Bao La Tình Mẹ
Những sinh linh bé nhỏ, những âm từ đầu tiếng của những đứa trẻ là M , khi đói bụng thì “ mum ,mum “ , khi cần gì đó thì gọi “ ma , ma “ . Khi bé tập nói ngôn ngữ đầu tiên cũng là “ ma ,ma “ . Người đầu tiên nó thấy , nâng niu, chăm sóc nó cũng là người có danh từ chung hết sức thiêng liêng, cao quý “ Mẹ “.
{L_ATTACHMENT}:
mebongcon.gif [ 95.24 KB | Đã xem 1804 lần ]
Mẹ thương con từ lúc con còn bào thai bé nhỏ trong bụng mẹ, mỗi khi con “máy”, con đạp, mẹ đau đến chảy nước mắt nhưng vô cùng hạnh phúc. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng khóc chào đời của con mẹ cảm động ứa nước mắt. Từ đó cuộc đời mẹ gắn liền với cuộc đời con. Nụ cười đầu tiên của con (mụ bà dạy) làm mẹ vui sướng biết bao. Con là núm ruột, là hòn máu , là niềm vui , là kho tàng vô giá của mẹ. Con nóng sốt, ấm đầu mẹ ngồi hàng đêm bên con, lo cho con . Những đêm hè oi ả , sợ con nóng mẹ luôn tay quạt, lắng nghe từng hơi thở của con. Gió bất lạnh kéo về , mẹ ủ ấm cho con an giấc nồng. . Nghe con bập bẹ tập nói, mẹ sung sướng khi nghe con gọi tiếng “ Mẹ “ thiêng liêng ,nhìn con chập chững bước đi đầu tiên , con té ngã , con khóc , con đau một trong lỏng mẹ đau mười, mẹ nhẹ nhàng nâng con dậy, khuyến khích,cổ vũ con bước tiếp những bước đi đời. Thấy con tung tăng chạy nhay vui đùa, lòng mẹ vui mừng không thể diễn tả.Dần dà với thời gian, con khôn lớn, mẹ luôn bên cạnh dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng, con ngỗ nghịch, hư hỏng mẹ thứ tha, bao dung Mẹ thương con vô điều kiện.
Ở Nhật trong ngày nhớ ơn mẹ , người Nhật có tục lệ cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì cài hoa hồng đỏ, người nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một vị sư du học ở Nhật thấy tập quán này có ý nghĩa nên du nhập vào VN. Phong trào “Bông Hồng Cài Áo” trong ngày Vu Lan được Phật tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó.
Chữ hiếu đã thấm sâu vào văn hóa Việt Nam, trong văn thơ VN có không biết bao nhiêu ca dao, vần thơ nói lên tình mẹ thương con, và con thương mẹ. Trong ký ức của con, hình ảnh mẹ tuyệt đẹp, đơn sơ như hương lúa, mỏng mảnh như hoa cà , nhẹ nhàng như làn sương buổi sớm mai , dịu dàng như dòng suối mát .
Quê hương Việt Nam với chiến tranh lâu dài, có những người chồng phải đi chinh chiến miền xa, có người hy sinh ngoài chiến trận, bà mẹ Việt Nam vừa làm cha, vừa làm mẹ dạy dỗ, tần tảo nuôi con. Rồi khi chiến tranh chấm dứt bà mẹ Việt Nam chưa hết nỗi mừng vui hòa bình thì chồng con chịu cảnh lao tù học tập . Người đàn bà Việt Nam lại phải lặn lội rừng sâu núi thẳm để thăm nuôi chồng, con. Có lẽ người đàn bà Việt Nam là người chịu nhiều khổ đau nhất thế giới. Viết về nổi khổ của bà mẹ Việt Nam trong chiến tranh , Nhà thơ Phan Khâm có mấy vần thơ:
“Lặn lội thân cò khóc nỉ non
Mùa Hè đỏ lửa tháng sinh con
Mẹ ở đầu ghềnh cha cuối thác
Chiều ơi, quê ngoại nắng chon von.
Ai về ngoài ngoại con theo với
Quê Mẹ Đông Hà thuở chiến chinh
Mẹ lấy chồng gian nan chới với
Giống như đời mẹ cũng đao binh”.
(Chiều Ơi Quê Ngoại)
Sau năm 1975, vì một hoàn cảnh nào đó, có những gia đình phải ly tán , có những kẻ tha hương, nhưng ai ra đi cũng mang theo trong lòng một mảnh vườn hoài niệm. Trong mảnh vườn hoài niệm đó có dòng sông kỷ niệm, có những đêm trăng sáng, những con đường ngập nắng trưa ký ức tuổi thơ ngọt ngào,êm đềm .Trong lòng mỗi người Việt xa xứ ai mà chẳng có một quê hương với hình ảnh một bà mẹ già lưng còng tóc bạc? Những khổ cực nghiệt ngã đã làm oằn lưng mẹ, làm khô héo đôi tay gầy guộc, tô đậm những vết chân chim trên trán, trên đôi gò má của mẹ nhiều vết nhăn nheo. Những tàn phai của thời gian được ghi dấu trên mái tóc bạc phơ. Những ngày các con còn nhỏ dại, mẹ tần tảo, chịu khổ nhọc, hy sinh nuôi con nên người . Mẹ gạt bỏ mặc cảm định kiến của xã hội, làm những việc mà trước giờ mẹ không bao giờ nghĩ mẹ sẽ làm. Sau những tiết lên lớp mẹ bán thêm từng trái cóc, miếng thơm cho học sinh trong giờ giải lao để cải thiện cuộc sống với đồng lương giáo viên chết đói của thời bao cấp . Mẹ thức khuya dậy sớm ra chợ mua từng mớ rau, con cá thật tươi, thật rẽ cho con những bữa ăn ngon. Mẹ tiện tăng , ky cóp với chính bản thân mẹ để cho con bằng bạn bè , vững bước trên đường đến trường . Đến khi các con khôn lớn thì mỗi đứa một nơi, như núm ruột của mẹ bị cắt ra, bỏ đi mỗi nơi một khúc, còn nỗi đau nào hơn. Mẹ già chiều chiều ngồi tựa cửa mong con ở phương trời . Cuộc sống còn nhiều gian nan , vất vã đôi mắt hom hem , già nua của mẹ vẫn đao đáo hướng về một nơi nào đó xa lắm mẹ chưa từng biết đến, nơi có con của mẹ đang ở đó , mẹ vẫn luôn hy vọng một ngày con về . Mẹ vẫn tin ở con ,dù biết con hứa về thăm mẹ đó chỉ là lời hướng suông để mẹ vui , mẹ biết con mẹ cũng nghèo lắm, tiền đâu mà về nhưng Mẹ tin con vô bờ bến . Dù cho con bao nhiêu tuổi con vẫn là con của mẹ , con vẫn bé bỏng như ngày nào. Nghe tin con về mẹ cố giấu niềm vui trong lòng , một cảm xúc trực trào , bong nhong, thơi thới như lần đầu mẹ được tin biết mẹ đã có được con . Đôi tay gầy gộc lần theo ngạch cửa đứng chờ hình bóng của con . Ngày con về, nhìn mái tóc hoa râm của con , mẹ trách con suy nghĩ,lo lắng cho mẹ nhiều chi làm để mái tóc đổi màu bạc nhiều vậy nhưng mà mẹ quên tóc của mẹ đã bạc trắng hết vì con .
Nói sao cho hết tình mẹ thương con. Mẹ là bóng mát của lũy tre làng, là khói lam chiều hoàng hôn nơi thôn giả, là những kỷ niệm thật êm đềm thuở ấu thơ . Tất cả sẽ trở nên nghẹn ngào chua xót trong tâm tư của những người con đã mất mẹ. Vậy những ai may mắn còn mẹ hãy ý thức mình là người có phước, hãy hân hoan, trân quý niềm vui còn có mẹ, vì:
" Con có mẹ con còn đầy tất cả
Mẹ đi rồi, tất cả kéo cùng đi
Nơi tiên cảnh mẹ có hay con khóc
Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau…”