VĂN HÓA MỪNG TUỔI ĐỪNG ĐỂ BIẾN TƯỚNG NÉT ĐẸP XƯA
Tập tục trao nhận tiền ( lì xì ) với mong muốn đem lại những điều tốt lành cho người thân và trẻ em vào dịp đầu năm đã trở thành những nét văn hóa không thể thiếu trong những Tết Nguyên đán. Nhưng hiện nay nét đẹp truyền thống đang được biến tướng, mai một đi bởi sự thực dụng, cơ hội của nhiều người trong thời kinh tế thị trường. làm sao để thề hệ trẻ hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của tục lì xì và biết sử dụng đồng tiền mừng tuổi có ý nghĩa và quan trọng hơn cả là biết giữ nét đẹp của phong tục truyền thống ấy trong mỗi gia đình là điều đáng suy gẫm
Biến dạng nét đẹp xưa
Năm mới đến, mỗi người lại bước vào một tuổi mới. Trong những giờ khắc đầu năm mới, con cháu trong các gia đình thường tề tựu đông đủ để chúc phúc ông bà, cha mẹ. sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiến nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiến chẳn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiển bạc sinh sôi nãy nở torng năm. Việc mừng tuổi diễn ra trong không khí vui vẻ, chan hòa và đầm ấm, quần tựu giữa khung cảnh tươi mới, náo nức của mùa xuân khiến lòng người rộng mở, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bỏ những ưu phiền của năm cũ lại sau lưng. Chính vì thế, mừng tuổi trong dịp Tết là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên tục lệ này chỉ đẹp khi được thực hiện đúng ý nghĩa chính chứ không nằm ở chữ tiến mà ở chữ tình, vì thế mà không chỉ bó buộc ở phạm vi gia đình, gia tộc, khách đến nhà nhau đều lì xì cho con cháu gia chủ hoặc chủ nhà đón khách đến chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Năm nào cũng vậy, giáp tết là những phong bao mừng tuổi được thiết kế với vô vàn hình mẫu được tung ra. Nhờ những phong bì mà những đồng tiền mừng tuổi được đưa ra một cách trang nhã, lịch sự bớt đi sự phàm tục. Từ một phong tục tốt đẹp với hàm nghĩa chúc cho trẻ hay ăn chóng lớn, học giỏi và gặp những điều may mắn, giờ đây phong tục mừng tuổi đã biến tướng bởi sự thực dụng toan tính của nhiều người. Cũng là một phong bao lì xì nhưng trong những trường hợp đồng tiền lại là phương tiện để thể hiện ‘thiện chí ‘ của các đối tác với nhau, hình thành hoặc củng cố một thứ quan hệ tiền tài và quyền thế địa vị xã hội, do đó số tiền mừng tuổi cho trẻ con rất lớn. Trao tiền cho trẻ con để người lớn nua thiện cảm với nhau nên biến những đồng tiền vốn mang tính ước lệ, tượng trưng, hàm chứa của cái đẹp văn hóa ứng xử thành cầu nối trục lợi. Một chúc lộc đầu xuân mà có giá trị đến vài triệu đồng, hoặc một vài trăm đô là thì con đâu sự vô tư trong sáng? Trong những hoàn cảnh đặc biệt, “”Tiền mừng tuổi”” đã trở thành một phương tiện, một hình thức giao tiếp trao đổi giữa người lớn với nhau. Người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ - đó chỉ là hình thức, mà thực chất tặng cho cha mẹ những đứa trẻ đó, rồi ngầm so sánh thiệt hơn, người ta đưa cho con mình bao nhiêu thì mình mứng tuổi lại bấy nhiêu. Thế mới có chuyện khi cậu bé được vợ chống người chú họ mừng tuổi nó đã xé toạc ngay phong bao, xòe ra trước mặt mẹ một tờ năn trăm ngàn và reo lên giọng kẻ cả: “ này mẹ giữ đi. Thế là mẹ khỏi lo lỗ vốn nhé! “ Khiến cả khách lẫn chủ đều sượng sùng. “Tiền mừng tuổi “ dường như không chỉ mất đi giá trị tinh thần vốn có mà nó bị biến tấu sang tính toán, so đo. Cái mừng tuổi ngày xuân đang là một cái “ phải “bắt buộc gây ra nhiều chuyện bi hài. Hiểu đúng ý nghĩa của vẽ đẹp văn hóa mừng tuổi thì việc sử dụng đồng tiền mừng tuổi vào mục đích tích cực mới làm tăng niềm vui trong dịp năm mới đối với không chỉ người lớn tuổi, trẻ con mà còn là của mọi gia đình. NTT
|