Từ xa xưa khi xứ Tân châu được thành lập ( năm 1757 ).Kênh Vĩnh An gắng liền với lịch sử đất Tân Châu, dòng kênh đã chứng kiến bao cuộc hò hẹn ,tiễn đưa , chia ly , đoàn tụ. Bản thân Kênh Vĩnh An cũng gánh vách một trọng trách hết sức thiêng liêng, cao quí .Về giao thông, kinh tế Kênh Vĩnh An là tuyến giao thông đường thủy ngắn nhất nối liền Tân Châu với thị xã Châu Đốc.
{L_ATTACHMENT}:
Chú thích tập tin: Đầu kênh Vĩnh An phía Châu Phong
dau kenh vinh an cdoc.aspx.jpeg [ 23.44 KB | Đã xem 1769 lần ]
Trong chiến tranh biền giới Tây Nam,xây dựng kinh tế nông nghiệp sau chiến tranh kênh Vĩnh An cũng góp phần vận chuyển lương thực sản phẩm nông nghiệp về các nhà máy chế biến trong khu vực thị trấn.Trong những mùa nước nổi, kênh cũng lặng lẽ làm cộng việc hết sức quang trọng chia sẽ lưu lượng nước từ sông Tiền sang sông Hậu,giúp ổn định điều hòa dòng chảy.
{L_ATTACHMENT}:
Chú thích tập tin: Bờ Vĩnh An mủa lủ 2007
vinhan mua lu.jpg [ 163.73 KB | Đã xem 1769 lần ]
Thị trấn nhỏ soi mình bên dòng kênh xanh êm ả đã làm nên những câu ca lời hát đi vào lòng người dân Tân Châu xứ lụa, một hình ảnh mang đậm nét vùng châu thổ đồng bẳng sông Cửu Long.Vào những năm đầu của thập niên 80 thấy được tầm quang trọng về kinh tế chính trị , Cơ quan chính quyền đã cho nạo vét kênh vì bị bồi lắng.
Sau một quá trìnhnghiên cứu, tìm biện pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và chỉnh trang đô thị đối với tuyến kênh Vĩnh An, thuộc địa bàn thị trấnTân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, đầu tháng 8-2009 huyện TânChâu đã chính thức san lấp kênh Vĩnh An, để tạo cảnh quan sạch đẹp,hình thành hai tuyến phố văn minh, đón chào Tân Châu lên thị xã.
{L_ATTACHMENT}:
Chú thích tập tin: Lễ khởi công san lấp Kênh Vĩnh An ( Ảnh : Báo An Giang )
img.php.jpeg [ 9.76 KB | Đã xem 1767 lần ]
Sáng 10 tháng 8 năm 2009,Công trình san lấp kênh Vĩnh An có quy mô 9,2ha với tổng vốn đầu tư trên 17,8 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xâydựng là 11,6 tỷ đồng; chi phí hỗ trợ di dời, tái định cư, giải tỏatrắng trên 6 tỷ đồng. Sau khi san lấp mặt bằng, có 714 hộ sẽ tái định cư tại chỗ và 13 hộ được bán nền linh hoạt, tái bố trí định cư trên cụm, tuyến dân cư; hình thành cụm tuyến dân cư ven hai đường Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhàn. Xây dựng hệ thống cống dọc tuyến đường TrầnPhú, dẫn nước thải sinh hoạt tuyến dân cư Vĩnh An về tuyến kênh, mươnghiện hữu đường Tôn Đức Thắng sẽ giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường của tuyến kênh Vĩnh An gây ra trong thời gian qua.
Sứ mạng lịch sử kênh Vĩnh An khép lại, sang trang mới cho cụm tuyến dân cư hiện đại giữa lòng thị xã Tân Châu trong tương lai gần. Một khu đô thị khang trang chính là nguyện vọng bấy lâu của Đảng bộ, chính quyền Huyện Tân Châu. ( theo Báo An Giang ) .
Sự việc tưởng nhưng đã an bài tốt đẹp thì buồn thay Kênh Vĩnh An (Tân Châu) được san lấp, người dân vui mừng, bởi thoát khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện người dân ở khu vực này đang phải chịu tình trạng nước bẩn tràn vào nhà, do không có nơi thoát.
Trước đây, nhà dân dọc 2 tuyến kênh vẫn vô tư xả thải nước sinh hoạt và các chất thải xuống kênh, trong khi kênh Vĩnh An cạn khô nước, dẫn đến ô nhiễm trầm trọng. Khi chính quyền địa phương thực hiện san lấp kênh, lại chưa thấy làm cống thoát nước, cứ bơm cát đầy kênh, người dân cũng không có nơi xả thải nước sinh hoạt, đành xả vào cát vừa được san lấp. Hậu quả là nước ứ đọng, tiếp tục ô nhiễm môi trường ( Theo Báo An Ging Online 17/11/2009)
Một việc làm tắc trách ,không nhân đaọ, mất văn hóa, thiếu khoa học của chính quyền chỉ bơm cát rồi san lắp mà không làm hệ thống thoát nước đã kết thúc sứ mạng của kênh Vĩnh An trong nổi bức xúc của người dân 2 bên bờ kênh