Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 24 Tháng 11 2024, 13:38
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MẸ VIỆT NAM «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 963 | Trả lời: 1)
Tiêu đề bài viết: MẸ VIỆT NAM
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 5 2022, 10:12
Ngoại tuyến
Founder
Founder

Ngày tham gia: 18 Tháng 6 2007, 19:30
Bài viết: 2448

Người tạo chủ đề
MẸ VIỆT NAM

Mỗi chúng ta đều có một người Mẹ để thương, để nhớ. Trong chúng ta lúc nào cũng có hình bóng người Mẹ già khoắc khoải trông con sau những năm tháng dài xa cách. Tôi cũng không nằm trong ngoại lệ hay khác biệt gì hơn ai. Khi mười lăm tuổi đã phải xa nhà lên tỉnh học, đó là lúc bắt đầu thấm thía niềm thương yêu Mẹ. Mỗi hai tuần về thăm nhà một lần, cứ mỗi cuối tuần không được về thì lòng buồn và thương nhớ tràn lan. Rồi đến khi rời trường Thủ Khoa Nghĩa đi Sài Gòn học đại học lại càng thương nhớ Mẹ nhiều hơn. Đường về nhà không gần gủi như Châu Đốc nữa cho nên phải mong chờ đến những ngày lễ lớn hay Tết đến mới về được. Nó càng làm lòng thương nhớ Mẹ nhiều hơn nữa.

“Tổng Động Viên”, những ai là trai sống trong thời nầy đều nhớ đến ba chữ kinh hồn đó. Xếp bút nghiên tôi theo nghiệp chiến chinh, đi trình diện Trung Tâm 4 Nhập Ngũ ở Cần Thơ, chuyển đi huấn luyện ở Trường Bộ Binh Thủ Đức. Biết Mẹ mình thất vọng và sợ sệt vì con mình từ đây phải lau mình vào lửa đạn. Dù có vô tình bao nhiêu đi nữa cũng cảm giác được sự thất vọng của Mẹ. Dù tôi có đi hành quân ở nơi nào, xa lắc xa lơ, đèo heo hút gió, Mẹ tôi vẩn lặn lội tìm đến nơi trú quân thăm tôi. Có dạo đang đóng ở Lai Khê, Bình Dương, Mẹ đến thăm, đang còn xa mù trong chiến khu “D”, máy truyền tin gọi có Mẹ đang chờ trong hậu cứ. Cũng may là vừa xong chuyến công tác nên lật đật giao công việc cho thằng phó, ba chân bốn cẳng dẩn hai thằng đệ tử băng rừng Long Nguyên khoảng 5 giờ chiều, khi ra đến Quốc Lộ 13 đã gần 8 giờ đêm, gọi xe jeep trong hậu cứ ra bóc ba thầy trò về gặp Mẹ. Tội nghiệp hai thằng đệ tử, tuy nguy hiểm trước mặt, nhưng được về hậu cứ thì bất kể hiểm nguy cũng hâm hở mở đường đi trước. Mẹ tôi dự định ở lại vài ngày cho thỏa lòng mong nhớ và bù lại công tình lặn lội đường xá xa xăm thì khoảng giửa trưa hôm sau máy gọi đơn vị đang đụng trận. Đành phải từ giả Mẹ ra đi, dặn thằng đệ tử lo lắng cho Mẹ xong thì phóng lên trực thăng ra đi mãi đến cả năm sau mới có dịp về thăm Mẹ.

30 tháng Tư 1975, thế là Mẹ lại phải đi thăm mình trong tù cải tạo, có lúc nghĩ lại thằng tôi nầy sống chỉ báo hại Mẹ. Không làm nên chuyện gì ra hồn, chẵng giúp dân, mà cũng không lợi nước, chỉ làm Mẹ mình cực khổ hơn thôi. Trại tù nằm giữa Đồng Tháp Mười, đường xá hang lỗ, mỗi lần đi thăm phải tốn một ngày đi, một ngày về, phải ngủ lại một đêm. Thế mà Mẹ tôi không quản nại gian lao, không một lời than van hay phàn nàn, mỗi tháng đều có mặt tại cỗng trại cùng với những Bà Mẹ Việt Nam khác chờ thăm con. Những thằng con xấu số bị làn sóng chiến tranh cuốn theo với mọi điều bất hạnh. Những thằng tù cải tạo như tôi, đứng sau hàng rào kẽm gai, nhìn Mẹ mình gian lao cực khổ vì con mà buồn tuổi cho thân phận mình, từng tuổi nầy vẩn còn làm Mẹ cực khổ, suy nghĩ bong lung. Đến khi nào mới trả lại ơn nghĩa Cha Mẹ nuôi dưỡng mình nếu cứ chôn vùi trong vòng kẻm gai tù đày như vầy?

Cố dấu nước mắt từ giã Cha Mẹ con vượt biên, một lần đi biết là mãi mãi vĩnh biệt quê nhà. Gói hành trang chĩ vỏn vẹn một bộ quần áo thay đổi, vài chỉ vàng Mẹ gói ghép từ bao nhiêu năm cực khổ làm lụng bưng biền. Nhìn Cha Mẹ một lần cuối, ráng cố gắng ghi đậm hình ảnh hai người đã cho mình thân xác, cực khổ nuôi dưỡng mình đến lớn khôn. Nay phải bứt ruột một lần nữa nhìn con mình ra đi tìm tự do và tương lai trên vùng đất hoàn toàn khác lạ từ ngôn ngữ cho đến màu da. Tôi hứa với Cha Mẹ sẽ làm hai người không phụ lòng, ráng tiếp tục con đường học vấn. Cha Mẹ tôi, cũng như tất cã những Cha Mẹ Việt Nam, mong muốn con cái trưỡng thành, học hành thành đạt.

Falls Church, VA. Mùa đông, một mình lang thang từ chung cư đến trường NOVA khoảng 3.5 miles, sáng đi, chiều về, ráng cố gắng học ngôn ngữ xứ người và một nghề để nuôi sống thân mình. Tuyết đổ hầu như không dứt, mùa đông ở đây dài vô tận, nhưng rồi Xuân cũng đến, hè cũng qua, cuộc đời tị nạn buồn như mùa đông đất Mỹ, lạnh lùng, trơ trọi như những cành cây khô lá. Chất chứa trong lòng niềm ước vọng làm Cha Mẹ vui, xua đi những ngoại cảnh chi phối, dù gì tôi cũng phải ráng để bù đấp lại công ơn sanh thành của Cha Mẹ.

Tulsa, OK Rồi cuộc đời đưa đẩy, lưu lạc đến miền trung nước Mỹ, khô cằn nhưng giàu tình nhân loại. Hai mươi hai năm xây dựng sự nghiệp và công danh, từ Petroleum, Computer, cho đến Homes Appliances, thu thập nhiều kinh nghiệm từ mọi ngành trong thương trường nước người. Cặm cuội, vừa làm, vừa học, vừa nuôi vợ con, ngoài 50, tóc hai màu, da nhăn sạm nắng, nhưng lúc nào cũng dành cho Mẹ những khi có những giây phút rảnh rổi. Trong hai mươi mấy năm xa cách, chĩ về thăm được Mẹ vài lần, lần đầu tiên tôi về, nhìn Mẹ già đi. Hình bóng Mẹ ngày tôi giã từ đi vượt biên vẫn còn đó, nay thì quá khác biệt, hơn hai mươi năm trời xa cách. Cũng là lần đầu Mẹ được gặp mặt con dâu, cháu Nội, Mẹ vui thật là vui, tôi tự nhũ sẽ ráng về thăm Mẹ thường xuyên hơn.

Albany, NY. Hôm nay ngồi viết bài này nhớ về Mẹ, sở dĩ tôi nói nhiều về Mẹ vì đây là dip lễ cho những Bà Mẹ, Mother’s Day. Con cám ơn Mẹ vì thương con mà không quảng khó nhọc nuôi con từ lúc cấp sách đến trường cho đến những ngày trong quân đội, đến tù cải tạo. Mẹ đã phải cắn răng chịu đựng để con vượt biên tìm tự do. Lòng Mẹ Việt Nam bao la vô cùng tận, vì tương lai con mà chịu đựng và hi sinh rất nhiều. Tôi đã ráng cố gắng làm tròn lời hứa ngày từ giã Mẹ vượt biên, dâng lên Mẹ cái MSEM đóng khung cẩn thận, Mẹ tôi bảo “ Như vậy là con đã đền đáp lại ơn nghĩa Mẹ rồi đó”. Tôi không nghĩ rằng nhiệm vụ đến đây là xong, còn sống, còn thở là tôi sẽ còn làm cho Mẹ vui hưỡng những ngày tháng của cuộc đời còn lại.

Con của Mẹ.
New York
Mùa Xuân 2005


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MẸ VIỆT NAM
Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 5 2022, 22:12
Ngoại tuyến
Super Member
Super Member

Tuổi: 68
Sinh nhật: 01-01-1956
Ngày tham gia: 13 Tháng 4 2013, 07:31
Bài viết: 3142
Quốc gia: Vietnam (vn)
Những bài viết về mẹ luôn làm y tui xúc động. Con trai trong thời buổi "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi" ấy, cố giữ được mạng sống coi như đã trả được một phần chữ hiếu.
Thương cho các đấng sanh thành của chúng ta ngày đó (và cả bây giờ), thương cho thế hệ chúng ta, một thế hệ quá thiệt thòi, con trai đau vì phận, con gái tủi vì duyên.
Huynh còn viết những dòng dâng mẹ là may mắn lắm thay, may mắn hơn nữa là còn được mẹ đọc, chỉ tội cho những người khi biết nói tiếng thương mẹ thì mẹ đã không còn nữa.
Ngày của mẹ, chúc cho những người còn cài được đóa hoa màu hồng trên áo, sẽ trân trọng những giây phút quí báu nầy để chăm sóc cha mẹ bằng tất cả tấm lòng của mình, để mai kia ta không ôm một nỗi vày vò sang thế giới bên kia!


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 2 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» MẸ VIỆT NAM «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 5 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 5 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 304 vào ngày 24 Tháng 11 2024, 12:29

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 5 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu