Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 28 Tháng 3 2024, 07:39
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2265 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 ... 227  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 271098 | Trả lời: 2264)
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)23
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 5 2017, 00:02
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Út Đẹp đâu đã ngủ. Cô vẫn thao thức từ đầu hôm cho tới lúc ấy. Khi nghe tiếng chân Tư đi đến cửa buồng cô vội nhắm khít rịt hai con mắt.
Tư chỉ tập trung tia nhìn vào mỗi cây kẹp nên đâu thấy gương mặt của cô đang căng thẳng, đâu nghe tiếng tim của cô đang đập rầm rầm. Nếu bình tỉnh hơn, quan sát kỹ chắc chàng đã co giò bỏ chạy.
Cử chỉ liều mạng của Tư lại khiến Út Đẹp củng cố thêm niềm tin của mình, cho rằng Tư muốn mang cây kẹp theo về để làm kỷ niệm. Lòng cô càng xốn xang, giấc mơ trong cô càng bay cao vòi vọi.
Cũng phải thôi, có cô gái nào mới mười chín tuổi, có chút nhan sắc, lại không tin rằng cuộc đời đang cống hiến cho mình những thứ tốt nhất, đẹp nhất ?
Dì Một thấy Tư đi như bị ma đuổi thì rầy:
-Từ từ, làm gì mà sợ trễ xe dữ vậy ?
Tư còn đang thở dồn dập nên không trả lời nổi chỉ mĩm cười đáp lại.
Nhìn cái áo sơ mi phong phanh trên người chàng, dì quở :
-Mặc như vầy đi xe đêm chịu không nổi đâu ! Tròng một cái áo vô thêm kẻo cảm.
Tư vâng lời, liền mở túi, lựa cái áo sơ mi dầy nhứt ra mặc vào, tiện tay nhét cây kẹp vào đó luôn cho nó khỏi bỏ trốn thêm một lần nào nữa.
Dì Một kéo từng ống tay của cái áo sơ mi bên trong xuống cho thẳng thớm giúp chàng. Tư lại nghe lòng nao nao. Lâu lắm rồi, từ ngày má mất, Tư mới có lại cái cảm giác sung sướng vì được chăm sóc như thế nầy. Chàng nghe lòng mình ray rức quá, linh cảm rồi đây lại làm cho cả hai má con dì thất vọng.
Hai vệt đèn pha cùng tiếng xe từ xa vọng đến. Dì Một đưa tay vẫy liền khi nó còn cách họ đến mấy chục thước. Vẫn là chiếc xe hôm qua. Vẫn người lơ và chắc cũng bác tài khó tính đó. Tư bỗng cảm thấy lo âu, nghi ngờ tính hiệu quả, an toàn của công việc khi họ không được nghĩ ngơi đúng mức mà phải làm liền tù tì như vậy !
Tư buông tay dì Một ra rồi nói:
-Thôi con đi, cám ơn dì và cô Út nhiều lắm ! Rảnh việc dì lên Sài gòn một chuyến cho biết nhà con. Dì nhớ giữ cái địa chỉ con đưa, đến bến xe đọc cho mấy chú chạy xe ôm chở tới chỗ. Dì nhớ lựa người lớn tuổi để đi cho an toàn, mấy người trẻ họ lạng, lách dữ lắm !
Dì Một không đáp, chỉ gật đầu và vẫy vẫy cả hai bàn tay.
Tư ngoái lại nhìn, ánh đèn pha rọi thẳng về phía trước, dì Một bị bỏ lại phía sau, bóng tối mênh mông của đêm đã nuốt chửng, chỉ để lại một khối lờ mờ. Nghĩ đến cảnh dì lủi thủi đi trong con đường tối hù, Tư chợt nghe bùi ngùi trong dạ. Mảnh đất, con người ở đây, chàng mới chỉ biết trong chốc lát mà đã kịp chôn vào đó hơn phân nửa tâm hồn.
Con đường nầy trông hoang vắng quá ! Nó không đi qua bến xe với hai dãy nhà san sát đầy hàng quán lúc trước, nơi họ đã thả chàng xuống.
Tư hỏi người lơ xe:
-Chiều hôm qua xe đâu có chạy ngang đây ?
Anh ta ngập ngừng đáp :
-Đây là đường tắt, đi gần hơn.
Thấy câu trả lời không chút tự nhiên của y, Tư đoán là họ đi theo lối nầy để trốn trạm.
Đây có lẽ là con lộ cũ, nó khá nguy hiểm vì rất nhỏ và chạy sát bờ sông. Bên tả lưa thưa vài căn nhà nằm khuất trong các vườn cây ăn trái. Bên hữu là bờ dốc lở với tiếng nước sông chảy xiết nghe sát bên tai. Thỉnh thoảng một hòn đá nhảy vọt lên cố né cái bánh xe, để rồi rơi tỏm xuống sông làm Tư nổi da gà.
Người tài xế bỗng thắng gấp trước một nhánh cây ngã nằm vắt ngang con lộ. Ông hỏi anh lơ:
-Kéo nhánh cây vô một mình nổi hông ?
Anh ta trả lời :
-Phải làm thử mới biết.
Bác tài vẫn ngồi trước tay lái, tuy hỏi vậy nhưng ông không thèm xuống tiếp tay. Trên xe chỉ còn có Tư và người lơ là đàn ông nên chàng phải ra tay nghĩa hiệp. Ba người phụ nữ trên xe hình như là dân buôn đồ lậu. Họ nghe vậy nên cùng ráp nhau xuống kéo phụ.
Nhánh xoài ướt sũng nước mưa nên khá nặng. Nó chưa chịu lìa khỏi cây, năm người hì hục mãi mới kéo cho nó rớt ra. Họ hè nhau lôi đến sát bờ sông rồi đẩy xuống đó.
Vừa leo lên xe xong cô gái nhỏ tuổi nhứt liền chắt lưỡi:
-Mới đi có một đoạn là bị cản đường rồi, không biết có điềm gì không đây?
Người đàn bà lớn tuổi rầy:
-Cái miệng mầy ăn mắm ăn muối, nói tầm bậy tầm bạ không hà. Mùa nầy cây gãy nhánh là chuyện thường, điềm điếc cái giống gì !
Rồi bà hỏi Tư :
-Cậu có cái hột quẹt hông cho tui mượn ?
Tư lắc đầu :
-Dạ cháu không biết hút thuốc .
Người lơ xe móc trong túi ra đưa, nói giọng trách móc:
-Biết tui có mà không thèm mượn ! Sao mà giận dai dữ vậy ?
Bà ta ngúng nguẫy :
-Không thèm !
Tư ngạc nhiên, họ rất chênh lệch tuổi tác mà nói chuyện thân mật y như bồ bịch.
Y ta dúi vào tay bà rồi cười mơn. Bà ta cầm, liếc xéo y một cái rồi nói :
-Thấy mà ghét !
Rồi bật lửa lên quơ vòng vòng miệng lẩm bẩm như đọc thần chú. Thấy Tư nhìn chầm chập, cô gái nhỏ tuổi nhứt ban nãy, giải thích:
-Đốt phong long.
Cô ta lại hỏi :
-Anh mới đi lần đầu hả ?
Tư gật đầu, rồi sợ vô lễ nên hỏi lại:
-Sao cô biết ?
Cổ không trả lời mà đưa cho chàng một cây thuốc lá "555", giọng ngọt xớt:
-Anh làm ơn giấu cái nầy vô túi giùm em.
Tư đắn đo, chàng đoán đây là hàng lậu, định từ chối thì cô ta trấn an :
-Anh đừng lo ! Họ coi theo mặt mà xét thôi hà ! Nhìn là biết anh là dân đi học nên họ không thèm đụng tới đâu. Chỉ có mấy người như tụi em mới bị rà tới nơi, tới chốn.
Bất đắc dĩ Tư phải cho nó vào đáy túi. Chàng có cảm giác như mình ôm quả mìn trong tay, hay đang bị một thanh gươm bén ngót treo lơ lững trên đầu.
Mỗi lần xe sắp ghé trạm, anh lơ gọi to:
-Đóng cửa sổ rồi xuống xe nghe bà con !
Hành khách bị đuổi xuống xe hết ráo. Mấy ông công an, tay cầm dùi cui, nhìn chăm chăm vào mặt từng người, hể thấy ai khả nghi là bắt mở túi ra, đưa cả tay và mắt vào lục lọi.
Đúng như lời cô gái nói, họ cho Tư đi qua dễ dàng. Tư tự hỏi, sao họ có vẻ rất chuyên nghiệp mà không nhận ra chàng đang mang nét mặt của một tên tội phạm.
Qua khỏi cái trạm sau cùng, cô gái đi gom thuốc lại. Không riêng gì Tư, có đến mấy người trên xe cũng được cô sử dụng, họ toàn là đàn ông ! Cũng phải thôi ! Dân đi buôn sành sỏi lắm mà. Họ biết chẳng có đấng trượng phu nào đủ bản lãnh để thốt lời từ chối trước các cô gái trẻ, nhứt là những nàng khéo nói và xinh đến vậy !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)24
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 5 2017, 23:16
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Về đến Sài Gòn trời đã tối hù. Tư ghé quán cơm của dì Ba trước rồi mới vô nhà.
Vừa ngồi xuống là kêu liền:
-Cho một dĩa cơm với thịt kho hột vịt đi, bà chủ ơi !
Dì Ba thấy Tư là mừng ra mặt, hỏi liền :
-Đi đâu mà tới bữa nay mới về ?
Tư đáp :
-Con về quê !
Dì hỏi tiếp :
-Ở đâu ?
-An Giang.
Dì chắt lưỡi :
-Xa mút tí tè ! Có bị kẹt bắc hông ?
Tư gật đầu :
-Dạ có !
Rồi để dì không hỏi nữa, chàng nhắc khéo :
-Con đói bụng dữ lắm rồi đó dì !
Dì ba nghe vậy thì lật đật lấy cái dĩa to nhất lên cầm trên tay, mở nắp nồi cơm liền. Dì chịu khó nạy miếng cơm cháy nằm sát dưới đáy rồi úp lên dĩa. Dì rưới nước thịt cho đều, cắt làm đôi cái trứng vịt theo chiều dọc rồi gắp hai miếng thịt kho, mỗi miếng vuông vức bằng ba ngón tay, sắp hết lên trên mặt của dĩa cơm.
Dì hỏi :
-Ăn cãi chua, dưa giá, canh hay đồ xào ?
Tư đáp ngay không nghĩ ngợi:
-Cãi chua dưa giá .
Hai tay bưng hai cái dĩa, một lớn, một nhỏ, dì đặt trước mặt Tư. Liếc mắt ngó qua, ngó lại...Thấy không có ai giỏng tai nghe ngóng mới cúi người nói sát lỗ tai chàng :
-Cả xóm họ đồn rần rần, nói cháu và cô Ý đi vượt biên với nhau rồi !
Tư giựt nãy mình :
-Thiệt sao dì ?
Dì gật đầu :
-Ai biểu cháu đi mà không xin giấy tạm vắng.
Tư thở dài :
-Cháu quên phức.
Rồi phân trần:
-Bị gấp quá !
Dì nói tiếp, giọng còn nhỏ hơn:
-Cháu mà về trễ dám bị tịch biên nhà lắm !
Tư nghe dì nói mà sợ đến no ngang. Dĩa cơm quá hấp dẫn mà ăn hết muốn vô!

Vừa mở cửa bước vào nhà Tư đã thấy hai cái bao thư nhét vào hai bên cánh cửa chính. Một của bưu điện và một của công an phường .
Tư mở cái thư của phường ra đọc trước. Họ hẹn chàng sáng mai phải có mặt ở trụ sở công an. Lá thư kia mời ra đúng cái bưu điện hôm nọ để nhận bưu phẩm.
Tư hoang mang đến tột độ, không biết có bị chính quyền làm khó hay không ? Nếu nói thật ắt liên quan đến Ý, còn bằng không phải tìm cớ gì cho trôi đây? Trước giờ chàng đâu biết bởi đâu cần nói dối. Bây giờ buộc phải làm mà làm không quen, không chuyên nghiệp, chưa chắc được tin. Có khi còn bị nghi ngờ, tra hỏi tới lui lại sinh thêm rắc rối.
Lại còn gói quà ở bưu điện nữa! Tư moi móc nghĩ hoài mà không ra ai đã gửi quà cho mình ? Những người bạn của Tư ở trong cái xóm nầy đều nghèo rớt mồng tơi. Mấy đứa bỏ xóm đi xa, chúng đều theo cha mẹ đi kinh tế mới, cơm còn không đủ ăn nói gì đến chuyện gửi quà.
Những đứa bạn học thì họa may, nhưng cũng không chắc. Bấy lâu nay không liên hệ thư từ thì mắc gì lại gửi quà đột ngột, mà lại không viết thư báo trước.
Đêm đó Tư lại trằn trọc, ngủ không đủ giấc bởi vừa lo, vừa nhớ, vừa buồn đủ thứ. Một lần nữa chàng lại làm lành với chúa, cầu mong ngài hãy xí xóa chuyện cũ mà quan phòng đến mình.
Sáng hôm sau, Tư ăn mặc tươm tất rồi đến công an trình diện trước. Người chàng gặp đầu tiên là Tân, anh chàng công an khu vực.
Vừa thấy chàng là y hỏi chặn đầu liền:
-Sao? Mưa bão quá nên đi chưa được phải không ? Chắc cô Ý cũng về với chung với anh hả ?
Tư đáp:
-Tui đi về quê chớ đâu có ra biển mà sợ mưa, sợ bão.
Tân hỏi tiếp :
-Tỉnh nào ?
Tư đáp:
-An giang !
Tân quát:
-Đừng có xạo ! Nguyên quán, trú quán của anh đều ghi ở Sài gòn rành rành. Lấy đâu cái tỉnh đó mà bịa ra ngon lành quá vậy cha nội !
Tư đáp :
-Đó là quê ngoại của cô Ý chớ đâu phải của tui.
Rồi chàng kể với Tân là Ý bị bịnh nặng phải đưa đi bệnh viện. Vừa được xuất viện là đòi về quê để được gia đình săn sóc vì không muốn làm phiền bà chủ nhà và mình.
Kể xong Tư nói :
-Cổ đòi đi liền nên tui không kịp xin anh cái giấy phép đi đường với tạm vắng. Anh không tin cứ tới bệnh viện rồi về An Giang kiểm tra coi cổ có thiệt ở đó hông?
Tân hỏi:
-Địa chỉ dưới quê như thế nào? Anh đọc cho tui ghi lại !
Tư thở dài :
-Nói chắc anh không tin, chuyện của hai đứa tui gia đình không chấp nhận nên tui đưa cổ đến nơi rồi ngồi trên xe mà không vô nhà. Tui chỉ biết cổ ghé ở chỗ...
Tân hỏi tiếp :
-Còn anh ?
-Tui được một hành khách trên xe mời về nhà nghĩ chân, mấy tiếng đồng hồ sau là lên chiếc xe vừa chở mình xuống đó để về Sài Gòn liền.
Tân ghi những lời khai của Tư vào một tờ giấy, đưa chàng đọc lại rồi bắt ký tên vào một góc. Chờ Tư ký tên xong, y thu lại rồi cũng ký vào phía đối diện.
Tư nói :
-Nếu anh không còn hỏi gì nữa thì cho tui về để ra bưu điện nhận bưu phẩm.
Tân nhìn chàng bằng ánh mắt nghi ngờ rồi nói :
-Thôi được rồi, anh cứ đi về, nhưng trong thời gian nầy không được đi xa thành phố. Báo cho anh biết trước là có thể mỗi ngày tui sẽ ghé kiểm tra đột xuất đó !
Tư chưa kịp đứng lên thì nghe Tân nói tiếp:
-Anh viết bản tự kiểm, đưa cho tổ trưởng dân phố ký tên rồi đem lại đây nộp cho tui. Trong thời gian nầy không được đi vắng, biết chưa ?
Tư phân trần :
-Tui phải đi dạy kèm và đến trường nữa, nên đâu thể có mặt thường xuyên ở nhà. Còn cái việc viết bản tự kiểm thì nhờ anh xí xóa giùm...
Tân ngắt lời :
-Không có xí với xóa cái gì hết!
Thấy Tư nhăn nhó, y nhấn mạnh :
-Cái tội tạm vắng không xin phép, gây hoang mang cho mọi người đáng lẽ phải phạt anh mấy ngày lao động. Thấy anh có vẻ bơ phờ, mệt mỏi quá nên tui tội nghiệp bỏ qua giùm cho, còn đòi hỏi cái gì nữa hả ?


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)25
Gửi bàiĐã gửi: 12 Tháng 5 2017, 22:09
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Tư vội cám ơn búa xua rồi lật đật ra về, sợ ở lâu lại sinh ra rắc rối. Ra đến cổng, chàng bỗng chới với, phát hiện chiếc xe đạp mà mình vừa dựng ở gốc bàng đã biến mất !
Chúa ơi! Đúng là "phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" ! Một nỗi lo sợ đến bàng hoàng làm mồ hôi tuôn ra nườm nượp từ những lỗ chân lông trên người chàng. Tư nghe hai chân rung bắn, hai lỗ tai bỗng lùng bùng. Cái câu "mất xe đạp rồi! Mất xe đạp rồi ..." như tiếng búa gõ đều đều bên tai không dứt.
Rồi Tư nhìn quanh quất, hy vọng một cách tuyệt vọng, thầm trách mình sao quá hời hợt, làm biếng không chịu khóa xe nên mới bị mắc thêm cái nạn nầy nữa.
Tư nghe đau như mất đi một phần thân thể. Chiếc xe đạp ấy đối với Tư không khác gì người bạn cố tri. Nó chẳng những là tài sản giá trị nhất mà chàng hiện có, còn là chứng nhân của quảng đời tuy cơ cực mà vô cùng hạnh phúc của má con chàng. Vì vậy Tư bảo quản rất kỹ, những mong sẽ giữ nó bên mình suốt cả đời.
Ngoài giá trị tinh thần hết sức lớn lao đó, ích lợi về mặt vật chất nó mang đến cho chàng cũng không hề nhỏ. Đó chính là cái lưỡi của cây cần câu cơm. Không có chiếc xe đạp ấy, Tư khó mà cuốc bộ cả mấy chục cây số mỗi ngày. Chàng làm sao có thể đi từ nhà đứa học trò nầy đến nhà đứa khác, tới trường và tất cả các nơi cần đến ?
Tư nào lạ gì với cái tệ nạn ăn cắp vặt đang lan rộng khắp nơi. Con người đang bị tha hóa đến cùng cực. Giá trị tinh thần đang bị vật chất đè bẹp, cây đạo đức đang lung lay đến tận gốc. Những người ngày xưa tay còn sạch, lòng còn trong mà đôi khi cũng bị vấy bùn, huống hồ gì...
Khi đất nước vừa đổi màu cờ, người ta cũng lật đật thay đổi luôn hình thức. Ở những ngày đầu tiên, mang mặc cảm có tội nên ai ai cũng cố tỏ ra hiền lành, chơn chất. Những cái móng tay dài, nhọn được tô sơn của phái đẹp, bị cắt trụi lũi rồi chùi sạch bách. Những mái tóc để dài thậm thượt cho ra dáng nghệ sĩ của phái mạnh, bị cắt ngắn ngủn đến sát ót. Các tay anh chị có máu mặt, những tên du đãng, du côn cũng không dám chửi thề như bắp rang nữa.
Tiếc thay cái thời hoàng kim ấy đã tắt rụi chỉ trong vòng mấy tháng !
Ngay lập tức, xã hội hình thành liền cái giới "mánh mun", những người kiêm nhiệm đủ thứ việc, từ mua bán, trao đổi cho tới lọc lừa...
Lòng tin giữa người và người trở thành thứ xa xỉ nhất và cũng là thứ dễ bị đánh cắp nhất! Rồi theo hiệu ứng domino, hể cái nầy sụp là kéo theo cái khác !
Ngay ở cái xóm nghèo của Tư, biết nhau quá xá mà hể sơ xuất một chút là đôi dép nhựa để ngoài hiên, hoặc cái áo, cái quần đang phơi trên gác cũng bị bốc hơi trong nháy mắt.
Tư tự dằn dật, đay nghiến cái tánh chủ quan của mình. Chàng cho rằng chẳng kẻ gian nào dám bén mảng đến tận nơi đây mà hành nghề, nên không thèm khóa xe cẩn thận như khi đến những chỗ khác. Nào ngờ bây giờ lại gặp đúng tay "tổ sư bồ đề", dám gãi ngay mũi cọp.
Thấy Tư bước trở vào, gương mặt đổi sắc, Tân hỏi :
-Còn gì nữa đây ?
Tư đáp như hết hơi :
- Chiếc xe đạp của tui bị mất rồi !
Tân bật thẳng lưng lên, trố mắt nhìn Tư rồi hỏi:
-Có khóa không, dựng ở đâu ?
Tư lắc đầu và chỉ tay ra sân, đáp:
-Tui dựng sát gốc bàng.
Tân hỏi bằng giọng trách móc:
-Tại sao không khóa ?
Tư ỉu xìu đáp :
-Tại tui hơi gấp, với cũng ỷ lại, cho rằng ở bót công an chắc...
Tân ngắt lời :
-Bót, biếc gì ? Bây giờ họ liều mạng dữ lắm ! Còn dám cưa mìn nữa là...Bộ anh không biết mới tháng trước, ở đây cũng mất một chiếc xe đạp hay sao ?
Tân đứng lên rồi đi ra cổng, Tư cũng lủi thủi theo sau với chút hy vọng mong manh...Làm như Tân là nhà ảo thuật, hoặc đấng toàn năng, có thể hô biến cho chiếc xe đạp đã bị mất đi sẽ hiện ra trước mắt họ vậy. Tư bây giờ chẳng khác gì người sắp chết đuối, gặp gì vớ nấy !
Tân bỗng chỉ vào chiếc xe đạp đang đứng dựa vào gốc cây bàng gần đó, hỏi :
-Đó có phải của anh không ?
Tư lắc đầu :
-Giống giống nhưng không phải. Khi tui đến đã thấy nó nằm ở đó rồi ! Chắc của ai đến liên hệ công việc, hay bị gọi tới để trình diện như tui.
Tư chỉ ngón trỏ vào cây bàng bên cạnh, nói :
-Tui dựng xe của mình vào cái cây đó đó !
Tân lắc đầu bỏ vào nhà lại, Tư nghe y hỏi lớn :
-Cái xe đạp ngoài sân của ai vậy ?
Chẳng nghe ai lên tiếng. Tân bước vào lối đi hẹp phía trong, hai bên là các căn phòng đóng kín.Tư nghe tiếng gõ cửa, tiếng mở cửa, tiếng Tân hỏi " trong phòng nầy có người nào là chủ của chiếc xe đạp đang dựng ngoài kia không ?". Tiếng trả lời "không " của một người nào đó, tiếng đóng cửa rồi tiếng chân bước tiếp.
Tư lo đến rối ruột, không thể ghìm mình ngồi yên được nữa, bèn đứng lên đi theo Tân.
Ngay lúc ấy, một cô gái đang hấp tấp dắt chiếc xe đạp từ ngoài cổng đi vào, nhìn dáo dác rồi dựng xe vào gốc bàng còn trống, nơi ban nãy Tư chỉ cho Tân thấy và nói là mình đã để xe ở đó. Cô ta lật đật dắt chiếc xe đang trên đường đi tìm chủ kia ra cổng. Thì ra ...
Tư đi hơn mười bước chân thì đụng mặt Tân. Anh ta đang mở cửa một căn phòng bước ra, thấy Tư lủi thủi theo mình liền trợn mắt, gắt :
-Vô đây mà làm gì? Ra ngoài kia ngồi chờ tui đi !
Tư xoay lưng bước ra, nhìn một cách hú họa... Bỗng Tư chớp mắt liên tục. Bàn tay chàng tự động đưa lên mắt rồi dụi liền ba, bốn cái: Chiếc xe đạp cũ, màu xanh, với cái bọc ba ga vừa thay nệm, đang nằm đúng cái nơi mà ban nãy chàng đặt chống dựng nó xuống.
Chẳng nói chẳng rằng, mừng đến đánh bò cạp. Tư chạy vội đến rồi như sợ nó biến mất, lật đật vồ lấy , không thèm dắt mà thót liền lên yên chạy bay ra cổng.
May cho Tư, anh công an ngồi trong cái bốt gác nhỏ xíu cạnh cổng, đang cắm đầu vào tờ báo. Nếu không, với cái hành động khả nghi, phạm thượng ấy chắc chắn chàng sẽ bị tra hỏi đến nơi, đến chốn.
Khi Tân quay trở ra để nói với Tư cái giả thuyết của mình : Tân cho rằng có thể chiếc xe của Tư không bị đánh cắp mà do người chủ của chiếc xe kia lấy lầm. Chàng rất ngạc nhiên : Khổ chủ của chiếc xe bị mất và chiếc xe đang được xem là mất chủ, cả hai ban nãy còn sờ sờ giờ đã biệt dạng !
Tân thở dài tự hỏi "Cái thằng cha Tư nầy, đầu óc có bình thường hông ta ?" .
Bất giác chàng thấy giận Ý ngang xương, lẩm bẩm:
-Tại sao một người như vậy mà đi thương cái tên như vậy ? Thiệt là !!!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)26
Gửi bàiĐã gửi: 14 Tháng 5 2017, 00:00
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Tư đạp vèo vèo như bị ma đuổi, chạy một mạch đến bưu điện.
Nỗi mừng của việc tìm thấy chiếc xe đã chiếm hết tâm trí. Tạm thời những câu hỏi về sự xuất hiện đột ngột của nó, cùng chủ nhân gói bưu phẩm đều không còn chỗ trú trong đầu chàng.
Tư nghĩ thầm"lâu lâu cũng nên mất thứ gì đó, để đo lường giá trị của nó trong lòng mình và được thưởng thức niềm vui lớn lao khi tìm lại được ".
Đến bưu điện, Tư chẳng những chịu khó len chiếc xe của mình vào giữa hai chiếc xe khác. Chàng còn cố ý cho vòng khóa vào cả hai cái bánh trước, của mình và của cái xe bên cạnh, khóa chúng dính chung vào nhau, rồi xoa xoa hai bàn tay một cách khoái trá.
Tư cảm thấy hết sức an tâm, tự khen đã nghĩ ra phương pháp để bảo vệ chiếc xe đạp của mình một cách rất hữu hiệu. "Đúng là cái khổ đẻ cái khôn, nếu không xém mất xe, dễ gì mình nghĩ ra cái diệu kế nầy ". Chàng lẩm bẩm, tự hẹn từ nay sẽ áp dụng kế sách nầy triệt để.
Cô nhân viên hôm trước, tuy lần nầy không bị người yêu thúc hối, nhưng lại bị bao vây bởi một nhóm người xúm xít trước mặt.
Một ông, tuy khá lớn con cùng lớn tuổi nhưng lại hết sức rụt rè, đang năn nỉ cô ta :
-Cô làm ơn coi lại giùm...
Có lẽ đây không phải là lời khiếu nại đầu tiên của ông nên cô nhân viên cau mày gắt :
-Tôi đã nói rồi. Mấy món nầy bị cấm, ông đừng làm mất thì giờ của mọi người nữa !
Ông ta cố vớt vát:
-Nhưng mà...
Lần nầy cô ta không thèm nói hay nhìn ông ta, đưa tay đón lấy tờ giấy của người đàn bà đứng bên cạnh ông, nhìn rất chăm chú rồi lại gắt :
-Sao không điền ngày tháng vào rồi ký tên.
Người phụ nữ ấy có vẻ ít chữ nên ngại viết, nói một cách như van xin :
-Cô làm ơn ghi vô...
Cổ lại nói như nạt :
-Bà phải tự làm, tôi còn phục vụ mấy người khác nữa chớ đâu phải một mình bà.
Bà ta lật đật cầm tờ giấy lui ra, nét mặt ngại ngùng lúng túng trông rất tội.
Cô nhân viên ấy, chắc đã gặp cái cảnh nầy nhiều lần rồi nên trên gương mặt xinh đẹp ấy chẳng bộc lộ chút xíu cảm xúc nào, còn bồi thêm:
-Hôm nay thiệt xui, gặp cái gì không hà !
Câu nói thiếu thiện cảm ấy tuy làm những người xung quanh bất bình- đa số những người nầy đều lớn tuổi hơn cô ta- nhưng không dám bộc lộ mà càng tỏ ra e dè. Họ càng nói với cô bằng cái gọng hết sức nhẹ nhàng, gần như van xin. Chỉ mình Tư và một người con gái dáng vẻ giống sinh viên là cau mặt mà thôi!
Tư cảm thấy chút cảm tình đã có khi tiếp xúc ở lần trước với cô ta đã bay mất tiêu, mất biệt. Thay vào đó là sự ghét bỏ và bất mãn dâng lên đầy ắp trong lòng.
Gương mặt mà lúc mới gặp lần đầu, Tư thầm tấm tắc, cho là xinh đẹp đó. Bị sự vô cảm rạch lên từng nhát sâu đã trở nên xấu xí.
Cô gái nầy cũng giống với những cô mậu dịch viên ở các cửa hàng phân phối lương thực, nhu yếu phẩm. Cũng giống những nhân viên cả nam lẫn nữ ở các dịch vụ, công sở khác...Họ cư xử hoàn toàn trái ngược với những khẩu hiệu đã thuộc nằm lòng, rằng phải chứng tỏ mình là đày tớ của nhân dân..
Chính chế độ bao cấp đã biến người chủ, thượng đế thành kẻ đi xin xỏ. Cho nên ai cũng ngán ngẩm khi buộc phải đến những chốn "cửa quyền", phải tiếp xúc với các nhân viên, công chức.
Những người tự xưng là "nô bộc " đó, từ cấp thấp nhất cho đến cao nhất, ai may mắn có tí quyền hành nào là tận dụng một cách tối đa.
Tư vừa đưa tờ giấy báo ra vừa nói:
-Cô ơi làm ơn cho tui lãnh gói...
Chưa hết câu là bị cổ cự liền :
-Chờ đó đi ! Bộ không thấy cả đống người ở đây còn chưa được giải quyết hay sao ?
Cô ta còn rất trẻ, không chừng chưa tới hai mươi. Tư đoán chắc cái ô trên đầu của cô ta to lớn lắm, cái gốc bự lắm nên nói năng rất trịch thượng.
Tình trạng tuyển nhân viên theo tiêu chuẩn lý lịch, "nhất thân, nhì thế ", quan hệ cá nhân ưu tiên hơn tài năng và đức tính ấy đang phá hoại các cơ cấu quản lý. Guồng máy hành chánh ngày càng nặng nề, kém hiệu quả bởi không được những người thợ lành nghề, đầy nhiệt huyết vận hành.
Người ta hấp tấp phá bỏ rồi giao cho những người thiếu kiến thức xây dựng lại. Họ vô tình thay thế các vật liệu bền chắc bằng những thứ không phù hợp. Cho nên...
Có lần Tư đến một công sở, chàng ngạc nhiên khi thấy ở đó có hai phòng làm việc chức năng như nhau đang trong tình trạng trái ngược : Bên nầy thì mấy hàng ghế gần như hoàn toàn bỏ trống còn bên kia lại không đủ chỗ ngồi. Hỏi ra mới biết, cái chỗ đắc địa, ăn nên làm ra đó là do một nhân viên của chế độ cũ được lưu dụng điều hành, một trong những người được gọi là "nhân viên tại chỗ ".
Điều nầy cũng bởi các "nhân viên tại chỗ" không tạo cho mấy người "chủ" ấy một chút áp lực nào. Những "nô bộc" nầy phần đông đều lớn tuổi, ôm cái lý lịch đầy tì vết nên họ luôn nơm nớp lo âu. Họ bị ám ảnh rằng đến một ngày nào đó, sẽ bị gọi lên phòng tổ chức và được trao tận tay cái quyết định đình chỉ công tác. Vì lo sợ bị sa thãi nên họ phục vụ hết mình, hầu được đoái cái công sau để chuộc cái tội trước.
Tư xếp tờ giấy lại làm bốn rồi cất vào túi áo, không dám chìa ra nữa và kiên nhẫn ngồi chờ.
Hai cây kim của cái đồng hồ to tổ bố treo ngay giữa tấm vách sau lưng cô nhân viên và trước mặt Tư, đang nằm chồng lên nhau ở vị trí gần con số mười một.
Sắp đến giờ nghỉ để ăn trưa nên gương mặt của những người còn lại càng tỏ ra nôn nóng.
Cô "nô bộc" ấy cũng không còn bẳn gắt nữa. Những người tiếp theo được cô ưu ái hơn, có khi còn viết giùm, sửa giùm họ những chỗ ghi sai.
Chỉ còn một người nữa là tới chàng. Tư móc tờ giấy báo trong túi ra, cầm sẵn trên tay rồi đến đứng sau lưng cô gái sau cùng thứ nhì ấy.
Chờ cô ta đi ra khỏi quầy chàng mới dám đưa tờ giấy trên tay mình cho cô nhân viên, chưa kịp trình bày, đã nghe tiếng la chói lói của cô gái vừa đi ra:
-Ai khóa xe kỳ cục như vầy đây?
Tư chợt nhớ, vội chạy ra mở khóa. Cô gái cau có nhìn chàng gắt :
-Bộ đui hay sao mà...
Có lẽ sự chờ đợi, chầu chực nãy giờ khiến cô ta phát khùng. Nỗi bực tức vì phải chịu đựng, hạ mình trước cô gái trong kia đã có cơ hội để bộc phát. Cô không thể kềm chế được nữa , trút hết lên nạn nhân đầu tiên mình gặp nên đã nói với chàng như sỉ vả.
Tư rất mắc cỡ khi nhận ra hành động của mình hết sức ích kỷ. Chàng chỉ quan tâm với lợi ích của bản thân mà không ngại gây phiền hà cho người khác. Nỗi ân hận khiến chàng chẳng những không bất bình khi bị nàng mắng mỏ, mà còn cảm thấy nhẹ nhỏm như đã được đền tội.
Tư lật đật :
-Xin lỗi, xin lỗi !
Nhìn gương mặt đỏ bừng, cử chỉ lúng túng của chàng, cô gái "hạ hỏa" liền lập tức. Nàng bỗng nghe thương hại người con trai có nét mặt rất chất phác đang bối rối quá sức nên không làm tình, làm tội nữa. Một Ý nghĩ chợt nãy sinh trong đầu nàng: "Có khi anh chàng nầy cố tình làm thế để làm quen với mình đây mà ".
Điều nầy làm cô rất thích thú nên đổi liền thái độ. Cô nhìn Tư bằng tia mắt chứa chan thiện cảm rồi nói bằng giọng hết sức nhẹ nhàng :
-Không có chi !
Trước khi đi. cô gái còn ngoái lại nhìn Tư cười rất tươi làm chàng chới với.
Khi Tư bước vào, cô nhân viên không nói một câu, đưa tờ giấy cho chàng bảo ký vào.
Tư không nén được nỗi tò mò nên hỏi:
-Ai gửi vậy cô ?
Cổ trả lời :
-Anh gửi chớ ai !


-


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)27
Gửi bàiĐã gửi: 15 Tháng 5 2017, 00:49
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thấy cặp mắt của Tư sắp rớt vì kinh ngạc, người nữ nhân viên ấy liền giải thích:
-Gói hàng anh gửi tháng trước bị trả về vì không có người nhận.
Rồi cô ta cúi xuống, bưng cái thùng hàng đã nằm đợi sẵn dưới chân đặt lên bàn. Kế tiếp lấy ra một quyển sổ, viết vào đó rồi đưa chàng ký.
Tư cứ đứng như trời trồng. Những sự kiện quá bất ngờ liên tiếp xảy ra khiến các giây thần kinh chịu hết muốn nổi, chúng sắp bung nếu chàng không gồng mình kìm lại.
Cô gái thấy Tư đứng im ru, không chịu cầm cây viết mình đưa cho thì bực bội gắt :
-Hết giờ làm việc rồi đó ! Anh không ký nhận thì tôi lưu vào kho, sau nầy đừng có mà khiếu nại...
Tư đã định thần, chụp lấy cây viết rồi ký liền một cái rụp. Ôm thùng hàng đi ra mà quên cả cám ơn.
Cái thùng quà bị kết tội sát nhân ấy, vẫn còn mang những sợi dây bố ràng rịt khắp thân. Rõ ràng nó vẫn được giữ nguyên như khi gửi, chỉ hơi móp và trầy trụa vì phải di chuyển, bốc xếp nhiều lần.
Sau cơn chấn động, Tư liền tiếc hùi hụi, chàng ước gì Ý ráng ở lại Sài gòn thêm đôi ba ngày thì hay biết mấy. Đúng là con tạo trớ trêu !
Tư nghe nhẹ nhỏm biết bao khi cởi bỏ cảm giác tội lỗi đã mang trong lòng, đồng thời xót xa khi nghĩ rằng nàng vẫn đang mang tâm trạng nặng nề, khổ sở. Chắc Ý vẫn tự kết án mình mang tội ngộ sát, biến cuộc sống thành nhà tù vô hình, khiến bản thân và những người thương nàng cùng đau khổ.
Ngay lập tức, Tư quyết định mang thùng quà về quê cho Ý liền ! Chàng muốn giải tỏa sợi dây oan nghiệt ấy cho nàng càng sớm càng tốt.
Nghĩ vây nên Tư không quẹo vào nhà mà đạp xe luôn qua xóm đình, ghé đầu ngõ chỗ cây bả đậu để tìm ông bác chạy xe ôm hôm trước .
May quá ! Ông ta đang ngồi trên yên, miệng nhai, tay cầm một ổ bánh mì thịt.
Ông nhận ra Tư nên gọi rối rít :
-Cháu về rồi sao ? Nhanh vậy !
Tư hỏi :
-Bác rảnh hông ?
Ông gật đầu, nói:
-Thì cháu thấy đó ! Bác đang ngồi không.
Ông phân trần:
-Từ sáng tới giờ chưa có một người khách nào !
Tư hỏi:
-Giờ nầy còn xe về An Giang hông bác ?
Ông lắc đầu :
-Trễ lắm rồi, làm gì còn ?
Tư hỏi tiếp
-Bác có chạy nổi một lèo từ đây về đó không ?
Ông gật đầu lần nữa rồi nói thêm:
-Năm nào bác cũng chở bà nhà của bác về trển để rẫy mả cho cha, má bác và ông bà ngoại sắp nhỏ. Hể thấy mệt thì lựa mấy cái quán "cà phê võng" vô nằm nghĩ, về tới nhà khỏe re !
Tư hỏi tiếp:
-Bây giờ chở cháu về dưới rồi quay lên liền, bác làm nổi hông?
Ông hơi đắn đo:
-Thường thì bác phải nghỉ lại một ngày để lấy sức chớ đi liền thì chưa lần nào nên không biết !
Rồi ông hỏi:
-Cháu làm cái gì mà gấp dữ vậy ? Bộ có chuyện ngặt nghèo lắm sao ?
Tư thở dài:
-Còn hơn ngặt nghèo nữa bác. Cô gái đi cùng cháu hôm bữa đó đó, có người chồng chưa cưới đi học tập ở ngoài trung. Cổ gửi đồ ăn tiếp tế cho anh ta, trong đó có cà phê. Hôm đó cổ nhờ cháu đi mua giùm cà phê để gửi theo. Cháu bị mắc mưa nên cà phê bị ướt. Thế rồi cổ nhận được một cái thơ, báo tin rằng anh ta vì uống cái nước cà phê đậm đặc tan chảy, còn nằm trong bịch nên chết ngay lập tức. Cổ té xỉu liền vì cho rằng mình đã gây ra cái chết cho anh ấy. Cháu chở cổ vô bệnh viện rồi đưa về quê ngay sau đó. Giờ mới biết gói quà chưa tới tay ảnh. Anh ấy chết vì bịch cà phê khác trong gói quà khác chớ không phải của cổ. Cháu muốn mang gói hàng nầy về liền để cổ thấy tận mắt rồi an tâm mà sống.
Ông bác xe ôm nghe say sưa đến độ quên cả nhai.
Ông nuốt vội miếng bánh đã nhũn trong miệng, rồi nói:
-Bác thấy gói quà nầy đâu có phải thuốc cấp cứu mà cháu quýnh lên dữ vậy?
Tư cắt nghĩa :
-Tại bác hổng biết nên nói thế. Gia đình cổ chết hết ngoài biển rồi. Nhà ngoại cổ ở sát bên sông. Cháu sợ cổ quẩn trí rồi đâm đầu xuống đó để đi theo họ nên muốn đi liền tức khắc.
Ông bác xe ôm nhớ lại cái dáng đau buồn, câm nín của Ý hôm trước nên nói:
-Cháu nghĩ vậy cũng đúng, thôi cháu về nhà lấy đồ rồi mình đi !
Rồi ông gợi ý:
-Hay là tới đó mình ở lại một ngày. Sẵn bác dắt cháu ghé bên bác chơi cho biết ?
Tư lắc đầu, thở một hơi còn dài hơn nữa, rồi giải thích:
-Cháu mà ở lâu, chắc chắn sẽ bị mất nhà liền.
Ổng nhìn Tư, mấy cái dấu hỏi trong mắt cũng nhiều hơn hồi nãy. Tư bèn kể cho ông những rắc rối mà chàng gặp do lần trước đi không xin phép.
Ông liền hỏi:
-Vậy sao lần nầy cháu không xin phép ?
Tư lắc đầu:
-Không có thì giờ, cũng chưa chắc được cho. Có khi còn bị giữ rịt vì cho là cố tìm đường tẩu thoát.
Ông gật gù, ra vẻ thông cảm, rồi hối:
-Vậy cháu về lấy đồ đi rồi mình đi ngay lập tức !
Tư hỏi:
-Bộ bác không đem món gì theo sau?
Ông trả lời :
-Bác có mặc bên trong một bộ đồ ngắn. Xuống tới đó lột bộ đồ nầy ra giũ cho sạch bụi, máng lên phơi. Chừng nào về sẽ mặc vô trở lại.
Tư yêu cầu:
-Bác chạy theo cháu nghe ! Để cháu khỏi mắc công phải quay ra đây lần nữa.
Không chờ ông đồng ý, chàng đạp vút đi liền. Ông bác vội cho khúc bánh ăn dở đang cầm trên tay vào cái túi ni lông treo trên ghi đông trở lại, rồi chạy theo chàng.
Về đến nhà, Tư lấy cái túi đi đường đang nằm trong thau đồ chờ giặt ra. Chàng giũ mấy cái cho bụi bay hết rồi tóm mấy món đồ vừa bỏ ra để xếp vô trở lại.
Ông bác xe ôm đang dốc ngược chai nước trên miệng. Ông uống đến giọt cuối cùng để đẩy miếng bánh mì khô queo trôi tận ruột.
Ông đưa cái chai cho chàng và nói:
-Cháu cho bác xin một chai nước để đem theo.
Tư trao cái túi cho ông rồi xách cái chai chạy lẹ vô nhà, lật đật mở cái ổ khóa trên cửa rồi di vào bếp. Chàng nhấc cái ấm lên, nó nhẹ hều chẳng còn một giọt.
Đứng trong bếp Tư hỏi thật to:
-Hết nước chín rồi, cháu lấy nước từ rô bi nê được hông bác ?
Ổng cũng hét to để trả lời:
-Được mà, hổng sao đâu, bác uống nước sống không hà !
Tư đưa chai nước cho ông, chàng không hỏi nhưng vẫn được ông giải thích:
-Mấy người suốt ngày ở ngoài đường như tụi bác đâu có được uống nước nấu chín.
Rồi nói thêm:
-Ở nhà bác cũng uống nước nầy. Vợ bác tiết kiệm lắm! Bả không dám nấu nước uống sợ tốn củi. Mấy con vi trùng với cái ruột của bác quen mặt nhau quá rồi. Bây giờ tụi nó bắt tay chung sống êm ru, hòa thuận lắm! Chẳng thèm đánh đấm nhau làm chi cho mệt.
Ông nói tiếp:
-Ông bà mình nói cái câu "ở bẩn sống lâu "sao mà đúng quá mạng! Mấy người nghèo trong xóm bác họ sống dai lắm. Bác toàn chở mấy người giàu đi cấp cứu không hà! Bác để ý thấy càng giàu càng mang nhiều chứng ngặt nghèo, nào là nhồi máu, tiểu đường, tăng xông...Có người vô ra bịnh viện như cơm bữa. Người nghèo thì chỉ cần cạo gió, giác hơi, uống nước gừng, nước chanh là đủ. Họ nhờ trời thương nên ít bịnh lắm !
Ông lại nói bằng cái giọng triết lý:
-Bác thấy người ta bịnh vì lo nhiều hơn thiếu. Người nghèo ít bịnh một phần cũng nhờ họ ít lo lắng. Đã cùi rồi thì hết sợ lở. Nghèo cùng cực rồi đâm ra hết sợ nghèo nữa, yên tâm mà sống. Bác thấy người nghèo ít ai tự vận lắm, chỉ có mấy người đang giàu rồi bị sập tiệm, sợ nghèo quá nên trốn nó mà chết thôi hà ! Mấy người nghèo cũng dễ vui hơn mấy người giàu. Lâu lâu có ai nấu món gì đem lại cho là mừng hết lớn. Mấy người giàu hay sinh bụng nghi ngờ, thấy ai tỏ ý thân mật với mình thì lo ngại lắm ! Họ có nhiều thứ, mà thứ nào cũng nhiều nên sợ mất lắm !
Tư cười một cách thích thú trước nhận xét hóm hỉnh của ông bác xe ôm vui tính ấy. Gương mặt thanh thản, tính hài hước bộc lộ trong cách nói rất có duyên ấy, khiến Tư càng có cảm tình với ông hơn.
Tư nhận ra, chính những dịp tiếp xúc như thế nầy giúp mình thấy cuộc đời thêm đẹp. Không hiểu sao khi trò chuyện với những người bình dân, tính tình chơn chất Tư đều hết sức thích thú. Tâm hồn Tư được trong hóa như khi đọc những quyển truyện hay của các văn hào tầm cỡ !
Cho dù không hoàn toàn đồng ý một trăm phần trăm với ông. Chàng vẫn đáp :
-Đúng vậy đó bác.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)28
Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 5 2017, 00:54
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Chờ Tư yên vị rồi ông ta liền đề pa cho xe chạy. Ông không đi ra đường lớn mà chạy thẳng xuống bờ kinh.
Biết Tư ngạc nhiên nên ông giải thích :
-Bác tạt qua nhà để báo với bác gái một tiếng, kẽo tối nay không thấy bác về bả lo không ngủ nổi, cái rồi sanh bịnh là phiền phức lắm !
Tư hỏi :
-Nhà bác gần đây hông?
Ông đáp:
-Mút con kinh nầy là tới.
Khoảng mười phút sau ông dừng lại ở một căn nhà nhỏ, mái tôn, có cái hàng rào trồng bông giấy cao nghệu, nằm đối diện con kinh rồi nhấn còi inh ỏi .
Một người phụ nữ đứng tuổi hớt hải chạy ra, tay còn cầm cái nấp vung nồi. Thấy ông bà cười tươi rói, không thèm hỏi gì hết mà nói liền :
-Hên quá, tưởng ông không về mà ăn bữa mắm kho nầy với tui rồi chớ !
Chợt nhận ra Tư bà khựng lại hỏi :
-Chú em nầy là ai ?
Ông liền giải thích :
-Khách đi xe. Tui phải chở chú về quê mình gấp lắm! Tui tính đi luôn mà sợ bà trông, ghé nói cho biết chớ không phải về ăn cơm đâu !
Nhìn gương mặt tiu nghỉu của bà, Tư thấy tội quá ! Chàng nhớ ngày xưa má làm món ngon, rủi mà mình vắng mặt bất tử là buồn lắm, nên nói :
-Bác vô ăn một miếng cho bác gái vui rồi hãy đi.
Ông và bà vợ nghe Tư nói vậy thì mừng ra mặt. Nhứt định mời vào ăn chung, cho dù chàng hết sức từ chối cũng bị họ lôi đi tuồn tuột .
Món mắm kho do chính tay dân có gốc "mắm" làm khác xa dân Sài Gòn.
Cái nồi mắm nầy không có màu hồng hồng vì mắm không bị ướp màu đỏ. (Khẩu vị của dân Sài gòn bị người Hoa chi phối cho nên họ khoái cho màu đỏ vào các món ăn) Cũng không cho thêm đồ biển như tôm, mực... thêm vào, chỉ có cá lóc và thịt ba rọi mà thôi.
Đồ "bổi" cũng chỉ có cà tím, thiếu khổ qua, đậu đũa, đậu bắp... Bù lại, rau ghém được trộn nhiều thứ hơn. Ngoài rau muống chẻ, giá sống, rau thơm còn có thêm bông súng, ngò gai, bắp chuối cùng bẹ chuối non xắt mỏng.
Tư chưa bao giờ được ăn món mắm kho ngon đến vậy! Chàng cũng nhận ra rằng nồi mắm kho ngon không cần phải xài phụ liệu phong phú và mắc tiền.
Tư hỏi thật lòng:
-Bác kho mắm rất đơn giản, cho ít thứ vào hơn mà ngon hơn mấy chỗ cháu ăn trước đây nhiều lắm ! Bác có áp dụng bí quyết gì hông vậy bác ?
Bà trả lời :
-Có bí quyết gì đâu, nhờ mắm ở nhà làm gởi lên cho, nó ngon sẵn rồi chớ tui đâu có tài cán gì !
Tư hỏi:
-Mắm làm như thế nào hả bác ?
Bà đáp:
-Cá làm mắm phải rửa cho thiệt kỹ, xóc cho thiệt ráo nước rồi mới cho vào lu rắc muối vô. Ủ đủ ngày rồi vớt ra chao đủ đường, đủ thính rồi ủ tiếp. Để cho nó ngấm mới đem ra xài. Xài tới đâu lấy ra tới đó. Đừng lấy ra nhiều quá, mắm đã ra gió rồi mà xài hổng hết là bị hôi ê, hổng ngon. Mắm mà ngon kho mau rục và thơm lắm!
Tư nghe mê món mắm quá nên hỏi để học:
-Kho mắm khó hông bác?
Bà lắc đầu:
-Dễ ợt ! Bỏ mắm vô cái nồi nhỏ, đổ nước ít ít rồi bắt lên bếp, nhớ cho lửa riu riu thôi. Khuấy cho mắm tan hết, thịt không còn dính vô xương thì nhấc xuống. Lấy cái rỗ đan khít như rỗ lược dừa để lọc bỏ xương, đổ thêm nước vô mớ cặn xác mắm, làm thêm vài lần để rửa cho hết thịt của mắm. Mỗi lần chỉ thêm vô chút xíu nước thôi. Xả rửa sạch, lấy gốc bỏ lá, đập thiệt giập, xắt mỏng rồi bầm nhuyễn với ớt bỏ hột. Bắt cái nồi trộng trộng lên bếp, cho lửa lớn. Rưới chừng một muỗng mỡ cho đều khắp đáy nồi, đập tỏi phi thơm rồi cho xả và thịt ba rọi vào xào, cá thì khỏi. Cho thêm một muỗng đường vô chung cho thịt có màu vàng. Thịt trong, cho tô mắm đã lượt vào nấu, chờ mắm sôi cho cá với cà tím vô, đợi sôi thêm vài dạo thì nhấc xuống.
Rồi bà dặn tiếp:
-Nhớ chịu khó lọc làm sao cho mắm không bị lỏng. Mắm lỏng, bị lạt cái rồi cho muối hay nước mắm vô thêm là hết ngon, mất mùi vị của mắm liền. Thà là lấy nước cốt hơi đặc rồi thêm nước từ từ.
Cách nấu của bà không khác má chàng nhưng cách ăn thì khác hẳn. Mỗi người ngoài cái chén bới đầy cơm còn có thêm cái chén không để bên cạnh.
Bắt đầu bữa ăn, bà đưa cho Tư một trái ớt, biểu giầm cho nát vô cái chén không trước. Kế đó mới gắp rau cho vào ( rau ghém đã được xắt nhỏ trộn đều trước), chan mắm cho ngập rồi bưng lên miệng và, y như ăn cơm vậy đó ! Hể ăn một đũa cơm là và thêm một đũa mắm.
Cái mùi, cái vị của tô mắm, cùng rỗ rau ghém tươi ngon khiến Tư quên mất phép lịch sự, chừng nhớ ra thì nồi cơm của gia chủ đã cạn sát đáy.
Tư ngại quá nên nói một cách ngượng ngùng:
-Con của bác lát nữa về, chắc phải nấu cơm thêm để ăn rồi !
Ông liền chỉ cái bàn thờ. Tư nhìn theo thấy có tấm hình một cô gái còn trẻ, tóc dài trên đó .
Ông cười rồi nói :
-Nó ăn trước mình rồi cháu đừng có lo.
Tư chới với, e ngại gấp mấy lần hơn lúc nãy, vì vô tình chạm vào vết thương của họ. Tư hỏi :
-Chị ấy tại sao mãn phần sớm như vậy hả bác ?
Bà trả lời, giọng buồn buồn :
-Bị xe đụng.
Tư muốn hỏi thêm là cô con gái ấy chết đã bao lâu mà không dám.
Ông biết Tư ngại nên nói kiểu cà rỡn :
-Cái con nhỏ nầy nó không chịu ăn độn nên đi cõi khác trước hai bác. Con bất hiếu như vậy nên bác cũng không thèm thương nhớ gì hết !
Rồi hối :
-Cháu uống hết ly nước rồi mình đi kẽo trễ !
Tư nói với bà :
-Cám ơn bác nhiều lắm ! Cháu chưa bao giờ được ăn mắm kho ngon như vậy !
Bà cười tít mắt ra vẻ hài lòng rồi kéo ông vô bếp. Tư đoán là họ đang cãi nhau, tiếng gắt gỏng của ông lấn lướt giọng lí nhí của bà.
Lát sau ông quay ra, Tư thấy trên người ông đã mang thêm áo gió cùng một cái nón lưỡi trai cũ xì trên đầu.
Ông nổ máy xe, gài số, rồ ga... sắp chạy bỗng nghe tiếng bà gọi giựt ngược:
-Khoan khoan, chờ tui một chút ông ơi !
Rồi chạy bay ra tay xách theo chai nước.
Ông cằn nhằn :
-Đã nói có rồi mà còn bắt xách thêm cho bằng được mới chịu. Cái bà nầy thiệt là...
Bà giải thích:
-Ăn mắm khát nước dữ lắm ! Hai người hai chai nước mà thấm tháp gì ? Một người hai chai còn chưa uống đủ, nghe lời tui đi mà ! Chịu khó xách theo để khỏi kiếm chỗ xin nước .
Ông chắc lưỡi:
-Quán cà phê trên đường đếm không xuể, mắc gì phải kiếm chỗ xin?
Bà vói tay nhét thêm vô túi áo ông một chai dầu gió nhỏ xíu, vừa làm vừa nhìn ông bằng tia mắt van nài khiến ông chẳng thể nào từ chối.
Bà quay sang Tư, đưa cái nón kết cho chàng rồi nói:
-Cái nầy của ổng, cũ nhưng tui giặt sạch rồi. Cháu cầm xài đỡ. Đi đường nắng dữ lắm !
Tư cầm lấy, cám ơn rồi đội liền cho bà vui.
Ông hỏi, giọng giận giận, thương thương :
-Đủ chưa ? Đi được chưa ?
Bà gật đầu cười rồi dặn:
-Chạy từ từ ...
Chưa nghe hết câu ông đã vọt lẹ liền.
Tư thấy cảm động trước sự chăm sóc ân cần, chu đáo của bà đối với ông nên nhận xét :
-Hai bác già mà coi bộ hạnh phúc quá !
Ông nói:
-Có hai vợ chồng ở nhau thôi ! Cũng đã quen hơi bén tiếng rồi, không thương làm sao được !
Rồi hỏi :
-Ba má cháu chắc cũng vậy hả ?
Tư đáp : .
-Ba cháu chết lúc cháu còn nhỏ xíu, nên hổng biết !
Ông hỏi :
-Bộ má cháu không kể gì hết sao ?
Tư không muốn nói dối nên đáp
-Má cháu không có nhắc, chắc tại...
Nói tới đó Tư ngưng ngang vì chẳng biết nói gì thêm.
Ông vội đỡ lời :
-Chắc tại ba cháu mất lúc má cháu còn trẻ, ở với nhau chưa nhiều. Vợ chồng phải sống chung càng lâu, cái nghĩa, cái tình mới càng thấm thiết.
Ông dừng vài giây rồi hỏi:
-Cháu có nghe qua cái câu nầy chưa ?
Ông hắng giọng đọc :
- "Mắm càng lâu càng thấm, vợ chồng già thương lắm mình ơi !"
Rồi ông tâm sự:
-Vợ bác hồi trước không chịu ưng bác, bị đòn dữ lắm bả mới chịu cho cưới. Lấy vợ đã ba, bốn tháng mà bác vẫn còn trai tân. Tới chừng bả bịnh thập tử nhứt sanh, bác săn sóc hết lòng bả mới chịu cho bác thương đó chớ. Đàn bà coi vậy chớ dễ xúc động lắm cháu ơi !
Ông bác xe ôm nói một cách vô tình, không ngờ đã thổi bùng cái ngọn lửa của niềm hy vọng đang leo lét trở thành le lói trong lòng Tư.
Chàng nghe vui vui, ôm chặt cái thùng hàng hơn rồi tự nhủ:
-Biết đâu ! Ờ ! biết đâu...


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)29
Gửi bàiĐã gửi: 17 Tháng 5 2017, 00:03
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Qua khỏi Trung Lương, ông bác xe ôm không chạy theo mấy chiếc xe đò để đi đường lớn dẫn ra bắc Mỹ Thuận mà quẹo qua con lộ nhỏ.
Tư hỏi, giọng ngài ngại:
-Bác có đi lộn đường hông vậy ?
Ông cười, đáp rất tự tin :
-Cháu yên tâm đi ! Mỗi năm bác về quê trên một chục lần : Giỗ cha má bác và ông bà nhạc, đám hỏi, đám cưới mấy đứa cháu, đám tang bà con, rẫy mả, ăn tết, cúng thanh minh...Toàn đi con đường nầy không hà. Bác thuộc nằm lòng, cháu đừng có lo !
Rồi ông hỏi:
-Cháu đi xe đò qua ba cái bắc mới tới phải hông?
Tư gật và đáp một lượt:
-Dạ.
Ông nói một cách đắc chí:
-Bác cháu mình đi đường nầy chỉ cần qua một cái phà nhỏ thôi. Không phải đợi lâu mà còn gần hơn mấy chục cây số nữa đó cháu!
Tư ngạc nhiên :
-Sao xe đò không chạy đường nầy cho tiện hả bác ?
Ông giải thích :
-Họ phải đi qua Long Xuyên, Châu đốc để bỏ hàng, cho khách xuống, nên bắt buộc phải đi con đường đó. Đường mình đi đây là đường tắt, chạy một lèo đến Hồng Ngự thì dừng.
Tư tấm tắc :
-Tên Hồng Ngự nghe hay quá ! Cảnh ở đó đẹp hông bác ?
Ông gật đầu:
-Ở đó là vùng Đồng tháp mười, tôm cá, chim cò, muỗi mòng...cái gì cũng nhiều hết.
Tư lại hỏi:
-Xứ đó trù phú như vậy chắc dân cư giàu lắm hả bác ?
Ông thở dài :
-Mỗi năm nước lũ từ Cam pu chia đổ xuống một lần. Năm nào lũ lớn quá thì mùa màng thất bát, nhà cửa, ruộng vườn bị ngập. Của cải giành giụm hao hụt nhiều, có khi mất trắng phải làm lại từ đầu, cho nên phần lớn đều nghèo với đủ sống, ít ai giàu lắm cháu ơi !
Ông ngậm ngùi nói tiếp :
-Tội nghiệp dân làm ruộng ! Cực hơn hết thảy mấy nghề khác mà cũng nghèo hơn hết thảy.
Tư hỏi:
-Bác sống ở Sài Gòn lâu chưa ?
Ông đáp:
-Cũng ba chục năm có hơn.
Tư lại hỏi tiếp:
-Sao bác không ở quê nữa mà tới Sài gòn vậy bác ?
Ông trả lời :
-Đúng là con người ta ai cũng có cái số hết cháu ơi ! Bác có duy nhứt một đứa con thôi, vậy mà nó bị tim bẩm sinh, chở lên chở xuống nhà thương hoài nên dời về Sài gòn ở luôn cho tiện. Cũng may lúc đó tụi bác còn khỏe. Hai vợ chồng bác hết làm thuê làm mướn lại đổi sang buôn bán. Bả nhờ biết nấu nướng chút đỉnh nên bán bánh, bán bún, bán cơm... Bác với con gái phụ vô một tay, chẳng những đủ ăn mà còn dư dật.
Ông lại thở dài :
-Hai vợ chồng bác làm cật lực, để dành sắp đủ tiền để mổ cho nó. Cái rồi con gái bác bị xe đụng, bể đầu chết liền không kịp trối một tiếng. Vợ bác buồn quá làm hết nổi, bịnh tới bịnh lui hoài. Bác gom tiền để dành mua chiếc Hon Da 67 nầy để chạy xe ôm, cũng đủ độ nhựt.
Tư hỏi:
-Sao hai bác không về quê để ở gần bà con ruột thịt.
Ông nói:
-Hai bác già rồi, không đủ sức làm ruộng làm rẫy nữa. Ở Sài gòn coi vậy mà dễ sống hơn quê mình. Cái buồn thì nhiều nhưng cái bực ít hơn.
Im lặng một chút ông lại nói tiếp :
-Hai bác chỉ cầu mai mốt chết chung một lượt. Chớ kẻ đi trước người đi sau thì khổ lắm ! Về quê may ra còn có mấy đứa em, mấy đứa cháu tới lui dòm ngó giùm, lại gần mồ mả của ông bà. Tới chừng nằm xuống khiêng ra gần xịt. Bác cũng có chút đỉnh, tính về dưới cất cái chòi nhỏ nhỏ trên miếng đất hương hỏa, rồi trồng trọt lai rai chắc cũng đủ ăn. Vậy mà nghĩ tới nghĩ lui lại thấy hổng êm chút nào !
Tư ngạc nhiên:
-Sao vậy bác ?
Ông giải thích :
-Được cái nầy, mất cái kia cháu ơi ! Ở Sài gòn thì thiếu người tâm sự, khi thắt ngặt khó tìm người giúp đỡ. Ở quê mình thì khổ kiểu khác !
Tư hỏi :
-Khổ kiểu gì ?
Ông do dự :
-Bà con mình nói quan tâm cũng được mà nói tò mò cũng hổng sai ! Cái gì cũng để mắt, để tai, để miệng tới. Mình mà vô tình làm mất bụng ai là bị họ rêu rao cho mọi người ghét lây khó sống lắm ! Đã vậy còn phải lo trả nợ miệng dài dài mới khổ đại hạng.
Tư thắc mắc :
-Nợ miệng là nợ gì hả bác ?
Ông chắc lưỡi:
-Hổng biết tại làm sao mà thiên hạ ngày càng chạy theo hình thức. Hồi bác còn nhỏ, ít ai làm đám giỗ rình rang lắm ! Bây giờ thì thôi, họ đua nhau làm cho lớn, mời khách cho đông. Vừa được tiếng có tiền vừa được khen có hiếu. Ở quê bác đi ăn đám giỗ chỉ đem cúng cặp rượu, hộp bánh là đủ, không tốn kém nhiều. Ngặt cái nỗi phải mời qua mời lại. Mình ăn nhậu phủ phê ở nhà người ta rồi, tới phiên phải làm trả lại sao coi cho được. Mà đám sau phải bằng hoặc hơn cái đám trước mới khỏi sợ bị chê cười. Một năm mỗi nhà ít gì cũng vài ba đám. Mất thì giờ là một chuyện, mất sức khỏe mới ác. Họ nhậu búa xua, ai đem cúng thứ gì là lôi ra uống cho hết. Ba cái rượu đế ngày xưa làm bằng nếp rặc, bây giờ nghe đâu họ mua men công nghiệp bỏ vô nước cho có độ nồng, độc không biết bao nhiêu mà nói !
Tư thở dài :
-Nghe bác nói cháu cũng dội. Về đây thấy khí hậu mát mẻ cây cối xanh tươi, cháu đang ham mà nghe bác than nên cũng sợ. Cháu không thích uống rượu, cũng dỡ tệ cái vụ nói năng giao tiếp. Cháu yêu thiên nhiên nhưng lại sợ con người, chắc sống ở núi rừng hợp hơn.
Ông bác xe ôm lắc đầu, nói :
-Chưa chắc !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)30
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 5 2017, 05:37
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Con đường họ đang đi thuộc loại tỉnh lộ. Nó không rộng, không kiên cố, có rất nhiều ổ gà nên mấy chiếc xe hơi, xe gắn máy và cả xe đạp đều hì hụt, vất vả.
Tư nghe cả người ê ẩm, chân tê, lưng mỏi... Nhưng bù lại hai mắt được no nê .
Chạy song song và ôm sát con đường là hai con mương không sâu lắm ! Người ta trồng sen, súng, rau muống, rau ngổ, ấu...và những loại thủy sinh khác. Đặc biệt là những mảng lục bình với những chùm hoa màu tím rất đẹp. Loại nầy không được trồng, không được săn sóc nhưng rất khỏe, tăng trưởng nhanh, sinh sản mạnh, chiếm gần hết mặt nước, đến độ chúng bị vớt bỏ lên bờ để ghe, xuồng di chuyển dễ dàng.
Tư đang thầm khâm phục sự dẻo dai của ông bác xe ôm, thì chiếc xe chậm dần rồi dừng lại trước một căn nhà sàn sát bên lộ.
Căn nhà nầy giống chòi nhiều hơn vì bốn bề không có vách. Chiều dài chừng ba mét còn chiều rộng thì mênh mông, đến gấp bốn gấp năm lần chiều dài.
Trong chòi có đến năm chiếc võng và hai cái bàn thấp chủm cùng tám cái ghế đóng bằng tre.
Vừa bước xuống xe, không chờ chủ quán mời, ông bác xe ôm và Tư mỗi người chọn liền một cái võng. Họ cùng thả lưng nằm xuống rồi thở cái khì một lượt.
Chủ quán là một phụ nữ trung niên, đang nằm trên cái võng xa họ nhứt với một đứa bé còn rất nhỏ. Bà ta đang dỗ cho cho nó ngủ.
Thấy có khách đến bà vẫn ôm đứa bé trong tay rồi nhẹ nhàng ngồi dậy. Bà đặt đứa bé nằm xuống võng trở lại, để cái gối ôm be bé vào hai cánh tay nhỏ xíu, dằn cái mền lên ngực cho nó không bị giựt mình và vẫn còn cái cảm giác được ôm trong vòng tay của bà.
Vừa bới tóc lại bà vừa hỏi:
-Ông anh với chú em đây dùng gì ?
Bác xe ôm hỏi Tư:
-Cháu uống nước dừa hông ?
Vừa hỏi ông vừa chỉ tay vào một quầy dừa trái nhỏ xíu bằng cái chén ăn cơm.
Nhìn quầy dừa với mấy trái đèo ngắt héo queo, Tư chẳng thấy thèm chút nào, trong bụng nghĩ thầm :"Dừa non xèo, đâu có mùi vị gì, thà uống nước sướng hơn". Thế nhưng vẫn gật đầu và đáp nhẹ hều:
-Bác uống thì cháu cũng uống.
Ông bác biết Tư do dự, chắc cho rằng không ngon, chẳng muốn uống nhưng ngại mất lòng ông và chủ quán nên không dám từ chối.
Ông cười mỉm chi, rồi bảo :
-Chị chặt cho bác cháu tui hai trái dừa.
Bà ta hỏi:
-Có cạy lấy cơm hông ?
Ông lắc đầu :
-Thôi khỏi ?
Bà rút cái mác bén ngót giắt trên mái hiên xuống, vạt cái đuôi nhọn của trái dừa chỉ với một nhát. Không trút nước ra ly mà cho một cái ống hút vào rồi đưa cho bác xe ôm trước. Ông ta uống liền không chờ Tư.
Cầm trái dừa nhỏ xíu trên tay Tư hơi ngần ngại. Chàng hút một hơi ngắn bỗng dừng lại liền, nhả cái ống hút ra rồi nhìn đăm đăm vào bên trong và cả bên ngoài trái dừa.
Gương mặt bác xe ôm biểu lộ sự khoái trá cực kỳ.
Ông hỏi:
-Cháu thấy sao ? Ngon hông ?
Sự ngạc nhiên và thán phục tràn đầy trong giọng nói của Tư:
-Cháu chưa từng uống thứ dừa nào mà ngon đến vậy. Nếu không nhờ bác biết mà giới thiệu, chưa được thưởng thức qua, nghe tả thôi cũng không tin được. Cháu cám ơn bác lắm !
Ông bác nói một cách tiếc rẻ:
-Phải chi rộng rải thì giờ, bác dắt cháu đi tùm lum cho biết mấy món đặc sản ở quê bác. Trên đó cũng có nhiều thứ ngon lành lắm !
Tư uống từng chút, cố kéo dài cảm giác thú vị. Trái dừa cạn queo còn chưa muốn bỏ, nhìn nó thêm một chập rồi hỏi tiếp :
-Dừa nầy tên gì, có mắc hông bác ?
Bác ta cười, đáp:
-Nó tên là dừa "ẻo". Giá chừng gấp rưởi trái dừa xiêm thôi !
Tư hỏi tiếp :
-Quê bác có trồng thứ dừa nầy không ?
Ông lắc đầu :
-Không, cái giống nầy chỉ có ở miệt dưới như Gò Công, Mỹ tho...thôi hà !
Tư ao ước:
-Phải chi bác cháu mình về đây, mua một miếng đất rồi trồng chừng một trăm cây dừa như vầy để uống thả ga, đã đời hén bác !
Bác ta cười rồi nói :
-Mình không có thứ nầy thì được thứ khác. Lâu lâu hưởng một lần mới quí, nhiều quá đâm nhàm. Giết mất cái ngon đi. Ông trời coi vậy mà công bằng lắm cháu. Chỗ nào mà thiếu thứ nầy thì ổng bù lại cho thứ khác liền. Chỗ thì tôm cá nhiều, chỗ thì cây trái tốt.
Tư hỏi cắc cớ:
-Sài gòn thì được trời cho món gì vậy bác ?
Ông bác cười :
-Cho người ta, dân Sài gòn giỏi lắm, không có đất mà họ trồng ra tiền ra bạc mới hay.
Gió thổi hiu hiu. Tư nằm trên võng, thòng một chân xuống để đưa qua, đưa lại. Hai bàn tay chồng lên nhau, lót sau ót để nhìn cho dễ. Tâm trạng chàng chưa bao giờ được sảng khoái như thế nầy.
Ông bác xe ôm đang nằm nhắm mắt định thần. Tư cũng muốn ngủ nhưng tiếc. Bà chủ quán thấy chàng mở mắt trao tráo, bèn kéo ghế lại, ngồi gần rồi bắt chuyện:
-Chắc cháu mới đi đường nầy lần đầu tiên hả ?
Tư đáp bằng cách hỏi lại :
-Sao bác biết ?
Bà cười :
-Khách đi thường, ghé quán là nằm nhắm mắt liền, như cái ông anh nầy đó ! Mấy người tới đây lần đầu như cháu là hay ngó chỗ nầy, chỗ khác.
Vừa nói đến đó bỗng đứa bé ré lên một tiếng. Bà lật đật chạy đến, tay đưa võng, miệng nói:
-Ngoại nè ! Ngoại nè !
Nãy giở Tư đang thắc mắc nghĩ thầm " bà chủ quán nầy chắc cũng cỡ má mình, vậy mà con còn nhỏ xíu, thì ra...
Chàng bèn hỏi:
-Con gái bác đâu ?
Bà trả lời:
-Nó đi hái ấu rồi.
Rồi bà hỏi:
-Cháu biết trái ấu hông ?
Tư lắc đầu.
Bà đẩy thêm vài cái cho chiếc võng đưa đều, miệng ru mấy câu ầu ơ, ví dầu...Chờ đứa bé ngủ yên trở lại, bà liền bước lại sạp, lấy từ cái thúng đặt trên đó ra một thứ có hình dạng như cái đầu của con trâu thu nhỏ, màu tím gần như đen, đưa cho chàng rồi nói:
-Nó nè !
Tư cầm lấy, thấy cứng như đá nên hỏi:
-Trái nầy để làm gì hả bác ?
Bà trả lời :
-Để ăn.
Thấy Tư săm soi ra vẻ nghi ngờ. Bà hối :
-Cháu cắn cho nó bể làm hai rồi ăn cái ruột ở trong đi, cho biết với người ta .
Tư làm theo. Trái ấu gãy ở ngay chính giữa, để lộ phần thịt màu tím rất nhạt gần như trắng. Chàng nhai thử. Nó không mùi và có vị bùi của khoai, của hột mít luộc.
Bà hỏi:
-Cháu thấy ngon hông ? Có thích hông?
Tư không thích lắm nhưng gật đầu cho bà vui.
Bà nói một cách sốt sắng:
-Nó mát và bổ lắm cháu, đem hầm giò heo, nhứt là nấu chè, ăn không thua hột sen chút nào !
Thấy Tư thờ ơ, bà hơi phật ý nên làm thinh, không thèm quảng cáo thêm cái ngon, cái bổ khác của trái ấu nữa.
Tư bỗng hỏi :
-Bác ăn ở chỗ nầy luôn sao ? Cháu thấy nhà không có vách thì làm sao mà ...
Bà chỉ tay về phía sau lưng Tư, nói :
-Tối bác với con gái, cháu ngoại về đó ngủ, sáng mới ra đây .
Tư nhìn theo hướng tay bà chỉ, thấy có một căn nhà lá nhỏ phía bên kia mương với cây cầu nối qua quán. Cách đó một đổi có vài mươi căn tạo thành một xóm nhỏ.
Những căn nhà ở đây đều nhỏ, chỉ một hoặc nhiều lắm là được hai gian. Vật liệu chủ yếu là tre, lá và cây tràm. Chúng không đứng khít rịt bên nhau để ăn gian một tấm vách như ở chợ, mà tách nhau ra để tạo thành những cụm nhỏ chừng năm bảy căn. Mỗi căn cách nhau hơn chục thước.
Đấy là khoảng cách lý tưởng để bạn có thể sai con, sai cháu... bưng một tô canh, tô cháo, dĩa bánh khọt, bánh xèo vừa lấy từ bếp xuống, đem biếu láng giềng. Người nhận có thể ăn liền không phải thổi và cũng không cần hâm lại.
Tất cả đều cất giống hệt nhau, nhà sàn, lót ván hoặc vỉ tre, lợp lá.
Những căn nhà ấy đều có một cây cầu nhỏ trước nhà, bắc qua con mương để ra lộ. Dưới chân cầu thường có những chiếc xuồng nhỏ, hoặc cái bè ghép bằng vài cây chuối. Điều nầy chứng tỏ dân ở đây đi lại bằng đường thủy nhiều hơn.
Mấy cây cầu khỉ nối chúng với con lộ được chia làm ba nhịp, nhịp giữa không được gắn dính để có thể lấy ra cho những chiếc xuồng chở đồ cồng kềnh chui qua, chui lại.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)31
Gửi bàiĐã gửi: 18 Tháng 5 2017, 23:35
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Tiếng gáy êm êm của ông bác xe ôm y như tiếng ru đưa Tư vào giấc ngủ. Chàng đang thiu thiu bỗng nghe tiếng nói của một cô gái:
-Nó có khóc đòi bú hông má ?
Bà chủ quán trả lời:
-Có chớ sao không ? Má cho uống một chén nước cháo đường nó mới chịu ngủ đó !
Tư hé mắt nhìn, chàng thấy cái lưng của chiếc áo bà ba đen ướt đẫm trước mặt, chắc đó là cô con gái của bà chủ quán đi hái ấu đã về .
Như để chứng minh cho điều đó. Cô gái đặt cái thúng ấu đầy ngang miệng, đang bưng bên hông xuống tấm giạt tre rồi hỏi, giọng buồn hiu :
-Sáng tới giờ bộ hổng bán được ấu hả má ?
Bà chủ quán thở dài:
-Chỉ có một người đàn ông chở đứa con gái ghé lại mua một đồng thôi hà !
Rồi bà nói :
-Âú mới luộc để tới mai cũng không sao. Miễn là trải nó ra rời rạc từng trái, hong gió cho đừng bị nong nước bên trong là bảo đảm hổng hư, để mai còn bán được con đừng có lo.
Cô gái nói:
-Con hổng có lo nó hư, lo không vét đủ tiền đóng hụi thôi hà.
Rồi cô nói :
-Để con đội thúng ấu sống nầy ra chợ coi có bán được hông.
Bà má cản :
-Giờ nầy chợ gần tan rồi bán ai mà mua. Con đi rồi con nhỏ thức dậy đòi bú thì làm sao ?
Bỗng bà lại đổi ý :
-Thôi, có muốn đi thì đi lẹ lẹ. Chừng nào về thì ghé nhà hai Rô kêu nó đem một quầy dừa dâu cho má nghe, còn có ba trái nữa là hết !
Cô gái can :
-Dừa đó nặng vốn lắm, ở đây đâu ai có tiền mà uống. Mấy người khách có tiền thường ở xa không hà, họ thấy trái nhỏ xíu thì tưởng còn non đâu rớ tới. May mà ông bà độ, chớ hôm bữa về nhà thấy má rinh nó về con rầu hết biết. Bán hết quầy nầy thì dẹp nó luôn, đừng mua thêm nữa má ơi !
Bà má rầy :
-Bán thì phải có thứ nầy thứ kia. Quán người ta thì mỗi ngày thêm một món, quán mình thì cứ bớt lần lần, riết rồi chỉ còn mì ăn liền với nước ngọt.
Cô gái nhắc :
-Má có nhớ cái quầy dừa hôm sau tết hông ? Ế nhệ hổng ai mua...
Bà má gắt :
-Thì có bỏ trái nào đâu, mình cũng uống hết vậy !
Cô gái cười:
-Uống mà xót ruột muốn chết, lần đó muốn đứt vốn luôn, con tởn tới già rồi.
Bà mẹ lại gắt :
-Hổng mua thì thôi, đi lẹ đi để con nhỏ thức dậy, nó thấy là đeo dính luôn, ở đó mà đi !
Cô gái lật đật cặp cái thúng ấu bên hông rồi đi nhanh như chạy.
Tư bỗng nghe tiếng ông bác xe ôm nói với bà chủ :
-Chị chặt cho tui thêm hai trái dừa, lấy cái bịt chắc chắc đựng thêm năm đồng ấu giùm rồi tính tiền luôn !
Gương mặt bà chủ hớn hở lên liền như trúng số.
Chờ lên xe, đi một quảng rồi Tư mới hỏi:
-Bác nghe bà chủ nói chuyện với con gái nên mua giùm phải hông?
Ông gật đầu :
-Thấy họ mà nhớ tới cái lúc gia đình bác chưn ướt chưn ráo mới dọn xuống Sài Gòn.
Tư ướm hỏi:
-Chắc khổ lắm hả bác ?
Ông chắt lưỡi :
- Hồi đầu hai bác ra bán hàng ăn. Vợ bác làm bánh ít trần rồi bưng đi bán, bữa nào ế là rầu thúi ruột. Nhớ cái lần ế tới nửa mâm. Ba người nhà bác ăn muốn lòi bản họng. Không dám đem bưng cho lối xóm, sợ họ ăn quen rồi hổng thèm mua, chờ mình bán ế đem cho.
Ông bỗng phát lên cười sằng sặc rồi hỏi chàng:
-Cháu ăn chè xôi nước nhưn tôm thịt chưa ?
Tư hỏi lại :
-Có thứ chè đó nữa sao bác ?
Ông nín cười đáp:
-Thì cũng cái lần đó đó ! Ăn làm sao mà hết mấy chục cái bánh ít trần. Vợ bác bỏ đường vô nấu thành chè rồi hâm đi, hâm lại mà ăn từ từ.
Ông lại cười rồi nói tiếp :
-Kể từ lần đó hể nghe nhắc tới bánh ít trần với chè xôi nước là bác nổi ốc khắp mình. Cháu có tin là tới bây giờ, đã gần hai chục năm rồi, bác còn chưa rớ tới hai món đó hông?
Tư đáp :
-Tin chớ !
Rồi chàng lại kể cái trường hợp của mình:
-Hồi đó má cháu có cho một cặp vợ chồng ở ké. Người chồng đạp xích lô, người vợ bán chuối chiên. Ngày nào bán ế chỉ cũng cho cháu ăn ngập mặt. Thế là tới bây giờ cháu cũng ớn chuối chiên tới óc. Chẳng những sợ cái miếng chuối, mà nghe mùi dầu chiên cháu chịu cũng không nổi. Cũng may mà sau đó họ trúng số, mua một căn nhà rồi dọn đi nên cháu mới thoát nạn. Nhiều khi cháu nghĩ chắc tại má cháu xài ba cái dầu cũ đen xì của chỉ cho, với hít mùi đó hằng ngày nên mới bị ung thư.
Cái kỷ niệm về thuở hàn vi đó làm Tư nghe buồn vì nhớ má quay quắt. Chắc ông bác xe ôm cũng nhớ đến cô con gái xấu số của mình nên Tư thấy ông đưa tay lên quẹt nước mắt.
Chàng vội hỏi:
-Chắc bác gái không bán bánh ít trần nữa hả bác.
Ông gật đầu:
-Ăn sao nổi nửa mà bán. Bả đổi qua bán bún bì, thịt nướng, chả giò. Làm cực quá mạng, ban đầu cũng đắc cái có người ra tranh, xúi người chủ cho bác bán nhờ trước nhà lấy chỗ lại.
Ông chắt lưỡi nói tiếp :
-Nghĩ lại mà thương cho vợ bác hết chỗ nói ! Hồi còn con gái thì bị ép duyên. Cái người mà bả thương sống thương chết thì gia đình không cho lấy vì kỵ tuổi. Về ở với bác thì đã hổng thương chồng còn bị má với cái đám em chồng hổng ưa. Chừng thương được chồng rồi thì đẻ con bịnh lên bịnh xuống. Ra buôn bán thì trầy trật, buông cái nầy bắt cái kia. Tới chừng ăn nên làm ra thì bị ông trời xáng cho một nhát. Con gái bị chết bất đất kỳ tử !
Tư hỏi :
-Bị tai ương dồn dập như vậy rồi hai bác có nản lòng, có đổ thừa qua đổ thừa lại rồi...
Ông ngắt lời:
-Vợ chồng mà biết thấu gan thấu ruột nhau rồi, gặp hoạn nạn còn thương không hết chớ trách móc sao nổi. Con sống thương một chớ con chết thương nhau mười. Tại bác thấy cháu nặng lòng với cô bạn quá mới đi giúp, chớ từ hồi con gái mất, bác với bả chưa xa nhau đến một ngày.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: MƯA (tt)32
Gửi bàiĐã gửi: 19 Tháng 5 2017, 23:20
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Gần đến bến phà trời bắt đầu rớt hột, cũng may ông bác xe ôm có đem áo mưa theo. Chiếc phà sắp tách bến, ông liền cho xe chạy xuống luôn mà không dừng lại mua vé. Lúc nầy mưa xối xả, người bán vé không thấy, hay thấy mà không nỡ chặn lại vì sợ họ bị trễ phà.
Cái áo mưa của ông không lớn lắm, lại phải che cho cả hai nên người nào cũng ướt một chút. Chỉ có túi đồ, thùng hàng là khô thôi. Tư nghe nhớ cái áo mưa nhà binh của mình và thấy có lỗi với ông bác xe ôm quá chừng ! Chàng nghĩ thầm " bác gái mà thấy chồng dầm mưa như vầy chắc xót ruột ghê lắm !"
Tư áy náy hỏi :
-Bác có lạnh hông ?
Ông đáp:
-Nhờ có cháu ngồi che phía sau nên không bị lạnh.
Rồi hỏi:
-Chắc cái lưng của cháu ướt nhẹp rồi phải hông ?
Tư đáp:
-Cũng không đến nổi nào.
Ông bảo:
-Cháu để cái thùng hàng phía trước rồi ngồi áp sát cái ngực vô lưng bác. Ôm cho chặc để cháu ấm cái ngực, còn bác ấm cái lưng, hai bác cháu mình mới không bị cảm.
Tư làm theo, nhớ lại ngày xưa má cũng bảo làm như thế nầy nên lòng rưng rưng xúc động. Tình cảm dành cho ông bác xe ôm bỗng tăng lên vùn vụt.
Gió hất những giọt nước từ sông bắn lên mặt, chui vào mắt của chàng. Mấy ngọn sóng vội chồm lên đòi lại. Chiếc phà cây, nhẹ và nhỏ cứ trồi lên hụp xuống khiến Tư sợ đến chóng mặt. Nhớ lúc còn nhỏ, ngày tết được má dắt đi coi xiếc, đến cái màn đi trên dây Tư sợ nên nhắm tịt mắt lại. Tư vốn đã bị "hù" từ trong bụng mẹ nên nhút nhát từ nhỏ đến giờ. Ấy vậy mà...
Qua đến bờ bên kia, Tư mới dám hỏi:
-Cái khúc sông nầy có nhấn chìm ai chưa bác ?
Ông bác trả lời:
-Bây giờ thì ít chớ hồi xưa năm nào mà hổng có !
Tư hỏi thêm:
-Bác đói bụng chưa ?
Ông lắc đầu :
-Nhờ uống hết một chai nước nên cái bụng còn no óc nóc.
Rồi bảo chàng:
-Cháu có đói bụng thì ăn đỡ mấy trái ấu đi! Ở miền quê, giờ nầy không ai còn bán cơm, bán cháo gì đâu !
Tư đáp:
-Cháu cũng no như bác, không nghe đói chút nào hết !
Ông bỗng chợt nhớ ra một chuyện rất quan trọng nên hỏi:
-Cháu nhìn kỹ nghen, đừng để bác chạy huốt rồi quay lại mắc công lắm đó !
Tư hơi lúng túng đáp:
-Hôm bữa về tới đây trời cũng chạng vạng, sớm hơn giờ nầy một chút thôi, nên cũng không thấy rõ. Chỉ nghe cổ dặn ông tài xế là ghé vô bến đò của cây số mười bảy, rồi đi vô con đường phía tay phải.
Ông bác ngạc nhiên, đưa tay chỉ xuống sông, hỏi:
-Phía tay phải là bờ sông rồi, làm gì có con đường nào nữa.
Tư đính chính :
-Phía tay phải lúc đó là tay trái của mình lúc nầy đó bác.
Ông bác hỏi:
-Căn nhà đó có cách xa con lộ lắm hông ?
Tư rầu giọng đáp:
-Cổ đâu dám cho cháu vô theo đâu, bắt ngồi trên xe để cổ vô nhà một mình thôi !
Ông bác thở dài:
-Giờ nầy tối hù rồi, rủi cổ không ở đây thì cho dù tìm ra nhà cũng không ai biết mình, rồi ăn nói làm sao đây ? Sợ họ không chịu tin mới khổ.
Rồi ông hỏi tiếp :
-Cháu có nghe cổ kể thứ, tên chủ nhà là gì hông ?
Tư trả lời:
-Cháu chỉ biết đó là nhà của ngoại cổ. Cháu đâu dám hỏi tên, hỏi thứ của bà.
Tư chợt nhớ ra một chi tiết nên nói :
-Hình như cổ có ông cậu làm thầy giáo thì phải.
Ông bác xe ôm chợt la lên một tiếng:
-Thôi chết rồi !
Tư hỏi :
-Chuyện gì vậy bác ?
Ổng hơi trù trừ rồi nói :
-Cũng hổng có chuyện gì to tát.
Rồi nói cho chàng yên tâm:
-Cháu nói vậy là bác biết nhà ai rồi, đừng có lo nữa !
Từ đó ông bỗng trở nên đăm chiêu, không nói tiếng nào nữa hết !
Mưa vẫn chưa tạnh tuy không rơi ào ào như lúc trước. Con đường vắng ngắt chỉ mỗi mình họ trên đường nên tha hồ lạng lách để tránh mấy cái vũng nước. Chạy vừa qua chòm cây um tùm, ông bác quẹo vào con đường cộ nhỏ bên tay phải. Trống ngực Tư bỗng đập dồn dập, chàng nhận ra hôm trước Ý đã rẽ vào đây.
Chiếc xe dừng thật êm. Ông bác hình như tắt máy cho xe đi từ từ, hết trớn là nó tự động dừng lại ngay chân của chiếc cầu thang rất to bằng xi măng, không cần phải thắng.
Căn nhà sàn rất cao và rộng. Cây đèn dầu lửa có cái ống khói to bằng cườm tay con nít đang cháy đỏ rực. Nó được đặt trên cái bàn dài ngay chính giữa nhà. Cạnh đó, trên cái ghế có lưng tựa, một người đàn ông trạc năm mươi, đang thổi chén trà trên tay một cách rất khoan thai.
Con chó mực đang nằm yên dưới chân chủ, bỗng đâm đầu chạy thẳng ra cầu thang sủa một cách giận dữ. Người đàn ông vội đặt chén trà lên bàn, cầm cây đèn lên vừa đi vừa quát:
-Mực, mực, đứng yên đó !
Rồi hỏi to:
-Ai vậy ?
Tư mất hồn, đứng im re. Ông bác xe ôm vốn mau mồm miệng cũng im thinh thích.
Người đàn ông hỏi to hơn :
-Ai đó ? Giờ nầy còn tới có chuyện gì vậy ?
Trong giọng nói đã nhuốm vẻ nghi ngờ. Ông bác xe ôm thúc cùi chỏ vô eo Tư một cái, thấy chàng vẫn trơ trơ bèn lên tiếng:
-Tui đây, tui đây !
Người đàn ông gằn giọng:
-Tui là ai ?
Ông bác xe ôm tằng hắng:
-Tui là hai Đen đây !
Người chủ nhà hỏi tiếp, giọng đã kém thiện cảm:
-Hai Đen nào ?
Ông bác xe ôm vội bổ xung thêm lý lịch:
-Tui là chồng Sáu Kim nè !
Cây đèn trong tay người đàn ông bỗng chao qua, chao lại. Khi nó tạm đứng yên, ông ta liền hỏi:
-Cô Sáu gặp chuyện gì mà sai ông kiếm tui?
Bác xe ôm giải thích:
-Hổng phải chuyện của tụi tui. Ở đây có người muốn giao cái thùng hàng cho cái cô tên Ý ở Sài gòn mới về. Cẩu không biết nhà nên nhờ tui chở lại. Ông anh làm ơn cho tụi tui gặp cổ một chút !
Người đàn ông từ chối:
-Nó có ở nhà đâu mà gặp ?
Tư hỏi gấp:
-Cổ đi đâu rồi hả thầy ?
Người đàn ông đáp:
-Đi thăm dì Út của nó ở trong kinh Thần Nông rồi.
Tư hỏi nhỏ ông bác:
-Tính sao đây bác ?
Ông đáp còn nhỏ hơn :
-Thì gửi cái thùng đồ lại, nhờ ổng đưa cho cổ giùm chớ còn đường nào nữa mà tính ?
Rồi ông hối:
-Thôi cậu đưa cho ổng, viết lại mấy dòng rồi mình đi cho lẹ.
Người đàn ông chắc cũng nghe loáng thoáng, ông bưng cái đèn để lại chỗ cũ. Tư ôm cái thùng bằng cả hai tay, con chó vừa xán lại gần chàng là bị chủ nó dằn mặt liền :
-Mực, lại đây, nằm xuống !
Con chó riu ríu chạy lại rồi nằm ỉm re liền
Tư khen thầm: "Đúng là nhà thầy giáo có khác, ngay cả con chó cũng rất có giáo dục !"
Tư mang thùng quà đặt lên bàn rồi nói:
-Nhờ thầy trao liền giùm. Mấy món đồ nầy rất quan trọng đối với cổ.
Rồi chàng nói tiếp :
-Thầy làm ơn cho mượn cây viết với một tờ giấy để con ghi cho cổ ít chữ.
Ông ta rút cây viết nguyên tử đang giắt trên miệng túi, đứng lên xé một tờ giấy mỏng trong cái lốc của cuốn lịch treo trên cây cột tròn lớn màu đen, đưa cho Tư mà không nói một lời.
Tư cầm lấy, suy nghĩ gần hơn một phút rồi viết:
Ý !
Tui đem thùng đồ bị gửi trả về vì không còn người nhận, xuống tận đây để Ý an tâm.
Mong rằng từ đây Ý sẽ sống vui, sống khỏe.
Tiếc rằng không gặp.
Rất mong tin !



Chàng gấp miếng giấy thật ngay ngắn, kẹp vô cây viết rồi hai tay đưa cho ông.
Người đàn ông cầm lấy, không nói một lời, chỉ gật nhẹ đầu đáp lời chào hết sức trân trọng của Tư rồi cho lá thư vào túi áo, gài cây viết lên miệng túi trở lại.
Tư xuống thang, ông bác đã nổ máy đợi sẵn.
Tư cố nén sự thất vọng, buông lời nhận xét:
-Cháu nghe người ta đồn rằng người miền tây rất hiền, rất tử tế, rất hiếu khách. Vậy mà ông chủ nhà nầy, tiếp mình bằng gương mặt quạu đeo và cư xử kém thiện cảm quá chừng !
Ông bác xe ôm thở dài:
-Ổng hổng xịt chó cắn hai bác cháu mình là may phước lắm đó, đừng có bắt lỗi cháu ơi !
Tư hỏi:
-Sao vậy bác ?
Ông chép miệng :
-Ổng là người cưới không được vợ bác vì kỵ tuổi đó ! Chắc ổng còn thù bác thấu xương, cho cháu vô nhà là tốt lắm rồi ! Hồi nãy cháu có thấy cái tay ổng rung thiếu điều muốn rớt cây đèn đó hông?


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2265 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 ... 227  Trang kế tiếp

» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 2 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 2 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 189 vào ngày 02 Tháng 1 2023, 21:18

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu