Thênh Thang {L_WROTE}:
+ Nhưng cũng có những người Phụ Nữ mà việc làm của họ dù chỉ có ảnh hưởng tốt trong một phạm vi nhỏ nhưng khiến những đấng mày râu cầu an phải hổ thẹn*
Sau đây là một điển hình:
NỮ HIỆP TRÀ ĐÁ Ở BẾN XE(Thênh Thang sưu tầm)Tờ mờ sáng, trên phố Trần Nhật Duật, cạnh Ô Quan Chưởng, Hà Nội, hàng trăm con người đang chen nhau chờ những chuyến xe liên tỉnh, xe buýt. Bất ngờ, một cô gái hét toáng lên: "Cướp, cướp...".
Ba người phụ nữ lao ra quật tên cướp xuống, bà con xúm lại gô tên cướp cạn.
Nhanh nhạy và rất thành thạo, ba người phụ nữ, tay đeo băng đỏ, bẻ ngoặt tay tên cướp và đưa về đồn công an. Cô gái bị giật giỏ cám ơn rối rít. Trong giỏ của cô gái có hơn chục triệu đồng vẫn còn nguyên.
Bà con bu lại xem rồi tản ra nhanh khi chị phụ nữ lớn tuổi nhất đeo băng đỏ quay vào bàn trà đá lấy chiếc loa cầm tay bước ra: "Loa loa... đề nghị hành khách không được xô đẩy nhau, ưu tiên nhường chỗ cho trẻ em và người lớn tuổi, không lấn chiếm lòng lề đường gây ùn tắc giao thông. Cảnh giác, giữ gìn cẩn thận túi xách, tư trang, đề phòng trộm cắp và kẻ xấu... loa loa...".
* Bán trà đá, lo chuyện thiên hạ"Nhóm chúng tôi có tất cả bốn người, đều bán trà đá mưu sinh cả. Một bà có tên giống như diễn viên Sài Gòn là Thẩm Thúy Hằng, quê ở Hải Phòng. Còn hai bà kia là Ngô Thị Ty quê ở tận Thanh Hóa và Đỗ Thị Sinh ở Thanh Trì, Hà Nội", bà Nguyễn Thị Đáng, quê ở Hưng Yên, tự giới thiệu về "đội trật tự" của mình như vậy.
Bà Đáng cho biết gia cảnh các bà đều nghèo như nhau, phải rời quê ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán trà đá ở các bến xe thành phố. Mấy năm nay tụ lại ngồi bán trà đá ở khu vực phố Trần Nhật Duật này.
Do chứng kiến cảnh hành khách đón xe thường bị kẻ gian lấy trộm hành lý, giật dọc tư trang, tiền bạc, các bà tức lắm, bèn nảy ra ý định thành lập một đội trật tự tình nguyện ở bến xe. Họ hoạt động đúng theo nghĩa tình nguyện, tự trang bị còi, loa, băng đỏ và hoạt động từ sáng sớm
đến tận tối mịt mỗi ngày.
Làm việc tự nguyện, không ăn lương nhưng lắm khi công việc giữ gìn trật tự bến xe còn chiếm nhiều thời gian hơn công việc chính là bán trà đá mưu sinh của họ.
"Có ngày mãi lo vác loa thông báo, bỏ bê cả hàng nước, bán chỉ được có vài cốc trà. Xem như bữa ấy đói, nhưng cái công việc giữ gìn trật tự này đã "thấm" vào tim gan mình rồi, không thể thấy chuyện bất bình mà bỏ qua được..." bà Sinh tâm sự.
* Giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha.Các "nữ hiệp trà đá” không thể nhớ hết các bà đã tham gia bắt hay thông báo kịp thời cho công an địa phương bao nhiêu vụ trộm cắp, giật dọc ở khu vực này.
Nhưng bà con thường đi lại trên tuyến xe này cho biết từ ngày có đội trật tự của các "nữ hiệp" thì tình hình ở đây được cải thiện hẳn. Nhiều vụ cướp, vụ trộm, "xin đểu", đòi tiền... đã được các bà phát hiện, ngăn chặn ngay lập tức.
Mới đây, một hành khách ở Thái Bình bị kẻ gian móc túi lấy mất hơn 20 triệu đồng nhưng đã được các "nữ hiệp" theo dõi, phát hiện đối tượng, báo lại với công an địa phương truy bắt kẻ gian, trả tiền lại cho khách.
Sau vụ này, những "đại ca", "đầu gấu" đã tìm đến trả thù. Buổi tối, chúng kéo cả nhóm gần chục tên đến đập phá tan tành hàng nước rồi xô ngã các bà vào tường. Có bà bị gãy tay, có người chảy cả máu đầu. Tên "đại ca" trong nhóm nói: "Nếu các bà khôn hồn thì im miệng, hằng tháng bọn tôi sẽ cho ít tiền mua quà. Còn không thì đừng trách...".
"Thỉnh thoảng lại xảy ra những vụ xô xát như vậy. Không phải lần nào công an địa phương cũng biết được để kịp thời ngăn chặn, bảo vệ cả đâu. Nhưng chúng tôi quyết không bao giờ thỏa hiệp với bọn chúng. Muốn ra sao thì ra nhưng quan trọng là mình làm đúng thì không sợ bọn xấu. Chẳng lẽ chỉ vì lo cho bản thân hoặc kiếm thêm được ít tiền mà im lặng trước những điều bất bình, để cho bao nhiêu người khác phải khổ à...", bà Đáng bày tỏ.
Một lần hai tên cướp to, khỏe dùng dao tấn công khi các "nữ hiệp" ra tay truy bắt chúng. Nhưng các bà vẫn tay không, thi nhau đè tên cướp xuống đường chờ người đến tiếp cứu, bắt giữ.
Bà Sinh nói: "Bình thường thấy máu là bọn tôi sợ phát ngất. Nhưng khi đã vào cuộc thì bất kể điều gì cũng không cản được. Chỉ biết làm thế nào để ngăn được kẻ xấu làm bậy... Bọn tôi đều ngót 60 cả rồi, còn sợ chết gì nữa...".
Các "nữ hiệp trà đá” bảo có rất nhiều hành khách đã quay lại bến xe cảm ơn và xin hậu tạ các thành viên của đội trật tự. Nhưng các bà chỉ cười và từ chối, bảo rằng: "Chẳng đáng gì đâu. Thấy việc cần làm thì phải làm. Chuyện bình thường thôi...".
VŨ BÌNH ================================================================
- Nếu những người có thẩm quyền có những biện pháp thiết thực để quét sạch triệt để bọn cướp ngày, cướp đêm thì việc làm của họ có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Còn hành động nghĩa hiệp của các chị bán trà đá trên chỉ đóng góp phần nhỏ trong một phạm vi hẹp nhưng thật đáng trân trọng và ngợi ca.
- Thông thường người ta sợ bể nồi cơm, sợ thiệt thân,... nên rất ngại đấu tranh với cái tiêu cực (tóm lại là có cái để mất nếu đấu tranh). Điều đó cũng dễ hiểu và trong chừng mực nào đó có thể cảm thông được. Nhưng có những trường hợp nói thẳng nói thật chỉ có lợi cho nhiều người mà bản thân mình không mất gì mà người ta cũng ngại thì...thật lạ lùng! Đặc biệt hơn, nói lên để ủng hộ cái đúng có khi người ta cũng không thèm nói. Hết sức lạ!!! Ví dụ: Anh A có rất nhiều ưu điểm nhưng khi tự phê anh A chỉ nêu những khuyết điểm; anh B thấy vậy là không đúng nhưng trong cuộc họp cũng làm thinh. Sau đó ra ngoài mới nói riêng: "Tui thấy anh chỉ nêu khuyết điểm của mình vậy là không đúng..." Buồn cười thật, anh B sợ gì mà không lên tiếng bổ sung chứ!? Đó là ở nơi làm việc, nơi kiếm nồi cơm! Còn...còn....còn...trong môi trường tình cảm giữa bạn bè thân thiết với nhau mà cũng ngại chuyện tranh luận, góp ý..thì càng lọa hơn, ngộ hơn nữa!!! Còn nữa...còn nữa...ngại nói một câu để thăm hỏi, trấn an, an ủi, động viên nhau thì càng CỰC LỌA, CỰC NGỘ!!!!!!!!!
Nói người thì dễ, nói mình mới khó. Thênh Thang cũng phần nào nằm trong cái ngộ và cái lọa đó. Nói những lời trên như để tự phê bình, tự răn mình.
Thênh Thang