Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 06 Tháng 10 2024, 18:25
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi! «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 4 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1211 | Trả lời: 3)
Tiêu đề bài viết: Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi!
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 9 2010, 22:18
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 38
Sinh nhật: 05-05-1986
Ngày tham gia: 27 Tháng 8 2009, 01:18
Bài viết: 60
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Ăn cá linh non như vậy cũng biết là "Ăn hổn" nhưng,..........!!!!!!

“Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng? Cá không thờ sao gọi cá linh? Hò..ơ..ơ..! Anh mà đối đặng, anh mà đối đặng ờ…, thì dẫu có nghèo em cũng thương ơ…”. Câu hò đối đáp trai gái ngày nào về chuyện con cá linh, một đặc sản của miệt đồng bằng sông Cửu Long bỗng tràn về tâm thức tôi khi con sông Hậu vào mùa nước nổi. Vậy là một mùa cá nữa lại về. Nhưng chuyến về quê, hỏi chuyện mấy đứa em lại bảo rằng: “Năm nay, giăng lưới, chài cá linh non “hẻo” quá. Tháng tám âm lịch rồi mà cá vẫn chưa về, chán lắm”.

1 Thuở nhỏ, mương Bờ Lời (hay còn gọi mương Chùa, xã Long Giang, huyện Chợ Mới) quê tôi, ngoài đầu vàm kinh có cả xóm làm nghề giăng lưới cá linh. Mùa cá linh về, cứ sáng sớm, mấy cô, mấy chị lại đội thau cá vừa bán vừa chạy vì sợ cá chết. Con cá linh vậy đó, hễ lên khỏi mặt nước là dễ phơi bụng. Thuở ấy, tụi nhỏ tôi không biết nên cứ nghĩ tại nó “linh” nên lên bờ là nó chết chớ đâu biết rằng “cá lên” người dân đọc trại riết thành “cá linh”. Bây giờ, hiểu ra thì tại bụng cá mỏng, ruột lại lớn nên khi lên bờ dễ bị chết. Dạo cuối tháng 5 âm lịch, khi nước sông Hậu, sông Tiền đổ thì cả xóm tôi bắt đầu sắm tay lưới, người ít nhất cũng khoảng chục tay lưới hay chài, lọp cá. Xuồng thì trét dầu chai phơi nắng chục ngày trước đó đã xong, tất cả chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa cá bội thu. Trai tráng độ 15, 16 tuổi đã sắm riêng bộ đồ nghề bắt cá. Cứ hơn 10 giờ đêm, những chiếc xuống câu đi theo hội, khoảng 3 tới 5 chiếc hợp nhau thành nhóm. Đi bắt cá giữa sóng nước mênh mông, lỡ gặp mưa sa, gió lớn thì còn giúp nhau, chứ đi một mình thì nguy hiểm vô cùng. Dạo ấy, lũ về, trắng đồng, khắp nơi mênh mông nước.
Hình ảnh
Cá linh non ngày một ít đi.

Khi độ nước bắt đầu son, đỏ quạch màu gạch chín thì cũng là lúc cá linh non về. Mỗi hội đi giăng lưới một cánh đồng gần nhau, người giăng ruộng này, người ruộng kế bên, không cần phân chia khi mà cả cánh đồng chỗ nào cũng mênh mông nước. Cá mắm thuở ấy, nhất là cá linh nhiều vô kể, cứ giăng xong chục tay lưới, ngồi đốt một hai điếu thuốc rê, quay trở lại tay lưới đầu gỡ không kịp. Những bầy cá linh non đi theo đàn, dẫu có gặp lưới thì cũng ráng mà vượt, con nhỏ quá thì thoát, con lớn tí thì mắc lưới, còn những người chài nếu đêm bắt trúng mạch cá thì chỉ cần chục tay chài là đầy xuồng. Cũng có những nhà cặp mé kinh thì không cần đi xuồng, làm cái vó càng, ngày cất vài bận là dư ăn. Mùa cất vó nấu nước mắm, làm mắm ăn mệt nghỉ. Những xuồng cá linh đầy ắp. Cá linh non trắng bạc, nhảy soi sói, mấy chị đem cân ở chợ, người đội đi bán, vừa đi vừa chạy, độ bình minh ló dạng thì cũng vừa về nhà lo cơm nước cho các anh, các chú đi giăng lưới về.

Thuở ấy, cá linh nhiều vô kể. Có lúc cá nhiều, xuồng cũ sạt đáy như chơi. Cứ sáng sớm, khắp các ngõ ngách từ An Giang, Đồng Tháp đến miệt dưới Hậu Giang … cá linh bán đầy chợ, rẻ ơi là rẻ. Cá nhiều nên nhà nào cũng thủ sẵn lu khạp đổ cá linh vào ủ làm nước mắm hay làm mắm cá linh. Một ơ cá linh kho lạt, một tô canh chua cá linh bông súng - điên điển, một nồi cơm nóng cùng với một chén nước mắm cá linh thực sự là một ký ức đối với không ít người dân miệt đồng bằng sông Cửu Long mỗi độ lũ về đồng.

2 Tháng tám âm lịch, vậy mà cá linh bán ở chợ Long Xuyên vẫn còn ít quá. Tôi gọi điện lên mấy anh em công tác tại huyện đầu nguồn An Phú hỏi chuyện cá mắm, nhất là mùa cá linh non sao rồi, anh hai Thi (Chủ tịch UBND xã Phước Hưng, An Phú) bảo: “Cá linh giờ mắc lắm, hơn nửa tháng nay cũng có cá nhưng không nhiều như lúc trước. Chính chỗ cá linh ít nên bà con làm lọp cá linh ở xã cũng yếu lắm. Mùa cá linh non dần mất rồi”. Vậy là tôi xách đồ nghề, đi thực tế. Lên An Phú rồi qua Vĩnh Hội Đông, tôi gặp mấy anh em đang ngồi quay quần bên tách trà ven đường. “Xóm mình dạo này có ai đi giăng lưới hay đặt lọp cá linh hông?”. Tôi dò hỏi. “Còn chứ, nhưng cá mắm giờ ít nên anh em nghỉ gần hết rồi. Cá linh ở đây bán ngay bạn hàng còn bốn năm chục ngàn ký nhưng hổng có cá mà bán”, một anh nhanh nhảu trả lời. Khi biết phóng viên muốn tìm hiểu về chuyện đánh bắt cá linh đầu mùa, anh năm Ngoạt, một người trong nhóm bảo: “Thôi, sáng mai khoảng 4, 5 giờ, chú qua đây đi với vợ chồng tui chài vài cữ là biết cá mắm nó “hẻo” ra sao liền”.

Đúng 4 giờ 30 phút sáng, tôi có mặt trước nhà anh Năm để đi đánh bắt cá linh đầu mùa. Rạng sáng, đồng Vĩnh Hội Đông giờ nước đã lên, tay chài đã sẵn, xuống xuồng tôi cùng vợ chồng anh Năm “ra khơi”. Chống được đoạn, anh Năm kêu chị rà mái giằm gần rặng điên điển. “Nước sủi bọt bạc vầy thường có cá. Còn bây giờ mà biết cá nhiều hay ít thì hên xui”, anh vừa nói vừa quăng tay chài. Tay xắn chùy, tay cầm đầu dây quẳng chài xoáy tròn vòng quanh rìa rặng điên điển. Chờ dạo hơn phút, tay chài đầu tiên vài con cá rô non cùng lác đác vài con cá linh non. Vậy là thất bại. Tiếp tục cho xuồng đi dọc rặng điên điển ấy non vài chục mét, anh Năm đã ba lần quăng chài thì cá linh cao tay lắm cũng chưa đầy trăm gam. Đi lúc bình minh chưa ló dạng, đến khi đồng hồ đã gần bảy giờ mà khoang xuồng chưa được nửa ký cá linh. Đó không phải là chuyện bất ngờ với vợ chồng anh Năm, khi mà chuyện con cá linh nay một ít dần.

Cá linh đầu vụ, chợ quê đầu nguồn như cánh An Phú, Tân Châu cũng đã sáu bảy chục ngàn một ký, ở chợ Long Xuyên hôm nào dội chợ mới có giá đó, chứ không là một trăm ngàn một ký. Rồi lại chuyện bây giờ người ta đem con cá duồn, loài cá hình dáng bên ngoài y hệt cá linh nhưng ép giống nhân tạo và thịt, xương cứng hơn cá linh một chút được bán trà trộn với cá linh. Thật giả lẫn lộn, con cá linh trở thành cá quý tộc tự bao giờ và câu cửa miệng “rẻ như cá linh sình” nay nghe hơi chói tai sao ấy!

3 Mùa lụt năm nay cũng đã về thực thụ. Nước bắt đầu lên, nhưng cứ năm sau thấp hơn năm trước. Các nhà khoa học thì giải thích rằng nào là do hiện tượng biến đổi khí hậu, người bảo do việc đắp đập thủy điện ở các nước thượng nguồn làm mùa lụt không về. Với những người bảo tồn nguồn lợi thủy sản lại cho rằng đó là việc đánh bắt cá tràn lan, dùng xung điện, cào điện… làm triệt tiêu nguồn lợi thủy sản… Còn với những người nông dân cố cựu gắn nghiệp mưu sinh cùng mùa lụt như anh năm Ngoạt thì đơn giản là: “Năm nay, nước lên chậm rì chậm rịt. Tới tháng tám rồi mà nước nổi không có thì cá mắm nào mà về. Nghe đài báo người ta giải thích nguyên nhân tùm lum, còn những người nông dân nghèo làm nghề lưới cá tụi tui thì chỉ biết không có lũ thì không có cá; mà không có cá thì mùa nước lên không có kế mưu sinh, rốt cuộc lại khổ thêm chứ biết mần sao!”.
Hình ảnh
Làng lọp cá linh Cồn Cóc ngày một khó khăn khi cá linh không về.

Chuyện mùa cá linh non có lẽ sẽ không phải là chuyện quá to tát nếu đó chỉ là câu chuyện để khắc khoải về một loài cá đã đi vào truyền thống, đi vào văn hóa dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngày xưa, nhà nghèo mới ăn cá linh chứ giờ nhà khá giả mới dám mua nó ăn. Cá linh chưa bao giờ được liệt vào hàng cá quý như cá hô, cá bông lau hay cá lăng nha… Ấy vậy mà giờ đây, giá một ký cá linh mắc gần bằng ký thịt bò. Chuyện tréo cẳng ngỗng ấy đã và đang hiện hữu. Con cá linh loài cá bình dị, dân dã ruộng đồng đang hiếm dần. Và, mùa cá linh non có lẽ cũng chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hoài niệm như một ký ức xa xôi. Nhưng vì sao cá linh không về nữa, vì sao mùa lụt không còn… những câu hỏi ấy cứ đeo mãi trong tôi khi đặt bút chấm hết bài viết về “mùa cá linh non”.

Báo AG


Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi!
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 9 2010, 08:29
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)
Dẫu biết rằng với cái đà khai thác bừa bãi, cộng với dân số ngày càng đông, công với nhiều tác nhân khác... thì tài nguyên thiên nhiên nói chung, nguồn lợi thủy sản nói riêng, trong đó có con cá linh, sẽ ngày càng cạn kiệt, nhưng khi đọc bài viết trên tôi vẫn cảm thấy quá hụt hẫng! :( :(
Đối với người dân Tân Châu, nhứt là dân quê như tôi, thì con cá linh còn gắn với bao nhiêu kỷ niệm thuở ấu thơ. Gặp/nghe nhắc/thấy hình ảnh con cá linh là tôi nhớ đến cha mẹ anh chị em, bà con cô bác hàng xóm hồi nẳm với những cảnh sinh hoạt mùa cá linh lên.
Tất cả chỉ còn là hoài niệm???


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi!
Gửi bàiĐã gửi: 12 Tháng 9 2010, 00:56
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 52
Sinh nhật: 05-09-1972
Ngày tham gia: 22 Tháng 7 2008, 07:30
Bài viết: 1164
Quốc gia: Vietnam (vn)
Hê hê! cái vụ cá linh nầy thì tui ở Saigon nên ít được ăn cá tươi thành ra chỉ ăn mắm cá linh thôi. Linh sao hỏng biết, tui khoái ăn con to, xé thịt ra cuốn bánh tráng rau sống nhâm nhi ly rượu là tuyệt.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi!
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 9 2010, 06:41
Ngoại tuyến
Member III
Member III

Tuổi: 62
Sinh nhật: 28-03-1962
Ngày tham gia: 29 Tháng 5 2010, 02:19
Bài viết: 136
Quốc gia: Vietnam (vn)
Có lẽ năm nay là mùa cá linh bết bát nhất. Con nước rằm tháng 8 rồi mà vẫn cứ lình xình chưa ngập đầu như mọi năm. Âu tất cả cũng là do con người (phá rừng, ngăn đập, khí thải, đánh bắt cá bằng xung điện...), dừng trách ông trời.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 4 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Mùa cá linh non - Tới nữa rồi bà con cô bác gần xa ơi! «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu