Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 14:36
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Người Mẹ nuôi có tấm lòng Bồ Tát «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 2038 | Trả lời: 0)
Tiêu đề bài viết: Người Mẹ nuôi có tấm lòng Bồ Tát
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 12 2010, 07:58
Ngoại tuyến
New Member
New Member

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 08 Tháng 12 2010, 13:39
Bài viết: 6
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Đọc xong bài báo này, tôi không biết diễn tả thế nào cái cảm xúc của mình nữa. Khóc, vì thấy xót thương cho số phận quá hẩm hiu của một con người. Kính nể, một tấm lòng nhân hậu, một con người "vĩ đại",....các cảm xúc cứ đan xen vào nhau. Tôi copy nguyên bài chia xẻ với các bạn.

Người mẹ nuôi có tấm lòng Bồ Tát

(Dân trí) - Lâu nay người ta vẫn nghĩ những ông bụt, bà tiên chỉ có trong những câu truyện cổ tích nhưng với Phạm Văn Hảo và những người dân ở xóm Ao Bèo, xã Hà Thượng và xóm Lược 2, xã Phục Linh huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên thì khác.
Hình ảnh chị Vui ngày ngày phải “hao tiền tốn sức”, lặng lẽ đến chăm sóc “người dưng”, làm tất cả những công việc đuợc coi là “kinh khủng” nhất khiến ai cũng thầm cảm phục tấm lòng nhân từ của chị. Chị bảo, đời người có cái bể trầm luân hãi lắm, chỉ có lòng tốt, chỉ có sức mạnh của tình thương mới mong lấp được những oan khiên đó.
Người đàn bà muốn lấp bể trầm luân!
Đến Đại Từ, tìm đến nhà chị Phạm Thị Vui ở xóm 9 (xóm Ao Bèo) xã Hà Thượng, lúc này đã gần 12 giờ trưa. Chị không có nhà, con gái chị cho biết “Mẹ em làm ở trên mỏ than đến trưa lại sang bên chỗ anh Hảo, tối mẹ em mới về”.
Chúng tôi hỏi thăm đường tìm sang nhà Hảo ở xóm Lược 2, xã Phục Linh. Đi qua những thửa ruộng mướt xanh của lúa sắp vào thì con gái, cách nhà chị Vui chừng sáu, bảy cây số chúng tôi đến nhà Hảo. Trong nhà chị Vui đang thay rửa làm vệ sinh cho Hảo. Chúng tôi giới thiệu sơ qua rồi bảo chị cứ tiếp tục công việc của mình.
Trong căn nhà trống hơ trống hoác, không có gì ngoài một chiếc giường, một cái ghế băng dài sứt sẹo, một cái quạt chạy lờ đờ vì điện ở đây lúc nào cũng yếu, đồ có giá trị nhất trong nhà là chiếc tivi nhỏ, cũ kỹ.
Hảo nằm trên giường nét mặt yếu ớt, xanh xao, toàn bộ từ phần hông đến chân của em đã không còn cảm giác, 2 bàn chân phù nề thâm lại, ở vùng mông đã bị hoại tử, từng đám thịt lở loét sực lên mùi hôi thối.
Tôi thấy chị Vui cẩn thận lau từng chút, từng chút một như sợ Hảo sẽ đau (Vùng thịt lở loét của Hảo đã không còn cảm giác). Thấy con nhăn mặt, chị ân cần: “con đau ở đâu?” (gần đây Hảo hay cảm thấy đau tức ngực) rồi chị nắn bụng con “bụng lại hơi cứng rồi để mẹ thụt phân ra cho con dễ chịu”.
Làm vệ sinh xong, chị trải lại giường, lót giấy lại chỗ nằm cho Hảo bởi nửa thân dưới của Hảo đã chảy nước, việc đi đại tiện và tiểu tiện đều được em thực hiện một cách vô thức. Lôi từ trong gầm giường cái xô thay cho “nhà vệ sinh” của Hảo ra, chị hì hục đi cọ rửa cho sạch sẽ trước khi để nó vào vị trí cũ.
Chứng kiến tất cả những việc chị Vui làm ai cũng ngỡ chị là mẹ đẻ của Hảo nhưng thực tế chị chỉ là người mẹ nuôi của Hảo chưa được bao lâu.
Lấp bể trầm luân của đời
Sinh năm 1989, lên 10 tuổi Phạm Văn Hảo mất mẹ, em sống cùng người bố không mấy khoẻ mạnh và người chị gái. Mẹ mất là nỗi đau không gì bù đắp được, nhưng rồi em lại một lần nữa phải san sẻ tình cảm của người cha khi ông đi bước nữa.
Kinh tế gia đình khó khăn, hàng ngày em phải mưu sinh bằng cách đi nhặt than ở bãi than trong xã. Ở đây em đã gặp được vợ chồng chị Vui. Thấy em ngoan lại chịu khó chị Vui đã bàn với chồng nhận em trông lán cho nhà mình. Từ đấy em có thu nhập ổn định hơn.
Tuy Hảo chỉ là người trông lán thuê nhưng vợ chồng chị Vui đã coi em như con cái trong nhà, ở nhà cứ hễ có món gì ngon chị cũng để phần mang ra cho Hảo. Hàng ngày thấy Hảo phải lóc cóc đạp xe mấy cây số lên chỗ làm, mồ hôi nhễ nhại, dù kinh tế gia đình cũng không lấy gì làm khá giả nhưng anh chị cũng đã giành dụm mua tìm mua cho Hảo một chiếc xe máy cũ để em đỡ vất vả hơn.
Cứ ngỡ cuộc đời sẽ dần mỉm cười với mình, Hảo có ngờ đâu những tai ương vẫn đang chờ em ở phía trước. Đầu năm 2008 chị gái em lâm bệnh nặng, gia đình khó khăn, em buộc lòng phải bán đi chiếc xe máy “ông bà chủ” mua cho để lo thuốc men cho chị, nhưng điều đó cũng không giúp chị gái em cầm cự được bao lâu, một thời gian ngắn sau chị gái em qua đời.
Vốn đã cô độc kể từ khi mẹ mất, trong nhà xuất hiện “dì ghẻ” không mấy yêu quý con chồng, giờ em càng cô độc hơn khi người chị gái cũng qua đời.
Đôi mắt còn chưa hết vẻ âm u, lạnh lẽo từ khi chị gái mất thì đến cuối năm đó lại thêm một lần thứ 3 em phải đeo vòng khăn trắng trên đầu khi bố em không thể qua khỏi trong một cơn tai biến mạch máo não. Nỗi đau đến với em dồn dập như những cơn bão liên tiếp quật vào một thân cây còn non nớt.
Em tâm sự: “Nếu lúc ấy không có mẹ Vui em không biết mình sẽ sống tiếp thế nào, mẹ đã cưu mang và chăm sóc em. Em từng nghĩ sau này nhất định em sẽ cố gắng làm chăm chỉ để báo đáp công ơn của mẹ”. Trớ trêu thay số phận đã không cho em được làm người con hiếu thảo như em mong muốn.
Hôm ấy khi đang ngồi trên bãi than xem mọi người làm, bất ngờ Hảo bị một hòn đất khổng lồ lăn xuống trúng lưng làm em ngã sấp và ngất đi. Vợ chồng chị Vui vội đưa em vào bệnh viện tỉnh Thái Nguyên, băng bó xong thấy vết thương của em khá nặng anh chị đã đưa Hảo về bệnh viện Hà Nội, ở đây các bác sĩ cho biết Hảo bị đứt tuỷ sống.
Thương Hảo đã không còn ai ruột thịt (Hảo còn một người chị gái thứ 2, nhưng kể từ khi lấy chồng cũng không mấy khi quan tâm đến Hảo), hai vợ chồng chị Vui đã coi em như con trai của mình rồi chạy vạy, vay mượn tiền nong để phẫu thuật cho Hảo. Nhưng khi làm phẫu thuật, tuỷ sống của Hảo đã bị đen hết cả, không thể cứu vãn được, em đã vĩnh viễn trở thành tàn phế.

Tình nguyện “rước của nợ về nhà!”
Sau 3 tháng Hảo nằm viện, các bác sĩ khuyên chị nên đưa Hảo về nhà. Đắng lòng không nỡ nhìn con tàn phế, nghe người ta mách ở Định Hoá (Thái Nguyên) có ông thầy lang chữa bệnh kiểu này bằng thuốc nam rất giỏi, chị lại chuẩn bị “tay nải” đưa con đi tìm thầy để đắp thuốc.
Công việc gia đình và 2 đứa con chị giao cả cho chồng gánh vác, thêm 3 tháng nữa chị ở nhà thầy lang chăm sóc Hảo. Nhiều đêm thấy chị Vui trằn trọc Hảo hỏi mẹ: “Con đã từng hứa với mình sau này sẽ chăm sóc mẹ để báo đáp tình thương mẹ đã giành cho con nhưng giờ con thế này rồi chỉ làm mẹ khổ thêm thôi hay là mẹ đừng thương con nữa”.
Nghe con nói, trong lòng chị trào lên tình thương con vô hạn, biết con đang tủi phận chị an ủi con: “Nếu muốn mẹ không khổ nữa thì con phải chịu khó chữa bệnh, biết đâu gặp thầy, gặp thuốc bệnh sẽ khỏi lúc đấy báo hiếu mẹ cũng chưa muộn. Mẹ đã coi con là ccon trai của mẹ thì dù con có khoẻ mạnh hay ốm đau mẹ cũng sẽ vẫn chăm sóc con”. Hai mẹ con lại ôm nhau khóc.
Chứng kiến hoàn cảnh của mẹ con chị Vui ai cũng thương cho Hảo và cảm phục tấm lòng của chị. Sau 3 tháng dòng đắp thuốc bệnh của Hảo không thuyên chuyển, không còn hy vọng có thể chữa khỏi bệnh cho con chị quyết định đưa hảo về nhà mình để chăm sóc.
Hảo không thể tự di chuyển, chỉ đặt đâu ngồi đấy, tất cả mọi sinh hoạt cá nhân đều làm tại chỗ. Sợ con nằm mãi một chỗ buồn, vợ chồng chị mua xe lăn để Hảo có thể đi loanh quanh trong nhà, nhưng vết thương quái ác mỗi ngày lại lấy bớt đi một chút cái sức tàn của em, chẳng bao lâu xe lăn Hảo cũng không còn ngồi được nữa.
Em chỉ nằm một chỗ, tinh thần vẫn tỉnh táo nhưng những tế bào thịt bắt đầu thối rữa và không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình. Ban đầu còn có vài người thỉnh thoảng lui tới nhà chị Vui hỏi thăm, trò chuyện nhưng sau ai cũng cảm thấy “kinh” và né tránh không đến nữa.
Chị Vui chia sẻ: “Tôi chỉ nuôi con bằng tình người thôi, nhiều khi làm không được, tiền hết phải đi vay từng nghìn một để mua bỉm về đóng cho con. Có người cảm thông nhưng cũng nhiều người họ bảo tôi là con hâm, rước của nợ về nhà. Tôi thì tôi chỉ nghĩ, cháu nó đã không còn người thân thích nếu tôi cũng bỏ nó thì nó sống sao được”.
Chăm sóc con tại nhà được hơn một năm, Hảo nói muốn về ở trong ngôi nhà của gia đình em trước đây ở xóm Lược 2, xã Phục Linh, chị chiều theo ý con, đưa con về nhà cũ rồi ngày ngày đạp xe vào chăm sóc.
Từ nhà chị đến nhà Hảo chừng 7 cây số, lại phải đi làm ở bãi than nên hàng tháng chị đều đặn gửi tiền nhờ chú thím của Hảo ở gần đó cơm nước cho Hảo. Tháng nhiều thì chị gửi một triệu, tháng ít thì năm, bảy trăm. Số tiền mà vợ chồng chị Vui chạy chữa cho Hảo kể từ khi em gặp tai nạn đến giờ đã lên tới con số vài trăm triệu.
Chị buồn rầu: “Nuôi con tôi không ngại gì cả nhưng quả thực thấy sức khoẻ của cháu ngày một yếu đi mà đến lúc này kinh tế gia đình tôi cũng khó khăn quá, chỉ lo không có tiền thuốc men, bồi bổ cho cháu nữa thì tội lắm”
Hình ảnh người mẹ nuôi lam lũ, tận tình chăm sóc, xót thương con và đôi mắt sáng trên khuôn mặt xanh xao, giờ chỉ đang sống bằng “một nửa” con người của Hảo trong ngôi nhà tuềnh toàng quá mức là một minh chứng về tình người cao cả, về nghị lực sống của con người.
Tấm lòng nhân từ của chị Vui và hoàn cảnh éo le của Hảo đang rất cần những tấm lòng hảo tâm gần xa tiếp thêm sức mạnh để chị Vui có điều kiện chăm lo cho Hảo những ngày tháng về sau.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Chị Phạm Thị Vui - xóm 9 (xóm Ao Bèo), xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. ĐT: 0986 206 791
Mã số: 77

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn

3. Tài khoản Ngân hàng (Báo Khuyến học & Dân trí)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

4. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Kim Ngân


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 1 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Người Mẹ nuôi có tấm lòng Bồ Tát «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu