Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 23 Tháng 9 2024, 03:23
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Kính tặng các Thầy Cô vài bài viết về ngành nghề «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1023 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: Kính tặng các Thầy Cô vài bài viết về ngành nghề
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 11 2010, 08:16
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Gần đây, TNP có dịp lục lại những bài viết cũ, rất cũ về nghề dạy học, về người GV. Sau đây là một trong những bài viết đó. (Bài viết này là tổng hợp những ý trong các sách kết hợp với những suy nghĩ, những chiêm nghiệm của bản thân TNP). Xin gởi lên đây cho mọi người tham khảo.
Đó cũng là món quà mà TNP kính tặng các Thầy Cô và tất cả những ai đã và làm nghề dạy học, nhân sắp đến Ngày Nhà giáo VN - 20/11.


BÀI BÁO CÁO
TRONG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ VỀ NGHỀ DẠY HỌC
Đơn vị tổ chức: Tổ Tâm lý giáo dục
Ngày tổ chức: 30/11/2005
Người báo cáo: Phan Thị Nga


CÁI ĐẸP, CÁI CAO QUÍ CỦA NGHỀ DẠY HỌC


Ai đó đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Vậy nghề dạy học cao quí ở những điểm nào mà được tôn vinh như thế?

Ai cũng biết rằng, trong xã hội có biết bao nghề và nghề nào cũng cao quí nếu nó đem lại những lợi ích cho đời, cho con người. Thậm chí đó là những nghề phải tiếp xúc với những thứ hôi thối như làm công nhân quét/gom rác, công nhân rút hầm cầu, công nhân vét ống cống,…

Nghề dạy học, cũng như bao nghề khác, là nghề cao quí.

1. Sự cao quí của nó thể hiện trước hết ở chỗ nó là nghề có ích cho xã hội, cho con người.

* Nghề dạy học là nghề có ích cho xã hội: Nếu không có nghề dạy học, không có lao động của người giáo viên thì làm sao xã hội có được những con người có đức, có tài tham gia vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật,… góp phần làm cho xã hội văn minh, phồn vinh? Nói cách khác, đối với xã hội, nghề dạy học thực hiện những chức năng xã hội quan trọng là chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa.

+ Chức năng kinh tế - sản xuất: Có mấy ai lành nghề mà không cần có sự dìu dắt của người Thầy, từ người Thầy khai tâm, mở trí đến người Thầy dạy nghề? Như vậy, nghề dạy học đào tạo lực lượng lao động có trình độ, có đạo đức để tham gia có hiệu quả vào các quá trình sản xuất, từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, phát triển kinh tế - sản xuất.

+ Chức năng chính trị - xã hội: Nghề dạy học góp phần tác động vào cấu trúc xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội; nó tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, về tinh thần trong xã hội dù trước đó các cá nhân có thể xuất thân từ các giai cấp, các thành phần xã hội khác nhau với những tư tưởng khác nhau, từ đó góp phần tạo ra sự ổn định về mặt chính trị - xã hội.

+ Chức năng tư tưởng - văn hóa: Bằng việc trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho người học, nghề dạy học góp phần to lớn vào việc nâng cao trình độ dân trí, vào việc xây dựng lối sống tốt đẹp, lành mạnh, vào việc xây dựng hệ tư tướng thống nhất trong toàn xã hội. Đặc biêt, về mặt này, nghề dạy học không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân trong toàn xã hội do người giáo viên là lực lượng đông đảo nhất và gần gũi, gắn bó nhất với nhân dân. Vì vậy, thật là chí lý khi một nhà thơ Ấn Độ là Tagor có câu rằng giáo dục được một người đàn ông thì được một người đàn ông, giáo dục được một người đàn bà thì được cả gia đình và giáo dục một người Thầy thì được cả xã hội!

* Nghề dạy học là nghề có ích cho con người: Nó góp phần rất lớn vào việc xây dựng nên nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho mỗi người chúng ta. Vào thời nào cũng vậy, đó là nghề luôn dạy cho con ngưòi những điều hay, lẽ phải. Thật vậy, người giáo viên không những dạy những tri thức khoa học về các lĩnh vực, qua đó phát triển cho các em những năng lực trí tuệ mà còn bồi dưỡng cho họ thế giới quan khoa học, những phẩm chất về chính trị và đạo đức. Nói cách khác, sản phẩm của nghề dạy học là nhân cách con người - cái quí nhất trong cuộc đời này. Vì vậy, công việc của người giáo viên là công việc hết sức thiêng liêng và cao cả, dù không là người tạo ra hình hài, vóc dáng, dù không máu mũ ruột rà với học sinh, nhưng các Thầy Cô luôn thương yêu và vun đắp để họ có thể vững bước vào đời, có thể sống xứng đáng là con người. Mỗi người chúng ta, thử hỏi nếu không có sự dìu dắt của các Thầy, Cô thì có phát triển đầy đủ những phẩm chất nhân cách hay không?

2. Ngoài cái cao quí thể hiện ở vai trò, ở chức năng xã hội như đã trình bày ở trên, sự cao quí của nghề dạy học còn thể hiện ở chính lối sống, ở những phẩm chất cao đẹp của nhà giáo.
Trong thực tế, khi có ai đó có hành vi sai trái về đạo đức mà làm một số nghề nào khác thì người ta chỉ phê phán bản thân anh ta. Nhưng nếu anh ta là người giáo viên thì người ta sẽ đem cả nghề nghiệp của anh ta ra mà phê phán: “Thầy giáo gì mà…!”, “Cô giáo gì mà…”,… Điều đó thể hiện xã hội, nhân dân đặt ra những yêu cầu rất cao đối với đạo đức của người giáo viên và qua đó cũng nói lên sự đánh giá rất cao đối với họ.
Sở dĩ có sự đánh giá cao đó là vì từ xưa đến nay, dù là ở xã hội nào, người giáo viên bao giờ cũng có lối sống mẫu mực, cao thượng vì họ luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, đối với học sinh.

+ Đó là người trọng nghĩa khinh tài, luôn đặt những giá trị đạo đức – tinh thần lên trên những địa vị, những lợi ích vật chất. Trong lịch sử, có biết bao nhiêu nhà giáo đã khước từ địa vị, tiền tài để chấp nhận cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao. Trong hiện tại, làm sao đếm hết những nhà giáo tâm huyết với nghề, một mực gìn giữ sự trong sạch và coi đó như là không khí để thở. Họ nghèo vật chất nhưng có thừa lòng tự trọng, không cho phép bất cứ ai xem thường phẩm giá của mình. Nếu có những ai đó vì những lợi ích vật chất riêng tư mà làm những chuyện trái với đạo lý thì đó cũng chỉ là những trường hợp cá biệt, bị đồng nghiệp và nhân dân lên án. Còn chuyện các nhà giáo dành một phần thu nhập khiêm tốn của mình để đỡ đầu học sinh nghèo, để làm việc nghĩa nào có phải là chuyện hiếm.

+ Đó là người giàu tình cảm. Họ hết mực yêu thương con người, mà trước hết là yêu thương học sinh của mình khác gì cha mẹ yêu con cái. Tình yêu này thể hiện bằng những việc làm cụ thể đa dạng: quan tâm chăm sóc sức khỏe học sinh như uốn nắn từng tư thế ngồi không đúng, giúp đỡ tiền bạc những lúc học sinh ốm đau, gặp khó khăn trong cuộc sống,…; có niềm vui khi được tiếp xúc với học sinh và được làm việc vì học sinh; tận tụy, chịu khó thức khuya dậy sớm để học sinh mình có những giờ học lý thú, để học sinh tiến bộ về học tập, về đạo đức; vui với những tiến bộ, những thành công của học sinh và lo buồn trước những sai trái, chậm tiến của học sinh. Về cái “Tâm” của nhà giáo, một nhà giáo dục nổi tiếng có câu “Nếu anh không thể như người Cha thì anh không thể là người Thầy”.

+ Đó là người có lối sống mẫu mực. Các nhà giáo luôn giáo dục học sinh mình sống có đạo lý, vì vậy mà họ luôn có ý thức là phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh và cả mọi người noi theo. Đặc biệt là không chỉ gương mẫu trước học sinh mà còn gương mẫu ở mọi nơi, mọi lúc. Điều đáng nói là, đối với họ, việc lúc nào cũng phải sửa mình, khép mình vào khuôn mẫu đạo đức không phải là việc khổ sở, gò bó mà là việc tự nhiên, việc bình thường, là cái như đã biến thành bản chất của họ. Sống buông thả, phóng túng, vô kỷ luật, vi phạm luật pháp,... là những điều hết sức xa lạ đối với các nhà giáo của ta.

+ Đó là người có tinh thần lạc quan trong cuộc sống mà trước hết là lạc quan trong công tác giáo dục, thể hiện ở chỗ tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của giáo dục, vào bản chất tốt đẹp của con người. Nhờ vậy, họ mới có tinh thần vượt khó, mới làm hết sức mình để tìm hiểu đặc điểm, hoàn cảnh sống của từng học sinh, từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh có hiệu quả. Những thành công trong công tác giáo dục học sinh cá biệt của các giáo viên đã minh chứng cho điều này.

Vì nghề dạy học là nghề cao quí như đã phân tích trên đây, nên mọi người, từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây, từ các học giả đến người bình dân, đều hết lời ca tụng. Vì vậy, những ai đã vào nghề cũng như những ai sắp vào nghề cũng đều phải hiểu mà không ngừng tu dưỡng, phấn đấu để, một là tạo và giữ uy tín cho bản thân, hai là đạt được sự thành công trong công tác giáo dục học sinh, ba là xứng đáng với lòng tin yêu của học sinh, của quần chúng nhân dân. Phần thưởng mà mỗi nhà giáo tốt nhận được là vô giá, đó là niềm vui tinh thần bất tận.

Người viết: Phan Thị Nga


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Kính tặng các Thầy Cô vài bài viết về ngành nghề
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 11 2010, 20:12
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Người ta thường ví nghề hạy học như là nghề đưa đò ngang, người thầy như là người lái đò…

TNP từng thắc mắc: Tại sao người ta lại ví von như vậy? Ví von như vậy có thể có những ngụ ý gì?
Để giải đáp, TNP đã tìm đọc sách này báo nọ, hỏi người này người kia. Trong sách/báo thì người ta viết nhiều, viết dài, viết hay, viết bay bướm lắm. Người này người kia trong cõi thực thì mỗi người hiểu một kiểu.
Đút kết những gì đã tìm hiểu được kết hợp với những trải nghiệm của bản thân, với đầu óc nặng về khoa học tự nhiên, không có khiếu văn chương bay bướm (TNP không bao giờ dám nói mình "viết văn" mà chỉ nói mình cố gắng viết "tiếng Việt" thôi), TNP đã trình bày hiểu biết của mình về sự ví von trên ngắn gọn như sau:


* Về hình ảnh: người thầy mỗi năm dạy một lớp (chẳng hạn đầu năm đón các em từ lớp 2 lên và cuối năm đưa các em lên lớp bốn…) giống như người lái đò đón khách bên này bờ rồi đưa khách sang bên kia bờ.
* Có ý tôn vinh:
+ Đều có đóng góp thầm lặng nhưng quan trọng cho đời;
+ Đều đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại;
+ Đều “thi ân bất cầu báo”
* Có ý than phiền:
+ Đều là nghề bạc bẽo: người học/người qua sông quên người dạy/người lái đò khi bước trên những con đường rộng thênh thang
+ Đều là nghề đơn điệu, lặp đi lặp lại

** Ý kiến của bản thân và nhiều GV lão thành, những GV tâm huyết và thành công trong nghề nghiệp:
1. Nhất trí ở ý tôn vinh
2. Không nhất trí ở ý than phiền

a/ Không thấy nghề DH là nghề bạc bẽo vì:
+ Vô tư, không chờ đợi, đòi hỏi sự đền đáp của người học*. Xét cho cùng nghề dạy học là nghề có quan hệ người-người như nhiều nghề khác. Có gặp lại nhau sau này trong cuộc đời thì chào hỏi nhau là quí và vui rồi;
+ Học trò không thăm viếng không có nghĩa là nó quên thầy cô mà là vì trong cuộc sống ai cũng có quá nhiều những mối quan hệ nên không thể chu toàn tất cả;
+ Khi có việc thì mới thấy là nghề mình/học trò mình không bạc bẽo;**
+ Học trò có bạc bẽo hay không xét cho cùng tùy thuộc không ít vào bản thân mỗi người GV. Ví dụ: có học trò quên/“quay lưng” với thầy/cô này nhưng không quên/“quay lưng” với thầy/cô kia.

b/ Thấy nghề DH không đơn điệu, ngược lại đó là nghề sáng tạo. Sự sáng tạo đó thể hiện:
+ Người GV vận dụng nội dung, phương pháp dạy học/GD phù hợp với mỗi đối tượng (cá nhân hay tập thể), mỗi tình huống SP chứ không theo một công thức máy móc;
+ Người GV không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để tiến bộ chứ không dậm chân một chỗ và không chỉ đi theo một con đường mòn có sẵn; ***
+ Có những GV có những cải tiến rất quan trọng trong công việc giảng dạy, giáo dục của mình.

================

*Tuy không chờ đợi, đòi hỏi sự đền đáp của người học nhưng những GV chân chính luôn mong mỏi học trò mình lo học tập và rèn luyện để thành người tốt, người giỏi, người hữu dụng cho xã hội. Tức là có đòi hỏi nhưng là đòi hỏi về NHÂN CÁCH của người học.
Vì vậy phần thưởng, món quà quí nhất mà người học trao tặng các thầy cô chân chính chính là sự THÀNH NHÂN của mình.
**, *** TNP sẽ kể sau


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Kính tặng các Thầy Cô vài bài viết về ngành nghề «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu