Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 18:01
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Rồng Con Vật Cổ Tích và Linh Hiển «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1909 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: Rồng Con Vật Cổ Tích và Linh Hiển
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 1 2012, 06:56
Ngoại tuyến
Member III
Member III

Tuổi: 14
Sinh nhật: 04-02-2010
Ngày tham gia: 03 Tháng 2 2011, 15:35
Bài viết: 119
Quốc gia: Bhutan (bt)

Người tạo chủ đề
Rồng Con Vật Cổ Tích và Linh Hiển

HỒ ÐINH

Thời Phong kiến, các vua chúa vùng Ðông Nam Á đặc biệt là Trung Hoa, Cao Ly và VN đều lấy Rồng làm biểu tượng để dương oai cái uy vũ của bậc chân long Thiên tử cai quản muôn dân . Biểu tượng Rồng còn được thể hiện khắp nơi có liên quan tới vua, nhất là trong cung điện đế vương với những tư thế muôn màu rực rỡ
.

Nhưng Rồng không phải là vật sở hữu riêng tư của vua chúa …mà là con vật linh thiên của mọi người. Trong dân gian, Rồng có mặt khắp nơi từ công nghệ mỹ thuật, kiến trúc, hội họa, điêu khắc cho tới các tập tục như Tết Nguyên Tiêu, Tết Nguyên Ðán đều có thắp lồng đèn Rồng, múa Rồng, đãi tiệc chúc mừng gọi là Long Phụng Tình Tường .

Ngoài ra Rồng là con vật thần bí, có ảnh hưởng lớn đến đời sống và nền văn hóa Trung Hoa nên nhiều người ngoại quốc đã gọi nước Tàu là Ðông Phương Cự Long . Riêng với dân tộc VN, Rồng là vật tổ và giồng giống Hồng Lạc từ ngày lập quốc tới nay rất hãnh diện là con Rồng, cháu Tiên . qua bao nhiêu thế kỷ thăng trầm vẫn dương oai bền vững trong cõi Ðông Nam Á .

Song con Rồng nói trên không phải là loại Thằn Lằn khủng khiếp hay Khủng Long đã tuyệt tích từ hằng trăm triệu năm về trước. Nó là một con vật cổ tích huyền thoại, linh hiển và thần đạo biến hóa,hữu danh vô thực, hầu như chỉ có trong tâm tưởng của con người

I – Rồng Con Vât. Cổ Tích Và Linh Thiêng :

Rồng là con vật cổ tích vì đã xuất hiện cách đây từ 7 ngàn năm về trước trong thời kỳ đồ Gốm với những hình ảnh về Rồng trên các chum, vại . Thời nhà Thương bên Tàu cách đây 3.000 năm, Rồng cũng có mặt trong đồ Ðồng . Rồi từ đó đến nay, Rồng là hình ảnh quen thuộc qua các họa tiết trong các công trình kiến trúc, hội họa, lễ nhạc, binh khí, gia cụ, tiền đồng, văn phòng tứ bửu …Tóm lại, trong hàng ngàn năm qua, nhiều khu vực thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã lấy Rồng làm đối tượng để sáng tạo, dù thực tế Rồng là con vật hữu danh vô thực, không hề có mặt trong thế giới động vật hiện hữu trên trần thế . Với VN Rồng là vật Tổ, biểu tượng nền văn hóa độc đáo của dân tộc Bách Việt .

Theo sử liệu, Rồng là con vật huyền thoại đầu tiên đã xuất hiện ở vùng Ðông Nam Á và khu vực ngự trị của dân tộc Bách Việt ở phía nam sông Trường Giang (Dương Tử-Trung Hoa) . Vùng nam vực nước Tàu và Ðông Nam Á chằng chịt sông hồ, lại có lượng nước mưa nhiều nhất thế giới nên cũng là vựa lúa của toàn nhân loại (VN, Thái Lan, Miến Ðiện) và là nơi sinh sống của hai loài bò sát Rắn và Cá Sấu . Phát xuất từ sự phát triển của lúa nước, dân Bách Việt và Ðông Nam Á cũng phát sinh ra huyền thoại về Rồng, trừu tượng hóa từ Chim, Rắn, Cá Sấu là những động vật có nhiều ở vùng sông nước, ao, hồ . Dân tộc VN theo nguồn gốc là nhóm Lạc Việt, một trong những nhánh của Bách Việt “ duy nhất còn tồn tại tới ngày nay “, thoát được sự đồng hóa của Hán Tộc, cũng sinh sống trong vùng sông nước, trồng lúa nổi nên chọn các con vật Ðiểu, Xà làm vật tượng trưng tôn thờ theo tập tục trong vùng . Tổ tiên của người Lạc Việt thuộc họ Hồng Bàng, dòng dõi Rồng Tiên và Hồng Bàng cũng là tên gọi của một giống Chim nước lớn (Sếu) có nhiều tại VN nhất là tại miền Bắc. Thời thượng cổ, về huyền thoại Lạc Long Quân (Rồng) lấy bà Âu Cơ (Tiên) đẻ 100 trứng nở trăm con, cũng được tượng trưng hóa từ Chim, Cá Sấu và Rắn là những động vật đẻ trứng tiêu biểu cho vùng Ðông Nam Á .

Theo sự nghiên cứu của nhà Ðộng vật học người Nga là D. V . Deopik thì Rồng là con vật tượng trưng cho nét đặc thù của các dân tộc Bách Việt như Mân Việt, Ngô Việt, Âu Việt, Lạc Việt …Từ đó Rồng mới xâm nhập vào nền văn hóa Trung Hoa khi Hán tộc tiếp xúc với Việt tộc tại khu vực phía Nam sông Dương Tử . Nếp sống tình cảm hiền hòa của người nông dân vùng Ðông Nam Á đã trừu tượng hóa những con vật hung hiểm như Mãng xà, Cá sấu, Rắn độc, ác Ðiểu thành con Rồng Á Ðông như một con vật linh thiêng, hùng dũng được con người mến mộ, yêu quý và phụng thờ .

Riêng con Rồng Âu châu cũng phát xuất từ Ðông Nam Á, nhưng tại đây nó đã biến dạng theo phong tục và tập quán địa phương, có nhiều dương tính, hình thù thu ngắn lại, giống thú, tính tình hung hãn, ác độc chuyên hãm hại và gây đau khổ cho con người . Ngoài ra người Tây phương còn ghép cho Rồng thêm đôi cánh để bay lượn như chim . Ðây cũng là sự tưởng tượng phát họa theo hình dáng của muôn loài động vật bò sát mà khoa học gọi là Khủng long đã tuyệt tích trên trái đất cả trăm triệu năm qua

… Tóm lại, không phải ngẫu nhiên mà Rồng được xếp đầu bốn con Linh vật (Long, Lân, Quy, Phụng) hay được xuất hiện một cách trang trọng trong sách vở, truyền thuyết, phong thủy, đình chùa và đời sống con người . Tại VN, Rồng được phổ biến đến mức thành quen, nhiều địa danh quan trọng trên quê hương được đặt tên Rồng như Thăng Long, Hạ Long, Bái Tử Long, Long Biên, Bạch Long Vỹ, Hàm Rồng, Long Thành, Long Ðiền, Cửu Long ….Người xưa với vôn tri thức siêu việt đã sáng tạo hình ảnh Rồng để diễn biến các thời đại của đất nước. Ví vậy, ta thấy con Rồng thời Hùng Vương mới lập quốc, giống như con cá Sấu . Ðến thời Hậu Lý, đất nước đã đạt được ổn định và phú cường, nên con Rồng là sự kết hợp của Rắn và Cá Sấu . Thời Trần, VN đã trở nên hùng mạnh nên con Rồng cũng dương oai diêu võ một cách hùng dũng . Sau rốt con Rồng từ thời Hậu Lê tới Nhà Nguyễn trở nên hung tợn có móng quắp, biểu tượng cho thời đại VN bị Nho giáo Trung Hoa xâm nhập và lãnh đạo đất nước . Tóm lại, về nhiều phương diện Rồng tuy là sản phẩm tưởng tượng nhưng đã gắn liền với truyền thống các dân tộc Á Châu . Riêng với VN, Rồng là nỗi khát vọng cao cả “ của đất nước Con Rồng Cháu Tiên “ mà mọi người đều hãnh diện

.

II- Các Loại Rồng :

Vì Rồng là con vật được hình thành từ sự tưởng tượng theo các con vật có thực, nên không có con Rồng nào giống nhau, kể cả VN là dân tộc lấy Rồng làm vật Tổ . Tại Pháp, Rồng được gọi là Dragon qua hình tượng con quỷ trăm đầu, giữ cây táo có quả bằng vàng cho Chúa. Rồng của Ai Cập có đầu người, thân sư tử, thường được điêu khắc trên các Kim Tự Tháp và mộ của các vị vua chúa thời xưa, hiện nay còn lưu lại tượng một con Rồng cao 17m, dài 39m . Riêng các con Rồng Á Ðông thì có hình dạng gần giống nhau như sách Bách Khoa Toàn Thư của Tàu đã miêu tả :” Ðó là loại đông vật có vảy, lúc ẩn lúc hiện, khi nhỏ khi to, dài ngắn thất thường, mùa xuân bay lên trời, mùa thu ẩn mình dưới đầm sâu “ Riêng sách Sơn Hải Kinh thì viết : “Rồng tại núi Chung Sơn tên gọi là Chúc Âm, có tài mở mắt một cái là ngày, nhắm mắt lại là đêm, thổi thành mùa đông, Hứ là mùa hạ . Suốt năm không hề ăn uống, thở hít . Ðó là loài thú mặt người, mình rắn màu đỏ, thân dài muôn trượng .” Xem trên, rõ ràng Rồng chỉ là con vật thần kỳ, hay đúng hơn là một con Rắn, được người đời hư cấu thêm 4 chân thú, đầu ngựa, đuôi Linh Cẩu, sừng Nai, móng Chó vảy và râu Cá .

*Cá Rồng : Vì Rồng là con vật chỉ có trong cổ tích, nên từ trước nay chắc chắn chẳng ai thấy được nó bao giờ, ngoài những con Rồng bằng đất Ở Ðình chùa, Cung điện nhà vua hay qua các hình vẽ trong y phục của bậc Ðế vương ngày xưa . Thực tế đã chứng minh là trong thế giới động vật chẳng hề có một con vật nào tên Rồng . Nhưng trong giới thủy sinh vật tại sông Dương Tử (Trung Hoa), lại có một loại cá Tầm lớn, với tên khoa học là Psephuruspladins, dài từ 6 đến 8m và nặng cả ngàn ký, được nhân dan gọi là Cá Rồng

Những ngày giông to gió lớn, cá Tầm lao lên mặt nước rồi lại lặn sâu xuống đáy, gây cảnh sóng cuộn ba đào trên sông, khiến cho dân chúng sống 2 bên bờ sông hãi sợ nên sinh lòng mê tín, gọi đó là “ Rồng xuất hiện “. Truyền thuyết trên đã phát sinh ra huyền thoại “ cá hóa Rồng “, mà điển tích Tàu gọi là “ Cá vượt Vũ Môn “, để chỉ sự đỗ đạt thành danh của người đời. Theo sách Uyên Giám Loại Hàm thì sông Long Môn thuộc châu Gia Lăng, tỉnh Quảng Ðông, nước từ trên cao đổ xuống vực thẳm ầm ầm . Tiếng vọng long trời lỡ đất, dưới thác có cái hang là nơi sinh sống của loài cá Anh Vũ, mồm cong má đỏ . Tương truyền cá ấy hóa thành Rồng nếu vượt được Long Môn . Cũng điển tích trên, sách Ðường Sơn Từ Khảo thì nói : Sông Long Môn ngày xưa ở Mông Huyện, châu Gia Hưng, nước An Nam . Sông này phát nguyên từ tỉnh Vân Nam bên Tàu, đến Gia Hưng bị thác ngăn chận nên chia làm ba nhánh, nước chảy ầm ầm như thác đổ, tại đây có một cái hang là nơi sinh sống của loài cá Anh Vũ xanh biếc, miệng cong như mỏ chim Anh Vũ . Theo các sử gia VN, thì vùng này ngày nay chính là ngã ba Việt Trì (Bắc Việt), hợp với câu ca dao đã có từ thuở xa xưa .

“Mồng bốn cá đi ăn thề

Mồng tám cá về, cá vượt Vũ Môn “


Mới đây, dân Hồng Kông đã ăn thịt một con cá Rồng lớn nhất thế giới, cân nặng 230 ký, có 230 tuổi. Con cá này bị ngư dân Indonesia bắt được ở trong vùng biển phía Nam bằng cách phun chất độc làm cho cá ngất ngư, rồi bắt sống đem về nuôi ở hồ lớn và giải độc cho nó . Cá được bán cho một tiệm ăn nổi tiếng tại khu Tây Cống, Hồng Kông và được một Xì Thẩu tỷ phú đặt mua để làm tiệc với giá 120.000 đô la Hồng Công . Khi tin trên được tung ra, các hội đoàn Phật giáo tại đây đã đến thương lượng với chủ nhà hàng cũng như Xì Thẩu tỷ phú để mua lại cá đem phóng sinh, nhưng bị từ chối với lý do con cá Rồng trên đã bị thương khá nặng, có đem thả về biển cũng chết .

Từ mấy năm nay, bỗng dưng người Tàu tung tin ăn cá Rồng sẽ được cường dương, nên cá Rồng bị săn lùng ráo riết . Theo các chủ nhân những nhà hàng bán cá Rồng tại Hồng Kông thì việc giết một con cá Rồng không phải là điều tầm thường nhất là với con cá nặng 230 ký, sức rất mạnh . Do trên kẻ giết cá phải là kẻ thiện nghệ, chỉ cần một nhát dao chém vào đầu cá, làm đứt dây thần kinh, khiến cá bị tê liệt lúc đó người ta sẽ mổ bụng cá để lấy túi mật và chỉ riêng món này đã trị giá tới 2000 đô la Hồng Kông . Tóm lại, với bọn nhà giàu tại Hồng Kông thì ăn thịt cá Rồng dù da, lườn, vi, mật hay bất cứ phần nào cũng giúp cho họ sống thêm lâu, cường dương bổ thận và cải lão hoàn đồng ..

Theo các nhà Ðộng vật học, thì có một số loài bò sát có hình tượng gần giống như con Rồng trong thần thoại, nên được xếp thành loài tương cận với Rồng .

*Khủng Long
: Có hơn 10.000 loại chia thành ba nhóm chính : Diplodocuo, Brontosaure và Brachio Saure . Hai loài Diplodocus và Brantosaure sống tại miền Tây Châu Mỹ cách đây hơn 190 triệu năm, nặng từ 10 tới 130 tấn và có chiều dài trung bình tới 20-30m . Riêng loài Khủng Long Brachio Saure có chiều dài và trọng lượng hơn hai loài Khủng Long trên sống tại Bắc Mỹ và Phi Châu trên 150 triệu năm về trước . Tóm lại, dù thuộc nhóm nào, ăn thịt hay ăn cỏ, đi bằng hai chân hay bốn chân thì tựu trung Khủng Long là loài động vật tiền sử đã bị tiêu diệt, luôn có xương sống, 4 chân, đuôi dài, da nhám có gai nhọn, bắp thịt chân cứng rắn khỏe mạnh, Lục phủ, Ngũ tạng Khủng Long rất to và khỏe nên chúng có thể tiêu hóa nỗi đá, cát và sỏi, đẻ trứng như Chim-Rắn . Theo khảo cứu của các nhà khoa học thì hiện nay Khủng Long là con vật lớn nhất hoàn cầu, vượt cả Cá Voi xanh .

*Thằn Lằn Ðuôi Gai Bắc Phi
: Có tên khoa học là Uramastyx Acanthi Nurus sống tại miền hoang mạc ở Bắc Phi (Algeria, Ai Cập), bán đảo Á Rập . Hình dạng giống như Khủng Long nên xếp vào loài Rồng, đuôi có gai nhọn được coi như là vũ khí để tự vệ và săn mồi, ăn thực vật và các loại côn trùng .

*Rồng Ðất : Tên khoa học là Physigna Thusco-Cincinus, thuộc họ Nhông . Tại VN Rồng đất có mặt khắp nơi được gọi là con Tò Te dài khoảng 50cm . Hình dạng Rồng đất giống Tắc Kè nhưng đầu to hơn, có nhiều gai sắc chạy từ sống lưng tới đuôi, chân cao có móng nhọn, da xám có vảy . Rồng đất sống gần các cửa sông, lạch, ăn sâu bọ, mỗi lần đẻ hai trứng .

*Rồng Bay :Là loại Thằn Lằn nhỏ, dài khoảng 40cm . Rồng bay sống trong rừng, trên các cây cao, hốc đá, cơ thể đặc biệt có hai lớp da xếp bên hông . Khi nguy cấp 2 lớp da tự động xòe ra thành 2 cánh hình bán nguyệt, giống như chiếc dù, giúp cho Rồng bay được một khoảng cách chừng 30m, ăn sâu bọ nhỏ nhất là Kiến . Rồng bay sống nhiều tại các nước Ðông Nam Á, tại VN có nhiều trên rặng Trường Sơn .

*Rồng Ăn Thịt Người Hay Khủng Long Komodo : Là loài Kỳ Ðà lớn nhất còn tồn tại tới ngày nay . Theo các nhà khoa học thì đây là con vật tiền sử duy nhất còn hiện hữu thuộc niên dại Jura . Rồng Komodo theo tiếng địa phương gọi là ORA, thuộc họ Thằn Lằn Kinh Khủng (Khủng Long) . Theo hai nhà khoa học Walter Auffen Burg và David Atten Borough thì quái vật trên có tên khoa học là Varanus Komodo Ensis, hiện sống trong các đảo Komodo, Rintja, Jader và Plores thuộc Nam Dương . Ðây là loài bò sát lớn nhất hiện nay, dài trên 3m, có khả năng đánh mùi máu trong phạm vi 3km và chạy nhanh với vận tốc 36km/giờ, nặng trung bình trên 70ky’, con đực lớn xác hơn con cái . Năm 1968, một Tiểu vương đảo Bima đã tặng cho một nhà Ðộng vật học người Mỹ một con ORA dài 10ft 20, nặng 100 ký . Con vật trên đã được mang triễn lãm tại Hoa Kỳ . Từ năm 1980, đảo Kimodo được chính phủ Indonesia chọn làm công viên quốc gia, bảo tồn cho 2500 loài Rồng ăn thịt người khỏi bị tiêu diệt . Hiện nay, đảo Kimono có nhiều du khách đến thăm viếng, để chứng kiến và tìm cảm giác mạnh khi đối diện với Khủng Long, như họ đã từng say mê hồi hộp qua màn ảnh khi xem phim Khủng Long Jurassite Park .

Rồng Komodo thích sống trong rừng rậm, sát bờ sông lạch và bãi biển, lập ổ trong hang động và hốc đá lớn . Hàng ngày kéo nhau ra các đồng cỏ rậm chờ bắt Hưu, Nai, Lợn rừng và khi đói mò về thôn xóm bắt luôn người và gia súc . Năm 1974, Bá tước Vonderins người Thụy Sĩ, tới đây để khảo sát ORA và cuối cùng đã bị chúng ăn thịt .

*Rồng Úc Châu : Còn gọi là Rồng cổ Lisen, là loại Thằn Lằn lớn dài khoảng 90 cm hình dạng trong tựa con Rồng đất nhưng quanh cổ có một lớp da bao kín tới tận bờ vai . Lớp da này phía trong có xương sụn nâng đỡ, khi cần thì bung ra giống như chiếc dù làm vũ khí tự vệ . Rồng Úc Châu ăn thực vật, sâu bọ và các loại Chim nhỏ .

*Rồng Biển
: Sống trong vùng biển lạnh thuộc Nam cực, phía Nam đảo Úc, ngự trên đá, hình tượng vừa giống một con cá kỳ lạ ngụy trang như những cây rong biển .

Rồng biển có khuôn mặt thật dài và thân hình như những tua viền, miệng hình ống trong giống cái phễu đầy chất lỏng, đây cũng là vũ khí để Rồng biển bắt các loại Tôm nhỏ . Mắt Rồng to, có thể mở rộng quá độ để nhìn khắp bốn hướng . Rồng thở bằng hai mang và thải hồi nước biển ra ngoài bằng một lỗ hổng trên đỉnh đầu . Cơ thể Rồng biển được bao phủ bởi lớp áo giáp và đây là nơi đặc biệt của các con Rồng đực cưu mang đám Rồng con, được Rồng cái sinh nở hàng năm vào tháng 10, tức là mùa xuân tại Nam cực . Rồng cái đẻ mỗi lần từ 250-300 trứng từ đuôi của Rồng đực . Trứng Rồng con được ấp trong lớp áo giáp của Rồng đực từ 6 đến 8 tuần mới tượng hình .

*Rồng Con Kras : Thân giống như con Thằn Lằn nhưng thật ra đây chính là cá Người bí ẩn nhất thế giới, sống dưới đáy vực Kras . Nó có thể nhịn ăn 10 năm còn tuổi thọ trung bình trên 100 năm . Một động vật được các nhà khoa học xếp vào loại Rồng với tên là Protues . Con vật thần thoại trên được phát hiện lần đầu tiên năm 1689 tại vùng Vrhnika nơi biên giới lãnh thổ Slovenia (Nam Tư) . Ðây là một con cá Rô có 4 chân, toàn thân trắng bạch, được người địa phương kính nể gọi là Rồng con .

Qua khảo cứu liên tục hàng bao thế kỷ, ngày nay khoa học xếp loại Rồng con Kras vào họ cá Người (Manfish) mang tên khoa học là Proteur Auguines, có mắt, đuôi, chân và là loài lưỡng thê duy nhất sống trong hang động dưới nước .


III- Múa Rồng Mừng Trăng Thu :


Ðêm Trung Thu, trẻ con nhà nghèo không có tiền mua dèn lồng hay đồ chơi thì rủ nhau đi xem múa lân, rồng hay sư tử. Trong cuộc vui này nếu các con vật kia, qua quan niêm là mang sự may mắn tới cho mọi người, thì hình ảnh của Ông Ðịa, với nụ cười toe toét, làm cho lân thêm oai nghi hùng liệt, có tác dụng làm tiêu tan hết những phiền lụy cuộc đời. Cũng chính lý do này, mà người đời đã thờ ông Ðịa , để cầu mong được hạnh phúc, may mắn.

Riêng Rồng là linh vật được nhiều nước trên thế giới sùng bái , nhất là người cổ Trung Hoa. Ðối với dân tộc VN, rồng là vật tổ. Người ta tôn rồng là vật linh thiêng , thần kỳ mà nghiêm trang, là chỗ dựa để người đời cầu khẩn, xin phước, bảo đảm mùa màng. Vì vậy trong đêm trung thu, múa rồng được xem như là một nghi thức tôn giáo, một điệu múa dân gian, lưu hành khắp xứ và tồn tại tới ngày nay. Vì mang tính chất truyền thống, nên các tiết mục về múa rồng cũng rất phong phú và đa dạng .

Bên Tàu chỉ tỉnh Triết Giang cũng đã có nhiều hội múa rồng . Ðiều này cũng dễ hiểu , vì vùng này chính là cội nguồn của Bách Việt, quê hương của những dân tộc sống nơi sông rach, biển sóng, sông hồ. Do trên vật tổ của họ là thần rồng , cá sấu. Bởi vậy, dù nay con vật chỉ làm bằng giấy hay vải nhưng người múa, trong một tâm hồn phóng khoáng, đã làm cho con vật trừu tượng trở nên uy vũ, toát lên cái hào khí sung mãn của một giống dân bách chiến, từng làm cho Hán tộc lao đao nể sợ.

Tóm lại cho dù loại rồng làm bằng thứ gì, vải hay giấy, thì thân rồng cũng phải đan bằng tre, ở suốt phần mình rồng, rồi bọc giấy hay lụa mỏng , phía trên có gắn vảy lấp lánh. Phía trong có gắn đèn, khi múa thắp sáng. Ðặc biệt mình rồng có nhiều bộ phận có thể tháo rời , để rút ngắn hay thêm dài, tùy theo vị trí cần thiết khi biểu diễn nhưng không vì thế mà làm cho rồng mất đi cái uy vũ , linh hoạt dưới bóng đèn. Múa rồng dù ở đâu, cũng không ngoài 12 thế căn bản như Bàn Long, Ngưỡng Long, Trảo Dương, Thoát Thủ.. và thuyết diệu nhất , vẫn là Bách Khiếu Long. Trong thế này, con rồng có chiều dài tới 500m, chẳng khác gì một con giao long, nhe nanh múa vút, bay lượn trên tầng trời . Cuối cùng rồng thu gọn thành một tầng hoa sen chín cánh, hiền khô như bóng Phật.

Bên cạnh giúp vui còn có Lân , mà nghề múa cũng thật công phu , chẳng những về kỷ thuật, mà còn pha trộn công phu võ nghệ và nhất là điệu trống lân của VN, biểu hiên một sự kết hợp toàn hảo giữa truyền thống Trung Hoa, ngón chầu VN và tiếng trống Jazz Âu Mỹ.

.1V-Những Trận Lụt Tại VN Trong Năm Thìn :. Nhiều nhà địa lý đã giải thích vì năm Rồng thường có cái biểu tượng mạnh mẽ của con Rồng nên thường hay xãy ra nhiệu trận lụt lớn. Ðể chứng minh điều trên, người ta đưa ra hiện tượng Rồng lấy nước trong thiên nhiên, phát xuất từ một luồng gió xoáy nơi trung tâm của đám mây giông, cách mặt đất khoảng 3 tới 4 km, gây ra sự chấn động lớn, làm biển động, bốc thành một cột nước cao có thể cuốn trôi tất cả các hiện vật nằm trong trung tâm phát xuất vòi rồng .

Qua sự giải thích trên, những năm Rồng thường bị lụt vì nạn Rồng lấy nước . Tại VN, trong thế kỷ 20 có những trận bão lụt lớn trong năm Thìn :

-Trận bão lụt năm Giáp Thìn 1904 tại Gò Công và Vũng Tàu :

+ Gò Công : Theo sử liệu thì năm Giáp Thìn 1904, bão tố đã tàn phá nhiều vùng khắp miền duyên hải VN . Ðầu tiên ngày 16-3, bão lụt tàn phá các tỉnh Gò Công, Mỹ Tho, Vũng Tàu . kế đến ngày 2-8 âm lịch nhằm ngày 11-9-1904, bão lại tái xuất tàn phá dữ dội miền Trung và miền Bắc VN .

Ðể nhắc lại sự khủng khiếp của trận bão, người Gò Công đã có bài vè truyền tụng tới ngày nay :

“Ðèn nào cao bằng đèn Châu Ðốc

Gió nào độc bằng gió Gò Công “

“Một trận đông phong, Xiêu lạc vợ chồng

Em nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi “


Theo sử liệu thì suốt trong ngày 16-3 mưa to gió lớn bất thường, một điều mà từ trước đến nay không hề có : “ Mưa sao đến xế không ngưng, Gió sao càng lớn tưng bừng sang đây “ .

Rồi thì tai nạn ập tới, nhà cửa của dân chúng từ nhà tranh vách đất cho tới ngói gạch đều lần lượt bị sụp đổ, xiêu veo . Nhiều người đang còn làm việc nơi đồng ruộng hay ngoài biển khơi, kể cả các két hát của đoàn hát bội đều bị kẹt tại chỗ bởi nước lụt dâng lên quá mau . Tại những vùng giáp biển như Vàm Láng, Bình Ðiền tới Bình Ân, nhà cửa ghe thuyền và cả người bị nước cuốn chết chóc thê thảm . Cho tới ngày 17-3 nước mới bắt đầu rút và ba hôm sau bão mới chấm dứt hẵn với thiệt hại to lớn về sinh mạng và tài sản, mà từ trước đến nay chưa hề có . Hậu quả của trận bão còn lan tới các vùng phụ cận như Vũng Liêm, Thừa Ðức, Cù lao An Hóa cho tới Giao Hòa, Tân Thạch, Kinh điền ….Kết cuộc Ðịnh Tường bị thiệt hại 35%, Gò Công 60% . Tóm lại có gần 5000 người chết, 80% tài sản nhà cửa bị sụp đổ hoàn toàn .

+Vũng Tàu : Cũng trong thời gian trên, Bão lụt từ Tân Thành (Gò Công) tràn sang Vũng Tàu, Bà Rịa và gây những tai hại nặng nề không thua gì tỉnh Gò Công-Ðịnh Tường . Sự thiệt hại không những ở trên đất liền, mà còn gây chết chóc cho các ghe thuyền đang hành nghề ngoài khơi . Ngoài ra bão còn làm lở hết cây cầu bằng đá mà người Pháp dự định xây dựng Hải cảng Vũng Tàu . Kết luận, trận bão này là trận bão khốc liệt nhất tại Nam Kỳ thời Pháp Thuộc . Cho tới nay, hằng năm cứ đến ngày 26-3 dân chúng các tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, Gò Công, Ðịnh Tường, Bến Tre và Vĩnh Long cùng hợp nhau cúng quảy gọi là ngày giỗ hội .

“Tháng ba mười sáu lai niên

Cũng trùng một bữa, đậu tiền cúng chung .”


-Lụt năm Nhâm Thìn (1952) tại Phan Thiết : Năm 1952, thị xã Phan Thiết thuộc Tỉnh Bình Thuận bị một trận lụt lớn vì nước sông Mường Mán, con sông chính chảy qua thị xã dâng nước lên quá cao, cộng thêm mưa gió dồn dập bất thường khiến cho vùng Phú Hội, Phú Lâm và một phần thành phố tại vùng Phú Trinh, Ðức Nghĩa, Ðức Thắng, Bình Hưng và Hưng Long bị ngập nước , cuốn trôi nhiều ngôi nhà trên có người leo lên tránh lụt . Theo các cụ cao niên kể lại và tin rằng đó là vụ lấy gỗ của Long Vương . Chuyện này các cụ căn cứ theo lời kể của một số người Thượng sống gần quận Tánh Linh (Bình Tuy) vì đêm đêm họ thường nghe tiếng hạ cây, đốn gỗ, ca hát và đèn đóm sáng trưng vọng lên từ đáy vực nằm giữa hai hòn núi cao . Trong đêm lụt có nhiều người đứng trên lầu dọc theo bến Trưng Nhị và Bà Triệu của thành phố Phan Thiết thấy một chiếc bè gỗ thật dài, đèn đuốc sáng choang, có nhiều người đứng ngồi nói chuyện to tiếng . Khi chiếc bè tới gần chiếc cầu đúc duy nhất bắt ngang sông Mường Mán, giữa hai đường Huế (Nguyễn Hoàng) và Gia Long, thình lình có người hỏi lớn là thêm nước để bè đi qua hay phá cầu, thì được trả lời là phá cầu vì nếu dâng nước cao sẽ có thêm nhiều người chết . Do đó, trong trận lụt này, cầu đúc Phan Thiết bị gãy làm hai .

Trước Tòa Hành chánh và Ðài Chiến sĩ hiện nay, trên đường Chu Mạnh Trinh có Nha Thương chánh Bình Thuận và tư dinh của viên chỉ huy người Pháp về quân sự của tỉnh . Ðêm đó, đứng trên lầu cao người này nhìn thấy dưới sông có một chiếc bè lớn đèn đuốc sáng choang và có nhiều người nên hoảng sợ, vì tưởng Việt Minh lợi dụng bão lụt tấn công thành phố nên ra lệnh cho lính phòng thủ bắn xối xả vào bè . Cũng vì lý do trên, chiếc bè đó đổi hướng và húc vào Nha Thương chánh cũng như tư dinh tên chỉ huy người Pháp, làm cho 2 cơ sở trên bị sụp đổ theo dòng nước cuốn, kéo theo chiếc tủ sắt đựng đầy tiền thuế của tỉnh . Sau đó bè đổi hướng nhắm Ðông hải đi thẳng .

Hết lụt, các ghe thuyền đi biển có vớt được một đứa nhỏ ôm khúc cây lênh đênh trên mặt nước . Nó thuật lại chiếc bè y như những người đứng trên lầu tại bến Trưng Nhị và Bà Triệu đã kể .Ngoài ra hai thung lũng trong quận Tánh Linh, dân chúng phát hiện vẫn còn một số gỗ có đóng triện chữ Tàu còn bỏ sót tại đó sau trận lụt .

Tóm lại, trong 12 con giáp, Rồng là con vật linh thiêng nhất, dù thật tế không bao giờ có mặt ở trần gian . Với người VN, Rồng là biểu tượng cao quý, làm hãnh diện cho dân tộc từ ngày khai quốc cho tới hôm nay . Có thể nói được rằng, tất cả những gì đẹp nhất đều có sự gắn bó với Rồng từ lễ hội đua thuyền, múa rồng, rước đèn cho tới các kiến trúc, hội họa, phong thủy, thời tiết …tất cả đều gắn liền với đời sống thực tiễn của con người .

...

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Chạp 2011

Hồ Ðinh


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Rồng Con Vật Cổ Tích và Linh Hiển
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 1 2012, 14:55
Ngoại tuyến
New Member
New Member

Tuổi: 63
Sinh nhật: 16-06-1961
Ngày tham gia: 17 Tháng 5 2011, 23:28
Bài viết: 13
Quốc gia: United States (us)
Có lẽ con rồng là con vật cổ tích nên thấy xuất hiện nhiều trong phim chưởng, kiếm hiệp như Tây Du Ký, Cô gái Đồ Long, Thiên Long Bát Bộ, Đại Đường song long, Bao công, còn trong truyện tranh của Nhật có Bảy viên ngọc rồng, dấu ấn rồng thiên. Ở Việt Nam tôi nhớ có truyện trạng Quỳnh thi vẽ rồng vẽ rắn gì đó với sứ thần nước Tàu, lâu quá không nhớ rõ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Rồng Con Vật Cổ Tích và Linh Hiển «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu