của đập Tam Hiệp “khổng lồ và gây nhiều tranh cãi” trên sông Dương Tử. Ông viết: “Thủy điện ở Vân Nam là chìa khóa cho kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh nhằm phát triển vùng tây nam nghèo khó, thúc đẩy hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và đáp ứng nhu cầu của vùng ven biển phía đông đang bùng nổ và đói điện”.
Báo cáo của Cronin không ngần ngại chỉ ra rằng hệ thống đập ở Mekong (mà Trung Quốc gọi là sông Lancang) sẽ là mối đe dọa lớn nhất cho biển Hồ của Campuchia, sông Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long của VN: “Hoạt động của các con đập này sẽ giảm mức độ khắc nghiệt của mùa lũ và hạn ở vùng Hồ Lớn vốn có tầm quan trọng to lớn đối với vai trò kép của vùng này là nguồn ấp cá khổng lồ cho ngư dân của Mekong và là hệ thống điều tiết chiều dài cũng như độ khắc nghiệt của lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của VN”.

Việc trữ nước ở hai đập cỡ trung bình của Trung Quốc ở Manwan và Daochoshan đã giảm hẳn lượng phù sa vô cùng quan trọng do lũ mang lại mỗi năm và làm trầm trọng thêm tác động của hạn hán kéo dài. Gần đây Trung Quốc đã hoàn tất con đập thứ ba trong hệ thống, đó là đập Xiaowan (Tiểu Loan) có công suất 4.200MW và cao 292m.
Để trữ đầy con đập với thể tích 15 tỉ m3 này, sẽ cần sử dụng một nửa dòng nước ở thượng lưu sông Mekong từ 5-10 năm liên tục. Riêng con đập này có thể sản xuất điện nhiều bằng toàn bộ điện ở các nước hạ vùng sông Mekong gộp lại.


Tập tin đính kèm:
DapTieuLoan.JPG
DapTieuLoan.JPG [ 79.75 KB | Đã xem 2442 lần ]
Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 20 Tháng 7 2009, 00:07
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 42
Sinh nhật: 31-05-1982
Ngày tham gia: 25 Tháng 1 2008, 07:55
Bài viết: 94
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
PhanVân {L_WROTE}:
Nhưng....Cứu dòng sông Mékông là chuyện lớn quá. tầm cở quốc gia , quốc tế rồi.Ở Tân Châu mình ai cũng biết Kênh Vĩnh An . Kênh Vĩnh An cũng có tầm quan trọng về địa lý, kinh tế... đến Tân Châu đâu kém so với sông Mékông đối với Thế giới, Châu Á.Vây mà còn bị lấp mất tiêu, không chút thương tiếc . Vây thì bạn lo chi cho cực.Vi mô không làm được thì vĩ mô chỉ là ảo vọng. Thanks


Cảm ơn Phan Vân đả cùng chia sẻ chủ đề của mình đưa ra, qua ý kiến của Phan Vân mình có một số ý kiến sau:

1. Theo mình ông bà ta có câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" , nên cùng nhau góp thêm ý kiến sẽ tạo một sức nặng đáng kể cho những quốc gia đang có ý định khai tử dòng Mekong. Vấn đề nầy có liên quan đến chúng ta, những con người được sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông MeKong yêu thương, vậy sao chúng ta không bỏ một chút thời gian để góp thêm tiếng nói.

2. Vấn đề Kinh Vĩnh An, mình cũng nhức nhối lâu rồi dù biết mình là hạng " dân ngu khu đen", đôi lúc muốn chụp một tấm hình để đăng báo nhưng không có phương tiện. Hiện dòng kinh đang bị chặn dòng chảy nên tình hình ô nhiểm rất nghiêm trọng. Không hiểu cấp quản lý nghĩ sao khi lấp dòng kinh nầy, một dòng kinh lịch sử, tuy nó không có vị trí chiến lược về quân sự như Kinh Vĩnh Tế, nhưng nó có ý nghĩa về mặt kinh tế và thủy lợi. Theo " Lịch sử khẩn hoang miền nam " của cố nhà văn Sơn Nam thì dòng kinh có tuổi đời hơn 200 năm và được người dân ba tỉnh góp công đào ( Vĩnnh Long, An Giang, Hà Tiên ) nên có tên đầy đủ là Vĩnh An Hà, do đức ông Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy công trình. Có một cái bia đá đặt ngay đầu vàm kênh ( ngay Đài Giãng PGHH), không biết giờ đem vứt đi đâu rồi. Hành xử với một con kên có lịch sử lâu đời như vậy coi ra không đúng, nếu muốn làm gì thì phải hỏi ý kiến người dân chứ. Một thông tin thú vị cho Phan Vân là tên mình được đặt theo tên con kinh đó.

Bác KinhVinhAn ơi, không biết do tên con đặt theo dòng kinh hay không mà từ khi lấp kinh tới giờ công danh sự nghiệp tiền tài nó cứ đi xuống. :(


Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu

Đức Huỳnh Giáo Chủ


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NT2 - Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 7 2009, 19:23
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 71
Sinh nhật: 18-01-1953
Ngày tham gia: 01 Tháng 7 2007, 00:24
Bài viết: 754
Quốc gia: United States (us)
Biên Giới Chiều Mưa {L_WROTE}:
Vấn đề Kinh Vĩnh An, mình củng nhức nhối lâu rồi dù biểt mình là hạng " dân ngu khu đen", đôi lúc muốn chụp một tấm hình để đăng báo nhưng không có phương tiện. Hiện dòng kinh đang bị chặn dòng chảy nên tình hình ô nhiểm rất nghiêm trọng. Không hiểu cấp quản lý nghĩ sao khi lấp dòng kinh nầy, một dòng kinh lịch sử, tuy nó không có vị trí chiến lược về quân sự như Kinh Vĩnh Tế, nhưng nó có ý nghĩa về mặt kinh tế và thủy lợi. Theo " Lịch sử khẩn hoang miền nam " của cố nhà văn Sơn Nam thì dòng kinh có tuổi đời hơn 200 năm và được người dân ba tỉnh góp công đào ( Vĩnnh Long, An Giang, Hà Tiên ) nên có tên đầy đủ là Vĩnh An Hà, do đức ông Thoại Ngọc Hầu đứng ra chỉ huy công trình. Có một cái bia đá đặt ngay đầu vàm kênh ( ngay Đài Giãng PGHH), không biết giờ đem vứt đi đâu rồi. Hành xử với một con kên có lịch sử lâu đời như vậy coi ra không đúng, nếu muốn làm gì thì phải hỏi ý kiến người dân chứ. Một thông tin thú vị cho Phan Vân là tên mình được đặt theo tên con kinh đó.

Cảm kích tấm lòng "Ưu giang mẫn hà" cuả BGCM,Tôi chỉ trao đổi thêm chi tiết lịch sử Kinh Vĩnh An (Vĩnh An Hà) mà dân Tân Châu thường gọi là Kinh Cũ
Rất tiêc Tôi chưa được đọc "Lịch sử khẩn hoang miền nam" của Sơn Nam.

Nhưng theo Nguyễn Văn Hầu (Nửa tháng trong miền Thất Sơn) thì Kinh Vĩnh An khởi công đào năm 1843 dến năm 1845 mới xong,do lệnh Tuần Phủ Vĩnh Long Nguyễn Tri Phương và Đốc Bộ Châu Đốc Nguyễn Công Nhàn trực tiếp điều động.
*Vào những năm nầy Nguyễn Tri Phương tuần tự là Tổng Đốc An-Hà(An Giang-Hà Tiên),Tổng Đốc Long Tường(Vĩnh Long-Định Tường).
Trụ bia "Vĩnh An Hà"=Kinh Vĩnh An,được đặt ở bờ vàm bên nầy đối diện Thành Bang Tống và ngang Ngân Hàng(Nông Thôn ngày xưa,nay là Ngân Hàng chi đó.,,).Không nhớ người nào đã cho Tôi biết là bia bị văng xuống Kinh (đã bị vùi lấp hay đã...)

Thân mến
NT2


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Cứu lấy Sông MeKong
Gửi bàiĐã gửi: 31 Tháng 7 2009, 13:43
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 52
Sinh nhật: 24-07-1972
Ngày tham gia: 12 Tháng 8 2007, 01:26
Bài viết: 68
Đến từ: Viet Nam
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thật ra mà nói, tuổi thơ của tôi gắng liền với bãi cát, đầu vàm kênh Vĩnh An. Những buổi trưa tôi thường trốn nhà ra bãi cát làm banh đất, tập bơi...Tôi cũng thường bơi vượt kênh qua bờ bên kia ( phía trước Ngân Hàng cũ ) rồi ngồi trên tựa vô một tảng đá xanh , có viết mấy chữ Tàu hay Nôm gì đó. Chờ cho hết mệt rồi bơi trở về.Cho đến khi phải nạo vét kênh Vĩnh An ( khoảng 1983-1984 ) và nhựa hóa các tuyến đường nội thị Tân Châu.Thì Bia đá không cánh mà bay. theo tôi nghĩ thì bia đá ghi công khởi thủy kênh Vĩnh An mất từ khi đó.
Những di tích lịch sử , bản thân thân nó đã là 1 kho báu thì tại sao...??? " NGƯỜI VIỆT NAM PHẢI HIỂU SỬ VIỆT NAM " . Cho đến ngày hôm nay,những thế hệ trẻ Tân Châu sau này, sẽ không bao giờ hiểu và tự hào về quê hương Tân Châu có bề dày hào hùng và vẽ vang như thế nào đâu ?!
Thật sự tôi rất đau lòng khi phải đối diện với sự thật. Bia đá di tích lịch sử kênh Vĩnh An mất khi nào? như thế nào? không ai biết thì nguồn gốc tổ tiên làm sao hiểu hết?
" một con chim Én không thể làm được mùa xuân " nhưng có bao nhiêu con chim Én hiểu được " Mùa xuân không thể thiếu cánh chim Én báo tin " ??

Hãy giữ lấy những di tích còn sót lại, chưa bị phá hủy, lãng quên để bạn bè bốn phương hiểu được " Tân Châu quê hương tôi " hào hùng, khí phách, thân thiện và hiếu khách .


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 11 bài viết ] [ 3 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế tiếp

» Cứu lấy Sông MeKong «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 5 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 5 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu