Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 21 Tháng 9 2024, 00:20
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2267 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83 ... 227  Trang kế tiếp
Người gửi Nội dung (Xem: 286488 | Trả lời: 2266)
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 8
Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 7 2017, 02:17
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Thế là Tím, cô bạn thân nhất của Nhu rơi tỏm vào hai con mắt của thím Chín.
Tím là thợ may nổi tiếng khéo nhất xã, nhà ở xóm trên cách cây cầu ván tới ba cây số. Cô mở tiệm tại nhà, có học trò theo học nhiều lắm !
Cô là con gái thứ tư của một gia đình có sáu cô con gái mang những cái tên toàn màu với sắc: Vàng, đỏ, Tím, Cam, Lam và Lục.
Sáu cô con gái đều chưa có chồng, chắc tại họ mang những dãy màu của cầu vồng. Cầu vồng hiếm khi xuất hiện và thường chỉ đứng lẻ loi một mình trên bầu trời, cho nên dì hai Trắng, má của Tím hay cằn nhằn chồng:
-Tại ông đặt tên tụi nó giống như cái móng chuồng nên đứa nào cũng ở giá.
Tím hay đến thăm Nhu. Cô chịu khó ráp lại những miếng vải thừa để may những chiếc áo nhỏ xíu rất ngộ nghỉnh rồi mang tặng cho bé Nhân.
Tím lớn hơn Nhu một, nghĩa là hơn Phục hai tuổi nên thím Chín xuýt xoa nói với dì Sáu :
-Nhứt gái lớn hai ! Hai cái tuổi nầy hợp với nhau dữ lắm luôn ! Vừa được hào của lại đặng hào con, mai mốt cho chị bồng cháu, hun cháu đã đời, khỏi thèm ké ai hết !
Dì Sáu cười :
-Trăm sự nhờ chị, cưới được dâu là tui "kiếng" cho bà mai cái đầu heo liền.
Thím Chín nói:
- Miếng nọng là đủ rồi, lấy nguyên cái đầu ăn làm sao hết?
Thím Chín lật đật làm mứt dừa rồi sáng hôm sau mang cho mợ ba Sáng, vốn là chị em cô cậu với dì hai Trắng, để hỏi thăm và nhờ nói vô giùm.
Vốn tính nóng vội nên qua mấy câu mào đầu là thím hỏi liền:
-Con Tím cháu của chị có ai đi bỏ hàng rào thưa chưa chị Ba ?
Mợ Ba hỏi lại:
-Bộ chị tính làm mai cho nó hả ?
Thím Chín gật đầu.
Mợ Ba hỏi tiếp :
-Ai vậy ?
Thím Chín đáp :
-Thì thằng Phục sát bên nhà tui chớ ai !
Mợ Ba gật đầu:
-Chỗ đó coi bộ được.
Rồi mợ nói tiếp:
-Hôm trước nghe nói có người ở bên bãi Chàm qua coi mắt nó. Thằng đó con nhà khá giả, vườn, ruộng gộp lại cả chục mẫu, có điều nói ngọng nên nó chê.
Thím Chín ngắt lời :
-Đừng có ham gả con cho nhà nhiều vườn, lắm ruộng chị ơi ! Con mình cực lắm. Hồi đó má tui cũng ham như vậy, cho nên tui làm dâu thiếu điều muốn sứt móng tay luôn !
Thím nói tiếp, giọng buồn buồn:
-Nhà giàu con cái ít khi thương nhau. Cha mẹ nằm xuống rồi là xúm lại chia nhà, chia đất. Gây lộn, chửi lộn như bầm bầu, có khi còn ẩu đã.
Mợ Ba cãi lại:
-Cũng có nhà nầy, nhà khác. Mình cư xử công bằng, ăn đồng, chia đủ thì tụi nó đâu thể phân bì. Có đất, có ruộng cũng dễ dựng vợ gả chồng cho con cái.
Thấy thím Chín xịu mặt, mợ Ba vội nói:
-Đó là tui nói nghe chơi thôi, chớ không phải bác ra đâu, chị đừng có lo. Tui cũng mến chị Sáu, chỉ hiền lành, ít nói, thằng Phục cũng chịu khó làm ăn...
Thím Chín mừng húm, chớp liền cơ hội:
-Vậy chị làm ơn nói giùm một tiếng. Mai chiều nhín chút thời gian đi gặp chị Hai...
Mợ Ba cũng sốt sắng không kém :
-Mùng sáu tới là đám giỗ ông ngoại tui, làm ở nhà má con Tím, để tui nhân tiện nói giùm cho.
Nói là làm. Hôm đám giỗ mợ Ba bưng cái xịa đậu phọng rang, xề lại ngồi kế dì hai Trắng, nói nhỏ xíu để chỉ đủ hai người nghe với nhau thôi:
-Chị Hai ! có cái chuyện nầy vui dữ lắm, chị có muốn nghe hông ?
Dì Hai đang xắt lia, xắt lịa cái bụt măng, liền dừng tay hỏi lại:
-Chuyện vui ai mà hổng thích nghe ? Đâu vui chỗ nào ? Dì nói cho tui nghe thử cái coi !
Mợ Ba xuống giọng thêm một chút:
-Có cái chỗ nầy được lắm, tui tính làm mai cho con Tím. Người ta có một mẹ, một con thôi hà! Bà mẹ hiền như cục bột còn thằng con trai thì siêng năng, giỏi giắng...
Dì hai ngắt ngang:
-Vậy thì làm may cho con Vàng đi, nó...
Mợ Ba lắc đầu :
-Họ đòi đích danh con Tím mà.
Dì Hai hỏi:
-Thằng đó tuổi con gì ?
-Tuổi mùi.
Dì hai chắt lưỡi:
-Vậy là nhỏ hơn con Tím hai tuổi. Phải chi nó lớn hơn một chút ráp cho con Vàng thì được quá!
Mợ Ba an ủi :
-Được đứa nào thì gả đứa nấy đi chị. Chị cứ chờ gả con Vàng trước, cầm cự hoài tội nghiệp cho mấy đứa sau nó, tụi nó đâu còn nhỏ nữa !
Dì Hai hỏi thêm:
-Họ có đất, có ruộng nhiều hông ?
Mợ Ba giả lả:
-Đất thì hổng nhiều, có hai công thôi ! Nhưng mà họ trồng "núm", bán có giá lắm !
Dì Hai đập tay lên đầu gối rồi nói:
-Phải cái bà mặt tròn tròn, hay đội cái chàng sọc xanh, sọc trắng. Cái miệng hơi móm móm, thường ngồi bán núm ở trong nhà lồng chợ hông ?
Mợ Ba gật đầu, dì Hai cười:
-Tui mua núm của bả không hà. Coi bộ bả hiền, mua bán đàng hoàng lắm ! Hổng có nói thách với cân thiếu. Còn thằng con trai thì ra làm sao ?
Mợ Ba nói một hơi :
-Nói thiệt với chị nghen, nó được nhứt xóm. Tui mà có con gái là không có tới lượt con Tím đâu. Cái thằng nầy giỏi mà hiền khô y như hệt như má nó. Trồng núm rơm nặng cái công lắm chị biết hông ? Phải che, phải ủ, gầy meo, tưới nước, theo dõi tỉ mỉ lắm ! Chuyện nhẹ, chuyện nặng gì cũng một tay nó làm hết ráo. Mẹ góa con côi mà cũng cất được cái nhà "săn" như ai. Còn nữa, nó không có ăn nhậu, hút sách đàn đúm bạn bè gì hết...
Dì Hai gặng:
-Nó có bị tật gì hông vậy ?
Mợ Ba nhảy dựng lên:
-Không hề ! Khỏe mạnh, cao ráo, mặt mày sáng sủa lắm !
Thấy dì Hai có vẻ xiêu lòng, mợ bồi thêm một cú cho chắc ăn :
-Chị hổng tin bữa nào xuống nhà tui chơi, tui chỉ nó cho chị coi mặt. Bảo đảm chị ưng bụng liền. Chỗ bà con, thấy được lắm tui mới chỉ giùm, chớ ba cái chuyện mai mối nầy ai ngu dại lắm mới đút đầu vô. Không được lợi lộc mà còn bị mắng vốn lên, mắng vốn xuống.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 7 2017, 19:47
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2243
Truyện hấp dẫn lắm ttỷy ôi! Ốm đang chờ đọc tiếp đây!
Tặng tỷ nè!
:rse: :ros: :rose3: :wtrose: :rose: :rose1: :rose3: :ros: :rse:


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 9
Gửi bàiĐã gửi: 06 Tháng 7 2017, 01:11
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Đi đám giỗ về tới nhà, không kịp mở cái xửng coi trong đó có món gì, mợ Ba đi thẳng lại nhà thím Chín luôn để báo cáo cái kết quả vừa đạt được.
Thím Chín đang cho thằng cháu ngoại đi tè. Thím ngồi chồm hổm trên bậc cửa nhà sau, đặt nó lọt thỏm giữa hai bắp vế của mình, kéo cho hai cái đùi của thằng nhỏ dang ra để " xi" cho nó đi tiểu.
Thấy mợ Ba tới thím liền ngừng ngang cái tiếng "xi... xi...xi..." đang kéo dài liên tục, khép cái môi đang chu nhọn lại mà hỏi, giọng nôn nao:
-Sao rồi, sao rồi ?
Mợ Ba cười tươi rói, gật đầu một cái để khẳng định thêm cái tin vui mình sắp báo :
-Chỉ chịu rồi. Chỉ nói để mai mốt chỉ đi qua chùa, nhờ sư ông lựa cái ngày cho thiệt tốt rồi cho mình hay để chị Sáu tới coi mắt, giáp lời.
Thím Chín ngạc nhiên:
-Bộ cái vụ nầy cũng coi ngày nữa sao ?
Mợ Ba thở dài:
-Bà chị Hai của tui, bả kiêng cữ dữ lắm ! Muốn đi đâu, làm cái gì, bả cũng phải hỏi ý kiến của chư vị khuất mặt, khuất mày rồi mới dám động đậy !
Thấy thím Chín bán tín, bán nghi. Mợ Ba bồi thêm:
-Hồi đó con gái Út của chỉ bị ban khỉ, ốm nhom, ốm nhách, còn có da bọc xương. Tui tới thăm, thấy bả cho nó uống nước tàn nhang không hà. Bèn hối bồng đi nhà thương liền. Con nhỏ bịnh gần chết vậy mà bả cũng nói phải chờ coi ngày tốt rồi mới bồng đi.
Thím Chín hỏi:
-Vậy rồi nó có bị làm sao hông ?
Mợ Ba đáp:
-Cũng may mà nó còn sống. Nhưng mà teo ngắt như trái hủ qua đèo, lớn hổng nổi.
Thím Chín nói:
-Chị đốc giùm cho lẹ lẹ, chớ nghe nói vậy sao tui phập phồng trong bụng quá !
Mợ Ba lắc đầu:
-Tui biết cái tánh bà chị của tui. Bả hay nghi hay ngờ dữ lắm ! Tui mà hối là hư bột, hư đường hết ráo. Bả phủi tay một cái rột liền.
Thấy thím Chín đổi vẻ tươi vui ban nãy thành nét ủ ê, mợ Ba khuyên:
-Chị Chín đừng lo, hổng có sao đâu ! Chị Hai chỉ mua "núm" hà rầm của chị Sáu hoài nên có biết qua. Chỉ khen chị Sáu thiệt thà, hiền rụi...Bán giá nào, nói giá đó chớ không nói thách như người ta. Buôn bán rất đàng hoàng, cân đúng bon chớ hổng có thiếu một gờ ram nào hết. Coi bộ chỉ chịu làm sui với chị Sáu lắm đó!
Thím Chín thở ra một hơi nhẹ nhỏm.
Mợ Ba còn dặn dò thêm:
-Chị phải cho chị Sáu biết liền để chỉ lo sắm trước một đôi bông vàng gói theo. Đặng hể họ ưng là mình đặt cọc, bỏ hàng rào thưa liền.
Rồi mợ hạ giọng:
-Chị cũng biểu chỉ may một bộ áo dài mà mặc đặng coi cho lịch sự. Tui thấy đi đám tiệc chỉ toàn mặc cái áo bà ba tím không hà !
Thím Chín gật đầu nói:
-Tầm vóc của chỉ y chang tui, để tui cho chỉ mượn cái áo dài tui mặc hôm đám cưới con Nhu. Cái khăn, đôi dép của tui cũng còn mới tinh, để tui đưa chỉ luôn cho đủ bộ.
Mợ Ba lại hỏi:
-Thằng Phục nó có áo dài, khăn đống chưa?
Thím Chín lại gật đầu :
-Để tui lấy bộ đồ của ông nhà tui cho nó mặc.
Mợ Ba ngần ngại:
-Nó cao lêu nghêu, mặc áo của ảnh có vừa hông đó ?
Thím Chín trấn an:
-Chị đừng lo, để tui cho nó thử trước, hổng vừa thì tui biểu thằng Nghệ đem bộ đồ mặc hôm đám cưới qua cho nó mượn. Hai đứa nó cũng xấp xỉ.
Mợ Ba cười:
-Hổng biết chị làm sao, chớ từ hôm chị nhờ tới nay tui cứ lo lo trong bụng. Chuyện của người ta đâu phải của mình ! Chị Sáu cũng chưa phải bà con ruột thịt, vậy mà hổng hiểu sao thấy tình cảnh mẹ con chỉ tui thương quá xá. Bà chị Hai của tui, má con Tím đó ! Bả cứ kèo nài, đòi gả con Vàng trước rồi mới tới nó. Tui nói ráo nước miếng bả mới chịu.
Thím Chín nửa như hỏi, nửa như nói bông lông:
-Hai đứa con gái lớn của chỉ đó, tụi nó coi cũng ngộ "quá khứ" đó chớ ! Đâu có thua sút mấy con nhỏ trong xóm, vậy mà tới giờ nầy sao hổng thấy ai rinh hết vậy ?
Mợ Ba chắt lưỡi:
-Cũng có đó chớ ! Con Vàng hồi năm ngoái, năm kia gì đó, có người bên Hồng Ngự qua coi. Tại nó có cái mục ruồi trong con mắt nên họ chê. Còn con Đỏ có quen một thằng bạn học, sắp bước tới thì thằng đó bị kêu nghĩa vụ. Nó đi đánh tụi Pôn Pốt trên Miên rồi mất tích luôn. Bây giờ con Đỏ ăn chay trường, đòi đi tu chớ không chịu lấy chồng.
Thím Chín chắt lưỡi theo rồi nói :
-Tội nghiệp chị Hai Trắng, chắc chỉ lo dữ lắm ! Sáu đứa con gái chớ ít ỏi gì. Tui đây chỉ có một đứa thôi mà còn mệt cầm canh. Đẻ con gái coi vậy mà cực lòng gấp mấy lần mấy đứa con trai. Tụi nó y như hủ mắm treo đầu giàn, rủi có bề gì là chị em mình lảnh đủ.
Mợ Ba hùa theo:
-Chớ còn cái gì nữa. Cứ hở ra là mấy chả đổ thừa "con hư tại mẹ".
Thím Chín cười:
-Chị thì khỏe re ! Đẻ bốn thằng con trai không hà, sướng gần chết !
Mợ Ba trợn mắt :
-Ở đó mà sướng ! Chị đóng thử cái vai tuồng của tui coi có sướng hông nè ! Lớp thì lo kềm kẹp thằng Út cho nó học hành đàng hoàng, không cho nó tập tành hút thuốc, đàn đúm với mấy thằng cà chớn. Lớp thì lo đóng tiền cho thằng Tư để nó khỏi đi nghĩa vụ. Lớp thì canh chừng thằng Ba, nghe nói nó đang "de" con nhỏ nào ở xóm trên, sợ nó chộn rộn rồi hại đời con gái người ta khiến lối xóm kêu rêu... Lớp thì lo làm lụng, bỏ ống để sắm vàng đi cưới dâu cho thằng Hai. Chưa thôi đâu nghen! Mai mốt cưới xong rồi còn phải lo cất nhà cho vợ chồng nó ở riêng.
Mợ dừng lại hít một hơi dài để lấy trớn rồi nói tiếp :
-Có con gái như chị mới đúng là có phước đó ! Chín, mười tuổi là sai quét nhà, rửa chén được rồi. Lớn lên gả bán thì được người ta bưng mâm, bưng quả qua năn nỉ mình nhận. Bán cái qua nhà thiên hạ rồi là khỏe re, khỏi lo gì ráo. Chừng nó có chồng, lâu lâu về thăm nhà là mua món ngon vật lạ về biếu. Có khi còn giấm giúi nhét tiền cho ba, cho má, cho em...
Đang nói ngon trớn thì thằng Suốt, con trai út của mợ Ba chạy tới, nó vừa thở, vừa nói :
-Má ơi ! Về lẹ lẹ đặng nấu nước chế trà cho ba, nhà có khách.
Mợ Ba lật đật đứng lên, chưa chịu về liền còn nói ráng thêm một câu:
-Chị coi đó ! Phải có con gái thì ...
Mợ Ba về rồi, thím Chín mới nhớ đến cái nhiệm vụ cấp bách trước mắt của mình. Lật đật chu môi làm tiếp. Thằng nhỏ lúc nãy đã sắp "xịt" ra, bỗng bị ngắt tín hiệu nên lật đật ém lại. Cái bàng quang của nó đã đầy óc ách nên thím Chín vừa "xi..." một tiếng là nó bắn một tia nước vọt thẳng lên trời y như giếng phun liền, rồi làm một bãi rất ư hoành tráng.
Thím Chín cười khoái trá, ghì chặt nó vào lòng rồi đứng lên từ từ. Thím vừa đi, vừa hun túi bụi lên khắp mặt, khắp mày của thằng cháu ngoại...


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙI ỔI - Lâm Du-Yên
Gửi bàiĐã gửi: 06 Tháng 7 2017, 01:32
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Cám ơn Ốm nhiều lắm !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 10
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 7 2017, 04:07
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Ngày bé Nhân được hai tháng rưởi, hết thời gian nghĩ hộ sản nên Nhu phải để con ở nhà với thím Chín rồi đi dạy trở lại.
Ngồi trong lớp đang chấm bài cho học trò thì sữa căng, Nhu xót ruột hết sức vì biết con đang đói. Nhu tự hỏi không biết má mình phải làm sao để trấn an thằng bé nếu nó thức giấc lúc nầy.
Trong lúc đó thì ở nhà, bé Nhân cứ khóc ngằn ngặt. Thím Chín bồng nó trong tay rồi ngồi lên võng. Thím vừa thò chân xuống đất đẩy cho cái võng đưa liên tục, vừa ru, dỗ thằng cháu ngoại. Mấy việc đó đâu thể đổ đầy cái dạ dày trống rổng. Nó gào hết cỡ khiến thím phải vạch áo, nhét cái vú da của mình vô chiếc miệng bé xíu. Bé Nhân ngoạm lấy, nút chùn chụt tới chừng biết bị lừa, nó liền nhả ra rồi khóc ré lên làm thím Chín cồn cào cả gan lẫn ruột.
Như có thần giao cách cảm, không chờ đến giờ ra chơi, Nhu mượn xe đạp phóng ào về. Cũng may là nhà cách trường chỉ non cây số, nên thằng nhỏ chưa bị lả đi vì khóc và đói.
Bé Nhân vừa bú vừa lấy tay bấu chặt vào ngực Nhu, như thể sợ mẹ nó bỏ đi mất nữa. Nhìn cảnh đó thím Chín chịu đâu có nổi !
Thím nói:
-Nãy giờ má dỗ gần chết mà nó đâu chịu nín. Nó không cần ai bằng con đâu! Thôi nghĩ dạy đi, lương bây lãnh một tháng bao nhiêu để má trả lại cho.
Nhu cũng từng nghĩ qua điều nầy, thế nhưng chưa thể quyết định bởi yêu nghề và thương mấy đứa học trò nhỏ bé của mình.
Nhu nói:
-Mai con đi dạy bằng xe đạp, giờ ra chơi con chạy về nhà cho nó bú rồi trở lại trường chắc kịp.
Thím Chín lắc đầu:
-Mới sanh xong, còn non ngày tháng lắm! Con đạp xe sớm là giản dây chằng, bị sa tử cung là chồng chê, chồng bỏ chớ hổng phải chuyện nhỏ đâu.
Thím Chín nuôi đẻ theo kiểu xưa. Thím cho rằng sản phụ giống như con cua mới lột vậy. Cơ thể, nội tạng lỏng lẻo, mềm oặt chớ không còn được như cũ. Mới hôm qua thím còn bắt Nhu phải đi từng bước ngắn thật chậm, chân phải khép chặt vào nhau thiếu điều đặt đồng xu giữa hai đùi cũng không bị rớt.
Lần xích mích duy nhất giữa má vợ và chàng rể là khi Nghệ đề nghị thím Chín thôi cho Nhu nằm lửa. Thím cự một chập rồi vẫn tiếp tục, cho đến khi nghe trong đài phát thanh nói rằng, khói rất độc và bệnh hậu sản là do nó mà ra. Thế nhưng đến bây giờ thím vẫn bắt Nhu cử ăn đồ chua cùng trái cây các loại. Những món mà thím cho là mát như thịt vịt, cà tím, măng, giá, cải bẹ xanh...đều bị loại ra khỏi mâm cơm trong thời gian Nhu ở cử.
Lúc còn trong tháng, mỗi ngày thím đều nấu cho Nhu một nồi xông gồm lá xả, lá bưởi, lá ổi, ngủ trảo... Thím chờ Nhu xông rồi mới lấy cái nước trong nồi còn ấm mà tắm cho cô. Thím xoa vuốt nhẹ nhàng, chẳng dám kỳ cọ mạnh vì sợ sau nầy da Nhu sẽ bị dùn.
Phải đến lúc nầy Nhu mới cảm nhận được cái tình thương sâu đậm của má mình giành cho. Cô ân hận biết bao khi nhớ lại đã từng oán trách bà như thế nào.
Khi Nhu mặc lại mấy bộ đồ khi chưa mang bầu, cô bỗng nhận ra chúng bây giờ đã trở nên quá nhỏ.
Cái áo bà ba chặt nức đến độ phải lấy kim tây gài cho kín cái chỗ yếm tâm giữa ngực bị bung. Còn cái quần gài núc thì chẳng thể gài được bất cứ cái núc nào.
Ngay hôm sau thím liền đưa cho cô bốn xấp vải để may hai bộ đồ.
Thím nói:
-Đưa mấy xấp vải nầy cho con Tím, dặn may lấy liền đặng mặc coi cho được với người ta. Chớ ba cái đồ nầy mặc vô mình ngó y như cái đòn bánh tét. Biểu nó may cho rộng đặng trừ hao. Mai mốt hổng chừng còn mập thêm nữa đó !
Nhu nghe mà sợ hết hồn. Cái thân hình trước đây được liệt vô loại "mình dây" của cô, bây giờ cũng giống như dây mà là dây thun ngâm dầu hôi ! Nó phình ra thấy mà khiếp ! Nhất là ở cái vòng số một.
Bộ ngực ngày trước, kích thước chỉ bằng cái chén ăn cơm úp ngược. Nay to gấp đôi, cỡ cái tô đựng canh. Khiến mấy cái núc bóp trên chiếc áo bà ba không thể nào cài được, phải dùng mấy cây kim tây trợ lực.
Ngay buổi chiều đó Nhu đem cái túi đựng vải ghé nhà Tím nhờ may gấp mấy bộ đồ.
Vừa dựng chiếc xe đạp vô hàng rào là nghe tiếng Tím từ trong nhà hỏi vọng ra:
-Có chuyện gì mà phải bỏ con ở nhà để ghé tao vậy ?
Nhu không trả lời mà hỏi lại:
-Hổm rày mầy bận lắm sao mà hổng lại thăm hai mẹ con tao?
Tím đáp:
-Cũng hổng bận lắm nhưng mà tao ngại .
Nhu ngạc nhiên:
-Ngại cái giống gì ?
Tím ra cái võng ngoài hàng ba ngồi. Nhu ngồi lên theo rồi lập lại câu đã hỏi:
-Mầy ngại cái gì ? Nói thử tao nghe.
Tím sụp mắt xuống, nói nhỏ xíu:
-Thì cái chuyện đó đó !
Nhu gắt:
-Chuyện đó là chuyện gì ? Nói huỵch toẹt ra đi !
Tím nhìn Nhu ngạc nhiên:
-Bộ mầy hổng biết thiệt hả ?
Nhu tức tối :
-Biết cái gì ?
Tím lại hỏi :
-Vậy là thím Chín chưa có nói với mầy cái vụ thím làm mai tao với ông Phục hả ?
Nhu hỏi một cách thảng thốt:
-Phục nào?
Tím đáp:
-Thằng cha Phục ở sát bên nhà mầy chớ còn ai vô đây ?
Nhu lấp bấp:
-Má tao ...làm may mầy...với thằng cha Phục thiệt sao?
Tím gật đầu :
-Ngày mai là họ qua coi mắt rồi đó.
Nhu lấy hai tay ôm mặt Tím, xoay ngang để nhìn thẳng vào rồi gằn từng tiếng :
-Thằng cha đó dê xồm nhứt cái xóm tao đó !
Tím hỏi, bàng hoàng:
-Vậy thì tại sao thím Chín làm may thằng chả cho tao.
Nhu lắc đầu :
-Má tao đâu có biết. Bả thấy hai mẹ con họ lăng xăng giúp đỡ, nên khoái. Nhà tao làm cái giống gì họ cũng tiếp tay. Bả còn hứa gã tao cho thằng chả nữa. Cũng may mà tao lỡ...
Nhu lắc đầu rồi nói:
- Mầy đừng có ưng nghe ! Lấy chồng có cái tánh đó mắc cỡ với bà con lối xóm lắm !
Tím bán tín, bán nghi:
-Ba má tao cũng đi dọ hỏi tùm lum. Ai cũng nói y hiền mà giỏi nhứt xóm Cầu Ván, nên ổng bả mừng húm!
Nhu kề tai Tím nói nhỏ:
-Thằng chả hay dòm lén tao lắm ! Có lần tao tắm tối, thằng chả đã rình mà còn ho khan nữa, làm như tao cố tình tắm cho chả coi vậy. Tao tức quá tạt cho một gáo nước, mới chịu bỏ chạy vô nhà.
Tím hỏi:
-Tối thì làm sao mầy biết đó là thằng chả ?
Nhu khẳng định:
-Nó chớ ai ? Bộ mầy thích rồi hay sao mà...
Tím lắc đầu nguầy nguậy:
-Tại tao sợ mình nghi oan cho người ta rồi mang tội chết.
Nhu cúi sát đầu xuống rồi nói nhỏ hơn:
-Hổng có oan đâu mầy ơi ! Có chuyện nầy tao giấu biệt mấy năm nay. Nói ra mắc cỡ dám chết thiệt lắm đó ! Tại tao sợ mầy lấy lầm người nên mới ...Mầy phải thề không nói với ai nghe !
Tím gật đầu :
-Tao mà nói với ai thì cho cả nhà, ba má với sáu chị em tao chết chùm hết ráo !
Nhu la nho nhỏ:
-Con quỉ ! Làm gì mà thề nặng dữ vậy? Làm tao hết dám...
Tím nhìn Nhu, mắt long sòng sọc. Nhu vội nói:
- Hồi đó, có lần tao tắm sông, đang vận cái chàng xà rông đứng trên bờ, chỗ bụi lau để thay đồ. Cái rồi... cái rồi...cái rồi...
Nhu cứ ngắc ngứ như bị mắc nghẹn. Tím liên tục giục cô bằng mắt.
Nhu nuốt khan rồi nói tiếp :
-Khi không mà tao bị vuột tay, cái khăn đang vấn tuột xuống. Tao hết hồn quay nhìn chung quanh, thấy thằng chả đứng ngay sau lưng nhìn tao trân trân...
Hôm sau, chủ nhật. Trời chưa sáng thím Chín đã dậy. Thím cà cục than cho nát nhừ. Cắt đôi miếng vỏ cau tươi rồi chấm vào để chà hai hàm răng cho trắng. Thím lấy cái đầu tóc mượn ra, thoa dầu dừa rồi thắt bính cho thật khéo. Thím cũng thoa dầu dừa lên tóc rồi chải ba, bốn lượt cho tóc thiệt suôn.
Nhu làm bộ hỏi:
-Má tính đi đâu vậy má ?
Thím Chín cười :
-Má đi kiếm cái đầu heo.
Nhu hỏi :
-Ai vậy má ?
Thím đáp rất tự nhiên:
-Con Tím với thằng Phục chớ ai! Hai đứa nó mà thành thì tụi bây ở khít một bên, khỏi cần phải đi xa.
Bốn người họ : Thím Chín, mợ Ba, dì Sáu và Phục cùng ngồi trên chiếc xe lôi của anh Hai Thám. Gương mặt ai cũng tươi tắn, đặc biệt là Phục. Có lẽ nhờ ngồi chung với mấy bà già nên trông y sáng sủa, đẹp trai, thông minh...khác hẳn ngày thường.
Đến nhà Tím chiếc xe lôi dừng lại. Họ được dì, dượng hai Trắng ra tận cổng đón vào.
Cái bàn dài với sáu chiếc ghế dựa ở giữa nhà được lau bóng ngời. Một bình hoa bằng ni lông rực rở đủ màu đặt trên bàn khiến không khí thêm phần long trọng.
Chờ mọi người an tọa xong, dượng Hai tằng hắng rồi gọi lớn:
-Con Tím đâu, bưng nước trà ra mời khách coi!
Chẳng nghe tiếng dạ, vâng gì ráo. Dượng Hai lập lại một lần nữa. Một người con gái mặc bộ đồ cổ xây, tay dún, bằng vải bông. Bộ đồ không được ủi, chứng tỏ cô ta không có chuẩn bị gì ráo.
Cô gái cúi gầm cái mặt, bưng khay trà ra. Tay chân cô ta run bắn khiến mấy cái tách trên khay cũng run bần bật.
Dì, dượng Hai bỗng há hốc miệng, còn thím Chín với mợ Ba thì kêu lên cùng một lượt:
-Ủa, con Vàng !


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 11
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 7 2017, 23:21
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Niềm vui đạt được do ngăn cản thành công cái đám cưới giữa Tím và Phục trong Nhu không kéo dài được lâu. Cảm giác thỏa mãn cũng giống như một tia sét, lóe sáng rồi tắt ngấm. Hình như nó còn đánh trúng cái cây nào đó, nên bỏ lại trong Nhu một nỗi ăn năn, ray rức có mùi tro.
Nhu đinh ninh Tím đã thề độc như vậy thì chẳng dám nói ra, chắc không ai biết cô là người khiến Tím vặn nài, bẻ ống. Thế nhưng trong lòng vẫn nơm nớp không yên.
Một hôm, Nhu tắm cho bé Nhân xong, lau mình mẩy nó cho thật khô rồi đặt nằm úp lên đùi mình để thoa phấn lên khắp lưng bé. Nhu đặt hết tâm trí vào công việc, nên không hay, không biết chú Chín đang đứng kế bên quan sát hai mẹ con họ từ nãy đến giờ.
Ngắm bàn tay Nhu xoa cái lưng nhỏ xíu của bé Nhân một cách nhẹ nhàng, âu yếm. Cái gương mặt nghiêng nghiêng cúi sát lên người đứa bé ấy, trông mới dịu dàng làm sao! Chú Chín bỗng nghe lòng nao nao. Chú nghĩ thầm:
- "Con nhỏ nầy nhìn cái mặt hiền rụi, nhát hít...Vậy mà toàn làm mấy cái chuyện động trời".
Không đừng được, chú hỏi Nhu:
-Bộ con ghét mấy người đàn ông xấu máu lắm hả ?
Nhu dừng ngay cái tay đang rắc phấn, không nhìn lên chỉ lặng lẽ gật đầu.
Chú Chín hỏi thêm một câu hết sức lạc đề:
-Hồi nào tới giờ con có lượm tiền hông vậy ?
Nhu lại gật đầu, khoe :
-Con hên lắm ! Lượm tiền liền xì hà ba. Mới hôm kia đi dạy về, vừa xuống dốc cầu cái thấy tờ giấy một đồng bị gió thổi tấp vô lề tự hồi nào. Con thắng xe lại cái "ét" rồi lượm.
Chú Chín ghẹo:
-Một đồng mà cũng chịu khó dừng xe lại lượm nữa sao ?
Nhu cười :
-Một đồng là đủ mua một ổ bánh mì có nhét thịt đàng hoàng chớ đâu có ít.
Chú Chín bỗng nghiêm giọng, đổi đề tài một cách đột ngột :
-Nhiều khi ba nghĩ cái cõi đời nầy nó lộn xộn là tại ông trời làm biếng quá tay !
Chú dừng lại để coi Nhu có đòi giải thích hay không.
Thấy cô làm thinh chú bèn cắt nghĩa:
-Ổng tạo ra đàn ông, đàn bà rồi giao cái việc sanh sản lại cho họ để rảnh tay mà đi đây đi đó. Ổng sợ họ lười biếng nên khiến cho đàn ông hết sức thích đàn bà, còn đàn bà thì hết sức ưa tiền.
Lần nầy thì Nhu mở miệng hỏi:
-Vậy thì tại sao mà sanh ra lộn xộn vậy ba ?
Chú lắc đầu :
-Đàn ông mà thấy đàn bà thì cũng như đàn bà thấy tiền vậy đó, không lượm là không chịu nỗi. Có khi nó không nằm trên đường mà trong túi của người ta, ham quá nên giành giựt rồi đánh nhau u đầu mẻ trán. Còn đàn bà thì xúi đàn ông đánh nhau để đem tiền về cho họ.
Nhu cãi :
-Đâu phải ai cũng ham tới cỡ đó đâu ba ?
Chú Chín đưa ngón tay trỏ ra trước mặt, ngóc lên, gật xuống như đánh nhịp cho câu nói của mình:
-Cái nầy cũng là do ông trời làm biếng tuốt ! Ổng bào chế người ta không đồng đều. Nhắm mắt bốc đại hên xui, khi vầy khi khác.
Thấy Nhu ra vẻ chú ý. Chú cao hứng :
-Ổng cho người nầy nhiều, người kia ít bởi vậy mới có người thì tốt đủ thứ, người thì xấu đủ kiểu. Con có thấy ai tánh tình giống hệt nhau hông? Anh chị em sanh đôi còn hổng giống.
Nhu bắt bẻ :
-Nói như ba vậy thì đâu có ai phải chịu tội, tại mình ên ông trời không hà ! Vậy thì dẹp quách cái ông tòa đi cho rồi, phải hông ba ?
Chú Chín lắc đầu :
-Thì cũng phải có người phát bờ chớ. Để cỏ mọc tràn lan coi đâu có được. Mà cũng phải coi chừng nghe! Ông trời còn lầm nói chi mình. Có khi người ta quá thích người nào đó rồi không có sai khiến hai con mắt nổi. Cái lỗi nầy là do cái tình chớ không phải cái tánh. Nếu là cái tánh thì bị đồn rần rần phải bứng gốc mà đi chớ mặt mũi nào ở lại nhìn bà con lối xóm.
Câu nói của chú Chín làm Nhu giựt mình. Ngẫm nghĩ rồi nhận ra ngoài mình, chưa nghe một cô gái nào trong xóm than phiền là bị Phục dòm ngó.
Nhu cũng thừa nhận rằng chính bởi bị "quê" với Phục mà cô sanh ra ghét y thậm tệ. Có lần Nhu còn ước ao cho Phục chết để không còn ai biết cái sự cố động trời đó của cô.

Từ ngày xảy ra chuyện coi mắt không thành, Tím không xuống nhà Nhu và Nhu cũng không dám lên nhà Tím. Mấy xấp vải bị bỏ quên trong túi, Nhu phải đem cho thợ khác may, vừa tốn tiền vừa không ưng ý. Điều nầy cũng khiến Nhu tin rằng, mình bị trừng phạt vì đã làm điều không phải.
Ngược lại với lúc trước, giờ người nhìn lén không phải là Phục mà là Nhu. Nhu hay liếc mắt qua hàng rào để xem cái "tai nạn" đó có làm Phục bị "thương tật" nặng nề hay không ? Có lần Phục chợt đột ngột quay người rồi bắt gặp tia mắt của Nhu. Thế là cả hai đều đỏ bừng cái mặt, y như hai trái ớt hiểm chín bói trên cây.
Thím Chín và mợ Ba đều giận vợ chồng dì Hai hết biết ! Họ đổ thừa là tại hai người không biết dạy con, nên mới làm cho họ ngỡ ngàng.
Dì, dượng Hai vừa bị bễ mặt với bà con lối xóm, vừa sợ rồi đây không còn ai dám làm mai, làm mối cho cái đám con của mình nữa. Tụi nó "nức mọng thành giá" hết cả bọn, không khéo cứ úng dần từng đứa thì xấu hổ không biết để đâu cho hết. Càng nghĩ dượng Hai càng tức. Ổng không dằn được nên bắt Tím cúi nằm dài rồi đập một trận te tua.
Trong chuyện nầy chỉ có Phục, kẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhứt, thế nhưng lại tỏ ra bình thản nhứt. Mặc cho mấy tên bạn chọc ghẹo, nói xa, nói gần...Phục vẫn tĩnh bơ. Lại còn tỏ ra phấn khởi, tích cực chăm sóc mấy luống nấm kỹ hơn khiến thu nhập gia tăng. Y còn bỏ luôn nhậu nhẹt để an ủi má mình. Làm bà con chuyển từ niềm thương hại thành nể trọng quá tay !
Người bị tổn thương nhiều hơn hết thảy mọi người trong cuộc, chính là dì Sáu.
Dì Sáu vốn mang mặc cảm là dân trôi giạt, không gốc, không rễ. Dì thầm mong mỏi được kết sui gia với một gia đình cố cựu ở đây, hy vọng nhờ vậy mà cuộc đời của con và lớp cháu của mình sau nầy sẽ vững vàng hơn. Dì cứ tưởng mình sắp trở thành một cội cây to, có rễ bám sâu vào đất, chẳng còn phải lênh đênh trôi giạt.
Những bụi lục bình bám chân cầu chắc cũng suy nghĩ như dì, cho tới khi bị sóng, gió đẩy bật ra xa...
Hành động rẻ rúng của Tím khiến dì buồn tủi. Vốn thưa đi lại với mọi người, bây giờ dì còn lẫn tránh họ. Mấy lần dì Hai Trắng muốn ghé mua nấm rơm, nhưng thấy dì Sáu cứ ngó xuống đất, dĩ biết dì Sáu vẫn còn cái cảm giác bẽ bàng nên muốn tránh mặt, thế là dĩ cụp nón đi luôn.
Dì Sáu cũng thôi, không qua nhà thím Chín hằng ngày như trước, không phải dì giận, chỉ vì sợ thím Chín cứa đi, cứa lại hoài rồi vết thương của dì không lên da non nổi.
Những dĩa rau trai, rau dệu luộc không còn xuất hiện trên mâm cơm nhà thím Chín nữa. Thím Chín không nản lòng, rình khi dì Sáu có nhà là bồng thằng cháu ngoại qua chơi.
Trẻ con vốn là nhịp cầu nối liền mọi thành viên trong gia đình và xã hội với nhau. Hể chúng đi đâu là tiếng cười của họ đi theo tới đó.
Cái đứa bé tí chưa có chút xíu tài năng và kinh nghiệm sống đó, đã chữa lành cái vết thương trong lòng dì Sáu, kéo dì dần dà trở lại với nhịp sống bình thường.
Điều mà chưa chắc một bác sĩ hay chuyên gia tâm lý nào làm được.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 12
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 7 2017, 04:27
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Giữa tháng tư âm lịch, ông trời bắt đầu súc lu từ từ rồi trút nước ào ào xuống đất. Đội quân lũ lụt cũng mở cuộc xâm lăng từ biên giới phía tây kéo róc xuống. Xóm Cầu Ván thuộc khu vực đầu nguồn nên bị ảnh hưởng nặng nề gắp đôi, gắp ba các vùng khác !
Mấy luống nấm rơm chưa kịp lớn, chỉ mới bằng hột tiêu đã bị ngập úng, chết rụi. Nhà dì Sáu Dọ phải đối mặt với nguy cơ trắng tay.
Không riêng gì gia đình dì Sáu, cả xóm đều điêu đứng, không hao thứ nầy thì hụt thứ kia, nên một nỗi lo, buồn bàng bạc khắp nơi.
Không buồn sao được ? Bởi bà mẹ đất ngày ngày đều vắt sữa ra mà nuôi họ, nay nhìn cảnh bà bị đè đầu nhận nước đến ngộp thở ai mà chẳng đau lòng!
Sinh hoạt của bà con bị xáo trộn. Họ không phải ra đồng nên cả ngày rảnh rang. Sáng sáng ăn ba hột cơm dằn bụng rồi lên võng nằm đưa tòn teng cho tới bữa cơm trưa. Trên trời thì mây, dưới đất thì nước, cảnh mây nước trùng trùng gợi cho họ một cảm xúc dạt dào nên số thi sĩ nghiệp dư bỗng tăng vùn vụt. Đó là nói về phái mạnh còn phái yếu thì xem ra còn bận rộn hơn nhiều, vì tận dụng thời gian nầy để làm bánh, làm khô, làm...đủ thứ !
Trong đám gia súc chỉ có bầy vịt là phởn phơ, thỏa chí tang bồng vì bờ cõi được mở rộng mênh mông.
Mấy con gà thì ôi thôi, thật là tội nghiệp !
Bầy gà đặt tổng hành dinh dưới sàn nên thân phận vô cùng thê thảm. Chúng bị quân của bà thủy đuổi, bay tuốt lên cây ổi, cây xoài sát bên nhà để tạm trú. Hai cái cẳng khẳng khiu cả ngày bám cứng mấy nhánh cây gầy guộc. Giấc ngủ của chúng cứ chập chờn, không yên, bởi bị gió mưa đánh thức bất kể lúc nào ! Có lắm con đang ngủ bỗng gặp ác mộng nên giật mình chới với, lấy chân ôm ngực, thế là...
Thím Chín cũng vậy ! Trong lúc ngủ, bất kể giấc trưa hay tối, thím đều phải mở tan hoang cái lỗ tai mà canh chừng. Hễ nghe gà kêu cái "quác", rồi tiếp đó là tiếng đập cánh, quẫy nước thì ngồi phắt dậy liền để vớt nó. Thường thì những cuộc cứu hộ ấy chỉ thành công vào lúc ban ngày, còn ban đêm đều quá muộn !
Thím Chín cắt cổ lập tức cái con gà bị ngộp đó ! Nhổ lông rồi bỏ hết bộ lòng chỉ lấy lại cái mề. Thím ngâm nó vào thau nước muối cho trắng rồi lóc thịt để riêng. Phần xương còn lại bị thím dùng cái chày vồ dần cho nát bét ra ( chỉ bỏ hai cái chân và hai ống xương đùi thôi), kế tiếp bầm cho thiệt nhuyễn. Thịt được xắt mỏng, cũng bầm nhuyễn trộn vào. Chúng được đem xào với bụi hành lá vừa bứng trên giàn rau cho chín, rồi để nguyên trong chảo đậy nắp lại.
Thím lấy cái thớt me dày, dần lên cho thật khít rồi đem treo trên gióng, để đề phòng mấy con chuột đu dây qua cạy nắp.
Vào mùa nước, bọn chuột thản nhiên chui vào nhà ở chung với người. Tụi nó tự cho mình cái quyền kiểm tra, hy sinh ăn trước xem thực phẩm có an toàn không rồi mới đến lượt chủ nhà.
Thím Chín lại chui vào mùng ngủ tiếp, lần nầy mở hết cả hai tai, vừa canh cứu gà, vừa canh đập chuột, sợ nó xơi tái cái chảo nhưn của mình.
Nửa đêm nghe tiếng dao, tiếng thớt bên nhà thím Chín là mẹ con dì Sáu lại tủm tỉm cười vì biết ngày hôm sau nhà mình sẽ có bánh xèo ăn.
Cây cối cũng chẳng yên thân ! Vườn đu đủ vừa bán được lứa trái đầu của thím Chín cứ ngã dần từng cây. Mỗi đêm nghe tiếng rơi lỏm bỏm của mấy trái dừa, thím lại chép miệng thở dài.
Mùa nầy lũ chuột bị mất hết trọi mấy cái hang dưới đất. Chúng leo thật cao, lên tận đọt dừa ở cho chắc ăn. Những đêm khó ngủ, chúng lại khoét dừa ăn chơi cho đỡ buồn. Sáng hôm sau, những trái dừa ấy được vớt lên, nạo rồi thắng lấy dầu để bán rẻ cho bà con xài thay mỡ.
Gạo, vốn thừa mứa ngày thường, giờ trở nên hiếm. Điên điển và tép đầy đồng nên bà con thi nhau xây bột làm bánh xèo, vừa đỡ tốn gạo lại vừa khoái miệng.
Ngon và đẹp làm sao những cái bánh xèo mùa nước ! Mấy con tép rong tươi roi rói, cong người để bảo vệ cái bụng đầy nhóc chứa triệu triệu chiếc trứng bé li ti xanh như ngọc bích. Chúng nhảy tưng tưng cố thoát thân nhưng chẳng thể trốn khỏi những bàn tay rắn rỏi của các bà má, bà chị. Họ chỉ dùng hai ngón tay: Cái và trỏ, để bóp dẹp lép cái đầu, loại bỏ cái mũi nhọn hoắc, cứng ngắc cùng toàn bộ râu, chân của nó. Động tác nầy diễn tả nghe dài dòng nhưng thực hiện chỉ trong chớp mắt. Bằng vào thời gian bạn đọc câu viết trên, mấy chục con tép đã làm xong!
Những con tép vừa xúc lên và bị lặt từng con ấy, được đem xào với hành lá, tiêu, đường, nước mắm... và cũng được dùng làm nhưn bánh.
Vua của mùa nước là bông điên điển, nó kết hợp với tôm, tép, thịt gà, thịt ếch...để tạo thành một vị vua của tất cả các loại bánh: Đó là bánh xèo ! Vị vua nầy ngự trị trường tồn, quyền lực ngày càng bền vững, trong tương lai có thể đem binh đi chinh phục xứ người.
Mấy người phụ nữ trong xóm ai mà không biết đổ bánh xèo. Mỗi nhà đều sắm một cái chảo gang to, gác trên giàn bếp mà để dành, khi làm món bánh nầy mới lấy xuống.
Họ đã quá thuần thục nên những cái bánh do họ làm đều đạt tới đỉnh vinh quang. Nó ngon từ ngoài vào trong. Từ lớp bột vàng tươi thơm mùi nghệ cùng vị nước cốt dừa béo ngậy, với cái vành mỏng te như đăng ten, giòn rụm...cho tới lớp nhưn phủ phê, đậm đà hương vị và dồi dào chất đạm.
Những cái bánh ấy được bày trong mâm, lót lá chuối lên từng cái để khi tách ra không bị rách. Chúng được đặt lên giữa chõng hoặc giữa bàn ăn, cạnh tô nước mắm tỏi ớt đỏ au và một rổ rau thơm xanh ngắt. Mấy người đàn ông đã ngồi chờ sẵn, họ xăn tay áo (ai ở trần thì khỏi), múc nước mắm vào chén, xé nửa cái bánh kèm đủ thứ rau, cuộn tròn lại, chấm ngập nước mắm rồi cho vào miệng. Phồng cả hai gò má mà nhai !
Đàn bà, con gái, con nít thì túm tụm trong bếp. Họ thủ tiêu mấy cái bánh không đạt tiêu chuẩn, đứng hoặc ngồi chồm hổm trước ông lò, vừa đổ vừa ăn !
Việc đi lại trong xóm mùa nầy gặp rất nhiều trở ngại. Những nhà không sắm nổi xuồng, phải chặt mấy cây chuối để kết bè chống đi, chống về.
Trên trời, dưới nước, cho nên dù cố giữ gìn thế mấy đi nữa, tay chân bà con cũng khó khô ráo lâu. Hậu quả là người nào cũng bị cái bệnh nước ăn. Ai ai cũng mang hai bàn tay, bàn chân với mấy kẻ ngón xanh lè bởi xức phèn xanh.
Chỉ có mấy đứa con nít là sướng nhứt ! Chúng tận dụng dịp nầy để tập bơi xuồng. Chúng tắm thả giàn, nhứt là mấy đứa con trai. Hể nghe nực là tụt cái quần xà lõn ra rồi từ ngạch cửa phóng cái ào xuống nước. Chúng bơi từ cây mít qua cây vú sữa, bơi xuyên qua cái sàn giờ đã thấp chủm rồi trèo lên nhà.
Tụi con gái thì khoái câu cá hơn. Ngoài cây cần câu, đứa nào cũng sắm cho mình một cây vợt làm từ mấy tay lưới rách. Chúng cầm sẵn nó trên tay rồi đứng rình, hể thấy cái gì ngộ ngộ trôi qua là vớt ! Chúng thường rủ nhau đi hái bông điên điển, rau dừa, bông súng...Bởi mấy thứ rau nầy rất phù hợp với món mắm kho, cho nên cái mùi thơm cào ruột ấy cứ tỏa ra, hôm nay từ chái bếp của nhà đứa nầy, ngày mai lại từ nhà đứa khác.
Theo lời yêu cầu của thím, chú Chín bắt cây cầu khỉ từ nhà mình qua nhà Phục, để thím Chín và dì Sáu qua lại dễ dàng.
Chú và Phục còn hùn nhau, mua mấy tay lưới đem giăng để kiếm cá bán. Số cá bán không hết được đem về cho dì Sáu và thím Chín làm khô, làm mắm.
Dì Sáu không còn bán nấm rơm nữa mà chuyển sang bán cá. Dì phải bơi xuồng lên chợ quận vì bà con trong xóm nhà nào cũng tự kiếm cá cho mình. Nước bao quanh nhà, họ chỉ cần ngồi trên bực cửa quăng câu.
Hôm bán cá được nhiều tiền, dì Sáu ghé vào chợ mua cho bé Nhân một cái lúc lắc. Chiều hôm ấy mọi người quay quần xung quanh thằng bé. Họ thích thú khi thấy nó cầm món đồ chơi cho vào miệng, rồi giật mình chới với vì nghe tiếng lục lạc khua vang. Thằng bé mếu máo còn họ thì cười với nhau.
Trước đây, tình cảm của chú Chín dành cho Phục nghiêng nặng về hướng trắc ẩn. Nhìn cảnh hai mẹ con họ thui thủi bên nhau chú thấy tội. Bây giờ có dịp gần gũi hơn, chú đâm ra cảm mến chàng trai hiền lành, nhút nhát, ít nói nhưng giàu nghị lực nầy quá! Chú bỗng đâm tiếc hùi hụi vì cho rằng nếu ông trời không hăm hở khuấy tay vào thì biết đâu y đã trở thành con rể của mình.
Cả hai, chú Chín và Phục đều có tay "sát cá", nên chẳng có hôm nào dì Sáu được ở nhà trọn ngày và thím Chín không phải tay thớt tay dao, làm cái việc xẻ cá phơi khô.
Mùa nước nên việc làm khô khá vất vả. Thiếu sân phơi, trời lại hay mưa bất chợt, mấy con cá không khô kịp, thịt không săn lại nổi mà bủn xì. Chúng bay mùi nồng nặc khiến ruồi kéo đến cả bầy như đi lễ hội. Những chỗ bị ruồi đậu vào đẻ trứng, ít lâu sau sẽ xuất hiện những con dòi lúc nhúc, nhỏ xíu như sợi tóc. Cái tụi nầy lớn nhanh như thổi, vài hôm đã bằng đầu cây tăm xỉa răng. Thím Chín cho mớ khô đó vào cái rỗ thưa to nhứt của mình, lắc mạnh cho đám ấu trùng ấy rơi như mưa xuống nước. Một bầy cá lòng tong kéo nhau đến, cả trăm con tranh nhau táp lia, táp lịa. Chúng đớp hết ráo không chừa đến một con rồi lượn tới, lượn lui chờ mãi. Hồi lâu mới chịu rút lui.
Bị nước lũ vây hãm bốn bề nên hai gia đình thím Chín và dì Sáu gắn dính vào nhau. Dì Sáu đi chợ cho cả hai nhà nên các món ăn của họ luôn trùng khớp. Thím Chín thường nấu cơm hơi nhiều một chút để gọi Phục qua ăn chung, phòng khi dì Sáu đi bán về trễ.
Lúc đầu Nhu còn tránh né, không chịu ngồi chung mâm rồi từ từ mới gia nhập. Họ đã dám nhìn thẳng vào mắt nhau, bắt đầu nói với nhau những câu, ban đầu còn rời rạc rồi dần dà mạch lạc, trơn tru hơn.
Người khoái Phục nhất không phải chú thím Chín, không phải Nhu mà lại chính là Nghệ !
Nghệ thường đi theo Phục để thả và thăm lưới. Chàng thuộc dạng công tử bột, được ông bà ngoại cưng như trứng mỏng. Ngoài giỏi cầm cây viết ra thì chẳng giỏi thêm môn gì nữa! Phục thì ngược lại...Chỗ ưu của người nầy lại là khuyết của người kia, nên họ ráp lại dính khắn!
Nghệ khoái ăn bánh xèo hơn ai hết nên lâu lâu lại rủ Phục đi thăm lưới, thăm câu thật sớm để hái bông điên điển trước rồi mới kéo lưới, kéo câu lên. Những hôm cá dính nhiều, mấy tay lưới nổi phình vì gở không kịp nên cá chết. Nghệ thao tác vụng về, chẳng nhanh bằng chú Chín nên họ phải cuộn lại đem về để cả nhà ráp nhau cùng gở cá. Có khi Nhu vừa nách con vừa xông vào tiếp một tay.
Thím Chín viện cớ nước ngập khó đi lại nên rước con gái và cháu ngoại về nhà. Nghệ vài ngày ghé thăm một lần để được tiếp tế thực phẩm. Đây là thời điểm mà chàng ưa thích nhất! Hôm nào siêng thì theo Phục bơi xuồng ra đồng, ngắm mấy cái bông súng đứng im ru, mặc tình mấy bụi lục bình thỉnh thoảng ghé qua rủ rê, chèo kéo. Làm biếng thì ở lì trong nhà một mình, quay lại thời kỳ độc thân, tha hồ mà thơ với thẩn.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 13
Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 7 2017, 00:54
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Phục vốn được sinh ra ở Biển Hồ, xứ mênh mông nước và dồi dào thủy sản, nên thuộc lòng mặt mũi và tập quán của cái bọn cá tôm bắt được.
Mỗi lần cả hai gỡ cá, chàng thường cầm lên từng con rồi cắt nghĩa cho Nghệ nghe là con nào sống trên mặt nước. Con nào có tánh mắc cỡ nên cố chui sát đáy. Con nào là dân nhậu, thích xơi mấy món độc đáo. Con nào muốn giữ lòng thanh tịnh nên chỉ ăn bọt nước cầm hơi...
Nghệ càng nghe càng khoái. Những buổi đi thăm lưới giúp chàng mở mang kiến thức về sinh vật rất nhiều. Cho dù mấy điều nầy sách vở có ghi và chàng có thể đã đọc qua, nhưng những kiến thức chết ấy cứ trôi tuột như vô số giọt mưa bám trên tàu lá chuối.
Việc nầy cũng giúp chàng suy gẫm về cách dạy và học của mình, nhận ra chúng lạc hậu quá chừng rồi ước ao sớm có ngày cãi thiện.
Phục thì xem Nghệ như thần tượng của mình. Nghệ biết tất tần tật những thứ mà y mù tịt : Ca, vẽ, làm thơ, thổi sáo...Nhứt là đờn...Phục nể cái tài so dây nắn phím ấy vô cùng!
Lạ một điều là tuy Nghệ, theo nhận xét của Phục là đờn hay nhứt xóm, thế nhưng chẳng bao giờ chịu đem ra phục vụ cho bà con ở các buổi tiệc như đám nói, đám cưới, đám ma...
Thấy mỗi lần mình đàn, Phục cứ lặng người nghe và nhìn bằng cặp mắt thán phục, Nghệ hỏi:
-Chú mầy có muốn học đờn hông?
(Từ khi biết Phục nhỏ hơn tới sáu tuổi thì Nghệ tự cho phép mình đóng vai đàn anh của y. Và bởi vì họ ngày một thân nhau hơn, Phục lại bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Nghệ quá rõ ràng, nên chàng thay đổi cách xưng hô. Gọi Phục là "chú em" rồi xưng "anh" một cách ngon lành).
Phục mừng húm đáp:
-Muốn lắm !
Rồi hỏi thêm:
-Có khó hông anh ?
Nghệ đáp:
-Muốn đờn cho thiệt giỏi để người ta khen thì phải có cái khiếu. Còn đờn cho mình nghe thì chỉ cần siêng năng, hay tập tành là được.
Phục gãi đầu:
-Em đờn ên, nghe ên thôi ! Ai mà dám cho thiên hạ nghe, họ cười chết.
Nghệ gật đầu :
-Được, vậy thì cúng tổ một con gà đi rồi anh dạy cho.
Nghệ nói chơi thôi, ngờ đâu ngay hôm sau Phục hỏi mua thím Chín một con gà giò rồi xách qua làm thịt, luộc chín đem cúng liền.
Cái tính chơn chất đó làm Nghệ cảm động, anh nói :
-Anh nói cho vui, chú em mầy lại tưởng thiệt. Hay là sẵn đây hai anh em mình đốt nhang thề kết nghĩa đệ huynh luôn, chú mầy có chịu hông?
Phục rụt đầu sát cổ:
-Em phải làm học trò chớ, còn anh làm thầy mà! Đâu có xuống hạng khơi khơi được ! Em cũng thôi kêu "anh" mà phải gọi bằng "thầy" mới được.
Nghệ trề môi:
-Cái thứ dạy kiểu cà rỡn như anh mà làm thầy, làm bà gì. Xưng hô long trọng quá chắc khớp dạy hổng nổi. Thôi trước sao, sau vậy! Cứ làm anh em với nhau cho thoải mái.
Thấy Nghệ dần dần thay chỗ mình, bám theo Phục học nghề giăng câu, thả lưới chú Chín rất mừng. Cho dù mến và hàm ơn chàng nhiều lắm, nhưng chú vẫn nhận ra Nghệ sống không thực tế, ít chịu làm việc tay chân. Cũng may lý lịch của Nghệ tương đối sạch sẽ, không có bà con làm việc ở chế độ cũ. Chớ nếu không, bị mất cái nghề dạy học thì chẳng biết chàng ta làm việc gì để sống. Cho nên chú rất lo cho tương lai của con gái và cháu ngoại của mình.
Chú so sánh Nghệ như chiếc xe đạp rất mỏng manh, yếu ớt đang dựng ở góc nhà. Nó chỉ chạy trên những con đường làng phẳng phiu, thẳng đuột. Mỗi khi gặp phải nơi gồ ghề, khúc khuỷu thường bị "banh ta lông" rồi nằm ì một chỗ.
Mấy lúc sau nầy Nghệ hay rủ Phục về nhà mình. Chỉ có nơi nầy chàng mới cảm thấy được tự do hoàn toàn, không phải suy nghĩ những người xung quanh thích mình làm gì, nói gì...rồi làm theo y chang mà còn lo nơm nớp. Ở cái góc riêng biệt nầy chàng tha hồ sống đúng ý mình. Thỉnh thoảng đang chấm bài cho học trò bỗng buông cây viết, ngửa cổ hít sâu để lấy hơi rồi ngâm một câu thơ sao cho thật diễn cảm mà không sợ bị ai chê khùng.
Những lần được Nghệ rủ, Phục thường đem theo một xị rượu đế và mấy con khô, con cá...Họ chỉ nướng chúng lên rồi xé ra, bưng nồi cơm nguội lại rồi cùng bóc ăn với nhau, vậy mà nghe ngon và đậm đà hết sức !
Cả hai đều không phải là dân nhậu, thế nhưng họ cần một chút men để khơi dậy cảm xúc, gợi lại những kỹ niệm xa xưa và chia sẻ tấm chân tình.
Trong một lần như vậy, Nghệ đã say và tâm sự với Phục, giọng bùi ngùi :
-Chú em mầy coi vậy mà sướng hơn anh...
Phục ngắt lời :
-Anh có đủ thứ còn đòi gì nữa ? Vợ nè! Con trai nè ! Nhà cửa, ruộng vườn nè ! Còn biết làm đủ thứ nữa : Dạy học, vẽ, ca, hát, đờn...
Nghệ thở dài :
-Nhưng lại không biết làm cái thứ quan trọng nhứt !
Phục hỏi :
-Làm gì ?
Nghệ gằn từng tiếng:
-Làm đàn ông !
Phục bắt bẻ :
-Không biết làm đàn ông thì anh đâu có làm cha thằng Nhân!
Nghệ lắc đầu:
-Nó là của thằng Thụ đó. Cái thằng đó khôn tổ mẹ. Chú biết tại làm sao thiếu gì người mà nó lại nhờ anh giữ giùm vợ con của nó hông ?
Không chờ Phục trả lời, Nghệ nói tiếp:
-Tại nó biết anh bị bại liệt, cả đời chỉ nằm chớ không có đứng lên nổi. Giao trứng cho anh thì an toàn nhứt trong đám bạn! Đâu có mỏ mà mổ !
Phục nghe mà rúng động cả người. Chàng bỗng buột miệng:
-Tội nghiệp cho ...
Nghệ nhìn sâu vào mắt Phục, rồi hỏi:
-Chú em mầy thích Nhu lắm phải hông?
Nghệ lắc đầu:
-Anh đừng có nói bậy, tới tai chú thím Chín ...
Nghệ cười:
-Ba vợ anh, ổng tinh ý lắm đó ! Anh ngán ổng nhứt, má vợ anh thì đơn giản lắm ! Qua mặt bả dễ ợt...Còn ổng thì...
Rồi Nghệ bỗng gắt :
-Mà anh sợ cái gì chớ ! Thằng Thụ nó nhờ anh đóng thế vài năm thôi ! Mai mốt nó về là anh giao lại đàng hoàng, vợ con nó còn nguyên chẳng sứt mẻ miếng nào !
Phục hỏi:
-Đó là do anh nghĩ hay y hứa ?
Nghệ đáp :
-Nó hứa với anh, có giấy trắng mực đen hẳn hoi. Anh còn giữ lại để mai mốt có đường mà tháo thân chớ !
Rồi để chứng minh, Nghệ đi lại bàn thờ, mở khung ảnh của bà ngoại, lấy tờ giấy tập gấp làm đôi lót sau lưng tấm hình ra đưa cho Phục.
Phục cầm lên đọc, chẳng biết trong thơ nói cái gì mà mồ hôi tươm đầy cái trán rộng của y, rơi xuống lá thơ và làm nhòe đi mấy chữ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 14
Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 7 2017, 00:36
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Phục gấp lá thư lại như cũ, trả cho Nghệ rồi hỏi:
-Cô Nhu biết mấy chuyện nầy chưa ?
Nghệ gật đầu :
-Anh có nói cho cổ biết ngay từ cái ngày mới cưới về. Sợ cổ thấy anh không đụng tới thì cho là mình bị xem thường, suy nghĩ lung tung rồi tủi thân.
Phục hỏi :
-Cổ có nói gì hông anh?
Nghệ đáp, giọng buồn thiu:
-Cổ nói cổ mang ơn anh cho tới già, tới chết. Cổ không hề mong gặp lại Thụ cũng không thích chuyện gần gũi. Anh muốn làm thế nào cũng được! Cổ đã lạỵ bàn thờ nhà anh rồi thì tự coi mình có bổn phận là vợ của anh, là dâu trong giòng họ. Bây giờ cổ chỉ có mục tiêu duy nhứt là làm tròn phận sự của một người vợ, nuôi con và trả hiếu cho ba má. Cổ xin anh giữ kín giùm đừng nói cho ai biết, kẽo gia đình cổ mang tiếng.
Phục hỏi :
-Vậy sao anh còn nói với em chi vậy ?
Nghệ đáp:
-Anh biết lương tâm chú đang cắn rức. Cho rằng mình chơi với bạn mà thương thầm, nhớ trộm vợ bạn là không có đúng. Chú yên tâm đi, cổ không phải là vợ anh đâu.
Thấy Phục cúi gầm mặt, không dám nhìn mình. Nghệ biết y xấu hổ nên an ủi:
-Mình thương người dưng khác họ thì đâu có tội lỗi gì. Miễn đừng để cái tình đó xúi giục rồi làm điều bậy bạ, ảnh hưởng đến mọi người.
Giọng nói của Nghệ hiền và ấm áp quá khiến Phục cảm động.
Phục hỏi như muốn chia sẻ tâm sự:
-Hồi nào tới giờ anh có làm cái chuyện gì mà cứ nhớ tới hoài. Mỗi lần nghĩ đến là ăn năn, xấu hổ...thiếu điều muốn nhảy xuống sông mà tự tử hông?
Nghệ lắc đầu :
-Chưa đến nổi như vậy nhưng có một chuyện làm anh bức rức hoài. Hồi đó anh có ăn cắp tiền của ngoại rồi đổ thừa cho ông anh bà con, làm ảnh bị đòn gần chết. Anh chưa kịp thú tội thì ảnh đi lính rồi tử trận. Anh kể cho ngoại nghe. Ngoại nói chuyện đó nhỏ xíu hà, ảnh không có nhớ mà đem theo đâu. Ngoại biểu anh đừng có nói cho cậu Hai, là ba ảnh, nghe. Ngoại không phạt mà còn vuốt tóc anh và nói "tội nghiệp cháu tui".
Sợ Phục không hiểu Nghệ giải thích :
-Những người lỡ tạo tội, họ thường bị dày dò khủng khiếp lắm ! Họ đã tự trừng phạt rồi, mình bồi thêm nữa làm chi cho người ta thêm khổ !
Phục bỗng ngước nhìn Nghệ rồi hỏi:
-Anh có thương cổ hông vậy?
Nghệ đắn đo một lát rồi gật đầu:
-Có, nhưng chắc ít hơn chú.
Phục hỏi tiếp:
-Anh có khổ như em không ?
Nghệ nói một cách từ tốn:
-Thật ra thương được một người, đó là điều may mắn nhứt. Cái tình thương ấy giúp cuộc đời thêm đẹp và có ý nghĩa. Chính cái ý tưởng phải chiếm giữ họ mới khiến cho mình khổ sở điêu đứng. Chú cứ thương thả giàn, miễn đừng nghĩ phải lấy cổ làm vợ là được.
Phục hỏi:
-Sao anh không ghen mà còn đòi làm bạn và dạy đờn cho em nữa vậy ?
Nghệ cười :
-Nói chú không tin chớ cái tình của anh nó khác hơn thiên hạ. Anh coi cổ như một bài thơ vậy. Hể thấy ai cũng thích như mình thì mừng lắm ! Có khi còn thương luôn người đó nữa.
Phục nói như thú tội:
-Em đâu có muốn thương cổ nhiều dữ vậy ! Biết là mình không có xứng và bị cổ ghét ra mặt nên ráng lùi lại mà làm hổng nổi.
Phục lại thở dài:
-Em cứ xúi má bán nhà, bán đất rồi về Biển Hồ ở mà bà không chịu. Má em nói bà con ở đây tốt lắm ! Lúc mới tới đây, hai mẹ con tay không, chưn ướt, chưng ráo...Nhờ láng giềng đùm bọc mới không bị chết đói, đã vậy còn cất được nhà, sắm được đất. Bây giờ đã bén rễ, bứng lên đem trồng chỗ khác sợ sống không nổi.
Nghệ hỏi:
-Dì Sáu có biết chú thương Nhu hông?
Phục cười khổ:
-Biết quá rành nên mới thúc em đi coi vợ như giặc đó ! Nói thiệt với anh, cái vụ cô Tím tránh mặt khiến chuyện hỏi, cưới không thành làm em mừng hết lớn ! Cổ là bạn thân của cô Nhu, làm như vậy khó coi lắm !
Nghệ cười :
-Dì Sáu còn cái ý đó nữa không?
Phục thở dài :
-Còn chớ sao không ? Có điều bà nói lần nầy không có coi dâu trong xóm nữa. Sợ có huông, lần tới mà cũng y như vậy, dám em ế vợ luôn !
Nghệ lại hỏi:
-Anh hỏi thiệt chú mầy nghe. Nếu ba má cô Tím chịu gả, chú có đi cưới người ta không ?
Phục lại gật:
-Phải cưới chớ anh, ráng mà thương đặng má em có cháu bồng.
Nghệ chưa chịu buông:
-Rủi thương hổng vô thì sao ?
Phục cự:
-Anh cứ hỏi dần lân hoài, em biết đường nào mà trả lời. Em thấy chuyện vợ chồng mà do mai mối, nó cũng giống cái ấm nước nguội ngắt để trên cái lò chưa nhúm lửa vậy. Mình phải đốt lá dừa lên, quạt cho nó cháy phừng phừng rồi bỏ củi vô đều đều, nấu riết thì nước cũng phải sôi.
Nghệ nghe Phục đáp như vậy thì cười tủm tỉm.
Phục bỗng nói một cách nghiêm trang:
-Nếu anh Thụ có vợ bên đó rồi không về, anh có làm mai cô Nhu cho em không?
Nghệ suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
-Anh thích mọi việc xảy ra một cách tự nhiên. Không muốn nhúng tay vào mai mối cho ai hết! Anh sợ mình hiểu sai sự việc, tưởng làm phước ngờ đâu mang họa đến cho người ta. Cái thứ mà bây giờ anh ngại cho nhứt là ý kiến đó !
Phục buồn thiu nói :
-Hỏi chơi cho vui thôi, chớ em biết chuyện đó khó thành lắm ! Nói không phải trù ẽo. Cho dù anh có qua đời rồi cổ đi thêm bước nữa với em, cũng bị bà con dị nghị. Hổng chừng còn bị nghi ngờ là có dan díu trước, lúc đó còn khó coi chớ đừng nói chi anh còn sống sờ sờ. Cái chuyện của em, trước đây đã không có tương lai gì ráo! Bây giờ còn kết bạn với anh, coi như hết đường "binh" rồi !
Sau câu nói đó, Phục ngồi im như đá.
Để phá vỡ lớp không khí nặng nề đang bao quanh. Nghệ vỗ mạnh hai tay vào nhau rồi nói:
-Thôi bây giờ mình bắt đầu tiến hành cái lễ kết nghĩa đi.
Nói vừa dứt lời liền bưng ly rượu đưa cao ngang trán, khấn:
-Có trời đất chứng giám! Hôm nay tôi, Lê văn Nghệ, xin nhận...
Nói tới đó Nghệ ngưng ngang rồi quay mặt qua phía Phục hỏi nhỏ:
-Chú họ gì ?
Phục đáp còn nhỏ hơn:
-Phan văn Phục.
Nghệ lại cầm ly rượu đưa ngang trán rồi nói lại, bỏ bớt câu đầu :
- Hôm nay tôi là Lê văn Nghệ xin nhận Phan văn Phục làm em .
Nghệ định nói câu :" nguyện đồng sanh, đồng tử", nhưng thấy "xạo" quá nên thôi.
Nói xong Nghệ đưa lên rượu lên môi, sắp uống bỗng dừng lại nói :
-Nếu theo đúng sách vở thì mình phải rạch ngón tay trỏ, nhỏ vô đây ba giọt máu, khuấy đều lên rồi uống với nhau. Như vậy mới đúng thủ tục.
Phục nghe vậy liền đâm đầu chạy.
Nghệ hỏi:
-Chú chạy đi đâu vậy ?
Phục trả lời :
-Em vô bếp lấy cây dao .
Nghệ lật đật cản :
-Nói vậy thôi, chớ máu tanh rình làm sao mà uống nổi ?
Chàng đưa chung rượu lên môi, tợp một hớp đúng y bon nửa ly, rồi đưa qua cho Phục.
Phục cũng làm đúng cái động tác của Nghệ, lập lại câu nói của anh, chỉ sửa đổi ít chữ cho phù hợp:
-Hôm nay tôi là Phan văn Phục xin nhận Lê văn Nghệ làm anh.
Rồi cũng đưa ly rượu lên môi, uống cái ót không chừa một giọt.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: NƠI LỤC BÌNH DỪNG LẠI 15
Gửi bàiĐã gửi: 12 Tháng 7 2017, 01:02
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Không biết có phải nhờ những lời tâm sự chí tình của họ, hay nhờ con gà trống tơ của thím Chín thịt chắc lọi, vừa ngon, vừa ngọt, vừa thơm mà buổi tiệc kết nghĩa ấy rất vui, rất cảm động, ngoài sức tưởng tượng của cả hai.
Nghệ mừng lắm vì từ nay có thêm một người bạn hiền lành, chơn chất, như thầm mong đợi. Phục tuy không được ăn học đến nơi đến chốn, nhưng có cảm xúc thẩm mỹ, có thể cùng chàng chia sẻ cái hay của thơ, của nhạc. Điều mà đối với Nghệ quan trọng hơn hết.
Phục vì được Nghệ giải thích, khuyên nhủ nên đã tháo bỏ mặc cảm tự ti, trong lòng nhẹ nhàng, thoải mái, cười nói nhiều hơn lúc bình thường.
Lạ một điều, khi Phục còn cho là cái tình của mình với Nhu là tội lỗi, cái nhìn của mình lên Nhu là bất chính, thì có một cái gì đó cứ thôi thúc, buộc lòng luôn tưởng nhớ còn hai mắt thì dán vào Nhu một cách lén lúc. Bây giờ khi được Nghệ giải thích, cảm thông, chàng không còn bức rức nữa. Những cái nhìn âm u, mang màu sắc tối tăm ngày trước cứ thưa dần. Chúng cũng được gột sạch, giũ thẳng, đem phơi...Nên dần dà trở nên trong trẻo.
Bé Nhân giáp thôi nôi, thím Chín đang chuẩn bị tinh thần để chia tay cháu ngoại, thì Nghệ bỗng xin cho vợ con tiếp tục ở lại. Chàng viện cớ từ nhà mình đến trường Nhu dạy quá xa, rất bất tiện. Nhu ở đây đi dạy gần xịt nên dễ bề chăm sóc bé Nhân hơn.
Thím Chín mừng thôi là mừng, còn chú Chín thì ngược lại.
Chú để ý thấy Nghệ tuy ban ngày lân la, quấn quít bên vợ con nhưng tối chẳng bao giờ ngủ lại. Nhu thì hể dạy xong là chạy riết về nhà ôm con, xem ra họ chẳng dành thì giờ để...
Thoạt đầu chú khen là thằng con rể mình giỏi tiết chế, quá thương vợ nên...Nhưng đến lúc nầy, chú lại đâm ra nghi ngờ, lo lắng.
Chú còn nhớ khi vợ mới đẻ con so, má vợ chú rước về nhà bà nuôi đúng ba tháng. Chú ở nhà nằm chèo queo một mình, nhớ vợ thôi là nhớ !
Lúc đó ngày nào chú cũng lật cuốn lịch lên đếm từ tờ, sợ quên nên làm dấu sẵn trên đó. Đúng ba tháng không hơn một ngày, chú qua rước vợ về liền.
Bà nhạc khi đưa họ xuống bến đò còn kề tai chú dặn dò:
-Đáng lẽ má phải giữ vợ con ở đây thêm ít lâu. Đàn bà mới sanh, dạ con còn lỏng lẽo, chung đụng sớm là không có tốt. Má biết con tánh tình cứng cỏi, biết kềm, biết chế. Con ráng cử thêm năm, ba tháng nữa, càng lâu, càng tốt, cho nó chắc ăn nghe hông?
Chú gật đầu, dạ răm rắp. Tự nhủ phen nầy phải cố hết sức để không phụ lòng tin của má vợ. Thế mà kềm lòng không đậu, mới được có ba bữa là bái lạy mà đầu hàng.
Chú Chín bỗng nghe buồn cho con gái, nói riêng và giới nữ, nói chung. Ba cái chuyện tình cảm nầy, đàn ông có lợi thế hơn mấy người phụ nữ. Họ càng có nhiều kinh nghiệm trên tình trường thì càng ra vẻ tự cao, tự đại. Càng được khen là có số đào hoa. Cô nào được chọn làm vợ thì tự hào ghê gớm !
Ở người phụ nữ thì trái ngược hoàn toàn. Hể chấp nhận thương ai, quen ai là bị xuống giá liền, y như con tem bị đóng mộc. Nếu lỡ chia tay, vì bất cứ lý do gì cũng bị cho là chắc có "gì, gì" rồi nên mới bị bỏ. Khi về làm vợ thường bị mất "thớ" với bên chồng. Có khi còn bị dằn vặt, khinh khi.
Người đàn ông sợ nhứt bị cho là hưởng "đồ thừa" của người khác. Nếu lấy nhầm người đã lỡ "nhẹ dạ" với ai rồi, thì mang mặc cảm dữ lắm! Cho dù ra vẻ đại trượng phu, ngoài mặt cố tỏ ra khoan dung nhưng trong lòng họ cứ tích chứa, dồn nén nặng nề như đeo đá.
Phụ nữ thì ngược lại, bị chồng cắm sừng liên tục đến độ chẳng có lúc nào đội được nón, mở miệng ra là nói "không bao giờ tha thứ, sống để dạ, chết đem theo". Vậy chớ trong bụng nhẹ hều, chứa toàn bụi bậm, gió thổi một cái là bay mất tiêu mất biệt.
"Con mình nó có cái tì, cái vết rồi, cho nên đâu còn được trọng vọng nữa". Chú chắt lưỡi nhủ thầm. Nghe thương đứa con gái dại khờ của mình quá đỗi!
Chú nghĩ thầm, nếu mình là ông trời, sẽ để cho đàn ông, kẻ chủ động, phải mang nặng đẻ đau. Có vậy họ mới bỏ cái tánh trăng hoa, bớt trêu chọc khuấy rối phái đẹp.

Hôm nhà chú Chín có giỗ, bữa cúng tiên (đám giỗ cúng hai ngày: chiều hôm trước cúng tiên, sáng hôm sau cúng chánh) chỉ có mấy người trong nhà và mẹ con dì Sáu. Chú rắp tâm kéo dài thật lâu, ông trời hiểu bụng chú lắm nên xáng thêm một đám mưa mù mịt.
Đến tối hù trời mới tạnh, chú lấy cớ đường trơn chạy xe rất nguy hiểm, cầm chân Nghệ ở lại.
Chú không cho thím giăng mùng ở nhà trước để Nghệ ngủ như mọi lần, mà bảo chàng vào trong buồng nằm chung với Nhu luôn.
Khuya hôm đó, khi lén nhìn qua kẹt cửa. Chú thấy Nghệ vẫn để nguyên bộ đồ tây đang mặc, nằm dưới ván mà ngủ một cách ngon lành.
Cả đêm chú Chín nằm mở mắt thao láo, chú gát tay lên trán mà suy nghĩ đủ điều. Chú bỗng thấy giận Nghệ cành hông vì đã coi thường con gái mình.
Chú quyết định qua đám giỗ sẽ nói chuyện "phải quấy" với Nghệ, nếu thấy không êm thì bắt con gái lại, chớ không thể sống cảnh chồng hờ, vợ tạm như vầy mãi được.
Nghĩ đến vợ chú lại bùi ngùi. Thím Chín từ trước tới giờ được bà con trong xóm nể trọng. Thím thường tỏ ra tự hào, cho là gia đình mình thuộc hạng nề nếp, có danh, có tiếng trong xóm. Nay gặp cảnh nầy chắc mất mặt ghê lắm ! Đây rồi buồn rầu dám sanh bịnh chớ hổng chơi.
Nằm hồi lâu nghe nóng cái lưng, chú bèn tốc mùng, mở cửa ra ngoài hàng ba đưa võng cho mát.
Tiếng võng kẽo kẹt làm thím Chín thức giấc, liền bước ra xem. Thấy chú thòng chưn xuống ván đẩy cho cái võng đưa qua, đưa lại, thím hỏi:
-Giờ nầy sao còn chưa chịu đi ngủ mà ra đây nằm cho muỗi nó chích ?
Chú trả lời:
-Hồi nãy uống có mấy chung, chưa đủ đô cái bị bà cự nự. Trong mình sật sừ, khó ngủ quá !
Thím Chín cười rồi nói mát:
-Vậy để tui đem chai rượu ra, mời ông uống sạch bách đặng ngủ cho ngon nhe ?
Chú cười:
-Uống khơi khơi, không mồi, không bạn, ai mà uống cho vô !
Rồi chú hỏi lại:
-Còn bà sao hổng lo ngủ đi, mai còn nấu nướng, rồi còn tiếp khách khứa lu bu nữa.
Thím Chín nói:
-Dậy sớm đặng bắt gà làm sẵn. Sáng bà con tới là bắt tay vô nấu liền cho kịp.
Chú Chín xua tay :
-Để cái chuyện đó tui lo cho. Sáng mai tui sai thằng Phục, thằng Nghệ, hai đứa nó làm chút xíu là xong. Cái gì tụi nhỏ làm được thì giao cho chúng làm. Bà thì giống gì cũng ôm hết rồi mai mốt than đau, than nhức. Rồi bắt cạo gió làm tui mỏi tay gần chết!
Thím Chín "hứ" một tiếng rồi nhiếc:
-Lâu lâu nhờ cạo gió một lần mà cũng lên mặt. Ông có biết bắt con gà nào để làm thịt hông? Giao cho ông, chắc mấy con gà mái tơ đang đẻ của tui chui vô nồi hết ráo !
Chú Chín gắt:
-Vậy thì bà bắt nhốt sẵn đó, rồi đi ngủ liền cho tui nhờ !
Thím Chín thấy chú hối thì bực nhưng cũng nghe khoái trong bụng.
Thím nghĩ thầm: "Thằng cha nầy coi bộ về già sanh tật. Hồi trước đâu để ý tới chuyện bếp núc. Bây giờ cái giống gì cũng xía vô".


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2267 bài viết ] [ 29 tập tin đính kèm ] Chuyển đến trang Trang vừa xem  1 ... 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83 ... 227  Trang kế tiếp

» MÙI ỔI - Lâm Du-Yên «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 4 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 4 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 4 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu