Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 06 Tháng 10 2024, 06:14
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC LỂ VU LAN HAY VU LAN BỒN «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 683 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC LỂ VU LAN HAY VU LAN BỒN
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 8 2010, 13:25
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Tuổi: 44
Sinh nhật: 19-09-1980
Ngày tham gia: 09 Tháng 9 2009, 12:17
Bài viết: 292
Đến từ: Tan Chau
Quốc gia: Vietnam (vn)
Nghề nghiệp: http://www.kinhluan.com

Người tạo chủ đề
“Trung Nguyên ngày hội vọng Vu Lan,
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Mùa của chư Tăng ngừng tưởng niệm,
Bảy đời cha mẹ thoát u quan.”

(Trúc Diệp)
Hình ảnh

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN TÔN GIẢ
TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

“Vu Lan”, hay “Vu Lan Bồn” có nghĩa là gì? “Vu Lan Bồn” là dịch âm từ chữ Phạn Ullambana (chữ cổ dùng để viết trong Kinh Phật). Ý dịch là “cứu đảo huyền”. Theo ngài Tông Mật, Vu Lan nghĩa là đảo huyền, ám chỉ cực mình bị treo (huyền) ngược (đảo) của linh hồn trong địa ngục. “Bồn” tức là cái chậu, cái thau, tượng trưng cho vật cứu hộ những linh hồn ấy. Do đó cách dịch thông thường của lễ Vu Lan là lễ "cứu đảo huyền, giải thống khổ"

Về ý nghĩ đầy đủ của Vu Lan thì trong kinh Vu Lan đã nói rất rõ, rất chi tiết. Bắt nguồn từ tích ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành đắc đạo, chứng được 6 phép thần thông, nghĩ đến công ơn sanh thành dưỡng dục cha mẹ - không có công ơn nào có thể đem so sánh được, và được ví là công ơn trời biển - đã dùng đạo nhãn xem trong thế gian, Ngài nhận thấy mẹ mình sanh làm loài ngạ quỷ, than thể ốm gầy, da bọc xương, thân hình tiều tụy, bụng lớn, đầu to, cổ nhỏ như ống chỉ, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đang ăn đi đến chỗ mẹ ở mà dâng mẹ. Bà mẹ đang đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giựt, lấy tay trái che giấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp trước của bà quá nặng, nên cơm mới đưa vào miệng, thì hóa thành ra lửa, bà chẳng ăn được.

Ngài Mục Kiền Liên thấy vậy, vô cùng đau xót, không biết làm sao cứu vớt mẹ được, bèn về bạch với đức Phật.

Ngài dạy : Tội lỗi của mẹ ngươi, dù có thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được đâu! Duy chỉ có dùng thần lực của chúng Tăng sau ba tháng an cư, tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung chú nguyện cho, may ra mới chuyển hóa được nghiệp lực của mẹ ngươi, thì mẹ ngươi mới được thoát khổ cảnh mà thôi. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, song có nhiều người khiêng, thì dời đi đâu cũng được

Nghe vậy

Ngài Mục Kiền Liên thưa với đức Phật : Bạch Thế Tôn, con nay làm sao mà mời chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được?

Đức Phật dạy rằng : Ngày rằm tháng 7 là ngày Tự tứ của chư Tăng, ông nên sắm các thứ cúng dường chư Tăng trong ngày Tự tứ, ngày đó dầu các vị trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhơn gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ được thoát khổ,

Rồi Ngài Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của đức Phật và chính trong ngày đó, mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát được cảnh ngạ quỷ mà về cõi cực lạc.

Do vậy, Ngài Mục Kiền Liên hết sức vui mừng và thưa với đức Thế Tôn, nếu sau này có người nào muốn phát tâm hiếu để mà cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui thì có làm như con được không? Đức Phật dạy là có thể làm được trong ngày Tự tứ. Do đó, mà trong Phật giáo truyền lại một Pháp cứu độ cho tiền nhân (như cha mẹ, ông bà…) trong ngày Tăng Tự tứ gọi là lễ VU LAN.

Tháng Bảy, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là Tết Trung nguyên, đã trở thành ngày truyền thống trong dân gian, ngày của những người con hiếu thuận hướng về các đấng sinh thành dưỡng dục, ông bà cha mẹ tổ tiên của mình. Riêng người Phật tử lại là ngày hội lớn của mùa báo hiếu. Ngày "Vu Lan thắng hội". Ngày noi theo gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên.

-Ý nghĩa An cư

An nghĩa là yên ổn, cư l àở một chỗ. An cư tức là ở yên một chỗ, không sống chỗ này, chỗ kia. Trong khoảng ba tháng, từ ngày 16 tháng 04 Âm lịch đến hết ngày 15 tháng 07 Âm lịch, Tăng chúng phải ở yên một chỗ, nỗ lực toạ thiền tinh tu tịnh giới. Ngoại trừ các việc thuộc Tam Bảo, cha mẹ, Tăng chúng không được tự tiện ra khỏi cương giới. An cư còn gọi là toạ hạ, toạ lạp hoặc kiết hạ. Sách Nghiệp sớ quyển 04 nói: "Thân tâm yên tỉnh gọi là An, đến kỳ ở yên một chỗ gọi là Cư". An cư là việc làm thiết thực của Tăng chúng, thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đó là thời gian thích hợp cho hàng Phật tử tại gia tu tập phước đức và bố thí cúng dường.

- Ý nghĩa Tự tứ

Tiếng Phạn gọi là Pravàrana, Pàli gọi làPavanara, Tàu phiên âm là Bát hoàla, Bát lợi bàthích noa, dịch làMãn túc, Hỷ duyệt, Tuỳ thỉnh, Tuỳ ý sự...Nghĩa của các từ này là sự thỉnh cầu. Ở đây chỉ cho sự thỉnh cầu người khác nói lên những khuyết điểm của mình. Sự chỉ điểm này được căn cứ trên ba trường hợp: do được thấy, nghe vànghi ngờ. Mục đích của việc Tự tứ cũng giống như việc Thuyết giới, được thực hiện vào ngày trăng tròn, nhưng khác với Thuyết giới có định kỳ nửa tháng, Tự tứ có định kỳ mỗi năm một lần sau ba tháng An cư. Ngày Tự tứ ở nước Việt Namta thường được tổ chức vào ngày 14 tháng 07 Âm lịch, ngày cuối cùng của ba tháng An cư kiết hạ. Theo thông lệ, vào ngày Tự tứ tất cả các tỳ kheo đều phải sám hối trước đại tăng những tội đã phạm trong ba sự thấy, nghe, nghi ngờ (Kiến, Văn, Nghi). Sự sám hối này sẽ làm cho chúng Tăng thanh tịnh, tự sanh vui mừng nên gọi làTự tứ. Chúng Tăng tuy ba tháng An cư kiết hạ thân tâm thanh tịnh, giới luật nghiêm trì nhưng có khi không thấy được lỗi lầm mình đã phạm từ bên trong, vì thế, phải nhờ đại Tăng chỉ bảo mới thấy được lỗi lầm bên trong màsám hối để được thanh tịnh hoàn toàn. Tự tứ làphương pháp thực hiện chung cho tất cả Tăng chúng, đức Phật không cho phép biệt chúng Tự tứ. Chúng Tăng phải Tự tứ trong tinh thần hoà hợp gọi là: "Như pháp hoà hợp Tự tứ".

Dưới đây là 5 đoạn video của Đức Phật Thuyết Kinh Vu Lan


Phần 1


Phần 2


Phần 3


Phần 4


Phần 5


nkinhluan sưu tập từ nhiều nguồn, Ngoài ra nếu các cô chú muốn nghe về cuộc đời Đức Phật và 5 vị Đại đệ tử đầu tiên cũng như tìm hiểu quá trình Bốn mươi lăm năm Hoằng Pháp của Đức Phật xin hãy tìm đọc tác phẩm " Đường xưa mây trắng " của Thầy Thích Nhất Hạnh , nếu muốn tải hoặc nghe trọn bộ Mp3 xin bấm vào link dưới đây http://www.ziddu.com/albumaudioplay.php?auid=192458 hoặc liên hệ qua tin nhắn cho nkinhluan


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC LỂ VU LAN HAY VU LAN BỒN «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu