Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 28 Tháng 3 2024, 19:20
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 98 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ... 10  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 19567 | Trả lời: 97)
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 1 2015, 12:55
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Dạ Lý ơi ! muội rồi sẽ phải viết tiếp thêm nữa mới sống yên với tỷ. Tỷ sẽ không để muội bỏ phí cái kho tàng vô giá này đâu, muội chỉ mới đào bới lớp đất mỏng ở phần trên thôi mà chúng ta đã thu hoạch rất nhiều châu báu rồi đó !
Bài người chị họ muội vừa viết cho đến nay là bài tỷ thích nhất. Không hiểu sao bất cứ bài viết nào của muội, tỷ cũng thấy có hình ảnh của mình trong đó. Tỷ cũng có người dì thứ Bảy, y hệt như chị họ của muội vậy cho nên đọc bài nầy tỷ xúc động đến rơi nước mắt.
Thấy chưa, tỷ đã từng nói với muội là muội chưa khai thác hết tiềm năng của mình mà đúng hông?
Chắc chắn tỷ sẽ được đọc thêm những bài khác của muội nữa nhé! Hãy hứa với tỷ đi.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: NGƯỜI CHỊ HỌ (RE: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM) - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 1 2015, 15:44
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 66
Sinh nhật: 25-01-1958
Ngày tham gia: 13 Tháng 5 2008, 06:06
Bài viết: 1109
Quốc gia: Vietnam (vn)
Nhỏ Dạ Lý có trí nhớ thiệt là tốt, kể chuyện lại hấp dẫn. :clap: Đọc quá cảm động về một người chị họ tốt bụng, nhân hậu, về tình nghĩa chị em bền chặt,...
À, chị em mình có ít nhứt một điểm chung là ốm, hén? Từ nhỏ chị em trong nhà gọi chị là Sáu ốm đó nhỏ! :mozilla_sealed: Bi giờ Sáu ốm này đã bớt ốm rồi, sắp tới có thể thành Sáu Ú đó!
:mozilla_tongueout:


***************************************************
Trong tôi và quanh tôi:
http://phanthingacdct.blogspot.com/
https://www.facebook.com/phanthingacdct


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 1 2015, 03:23
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 20 Tháng 6 2010, 09:54
Bài viết: 1058
Dạ Lý ơi! Đọc bài của em mà cổ áo chị bị ứoc hết trơn ,vì me chấm nước mắm của em Phải Công nhận em với tỷ LD. viết rất tỉ mỉ và chi tiết không thiếu thứ nào về kỷ niệm thời con nít . Chị con nhớ có lần bà dì họ cạo gió , dì cạo cái lưng thế mà chị vừa khóc vừala " má ơi gảy tay con rồi" :D đúng là con nít cả nhà làm ngơ mặc cho lời kêu cứu của chị :(


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Cuốn Theo Chiều Gió (Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM) - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 1 2015, 10:21
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 64
Sinh nhật: 00-00-1960
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2011, 11:05
Bài viết: 938

Người tạo chủ đề
Cuốn Theo Chiều Gió
Tác giả: Anh Việt Thu
Tiếng hát liêu trai Thanh Thúy




Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: CÁI TRUYỀN HÌNH (TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM) - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 21 Tháng 1 2015, 23:11
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 64
Sinh nhật: 00-00-1960
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2011, 11:05
Bài viết: 938

Người tạo chủ đề
CÁI TRUYỀN HÌNH

Dọc theo sân bóng rổ, có một chiếc xe hàng, chắc có lẽ chiếc xe bị hư máy nên xe đậu nơi đó khá lâu, thỉnh thoảng tụi con trai đeo lên cánh cửa chơi tòn ten, đong đưa hai cái chân, chuyền nhau chơi, hết đứa này rồi đến đứa khác. Rồi một ngày tôi thấy phía trước cửa kiếng xe bị vỡ toang, hằng trăm mảnh vụn kiếng có giác góc vuông nhỏ, rớt dưới đất chung quanh xe. Tôi ngạc nhiên lắm khi thấy những mảnh vụn vỡ của kiếng xe như thế, tôi tự hỏi tại sao cái ly ở nhà mình khi bị bể thì không như thế? rồi tôi cũng nhát không đem điều thắc mắc để hỏi ai, tôi chỉ lượm vài viên mang về nhà chơi vì mấy viên thủy tinh đó giống như kim cương. Chủ của chiếc xe đó là người hàng xóm ở cùng dãy mé sông, cách nhà tôi khoảng năm căn, hồi đó cứ mỗi hai căn nhà sàn là có một con hẻm đi xuống sông để giặt giũ, nhà tôi nằm gần về phía bãi cát nên từ trên nhà đi xuống mé sông con đường dài hơn, mùa nước lũ cha tôi tháo dỡ cây cầu ván nhỏ, vì con hẻm đi xuống sông bên nhà tôi rất hẹp nên không thể bắt cây cầu vào mùa nước lũ, nước lên cao và sâu nên tôi không dám xuống con hẻm của mình. Con hẻm kế nhà của chủ xe có diện tích rộng hơn nên họ có thể bắt cây cầu ngang hông nhà, cá ở phía hẻm này rất nhiều vì chúng thích ẩn nấp ở dưới sàn nhà, tôi thích qua bên cây cầu này để câu cá và một điều rất thích nữa là chủ nhà này là căn nhà đầu tiên ở xóm tôi có được cái Vô Tuyến Tuyền Hình. Và hình như lúc đó mỗi tuần trên đài truyền hình có cải lương vào ngày cuối tuần, đài truyền hình có hai đài, nếu nhớ không lầm thì đài số 7 được phát sóng từ Cần Thơ, đài số 9 phát sóng từ Sài Gòn, và như là mỗi tối từ 6 giờ mới có đài để coi. Lúc này tôi còn nhỏ chắc khoảng hơn 6 tuổi, vào ngày cuối tuần tôi xin chị Hai cho tôi đi qua nhà hàng xóm để coi Truyền Hình. Khoảng hơn 6 giờ là tôi đi một mình qua nhà hàng xóm, rồi một chút sau chị đến kêu tôi và chị dẫn tôi về.

Nhà có cái truyền hình là gia đình khá giả và rất dễ tính với mọi người chung quanh, cái xóm dãy nhà ở dưới mé sông của tôi nhà nào cũng buôn bán cho nên ai cũng bận rộn, ít có dịp gặp nhau để nói chuyện. Tôi rất rụt rè khi vô nhà, nhưng vì tôi muốn được coi cái truyền hình nó hát cho nên tôi làm gan. Phía trong căn nhà, cái truyền hình được đặt trên cái tủ cao bên vách tay trái. Bà con lối xóm đến coi ké truyền hình được chia chỗ ngồi ra 3 lớp. Ngay dưới cái vô tuyến là chỗ ngồi của con nít, trong đó gồm có tôi, sau lưng bọn con nít là các bà, cô, dì ngồi, thụt ra phía trước ban công là chỗ cho các bác, chú, anh chị trẻ ngồi. Ưu tiên của con nít ngồi kế cái truyền hình điều đó làm mỏi cổ lắm, vài đứa con của chủ nhà ngồi trước mặt tôi, mọi người đều chăm chú ngó vào màn hình trắng đen. Tôi không nhớ những câu chuyện cải lương, nhưng tôi nhớ phần lớn những cảnh các cô đào trong tuồng - thướt tha với bộ đồ cải lương vừa hát vừa khóc. Với giọng thật mùi và thật u buồn, giai điệu nức nỡ ai oán, nước mắt rơi lã chã xuống trên gương mặt, tiếng đàn thì não nề, ... tất cả gieo vào lòng tôi nỗi buồn, mấy đứa trước mặt tôi thì nằm dài ra trong yên lặng, phía sau lưng tôi thì tiếng thút thít híc mủi của các cô dì, phía ban công cũng không có tiếng nói của ai, không gian hoàn toàn chìm đắm theo giai điệu của cải lương. Trong lòng tôi cảm xúc khó tả, ... vì quá buồn, thỉnh thoảng ở dưới sông có chiếc ghe chạy ngang - tiếng ghe phá tan chút u buồn, rồi tiếng ghe nhỏ dần ... bầu không gian trở lại như cũ. Tôi ngồi coi truyền hình với cái cổ mỏi, lòng buồn vì nghe giai điệu buồn, ... lại cộng thêm một nỗi sợ nữa, đó là không biết bao nhiêu lâu nữa chị Hai sẽ đến kêu tôi về. Ít khi nào tôi nghe tiếng chị Hai kêu ở ngoài sau, chỉ khi có người lớn trong nhà ngồi gần cửa đứng dậy đi ra ngoài sau, kéo ngang cánh cửa bằng cây, thì tôi biết là chị Hai đang đợi tôi ở ngoài sau để dẫn tôi về, dù cải lương làm tôi buồn nhưng tôi không muốn đi về vì tôi vẫn còn muốn ngồi đó ngó cái truyền hình. Mỗi lần được đi coi chỉ khoảng 45 phút, mà hầu như tuồng cải lương nào cũng buồn, có ngày mấy đứa con của chủ nhà lăn ra nằm ngủ vì giai điệu buồn, tôi nhìn tụi nó ngủ mà thấy tủi thân mình vì so sánh thấy tụi nó sướng ghê - được nằm ngủ trước cái truyền hình, có ngày tôi buồn ngủ lắm cũng ráng mở con mắt mà coi.

Đó là thời gian mẹ tôi vừa mất, buổi chiều trong gia đình tôi thật vắng tiếng, chị Hai chìu tôi nên cho đi coi, nhưng trên đường dẫn tôi về nhà chị không nói gì. Mê coi truyền hình được vài tuần rồi tôi thấy buồn nhiều hơn vui nên tôi hết thích, không còn đòi đi coi nữa, tôi trở lại với những ngày trước, rồi cũng quên hẳn cái truyền hình. Khoảng một thời gian sau, vào buổi trưa tôi đang chơi ở trên đường thì có một chiếc xe chở đồ từ Sài Gòn về dừng lại trước hẻm nhà tôi, những xe đổ hàng từ SG về như thế rất thường nên tôi cũng không để ý họ mang hàng giao cho nhà ai, chỉ thấy họ mở cửa khiêng ra một cái thùng giấy rất to và mang cái thùng đó đi xuống con hẻm nhà tôi, tự dưng tôi đi theo coi họ mang cái thùng to này cho nhà nào, thì thật ngạc nhiên, họ mang cái thùng đó vô nhà tôi. Tôi không nhớ trong nhà ai mở cái thùng giấy ra, tôi chỉ nhớ một thứ trong cái thùng giấy, đó là cái Truyền Hình. Không biết ở trong nhà có ai biết việc anh chị tôi đã dự tính mua cái truyền hình đó không? nhưng tôi là đứa không hay biết gì, cho đến khi nhận được một ngạc nhiên vô cùng thích thú.

Cái truyền hình vuông đời mới, 19 in, made in Japan. Nó nằm trọn trong cái khung bằng gỗ rất đẹp, có hai cánh cửa xếp, chính giữa cửa xếp có cái khoen vàng, nó được đặt lên trên một góc của cái tủ cao. Buổi chiều đó cả nhà tôi hân hoan, bầu không khí vui hơn kể từ khi vắng mẹ. Anh chị tôi hùa nhau chọc tôi, nói là hôm nay sẽ cho tôi đi qua nhà hàng xóm coi truyền hình. Tôi bị chọc quê thiệt là quê nên làm thinh, nhưng trong lòng thì rất vui. Từ buổi chiều đó, sau mỗi buổi cơm chiều, sau khi học bài xong, cái truyền hình đã mang đến một sắc thái mới cho gia đình tôi, nó mang đến nhiều kiến thức, nhiều cảm xúc, vui hài, buồn vì hình ảnh thời sự, yêu đất nước hơn qua Tình Ca của Phạm Duy.

Cũng có khi nó làm cho tôi bị nóng sốt rồi bệnh luôn, vì có một tuồng kịch trong đó có cảnh danh hài Thanh Việt đóng vai thợ đóng giày, vào một đêm tối khuya khoắt ông nghe tiếng ai với giọng thê lương gọi ở ngoài trước cửa nhà ông, nhờ ông mở cửa cho vào (hình như đó là kịch Đôi Mắt Bằng Sứ) cái đoạn kịch này làm tôi sợ, mới có mấy tuổi mà tôi ngủ không được suốt đêm, sáng hôm sau thức dậy bị nóng sốt, cha rờ trán nói tôi bị bệnh rồi và không cho đi học. Tôi biết tôi bịnh vì cái đoạn kịch, nhưng không dám nói lý do.

Bắt đầu thập niên 1970, rất nhiều chương trình giải trí rất hay, lúc này việc học bài vào buổi tối chiếm nhiều thời gian, tôi có nhỏ bạn thân, có con mèo mướp, có cái ban công với hàng hoa cúc vàng, hoa huệ trắng ngát hương thơm vào buổi tối, ... cái truyền hình không còn lôi cuốn tôi nữa, thay vào đó niềm trẻ trung đầy sức sống của tuổi học trò, buổi tối ngồi ngoài ban công với quyển tập, bên cạnh lu nước, trong lòng con mèo mướp nó lim dim với bàn tay vuốt ve của tôi, ... tôi học bài, đọc tới khi thuộc lòng rồi tôi ngồi ngắm cảnh, đây là những khoảnh khắc làm tôi nhớ rất rõ con sông của quê tôi, nuôi dưỡng tâm hồn hòa mình với thiên nhiên. Cũng bất chợt, anh thứ Năm của tôi ở trong nhà coi truyền hình học lóm được vài đường võ, rồi ra ngoài trước chỗ tôi ngồi múa tay bên này, giơ chân bên nọ làm như anh muốn nói với tôi - nếu có ai bắt nạt em, nhớ nói cho anh biết, anh sẽ nện cho nó một trận. Chưa có dịp để anh trổ tài võ công truyền hình của mình, thì ngày khác anh coi truyền hình thấy quảng cáo chống ma túy, khuyên tuổi trẻ đừng ghiện xì ke, họ quảng cáo hình ảnh nghĩa trang có các bóng ma trắng chập chờn bay là đà trên mặt đất, ý muốn nói là dùng ma túy sẽ vào nghĩa trang sớm và trở thành như bóng ma. Anh bắt chước giả ma nhát tôi một trận, rồi bị anh bị đòn hết mấy cây.

Buổi cơm chiều của gia đình tôi là thời điểm đẹp nhất trong ngày, sau đó cha và anh chị em tôi lo tính sổ buôn bán, anh em nhỏ hơn thì học bài. Cái truyền hình cũng ít mở coi, mà có coi thì Cha tôi là người thích nhất vì ông rất mê hát Bội, cải lương Hồ Quảng. Mỗi lần có hát Bội thì cái truyền hình nhà tôi chỉ có một khán giả ngồi xem đó chính là ông. Có khi tôi đi ngang thấy trong tuồng hát có một ông hát bội râu ria, mặt hung dữ, vừa hát ứ ự ừ ư cái chân bước giơ qua bên trái, rồi lại ứ ự ừ ư bước qua bên phải. Chỉ có vậy, mà khi tôi ra ngoài ban công một chút lâu rồi trở vô cảnh đó cũng còn. Có lần gần Tết, coi chương trình kích động nhạc do Hùng Cường và Mai Lệ Huyền hát bài Thiên Duyên Tiền Định, cha tôi tự nhiên nói - ông thích Mai Lệ Huyền, ông là người ít nói mà bỗng nhiên nghe ông nói câu này tôi mắc cười quá, tôi cười rồi nhìn ông hỏi một câu " tại sao Cha thích Mai Lệ Huyền? " ngoài sự tưởng tượng của tôi, ông trả lời với giọng rất tự nhiên.

- Tại vì cô có duyên và có gương mặt sáng.

Khi nghe ông tả một người ca sỹ nữ với chữ duyên và gương mặt sáng, tôi vô cùng nễ phục ông, tôi cảm thấy ánh mắt của mình bừng lên, tôi mỉm cười trong yên lặng của sự cảm nhận - lần đầu tiền tôi được nghe một lời khen thật đẹp dành cho người phụ nữ, và Cha tôi là người biết nhận và khen câu nói đó một cách thật nghệ thuật, tôi chợt thấy ông vô cùng dễ thương.

Cái truyền hình nó cũng có một nửa của nó để trở thành cặp đôi hoàn hảo, đó là cái Ăng Ten. Cái Ăng Ten được dựng bên hông vách tường nhà. Nhiều lúc đài số 9 ở Sài Gòn có chương trình hay, muốn bắt sóng tốt cho rõ màn hình, anh tôi phải đi vòng ra bên hông nhà, xoay cái ăng ten hướng về phía Sài Gòn. Tôi ở trong nhà đi ra ngoài ban công, rồi từ ngoài ban công tôi ngó xuyên qua cửa sổ nhìn vô truyền hình coi rõ chưa, rồi nghiêng mình qua ban công ngó xuống hẻm chỗ anh đang chỉnh cái ăng ten la lên : chưa, chưa, ... hoặc, rõ, rõ rồi.

Có lẽ tôi thích nhất vào những ngày gần Tết, cả nhà bận rộn đón Tết, buổi tối mở truyền hình nghe nhạc xuân. Ly Rượu Mừng do ban Thăng Long hợp ca, Xuân Họp Mặt, Xuân Nghệ Sỹ Hành Khúc, ... giai điệu vui tươi, thanh bình, ai cũng có việc làm để chuẩn bị đêm giao thừa, ít ai ngồi coi truyền hình, nhưng vẫn cần nghe tiếng của nó hát, và nó đến lúc này được tôi gọi tắt là cái Ti Vi.
Cái TV của gia đình tôi đó, một thời của kỷ niệm, mà anh tôi sau này kể lại mua được nó là do bán được một số hàng lớn, nên có dư lời mới mua được cái TV. Có lẽ tôi là người đa cảm, không hẳn phải chỉ có tình cảm giữa con người với nhau, nhưng ngay cả vật chất - một món đồ đã từng đem lại nhiều hạnh phúc cho gia đình tôi, thì nó cũng nằm trong danh sách " tôi thương."

New York.
1/21/2015
Daly.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 1 2015, 02:05
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Ngày trước, có một thời má cuả tỷ làm ăn lên như diều, cả xóm chỉ có nhà tỷ có ti vi mà thôi, lúc ấy chỉ mới có ti vi đen trắng chớ chưa có ti vi màu.
Cái ti vi ấy được chạy bằng máy phát điện vì lúc nầy quê tỷ chưa có điện. Hàng ngày cứ khoảng năm, sáu giờ chiều là mấy đứa con nít tụ tập trước cửa nhà, tụi nó kêu om sòm:
-Bà Năm ơi ! mở ti vi lên coi đi.
Tinh thần văn nghệ của xóm tỷ cao lắm, bà con ngồi xem chật cứng phòng khách, mấy cái lan can cũng đầy nhóc người ngồi chen chúc. Mọi người vừa xem vừa bàn tán ì xèo, gặp cảnh vui thì cười thôi là cười, gặp cảnh buồn là nghe tiếng hỉ mũi rột rột. Tội nghiệp mấy người đóng vai ác, bị chửi tơi bời, có người còn đòi đánh...
Ti vi tắt xong tỷ phải đi quét nhà, hốt một đống xác mía và tàn thuốc, tỷ cằn nhằn má khuyên:
-Mình giúp bà con giải trí cũng được phước đó con!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 22 Tháng 1 2015, 11:13
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2446
Nhà của NGV ngày xưa cũng có cái TV trắng đen trước những bà con chung quanh nên tối thứ sáu, thứ bảy đều có bà con hàng xóm tới coi cải lương. Y như Lâm quán chủ nói, khi mãn tuồng thì chủ nhà phải quết mệt nghỉ. Đã vậy còn có màn mất dép.

Nhiều khi đang coi nửa chừng thì bị cúp điện, bà con xúm nhau chưỡi nhà đèn. Hối đó nhà đèn do Ông Tư Hoành quản lý nên tên của ông cũng bị lôi ra mỗi khi bị cúp điện. Ông Nội tôi có cái máy phát điện nhỏ vừa đủ công suất chạy TV và vài ngọn đèn neon trong nhà. Mỗi khi cúp điện thì tôi có bổn phận ra giựt máy cho chạy, còn ba tôi thì chờ cho máy chạy đều mới đóng cầu dao điện. Tôi nhớ không lầm máy hiệu Kohler chạy bằng xăng. Muốn giựt máy thì có sợi giây nylon quấn tròn rồi giựt mạnh cho máy quay vòng rồi bắt đầu nổ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: BÌNH MINH Ở THỊ XÃ TÂN CHÂU - (Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM) - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 23 Tháng 4 2015, 09:23
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 64
Sinh nhật: 00-00-1960
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2011, 11:05
Bài viết: 938

Người tạo chủ đề
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 23 Tháng 4 2015, 13:40
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 20 Tháng 6 2010, 09:54
Bài viết: 1058
Dạ Lý ơi! Sao rồi về quê mẹ "Vui lắm đa"( đố nhỏ Ốm thường thì câu nay do nhà văn nào hay kịch bản của ai :D ) DL ơi ! Co ăn gỏi Rau càng cua không , TC bây giờ có lạ, về bên ni chưa sao không thấy hình cô em mình vậy :clap:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: THUYỀN TÂN CHÂU - (Re: TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM) - Dạ Lý
Gửi bàiĐã gửi: 24 Tháng 4 2015, 10:51
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 64
Sinh nhật: 00-00-1960
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2011, 11:05
Bài viết: 938

Người tạo chủ đề
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 98 bài viết ] [ 2 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ... 10  Trang kế tiếp

» TÂN CHÂU VÀ KỶ NIỆM - Dạ Lý «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 0 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và không có vị khách nào
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 189 vào ngày 02 Tháng 1 2023, 21:18

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 0 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu