Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 06 Tháng 10 2024, 20:23
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Một Thời Tơ Lụa Tân Châu «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1260 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: Một Thời Tơ Lụa Tân Châu
Gửi bàiĐã gửi: 20 Tháng 9 2010, 03:53
Ngoại tuyến
Member II
Member II

Tuổi: 52
Sinh nhật: 24-07-1972
Ngày tham gia: 12 Tháng 8 2007, 01:26
Bài viết: 68
Đến từ: Viet Nam
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Một thời tơ lụa Tân Châu
Thực ra, tôi không thuộc tuýp người hoài cổ, nhưng vẫn yêu sao những gì thuộc về lịch sử, cái hồn, cái sắc của văn hóa một thời. Bởi thế khi nghe đề án " bảo tồn và khôi phục nghề lãnh Mỹ A " gặp khó, tôi lại tiếc nuối: “Đâu rồi quê lụa Tân Châu?”
{L_ATTACHMENT}:
nhuom-vai.jpg
nhuom-vai.jpg [ 15.85 KB | Đã xem 1921 lần ]


Nhân công nhuộm vải, công đoạn mất rất nhiều công sức tạo nên nếp lụa.

1.Tân Châu vang danh xứ lụa, thế nhưng đường về Tân Châu đã nhiều năm qua vắng tiếng khung cửi xập xình, vắng tiếng chày đêm dập lụa, vắng bóng những bãi dâu xanh ngút một màu. Vượt dòng kênh Xáng, qua phà Tân An, theo tuyến tỉnh lộ 952, tôi làm chuyến về miền biên tái để tìm lại dấu ấn đâu đó của những bãi dâu. Nhớ lại gần mấy năm về trước, cũng chuyến về Tân Châu, nhà báo, nhà biên kịch Võ Đắc Dự có tâm sự rằng: “Hơn hai mươi mấy năm về trước, anh có về Tân Châu xem mấy ruộng dâu đẹp mê hồn, làng nghề ươm tơ dệt lụa lúc đó vẫn còn khá sung túc. Vậy mà bây giờ tìm một cây dâu, con tằm xứ này đỏ mắt…” .

Lân la hỏi thăm về cây dâu, con tằm… và rồi thất vọng. Những bãi dâu đã không còn từ chục năm qua. Giờ đây, những rẫy bắp, luống khoai xanh um màu xanh của sức sống mới. Cây dâu, con tằm đã không còn giữ vai trò là nguồn sống, kế sinh nhai trong thời đại kinh tế ngày nay. May mắn thay, một chị bán nước gần UBND xã Vĩnh Hòa chỉ đường cho tôi đến với vườn mặc nưa (trái mặc nưa dùng để nhuộm màu lãnh Mỹ A) duy nhất còn sót lại trong khuôn viên di tích cách mạng đình Vĩnh Hòa. Thấy tôi lúi húi chụp ảnh, một chị bảo: “Mấy cây mặc nưa này còn vì nằm trong khuôn viên đình đó. Trước đây mặc nưa nhiều lắm, nhưng giờ đốn ráo. Một phần là do sạt lở liên miên, một phần còn ai dệt lãnh đâu mà để”. Câu nói bâng quơ ấy làm chạnh lòng lữ khách. Không lẽ sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự phát triển của thị trường cứ thế gặm nhắm đi giá trị văn hóa một thời, gặm nhắm đi mất cái hồn, cái sắc, cái nghề truyền thống của quê hương : “Tơ lụa Tân Châu”?!

2. Nghề tằm tang là một nghề của nhiều nghề, có mối quan hệ cộng đồng tương tác lẫn nhau. Đó là trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Hàng vạn con người vùng đất đầu nguồn đã từng sống gắn bó với nghề, làm nên thương hiệu lụa Tân Châu - Lãnh Mỹ A nức tiếng. Họ hiến dâng đời mình cho sự thăng hoa của làng nghề ấy. Giờ ai còn ai mất và mấy ai còn đang nghĩ về sự mai một này? May mắn thay, được sự hướng dẫn tận tình của anh Phương,tìm gặp chú út Đặng (Nguyễn Văn Đặng hay Nguyễn Văn Trạng, 73 tuổi, ngụ ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu), một trong những thợ dệt giỏi nhất vùng còn sống. Thấy có người hỏi về nghề mà chính bản thân mình đã muốn quên đi, chú bảo “Thôi, quan tâm nữa làm gì, làng nghề còn đâu nữa. Nhắc cũng thêm buồn! Mấy khung cửi dẹp bỏ, có cái chụm lửa luôn rồi. Lãnh Mỹ A giờ ai mặc, nghề lụa cũng thoái trào rồi”. Đôi mắt chú nhìn bâng quơ, xa xăm nhưng tôi biết, trong sâu thẳm suy tư của người thợ đã ngoài bảy mươi là cả nỗi niềm đau đáu.

Trong ký ức của người thợ dệt nổi danh duy nhất còn sót lại trên đất Tân Châu thì: “Dạo ấy làm nghề hăng lắm. Hăng vì nhà ai cũng làm lụa, hãng nào cũng tranh thủ làm hàng ngày đêm để xuất đi Nam Vang (Campuchia), đất Xiêm (Thái Lan). Có ngày tui với đám học trò thay phiên nhau chợp mắt giây lát, rồi đập lụa, nhuộm, bắt chỉ…. Nghề dệt này cần sự tỉ mỉ và sức khỏe dẻo dai. Chệch một đường chỉ là hàng mất giá, lụa không thuần màu là bán chẳng ra. Mười mấy công đoạn mà sót hay chệch một khâu coi như bỏ sông bỏ biển cả thước lụa. Vậy mà tự nhiên lụa chết dần chết dần, sau giải phòng còn dăm chục tiệm, bây giờ giải nghệ hết trơn. Thợ dệt giỏi cũng đâu còn. Nghe đâu chỗ anh tám Lăng chỉ còn làm cho đỡ nhớ nghề. Vậy là nghề lụa coi như tiêu”. Đôi mắt tuy mờ vì thời gian, tay chân đã yếu do sức khỏe, thế nhưng khi kể về nghề lụa, chú út Đặng dường như khỏe hẳn, vừa kể vừa tì phạm say mê.

3./ “Trai nào thanh bằng trai sông Cữu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”

Người Tân Châu đã quen với những câu ca dao một thời nức tiếng về xứ lụa. Bởi tự trăm năm trước, nghề trồng dâu, dệt lụa đã mang lại nguồn kế sinh nhai và tạo tiếng vang lừng lẫy khắp nơi. Hơn thế kỷ của một làng nghề đã ghi lại dấu ấn biết bao thăng trầm biến cố. Thời hoàng kim của nghề tằm tang, Tân Châu chẳng khác nào một thiên đường tơ lụa. Cả quận ước chừng 60 xưởng dệt, 120 lò ươm. Tỉnh Châu Đốc bấy giờ có diện tích trồng dâu từ 200 – 300 mẫu, chiếm từ một nửa đến hơn nửa diện tích trồng dâu của toàn Nam Kỳ. Mỗi năm, Tân Châu tiêu thụ từ 4 – 6 ngàn tấn tơ sợi. Đầu thế kỷ XX, vùng đất Tân Châu đã nức tiếng tơ tằm với hai hãng tằm nổi tiếng. Một hãng thành lập năm 1909 tại ấp Long Hưng (xã Long Phú ngày ấy) gọi là khu Vịnh Đồn (hay Trại Cưa) là hãng trên, cơ ngơi khá đồ sộ. Hãng chuyên sản xuất giống dâu tằm thượng hạng cho cả vùng. Hãng duy trì đến khoảng 1946 thì nghe đâu bị sạt lở rồi bỏ dở kinh doanh. Hãng tằm dưới thì được gầy dựng năm 1912, đối diện trường École Cantonale de Tân Châu trên đường Nguyễn Huệ (năm 1945 đã bị phá hủy do chiến tranh). Hãng phát triển được 6 năm thì làm ăn thất bại, sang lại cho Sở Canh nông Nam Kỳ và năm 1963 thì đổi tên là Sở Tằm Tang Tân Châu. Còn theo chú út Đặng, vùng Long Hưng có 6 miệng lò, ngày đêm cho ra lò hàng ngàn mét lụa như: Lò út Lượng (rể là ông út Sua nay vẫn còn xưởng dệt, nhưng chủ yếu là dệt nylon), chín Đởm, chín Bốn, bảy Ngộ, tám Sội, hai Đớt.

{L_ATTACHMENT}:
trai mac nua.jpg
trai mac nua.jpg [ 8.97 KB | Đã xem 1919 lần ]

Trái mặc nưa - nguyên liệu chính tạo màu đen huyền cho sắc lụa.

Nhìn lại lịch sử, khi chiếm được Nam Kỳ, một trong những nghề thủ công nghiệp mà thực dân Pháp quan tâm khai thác là nghề trồng dâu nuôi tằm. Pháp chọn Tân Châu làm trọng điểm để phát triển nghề tằm tơ cả Nam Kỳ, cung cấp tơ tằm cho chính quốc. Viện Tằm tơ (tháng 7-1908) được thành lập ở Tân Châu. Tân Châu cũng là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ. Song song đó, chính quyền lúc bấy giờ đã miễn thuế đất cho diện tích trồng dâu và những chính sách hỗ trợ khác.

4./Trở lại với thực tại quê lụa Tân Châu, tìm đến cơ sở dệt lãnh Mỹ A duy nhất còn sót lại của ông tám Lăng (Nguyễn Văn Long, 85 tuổi, ngụ ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu) - người “Mô-hi-gan” cuối cùng của làng nghề. Ông chia sẻ: “Ngày trước (trước 1975) tui theo nghề buôn mặc nưa từ xứ Cao Miên về. Sau ngày giải phóng, thấy bà con nghỉ nhiều, mình thì lại thích nghề ấy rồi cùng vợ mua khung cửi, máy dệt, quần tụ thêm mấy tay thợ duy trì nghề dệt đến ngày nay”. Mấy năm trước, người con trai của ông, nghệ nhân Nguyễn Hữu Trí mày mò sáng chế mấy mẫu màu mới cho lãnh, mang lại hơi thở thời đại cho nếp lụa Tân Châu. Vậy rồi cũng chán khi lụa Tân Châu không thể sánh được về giá cả, mẫu mã, màu sắc của hàng ngàn chất liệu vải vóc hiện đại. Ấy nên cái tâm của ông Tám, cái nhiệt huyết của anh Trí và lịch sử làng nghề chẳng thể vượt vũ môn “kinh tế thị trường”.

Nếp lụa Tân Châu, lãnh Mỹ A hiện chỉ còn là sự nhắc nhớ, khắc khoải về một hoài niệm của thời gian.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn/newsdetail ... ewsid=9975


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Một Thời Tơ Lụa Tân Châu
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 9 2010, 13:11
Ngoại tuyến
Member V
Member V

Tuổi: 74
Sinh nhật: 00-00-1950
Ngày tham gia: 21 Tháng 11 2007, 12:07
Bài viết: 287
Quốc gia: Vietnam (vn)
Dường như là trái mặc nưa chỉ ở xứ Tân Châu mới có? Tôi đã tìm thử trên mạng: chỉ có 1 hình trên báo An Giang!
Nhớ hồi đó có mấy ông lính xây dựng nông thôn quê ở nơi khác đến ở chỗ xóm tôi. Mấy ông gặp trái mặc nưa cứ tưởng là trái măng cụt còn nhỏ!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ]

» Một Thời Tơ Lụa Tân Châu «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu