Tuổi: 42 Sinh nhật: 22-09-1982 Ngày tham gia: 01 Tháng 1 2008, 02:07 Bài viết: 998 Quốc gia:
|
Mâm ngũ phẩm đầu năm Người Việt Nam có một phong tục truyền thống tốt đẹp, đó là vào những ngày tết bất cứ gia đình nào dù giàu hay nghèo, ở vào tầng lớp xã hội nào cũng đều có chưng một mâm ngũ phẩm trên bàn thờ .
Nội dung mâm ngũ phẩm thay đổi tùy theo mỗi vùng của đất nước. Ví dụ ở miền Bắc mâm ngũ phẩm thường có 5 loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Hình minh họa số 1: Mâm ngũ quả miền Bắc
Thời gian tết ở miền Trung rơi vào mùa đông nghiệt ngã, lại chịu nhiều bão lụt, cây trái đặc sản địa phương rất hiếm, thường nhập từ nơi khác, mâm ngũ quả gồm phần chủ lực là nải chuối xanh, sau đó tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia chủ mà chưng thêm các loại đặc sản địa phương khác như cam, quýt, sung, dưa hấu, bưởi, sung, mãng cầu, thanh long... Do vậy mâm ngũ quả không có nét đặc trưng nhất định của địa phương
Hình minh họa số 2 Mâm ngũ quả miền Trung
Riêng miền Nam thời tiết nóng ấm quanh năm, nên trái cây đặc sản địa phương không thiếu thứ gì, lại thêm trái cây ngoại nhập dễ dàng nên mâm ngũ phẩm rất đa dạng và phong phú. Nhiều người có cái thú chưng mâm ngũ phẩm theo một ước nguyện riêng tư của mình.
Hình minh họa số 3: Mâm ngũ quả miền Nam Cầu, dừa (vừa), đủ, xoài (xài), thơm (danh )
Dưới cái nhìn phong thủy, màu sắc mâm ngũ phẩm như trắng xanh, lục, đỏ vàng có ý nghĩa của vòng tương sinh khép kín biểu tượng cho may mắn như kim, thủy mộc hỏa thổ. Về mặt hiếu đạo, mâm ngũ phẩm cúng bàn thờ tổ tiên biểu tượng cho tứ thân phụ mẫu bảo bọc cho gia đình gia chủ chính giữa ấm cúng đoàn viên. Về xướng danh theo tên gọi trái cây có thể nói lên ước vọng hạnh phúc thầm kín của gia chủ ví dụ như: Cầu, dừa, đủ, xài, thơm danh.
Mâm ngũ phẩm xướng danh này được thông dụng lưu truyền tại miền Nam trong nhiều giới, thế nhưng mấy ai hiểu hết ý nghĩa của mâm ngũ phẩm này để không trở thành nạn nhân theo lời cầu nguyện của chính mình?
Thật vậy, ước vọng “cầu vừa đủ xài thơm danh” là một ước vọng khó đạt thành. Thực tế, ít ai mong muốn ở trong hoàn cảnh này. Ý nghĩa mâm ngũ phẩm này nói lên tâm tư thầm kín của những kẽ sĩ tiết tháo ngày xưa, hay tại miền Nam trước đây, do tình hình chiến tranh hay kinh tế lạm phát, cuộc sống kinh tế có phần chật vật, nhưng cá nhân kẽ sĩ vẫn cố gắng gìn giữ danh tiết không bị vẫn đục bởi đồng tiền. Mâm ngũ phẩm của giới “an bần lạc đạo”
Hình số 4: Cầu dừa đủ xài sung sướng.
Những người Hoa ở miền Nam, làm kinh tế, hiếm khi chưng mâm ngũ phẩm “cầu, dừa đủ, xài, sung mãn”. Mâm ngũ phẩm thường được thay thế bằng 5 trái quýt. Trái quýt tiếng Hoa gọi là cách, kiết có ý nghĩa may mắn. Quýt lớn gọi là tài cách tức là đại kiết. Vì thế mâm ngũ quả này còn được gọi là “ngũ đại kiết”. Năm trái quýt biểu tượng cho năm điều may mắn theo lời khấn nguyện:
Ðại kiết về tiền tài Ðại kiết về hạnh phúc gia đình, con cái Ðại kiết về quan hệ xã hội Ðại kiết về sức khỏe dồi dào, không bịnh hoạn, sống lâu. Ðại kiết về công việc làm ăn suôn sẻ, không nạn tai
Hình minh họa số 5: “ngũ đại kiết“
Một mâm ngũ phẩm thật là giản đơn nhưng lại trọn vẹn ước mơ trong cuộc đời.
Ngoài ra còn có một mâm quả phẩm đầy tham vọng về loại xướng danh đó là:
Hình minh họa số 6: Cầu, dừa, đủ, xài, thơm (danh), sung (sướng), đại kiết, đại lợi (quýt)
Bài nhận được từ email của SP
|
|