Bạn chưa có tài khoản? Hãy bấm vào đây để đăng ký làm thành viên của chúng tôi!
Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Trường Trung Học Công Lập Tân Châu

Bay Về Tổ Ấm
Hôm nay, 23 Tháng 9 2024, 08:20
Thời gian được tính theo giờ UTC - 4 Giờ [ Giờ DST ]

Đăng nhập

Tên thành viên: Mật khẩu: Đăng nhập tự động mỗi lần ghé thăm Ẩn trạng thái trực tuyến của tôi trong phiên đăng nhập này


Trung Học Tân Châu


» MÙA NƯỚC NỔI - VUI BUỒN THEO NĂM THÁNG - TCT «




Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]
Người gửi Nội dung (Xem: 2003 | Trả lời: 2)
Tiêu đề bài viết: MÙA NƯỚC NỔI - VUI BUỒN THEO NĂM THÁNG - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 8 2007, 11:54
Ngoại tuyến
Moderator
Moderator

Sinh nhật: 00-00-0000
Ngày tham gia: 06 Tháng 7 2007, 21:32
Bài viết: 2243

Người tạo chủ đề
(Xin phép anh TCT được đưa bài viết này lên mục Hồi ký của trang Diễn Đàn để mọi người cùng thưởng thức "Hương vị quê nhà". Bài viết của Anh đã làm bài viết sắp tới của tôi bị "phá sản", nhưng thật là cám ơn Anh vì cũng nhờ vậy mà tôi đỡ phải một lần thêm "còng lưng" ngồi viết chuyện đời xưa. Rất...rất cám ơn! Hẹn sẽ tái ngộ Anh trong bài "Re Từ chữ "i" đến chữ "Lễ"". BONG DIEU)

Hàng năm vào mùa mưa, mực nước sông Mêkong dâng cao, nhưng nhờ biển Hồ ở Cambode mà vùng châu thổ sông Cửu Long của ta không bị lụt to như các tỉnh miền Trung, nhưng kéo dài hơn. Một mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 âl, nước sông dâng chậm và rút chậm. Cư dân trong vùng từ bao đời đã khéo léo sống chung với lũ, biến cái bất lợi thành ra có lợi.
Trước tiên phải kể đến nguồn lợi thủy sản. Hàng trăm loài cá xuôi dòng phân tán vào những cánh đồng ngập nước sinh sản vì đây là môi trường rất thuận lợi và dồi dào thức ăn cho chúng, thành thử cá lớn rất nhanh. Quả là một món quà hậu hỉ trời cho. Người dân tha hồ giăng lưới, giăng câu, đặt lợp, đặt lờ... Đã vậy, bông điên điển, rau muống, rau dừa...đua nhau nảy nở; góp phần tăng cường nguồn thực phẩm vốn đã phong phú cho cư dân. Một nồi canh chua cá lóc nấu chung rau muống, một đĩa bánh xèo nhân tép độn bông điên điển hay một tộ cá rô kho dầm me ăn cùng rau dừa...cho dầu ở phương nào vẫn nhớ hoài hương vị!
Lúc còn trẻ, cứ mỗi mùa nước nổi tôi thường bơi xuồng rong ruổi, hết câu cá bắt cua thì rủ nhau tắm đồng, có khi đỉa đeo sợ quýnh nhưng cái đẹp sông nước cùng hương đồng gió nội làm tôi khó cưỡng.
Dưới nước là thế, trên trời không kém. Các loài chim cò lũ lượt kéo về sinh sống phủ kín các chòm cây như: Trít, Le le, Cổ cao, Gà đãi,v.v...làm bọn con nít chúng tôi mê tít. Cánh đàn ông chỉ cần bỏ ra một ít thời gian là có thể đem về cho các bà vợ đôi ba con vịt nước hay một vài chú le le. Thế là cùng nhau quây quần quanh mâm cơm thơm ngát mùi le le nướng hoặc vịt nước hấp chao, vừa ăn vừa gật gù khen ngon.
Khi nước bắt đầu dâng cao, tràn đồng, cũng là lúc cá linh non xuôi dòng, nhiều đến nổi chỉ cần dùng vợt nhỏ quơ một cái được hàng trăm con. Một loài cá sinh sản ở Cambode rồi theo dòng nước xuống cư trú ở Việt Nam vào mùa nước nổi sau đó đến giữa tháng mười âl thì trưởng thành và lội ngược dòng về biển Hồ, người dân trong vùng lấy làm lạ, không thấy cá đẻ mà lại lũ lượt kéo nhau về Miên nhiều đến thế, đúng ngày đúng tháng hàng năm, bất di bất dịch, nên gọi là" linh".
Có ba loại cá linh: linh rìa, linh tròn, linh bản.
Ngày xưa,đến mùa "cá linh lên" cả đoạn sông dài đặc nghẹt cá, đến nỗi nước phải đổi màu, đưa tay xuống nước là có thể bắt được ngay. Gọi là "cá linh lên" vì chúng luôn di chuyển ngược dòng để về biển Hồ,thời gian này đúng trung tuần tháng mười âl, không sai bao giờ.
"Bổng lộc" này trời cho riêng người dân đồng bằng sông Cửu Long. Với loài cá này người ta có thể ăn tươi, làm mắm, làm khô.
Để thưởng thức món ăn tươi từ cá linh cũng lắm công phu. Chọn cá thật tươi, cặp gắp tre tươi để lên lửa than nướng sao cho lớp vảy bên ngoài khen khét là vừa. Nên ăn lúc còn nóng, vừa nướng vừa ăn kèm với rau thơm, dưa leo, chuối chát như sau: gói cá linh nướng vào miếng rau thơm, kẹp thêm một miếng dưa leo, một miếng chuối chát sau đó chấm nhẹ nhàng vào chén nước mắm me cay cay rồi từ từ cho vào miệng, nhai chậm chậm sẽ thấy vừa thơm vừa ngọt vừa béo ngấm dần từ miệng đến bao tử, thêm một ngụm nhỏ rượu đế thì tuyệt.
Một món ăn khác từ cá linh là kho hầm, tức là kho lạt và lâu để xương cá mềm ra, thông thường người ta thêm vào nồi vài lát mía để tăng mùi thơm. Món cá linh kho hầm ăn với bánh mì không thua cá mòi của người thành thị vì nó vừa bùi vừa thơm, trong khi cá mòi phảng phất mùi thiết của chiếc hộp.
Còn nữa: Nồi canh chua cá linh. Cách chế biến tương tự canh chua cá lóc. Nhưng về hương vị có một nét riêng, cái ngon của nồi canh chua cá linh ở chổ nó beo béo,thơm thơm. Còn cái ngon của nồi canh chua cá lóc ở chỗ nó đậm đà và bùi bùi. Khi lao động mệt, bụng đói, thoáng nghe mùi thơm từ nồi canh chua cá linh ở bếp bay ra thì thèm nhỏ dãi.
Vì mùa "cá linh lên" cho rất nhiều cá nên người dân đồng bằng sông Cửu Long nghĩ đến cách làm khô và làm mắm để dành, dùng dần ở những tháng mùa khô.
Cách làm khô cá linh cũng đơn giản, chỉ cần bỏ đầu bỏ ruột rồi ướp muối đem phơi đến khô là được.
Làm mắm cũng phải bỏ đầu bỏ ruột và sạch vảy, đổ vào lu trộn với muối đậy nắp kỹ cách ít lâu dùng gạo lứt rang khét xay nhỏ trộn đều vào mắm gọi là "thính", một tháng sau vô đường hủ gọi là "chao". Mắm thiếu "thính" và "chao" sẽ không ngon.
Lúc nhỏ tôi rất khoái khô cá linh ăn với me chua chưa dốt. Mùi thơm của cá, vị mặn của muối hòa lẫn mùi chua của me xanh cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ.
Đó là chuyện ngày xưa. Còn bây giờ vẫn mùa nước nổi. Đồng ruộng ngâm mình trong nước năm ba tháng, đền chừng nước rút tăng độ phì nhiêu nhờ phù sa và được rửa phèn. Tuy nhiên, con cá con tôm ít dần. Nơi đồng nội nước trong leo lẻo, lác đác vài con cá lạc lỏng tung tăng. Tiếng le le, vịt trời, thỉnh thoảng cất lên một cách xa xăm mờ nhạt. Ngoài sông lớn mùa "cá linh lên" không còn như trước, quăng một mẻ lưới số cá chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Con người dùng mọi phương tiện hiện đại như chích điện, cào điện...để đánh bắt một cách tận diệt. Cá ít dần, các loài chim cũng ít đi do thiếu nguồn lương thực. Đã thế, người ta còn dùng máy thu băng thu tiếng kêu của chúng rồi phát ra sau khi đã giăng bẫy. Mắc lừa, từng đàn, từng đàn chim vô tội chui vào bẫy. Sáng ra chúng nằm sắp đống ở các chợ chờ người ngã giá. Một nguồn lợi thuỷ sản phong phú trời cho chỉ mấy năm mà tiêu điều!
Khi tôi viết bài này, cũng là lúc bắt đầu mùa nước nổi. Chợt thấy buồn. hương vị ngày xưa trở thành dỉ vãng. Lòng mang tâm trạng bùi ngùi. Nhớ câu ca dao một thời đượm nét hồn quê:
"Ngó lên Nam Vang thấy cây nằm nước,
Ngó xuống Thường Phước thấy sóng bủa lao xao.
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em có thương lại chút nào hay không?"
TCT


Sửa lần cuối bởi Bong Dieu vào ngày 07 Tháng 8 2007, 13:52 với 1 lần sửa trong tổng số.

Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Tiêu đề bài viết: Re: MÙA NƯỚC NỔI - VUI BUỒN THEO NĂM THÁNG - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 07 Tháng 8 2007, 12:29
Sao mà cựu học sinh THCL/TC lắm người tài thế ?
Bài viết này có thể làm ghen tị bất kỳ cây viết chuyên nghiệp nào.
Học sinh Trung Học Công Lập Tân Châu...muôn năm !


Đầu trang
Tiêu đề bài viết: Re: MÙA NƯỚC NỔI - VUI BUỒN THEO NĂM THÁNG - TCT
Gửi bàiĐã gửi: 09 Tháng 8 2007, 04:25
Ngoại tuyến
New Member
New Member

Tuổi: 64
Sinh nhật: 00-00-1960
Ngày tham gia: 09 Tháng 7 2007, 05:25
Bài viết: 8
Quốc gia: Vietnam (vn)
Bạn TCT thân mến,
Tôi rất cảm kích và thán phục bạn qua bài viết này. Nhửng nét rất đặc trưng của quê mình vào mùa nước nổi đã được bạn phản ánh rõ nét và khá đây đủ. Những ai đã xa quê lâu ngày chắc hẳn sẽ càng xúc động hơn.
Nhớ lại vào những năm bảy mươi, chuyện đi tắm đồng đã là một cái thú không thể thiếu được khi nước ngập đồng. Vài chiếc xuồng con, mang theo thức ăn chuẩn bị sẵn ở nhà, chừng một chục đứa cứ chống xuồng vào đồng chơi thỏa thích từ sáng đến chiều mới về. Vào đến đồng sâu ,tìm một cây cao để cột xuồng và treo thức ăn nước uống lên cành cây. Sau đó bơi xuồng ra chổ trống để tắm. Thú nhất là chuyện lật xuồng, hầu hết các bạn đều biết bơi, có điều là giỏi hay dở mà thôi.
Bây giờ đồng quê mình không còn như xưa nữa, hầu hết diện tích trồng lúa hai hay ba vụ, sau khi thu hoạch xong mới cho nước ngập đồng, môi trường nước cũng không còn sạch như trước. Thú đi tắm đồng cũng không còn được bọn trẻ ngày nay thich nữa. Thôi thì nhắc lại như một kỷ niện của một thời tuổi thơ.


Đầu trang
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị những bài viết cách đây: Sắp xếp theo
Tạo chủ đề mới Gửi bài trả lời [ 3 bài viết ] [ 0 tập tin đính kèm ]

» MÙA NƯỚC NỔI - VUI BUỒN THEO NĂM THÁNG - TCT «


Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:

Ai đang trực tuyến?

Ai đang trực tuyến? Trong tổng số 3 người đang trực tuyến: không có thành viên, không có thành viên ẩn và 3 khách
Số lượt người ghé thăm website đông nhất là 229 vào ngày 24 Tháng 6 2024, 14:08

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 3 khách

Thông tin trên được cập nhật trong vòng 5 phút vừa qua
cron
Powered by phpBBVietNam © 2006 - 2007 phpBBVietNam Group based on phpBB
Vietnamese translation by nedka
Founded by tranbc | Content © Trường Trung Học Công Lập Tân Châu