Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 25 Tháng 11 2024, 10:53
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MÙA CÁ LINH «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1567 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: MÙA CÁ LINH
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 11 2012, 11:55
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 11 2012, 12:51
Bài viết: 29
Quốc gia: Vietnam (vn)

Người tạo chủ đề
Ông bạn "Cái Vừng" nhờ bongsentrang đưa lên giùm bài tùy bút sau.

MÙA CÁ LINH
Cái Vừng


Quê tôi vùng cù lao, nằm ven một nhánh của sông Tiền, hàng năm mùa nước lũ về, ngoài việc được phù sa bồi đắp còn có nhiều nguồn lợi thủy sản rất dồi dào, trong đó có con cá linh.

Theo quyển Tân Châu của cụ Nguyễn Văn Kiềm thì trong dân gian ngày xưa người ta gọi là “cá lên”, lâu ngày trại ra thành “cá linh”. Cá linh chạy có 2 mùa: cá non và cá già. Cá linh non chạy (xuất hiện) lúc nước đang lên cao và cá linh già chạy lúc nước xuống với những con nước chính: mùng 10, 25 tháng 10 và tháng 11 âm lịch.

Nguợc dòng thời gian, cách nay 50 năm con cá nói chung và cá linh nói riêng ở quê tôi nhiều lắm và rồi nó giảm dần theo thời gian. Vào những ngày tháng 10 âm lịch, nhất là hôm nay (mùng 10 tháng 10 âm lịch) thì cư dân hai bờ sông quê tôi ai nấy cũng đã sẵn sàng với nhiều phương tiện như: kéo bò, đánh lưới giựt, lưới gạt, thả đáy, kéo vó,… để bắt cá gần như suốt đêm mùng 10 sang cả ngày 11, những đoạn sông, kinh cá chạy nhiều thì người ta vây kín để bắt cá. Đối diện phía trên bờ thì cũng nhiều người vây quanh đống cá để lựa và cắt đầu làm mắm, làm khô những con lớn, số còn lại thì ủ nước mắm. Nếu nước mắm cá linh non có đặc trưng riêng của nó thì ủ nước mắm cá linh già càng ngon hơn nhất là phơi nắng để ăn múc dần từ trên mặt xuống. Trong hủ (khạp) có thêm vài trái khóm, ít bột ngọt thì nước mắm nầy khi dùng để chấm với cá nướng sẽ thật tuyệt vời, ngon không chê vào đâu được.

Điều đặc biệt ấn tượng và bí ẩn về con cá linh mà cho đến nay chưa ai giải thích được là: ở những ngọn kinh, mương lớn hàng năm có sản lượng vài trăm giạ, mỗi khi cá chuẩn bị chạy mắt thường con người thấy nó đang lội xanh con nhưng khi trời chuyển mưa, nhất là có mưa thì tự nhiên cá biến mất hết mà trên đồng, trên dòng kinh, mương người ta cũng không tìm thấy xương của nó!

Ngày xưa cha tôi đương một cái bò thả xuống bờ sông thế là gần như mãn năm không tốn tiền mua cá, những đợt cá linh lên thì cả nhà vui lắm: nào làm mắm, làm khô, ủ nước mắm. Âm thanh thật vui tai mỗi khi cá chạy là khi cái bò được kéo vừa khỏi mặt nước thì cá rộ lên làm chúng tôi nhẹ nhỏm, quên đi cái mệt. Riêng tôi và một ông anh cùng xóm thì đốt lửa bếp để vừa hơ ấm (vì mùa gió mùa Đông Bắc) vừa lựa những con cá lớn để mổ bụng nướng ăn liền tại chỗ, đến khuya chúng tôi lăn ra ngủ trong lúc cha và anh tôi hì hụt kéo bò bắt cá cả đêm, sáng ra tôi thấy một lồng cá được cột rọng cạnh cái bò.

Hôm nay trăng mùng 10 tháng 10 sáng vằng vặc, tôi ra bờ sông Tiền để hứng gió mát từ bên kia sông đưa sang. Mùa gió Đông có vẻ buồn bã và như lười biếng, chậm chạp trên đường đi, có lẽ do giận hờn vì những hành động của con người dù vô tình hay cố ý đã làm suy thoái trầm trọng môi trường. Hai bên bờ sông ánh đèn điện sáng chói, không một bóng người ngư phủ đón bắt cá linh, tôi rảo bước theo bờ kè công viên để hứng mát và những hình ảnh, những kỷ niệm mùa cá linh hiện về thật đẹp, khói sương và buồn man mác…

Xa xa những chiếc tàu kéo đang gầm gừ dẫn đầu những chiếc xà lan mấp mé mặt nước, chở đầy hàng theo sau, nặng nề, lừ lừ di chuyển càng lúc càng xa rồi mờ dần trong bóng đêm đen như báo cho tôi những gì thơ mộng, đẹp đẽ đã ở thì quá khứ. Chỉ còn lại tiếng la hét, gào thét từ những quán nhậu, tiếng nhạc xập xình từ những quán nước kéo tôi về hiện tại. Đã 22 giờ rồi, tôi đi nhanh về nhà tìm giấc ngủ, để lại những ồn ào trong đêm vắng... bên dòng sông lặng lẽ, mênh mông …
Tháng 11 năm 2012
CV


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NGV - Re: MÙA CÁ LINH
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 11 2012, 23:01
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448
Cái Vừng thân mến,

Cảm ơn Cái Vừng đã cho NGV tìm lại được một kỷ niệm đã mất từ lâu lắm rồi. Đọc bài nầy tôi có cảm nhận như một nỗi buồn man mát trong bài văn. Riêng NGV ở xa xứ nên rất thông cảm cho sự mất mát nầy. Ở đất New York nầy làm sao tìm lại được một chén cháo trắng ăn với cá linh kho lạc, nước dừa. NGV nhớ lại những ngày xưa mùa nước nổi, đến tháng 10 thì cá mắm đầy chợ. Ngay cả những người nuôi heo cũng mua cá linh vụn về cho heo ăn vì rẻ hơn bèo.

Con người có sức mạnh có thể dời núi, lấp sông, nếu không biết dùng sức mạnh thì sẽ tàn phá môi trường mình đang sống.

Mong sẽ có dịp đọc thêm bài viết của Cái Vừng.

Thân mến.
TCB


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» MÙA CÁ LINH «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 1 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và chỉ có 1 vị khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu