Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 26 Tháng 11 2024, 02:46
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 6 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 1443 | Trả lời: 5)
Tiêu đề bài viết: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 7 2007, 11:14
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
Kính chào các anh.
Lúc gần đây bị đau cột sống, ngồi lâu không được. Muốn đóng góp một số bài viết góp vui cùng các bạn, nhưng cái xương sống không cho phép. Hôm qua tình cờ chứng kiến một vụ tai nạn giao thông làm bị thương một số người, tôi cố gắng viết bài này, trước là nói lên cảm nghĩ sau đó thăm lại sân chơi thắm đượm tình cảm học trò mà các anh đã dầy công vun đắp. Xin chúc các anh luôn gặt hái thành công.
TCT

TỪ CHỮ "i" ĐẾN CHỮ "LỄ"
(Riêng tặng các đồng nghiệp)

Ba tôi là thầy giáo. Lúc sinh tiền thường nói:" Dạy học sinh từ chỗ chưa biết chữ thành biết chữ là cực kì khó; ngay cả chữ "i" phải mô tả nó giống cái lưỡi câu và thêm một dấu "." ở trên đầu, ấy thế mà phải mất một tuần lễ học sinh mới thuộc". Bây giờ người đã đi vào cõi vĩnh hằng, còn tôi thì nối nghiệp người, lúc nào tôi cũng nhớ câu nói ấy.

Một dạo nọ, khi tan trường, học sinh lũ lượt ra về, tôi cũng hòa theo dòng học sinh ấy về nhà. Chợt nghe phía sau có tiếng gắt: "Thầy tụi bây dạy ra đường đi hàng đôi hàng ba hả, đồ lỗ tai trâu!?". Tôi quay lại, thì ra là một anh xe lôi vừa nói vừa nhìn tôi. Tôi hiểu rất nhanh rằng anh ta đang chửi xéo tôi. Tôi không buồn vì ngay cả chữ "i" ba tôi còn gặp nhiều khó khăn nữa là! Huống chi tạo một thói quen khi ra đường cho học sinh là một phần trong môn Giáo Dục Công Dân. Một mặt hoạt động sư phạm trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Anh xe lôi cũng có cái lí của anh ta, đang chở nặng bị cản đường ai không giận?

Ngày xưa , khi vào lớp Một cả một niên học tôi được dạy đi dạy lại bài:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...".

Sang lớp Hai, lớp Ba,...mỗi cấp lớp môn Giáo Dục Công Dân chỉ dạy cho học sinh một chủ đề đơn giản và phù hợp với lứa tuổi, có thể áp dụng ngay, không yêu cầu cao. Và cứ thế đến hết bậc phổ thông (tú tài), người học sinh đã hình thành một nhân cách khá hoàn chỉnh, có khả năng giao tiếp và ứng xử một cách lễ độ và hòa nhã.

Thời phong kiến, các Nho sinh đều tinh thông: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và xem đây như giáo điều. Để ý rằng chữ "Trí" được xếp áp chót. Vào thời này Đạo Đức của người học Nho là một đức tính hàng đầu. Trong gia đình, ngoài xã hội luôn có một nề nếp tôn ti trật tự: vợ không cãi chồng, con vâng lời cha mẹ, trò kính thầy, bạn bè nhường nhịn lẫn nhau...

Ngày nay, mặc dầu nền giáo dục nghiêng hẵn về thực dụng (Trí), nhưng Nhân, Nghĩa, Lễ và Tín vẫn không bị xem nhẹ. Lúc tôi còn là học sinh, ra đường tôn trọng luật lệ giao thông, nhường nhịn và giúp đỡ người già, thương người hoạn nạn,v.v...trở thành một việc làm bình thường, không đắn đo gì cả, xem đây là một cư xử văn minh. Thế nhưng khi chọn nghề giáo, vấn đề rèn luyện cho học sinh những cư xử ấy không như ý muốn.

Trở lại "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" của Nho giáo, theo tôi nên xếp theo thứ tự ưu tiên: Lễ, Nghĩa, Nhân, Tín, Trí. "Lễ" phải được xếp lên đầu vì nó là gốc của bốn điều còn lại.

Một anh bạn của tôi ở Pháp về chơi nói với tôi: "Ở VN sao người ta lái xe ẩu quá!". Nhận xét này không sai chút nào. Bản thân tôi không nhớ nỗi đã bao nhiêu lần "hú vía" khi ra đường. Hàng ngày đọc báo, xem TV thấy tai nạn xảy ra nhiều hơn chuyện đàn bà đánh ghen! Ngành Giao Thông làm việc hết công suất, tình hình cũng không sáng sủa, thậm chí ngày một tăng thêm. Có lúc cảnh sát giao thông xuống tận các trường phổ thông để giáo dục các em tôn trọng luật lệ giao thông. Các biện pháp hành chính như phạt tiền, giữ xe v.v...đủ hết, nhưng đọc báo, xem TV tai nạn vẫn dài dài! Theo tôi vấn đề có liên quan đến chữ "Lễ". Nếu ra đường ai cũng giữ "Lễ" chỉ đi đúng phần đường của mình, nhường nhịn nhau, tránh vượt đúng luật giao thông thì sẽ hạn chế 90% số tai nạn. Chuyện làm này không khó khăn gì, một chữ "Lễ" là giải quyết được. Tiếc thay, bọn trẻ thường hay xem thường Lễ.

Có "Lễ" tất sẽ sinh "Nghĩa", "Lễ" trước "Nghĩa" sau, bổ sung nhau. Khi người ta có "Lễ" và "Nghĩa" thì bước đến "Nhân" rất gần. "Nhân" xuất phát tự lòng, "Nhân" xảy ra khi đã có "Lễ" và "Nghĩa", chưa thấy ai thiếu "Lễ" thiếu "Nghĩa" mà thừa "Nhân". "Tín" là lòng tin, tin người và làm cho người tin. Như vậy "Tín" gắn liền với "Đức", nhưng Đức là mẹ của Lễ, Nghĩa và Nhân. Người có Đức tất có Lễ, có Nghĩa, có Nhân; nên mới được người tin tức là có Tín. Còn "Trí" dùng để phân biệt thị phi, phải trái mà hành xử cho đúng. Ngoài ra có "Trí" tất có phát minh, đem lại lợi ích cho mình và cho người, khoa học tiến bộ là nhờ "Trí".

Tuy nhiên chúng ta lại quá chú trọng "Trí". Phụ huynh học sinh muốn con mình học giỏi, ra trường có việc làm lương cao, đời sống sung túc...vô tình quên đi cái "Đức", nghĩa là quên đi Lễ, Nghĩa, Nhân, Tín. Thành thử chuyện ra đường đi hàng đôi, hàng ba, cười giỡn...gây cản trở giao thông, về nhà nói năng thô lỗ, hành xử thô thiển...là điều khó tránh khỏi!

Là một nhà giáo, tất nhiên tôi rất quan tâm đến đạo đức của học sinh. Ở mỗi lớp tôi dạy đều treo khẩu hiệu: "Tiên học Lễ hậu học Văn". Nhưng khẩu hiệu là khẩu hiệu, học sinh quên "Lễ" là chuyện thường. Mỗi khi xong một tiết học, vì phải tuân thủ nội quy, học sinh đứng dậy chào tôi nhưng miệng vẫn đùa giỡn, lác đác vài em vẫn ngồi lén lút, "ăn gian" được cứ "ăn gian", học sinh tìm cách đối phó với "Lễ". Trong trường là thế, về nhà các em ra sao? Một đồng nghiệp của tôi nhận xét: "Thời này đa số học sinh là "con một" nên được nuông chiều, muốn gì được nấy làm sao ngoan ngoãn được?". Nhận xét này cũng có phần đúng, ông bà ta có câu: "Con cưng là con hư". Tuy nhiên nếu là đứa con duy nhất thì lẽ ra cha mẹ phải quan tâm nhiều đến nó mới phải chứ? Sự thiếu "Lễ" của con, cha mẹ là người phát hiện đầu tiên mà! Như trên đã nói, đa số phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến "Trí" của con mình. Đời sống công nghiệp, bằng cấp cao, lương bổng hậu là điều được đặt lên hàng đầu. Dần dà chữ "Lễ" chiếm một vị trí khiêm tốn ở hàng chót! Nhà trường có cố gắng đến đâu, kết quả sẽ không như ý muốn.

Vẫn biết rằng bây giờ mà đem "Lễ" ra nói nhiều, sẽ có người cho tôi "thủ cựu". Nhưng tôi nghĩ rằng cái đẹp của người Việt qua bốn ngàn năm lịch sử không xa rời cái Lễ. Gặp người lạ tiếp đón bằng Lễ, mặt mừng tay bắt, mến khách nhưng luôn giữ Lễ. Thấy người quen chào nhau cũng một lòng theo Lễ. Khi vui, khi giận dằn lòng giữ Lễ...Thế thì chăm bón cho học sinh một chữ "Lễ" thiết nghĩ không "thủ cựu" lắm đâu! Thưa các bạn.

TCT


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 7 2007, 18:53
Thật là một bài viết quý như vàng !
Mời tất cả các bạn vào chia sẻ !


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 7 2007, 21:11
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 58
Sinh nhật: 00-00-1966
Ngày tham gia: 26 Tháng 7 2007, 13:01
Bài viết: 33
Ngày xưa, khi bắt đầu đi học tôi được học những bài học vỡ lòng về lòng nhân ái, về lòng kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô ,giúp đở người già ,yêu thương trẻ nhỏ... bằng nhưng việc làm hết sức cụ thể, dễ hiểu và cứ thế thực hành ngay trong cuộc sống hằng ngày của minh.Tôi chỉ xin đươc kể lại mẫu chuyện nhỏ.
Hồi còn nhỏ, đi học tôi thường phải đi bộ từ nhà đến trường, đoạn đường không dài nhưng suốt quãng đường đi thế nào cũng sẽ gặp ít nhất một thầy cô đi qua, có thầy đi bộ, có thầy đi xe đạp. Mỗi lần như vậy tôi đều đứng lại và cúi đầu chào. Thầy cũng chào đáp lại. Một cử chỉ thật đơn giản nhưng tôi thấy thật hãnh diện vì đã làm được một điều mình đã học. Tôi nghĩ rằng thầy cũng sẽ cảm nhận được điều đó từ những người học trò của mình.
Bây giờ, học trò khi gặp thầy lại giơ tay chào, thậm chí kêu lên một tiếng " Ô" hay " Ơ "gì đo sao thấy khó xem quá. Chữ " Lễ " bây giờ khác ngày xưa chăng? Hay là thời buổi hiện đại người ta bổ sung thêm những hành vi mới... Nếu đúng là như vậy thì tôi đã lạc hậu rồi sao?
Riêng tôi vẫn thấy một cái gật đầu chào thầy vẫn là một nghĩa cử thật đẹp, đơn giản và đầy ý nghĩa.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 7 2007, 23:24
Tôi tin chắc rằng phản hồi của bạn Quê Hương đã làm vui lòng tác giả TCT.
Mong các bạn khác hưởng ứng.
Một lời chê vẫn còn hơn là... sự im lặng mênh mông, các bạn ôi !


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 28 Tháng 7 2007, 00:32
Ngoại tuyến
Member I
Member I

Tuổi: 68
Sinh nhật: 19-05-1956
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 00:50
Bài viết: 39
Quốc gia: Vietnam (vn)
Mến chào các bạn cùng khoá,
Sau khi đọc bài của TCT về chữ LỄ thật lòng mà nói Mình rất bức xúc về chữ Lễ của ngày hôm nay. Bất cứ trường nào ở bậc Phổ Thông đều gắng bảng hiệu TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN. Đó là câu giáo điều mà tất cả Thầy Cô và học trò phải tâm niệm và làm theo, nhưng thực tế các học trò, các giáo viên có lẽ đã quên cái bảng hiệu mà hằng ngày mình vẫn ngó thấy. Hay tại vì ngó riết thành một cái gì đó rất quen quen giống như cái cổng trường vậy. ít ai quan tâm, vì đó là cái phù hiệu của học đường. Tại Sao? vì sao?….
Mình cũng đã có lần hỏi các Phụ Huynh trẻ trong những lúc đón con lúc tan học. Ngồi tâm tình chuyện trên trời dưới đất trong đó có câu nầy, thất vọng thay, ai cũng trả lời là trước học Lễ sau đó học Văn chỉ vậy thôi. Khi bàn sâu xa hơn thì tất cả đều thừa nhận rằng con chúng mình không có thới gian đâu, nào là học cả ngày 6h30 sáng vào lớp 16h rước về, 17h30 lại phải chở con đến học thêm, 19h rước về cơm nước và ngủ, thì làm gì có thời gian mà rèn đạo đức.
Hầu như tất cả ai cũng đều khen con mình học giỏi, là xuất sắc, trường nầy dạy giỏi dở giá cả bao nhiêu các Phụ Huynh đều rành hết không hề thấy ai quan tâm đến chữ Lễ Nghĩa ra sao, dường như nó bị quên đi nhường chỗ cho cố gắng học giỏi mà thôi.
Xin các bạn đừng trách Phụ Huynh, các bạn nghĩ xem nếu một gia đình có 2 đứa con thì các bạn tính thử xem tiền học phí ăn uống đưa rước là bao nhiêu? Nếu cha mẹ có việc làm ổn định không nói chi, còn chưa ổn định thì tiền đâu? (phải nói rằng chưa ổn định con số nầy rất nhiều). Cha Mẹ Ngày nay phải công nhận là rất quan tâm con cái trong vấn đề ăn học hơn ngày xưa nhiều, có thể hy sinh công sức lao động rất nhiều để cho con mình được học đến nơi đến chốn, tất bật đến tối thì làm sao có thời gian mà dạy con mình thật sự hiểu rõ về chữ Lễ Nghĩa. Có chăng là thấy con đi học về thưa ba, thưa mẹ mới về là qúi rồi, chữ Lễ, Nghĩa rất đơn giản chỉ có dừng lại tại đây.
Xã Hội ngày càng phát triển mọi mặt trong đó có ăn chơi trác táng của lớp trẻ hôm nay, theo dõi báo chí thì các bạn cũng thừa biết, tệ Nạn cũng phát triển theo tỷ lệ thuận. Nguyên do vì sao? Một lần nữa xin các bạn hãy nhìn lại và suy xét về mình trước tiên rồi mới đến Xã-Hội thì câu trả lới đó không xa…….
Ngày xưa vừa học vừa chơi
Ngày nay vừa học vừa chơi… tàn đời
Quyết tâm hai chữ Lễ ,Văn
Rèn sao cho đặng Nghĩa Nhân cùng đời


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 9 2008, 05:05
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2245
Như vậy, gom lại và xét cho cùng thì LỄ, NGHĨA, NHÂN, TÍN chính là mặt ĐỨC của con người.
Đã nhiều lần BD tôi muốn viết vài điều gì đó về cái chữ LỄ nói riêng, phần ĐỨC nói chung, nhưng lại thôi.
Tôi thấy rằng đây là vấn đề lớn lao và nổi cộm của xã hội, không dễ gì có một nhận định hoàn toàn khách quan và có tính khái quát cao nếu không làm một cuộc nghiên cứu nghiêm túc.
Hơn nữa, nhiều lần bản thân mình cũng tự thấy mình thiếu LỄ với người này, người kia. Mình còn chưa nên thân thì nào dám phê phán ai!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 6 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» Từ chữ "i" đến chữ "Lễ" - TCT «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu